Đang uống thuốc có uống bia được không

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Your browser does not support the audio element.

15/07/2014

Rượu là một loại đồ uống có cồn, gây kích thích cho người uống, có nhiều tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, khi vừa uống rượu, vừa dùng thuốc chữa bệnh, rượu có thể sẽ tương tác với một số loại thuốc, làm tăng hoặc giảm tác dụng, hiệu lực của thuốc hoặc chuyển hóa thuốc thành chất độc hại. Vậy cần phải biết những loại thuốc nào không được dùng khi uống rượu!

Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: Các thuốc như thuốc anthần [diazepam] điều chỉnh rối loạn  quá trình hưng phấn - ức chế,thuốc ngủ [phenobarbital] ức chế quá trình kích thích, thuốc động kinh[carbamazepin] làm giảm quá trình kích thích... khi dùng cùng với rượuthì rượu sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc này gây độc giống như dùngquá liều.

Khi uống thuốc, không nên uống rượu đề phòng tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương [caffein]: Khi dùng các thuốc này với rượu thì rượu sẽ làm đảo ngược tác dụng của thuốc làm cho thuốc giảm hiệu lực.

Các kháng histamin thế hệ cũ [chlopheniramin, alimemazin, promethazincycloheptadin] thấm vào não gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Đối vớicác thuốc này, khi dùng cùng với rượu thì rượu làm tăng tác dụng củathuốc gây độc.

Thuốc hạ huyết áp: Rượu khi uống làm giãn mạch làm thoátnhiệt ra ngoài, mặt đỏ bừng làm cho có cảm giác ấm nhưng thực chất làlàm giãn mạch gây hạ thân nhiệt. Sự giãn mạch này đưa đến hạ huyết áp.Nếu dùng chung với thuốc làm hạ huyết áp [dù với cơ chế làm hạ huyết ápnhư thế nào] thì rượu cũng làm tăng tính hạ huyết áp của thuốc gây nênviệc giảm huyết áp đột ngột, nguy hiểm.

Nhóm thuốc gây độc cho gan: Rượu gây độc cho gan, nếu dùngrượu chung với các nhóm thuốc gây độc cho gan như thuốc chống lao[pyrazinamid], thuốc sốt rét [mepraquin], thuốc chống nấm[griseopulvin], thuốc mạch vành [herhexilin], thuốc chữa loạn nhịp[quinidin] thì rượu và thuốc cùng gây độc cho gan làm cho tính độc chogan tăng lên.

Ngoài ra, cần biết khi uống rượu, gan phải dùng gluthation để giảihóa làm cạn kiệt chất này và những thuốc nào nhờ chất này mà chuyển hóathành chất không độc như paracetamol thì quá trình chuyển hóa bị trởngại và trở nên độc cho gan hơn.

Thuốc hạ đường huyết: Rượu làm tăng phản ứng hạ đường huyết.Khi dùng chung với các thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường týpII [chlopropamid, glibenclamid, glipizid tolbutamid] thì nó tác dụng nhưmột chất hiệp đồng làm hạ đường huyết đột ngột, dẫn đến hôn mê.

Kháng sinh: Rượu còn bị một số kháng sinh gây ra phản ứng sợrượu [gọi là phản ứng altabuse] như các kháng sinh nhóm cephalosporin,nhóm phenicol [chloramphenicol], nhóm azol [metronidazol, ketocanzol].Khi dùng các nhóm kháng sinh này [hiện nay có rất nhiều] thì không đượcuống rượu.

Thuốc kháng viêm không steroid thế hệ cũ: Rượu còn gây ramột số phản ứng phức tạp trên các kháng viêm không steroid thế hệ cũ.Các kháng viêm không steroid thế hệ cũ vừa ức chế cyclo-oxydase II làmgiảm đau, ức chế cả cyclo-oxydase I gây tác dụng phụ trên đường tiêuhóa. Với tác dụng ức chế của mình, rượu làm tăng tác dụng có hại nhiềuhơn. Vì thế, khi dùng các kháng viêm không steroid thế hệ cũ [nhưaspirin, paracetamol, ibuprofen...], phải tuyệt đối kiêng rượu.

DS. Trung Hà
Tin //suckhoedoisong.vn

Trường hợp đang dùng thuốc điều trị bệnh mạn tính mà thường xuyên phải dùng rượu bia khi tiếp khách thì phải làm gì?

Đây là câu hỏi mà nhiều quý ông luống tuổi giữ những cương vị caotrong đơn vị công tác quan tâm. Không ít người trong số họ hàng ngàyphải dùng thuốc điều trị đái tháo đường, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ,tim mạch hay các bệnh đau dạ dày... mà có khi vẫn phải ngày hai bữa tiệctùng tiếp khách có sử dụng bia rượu. Trong khi lời khuyên của các bácsĩ là đối với bệnh nhân đang dùng thuốc trị bệnh mạn tính, tốt nhất làkiêng dùng đồ uống có cồn trong thời gian uống thuốc bởi vì nếu dùngthuốc mà uống rượu bia sẽ khiến tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lầnhoặc làm cho tác dụng của thuốc gây ra những hậu quả rất bất lợi. Alcoletylic - chất có trong các đồ uống có cồn có thể gây co thắt hạ vị, làmchậm sự tháo sạch của dạ dày, do đó làm giảm tốc độ hấp thu và giảm sựtiếp thu sinh học của thuốc. Alcol etylic còn làm thay đổi tính thấm củamàng tế bào, làm thuốc dễ khuếch tán, làm tăng tác động lên hệ thầnkinh trung ương, do đó làm tăng độc tính của thuốc.  Do vậy, với cáctrường hợp đang dùng thuốc trị bệnh, nếu không thể kiêng tuyệt đối việcsử dụng bia rượu thì cần lưu ý: không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nàotrong vòng 6 tiếng trước và sau khi uống rượu.

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Tương phản

Khi dùng thuốc, đặc biệt các loại kháng sinh, các bác sĩ thường dặn bệnh nhân phải kiêng rượu bia. Phần lớn mọi người cũng cho rằng, sử dụng rượu bia sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, giảm tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh, hay thậm chí còn có thể làm mất tác dụng của thuốc... Nhưng thực tế, bia rượu không hề làm giảm tác dụng hay làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh. Lời khuyên không nên sử dụng bia rượu khi dùng thuốc kháng sinh là đúng hoàn toàn, kể cả khi cơ thể khỏe mạnh, rượu bia cũng không hề có lợi gì cho sức khỏe. Khi bị bệnh, uống rượu bia càng làm cơ thể yếu mệt hơn.

Quay ngược lại lịch sử một chút, có hai lý do chính mà các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải kiêng bia rượu khi dùng kháng sinh, nhưng cả 2 lý do này đều không liên quan gì đến phản ứng phụ của thuốc hay do tác hại khi dùng kháng sinh mà vẫn uống rượu bia. Thuốc kháng sinh chỉ mới bắt đầu được sử dụng tương đối rộng rãi từ năm 1943, ban đầu chỉ dùng trong quân đội mà thôi, sau đó mới được dùng cho tất cả mọi người. Loại kháng sinh đầu tiên mà con người sử dụng là penicillin. Thời đó, sản xuất ra penicillin khó khăn nên penicillin cực kỳ quý hiếm và đắt. Penicillin được sử dụng cho các binh sĩ của Anh bị thương ở mặt trận Bắc Phi trong thế chiến thứ II. Do penicillin rất khan hiếm, nên các binh sĩ sử dụng thuốc được yêu cầu giữ lại nước tiểu của mình. Penicillin sẽ được tách ra từ nước tiểu của các binh lính dùng thuốc và bào chế lại. Nhưng do uống bia, các binh sĩ sẽ đi tiểu nhiều, nên nước tiểu bị loãng, việc bào chế sẽ khó khăn hơn. Chính vì vậy mà cấp trên đã ra lệnh cho binh sĩ cấm uống bia khi dùng penicillin.

Thêm một lý do nữa đó là, thời kỳ đầu penicillin được sử dụng để điều trị hầu hết tất cả các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có các bệnh lây truyền qua đường tình dục [Sexually Transmitted Diseases - STDs] như lậu, giang mai... Các bác sĩ lo ngại rằng, khi sử dụng nhiều bia rượu, bệnh nhân càng khó kiềm chế, dễ bị kích thích, nhiều khả năng sẽ quan hệ tình dục sau khi say rượu và làm lây bệnh cho người khác. Chính vì vậy, mà các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân không uống rượu bia khi dùng penicillin để điều trị bệnh, chỉ được dùng rượu bia lại sau khi đã khỏi bệnh hoàn toàn. Chứ hoàn toàn không phải do bia rượu làm mất hay giảm tác dụng của penicillin, cũng không phải bia rượu làm tăng nguy cơ bị các phản ứng phụ khi dùng penicillin.

Không nên uống rượu bia khi đang bị bệnh​


Tuy nhiên, chúng ta vẫn không nên sử dụng bia rượu khi dùng thuốc kháng sinh, bởi vì chúng ta dễ bị các phản ứng phụ hơn khi dùng cả bia rượu và các loại thuốc. Một số loại kháng sinh như Metronidazole, Tinidazole, Sulfamethoxazole và Trimethoprim [Biseptol]... nếu dùng kèm bia rượu dễ làm chúng ta đau đầu, buồn nôn, tăng nhịp tim. Kháng sinh Linezolid nếu dùng với đồ uống có cồn dễ làm bệnh nhân bị tăng huyết áp. Tóm lại, bia rượu không hề làm giảm hay mất tác dụng của thuốc kháng sinh nhưng bất kể dù có dùng thuốc nào đi chăng nữa, khi ốm đau, hãy kiêng bia rượu! Đợi đến khi khỏe hẳn mới nên dùng lại, mà cần uống hạn chế, vừa phải, có ý thức để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho cả gia đình và xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề