Đánh giá chính sách đào tạo của vietnam airline năm 2024

Với phương châm hành động “Tận tâm tận lực - Chủ động bứt phá - Phát triển vững bền”, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tiếp tục khẳng định dấu ấn là hãng hàng không quốc gia Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời, hướng đến trở thành hãng hàng không công nghệ số hàng đầu khu vực. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Ngọc Hòa – Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines.

Đánh giá chính sách đào tạo của vietnam airline năm 2024

Ông có thể chia sẻ về những kết quả nổi bật của Vietnam Airlines năm qua và mục tiêu, định hướng trong thời gian tới?

Năm vừa qua, ngành hàng không phải đối mặt với các ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19, như chính sách Zero-Covid ở Trung Quốc và thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc chậm mở cửa hoàn toàn. Đến nay, mặc dù đại dịch đã được kiểm soát, nhưng vẫn để lại hậu quả nặng nề trên nhiều mặt đối với ngành hàng không thế giới nói chung, ngành hàng không Việt Nam nói riêng. Bên cạnh Covid-19, trong năm 2022 còn có những khó khăn mới như xung đột địa chính trị, giá nhiên liệu tăng mạnh, tỷ giá biến động bất lợi và lạm phát cao,… đã làm giảm đà phục hồi của các hãng hàng không, trong đó có Vietnam Airlines.

Trước những thách thức trên, Vietnam Airlines đã phát huy các giải pháp tự thân, kết hợp sự hỗ trợ từ bên ngoài để vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất.

Cụ thể, xác định công tác tái cơ cấu đóng vai trò quyết định, ngay từ đầu năm 2021, Vietnam Airlines đã triển khai quyết liệt tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp. Chúng tôi đẩy mạnh tinh giản bộ máy, tổ chức lại quy trình công việc, sắp xếp lại lao động và nâng cao chất lượng nguồn lực. Qua đó, giảm 4 đầu mối cấp Tổng Công ty và 50 đầu mối cấp phòng. Đồng thời, bằng các giải pháp chủ động tiết kiệm, đàm phán giảm giá với đối tác và kiến nghị cơ quan nhà nước kéo dài chính sách hỗ trợ ngành hàng không. Chỉ tính riêng năm 2022, Vietnam Airlines đã cắt giảm gần 7.500 tỷ đồng.

Trong hoạt động khai thác, đến hết quý I/2023, mạng bay của Vietnam Airlines đã phục hồi gần như hoàn toàn, với hơn 90 đường bay đi gần 25 điểm đến nội địa và gần 30 điểm đến quốc tế tại 17 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Sản lượng khách vận chuyển năm 2022 đạt 18,31 triệu khách, đạt 107,8% kế hoạch và 212.000 tấn hàng hoá, đạt 100% kế hoạch. Doanh thu hợp nhất đạt 72.359 tỷ đồng, đạt 121% kế hoạch, trong đó công ty mẹ đạt 50.617 tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch đề ra.

Hãng tiếp tục khẳng định dấu ấn của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam khi phục vụ an toàn tuyệt đối các chuyến bay chuyên cơ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Chỉ số an toàn, chỉ số đúng giờ luôn ở mức cao.

Trong bối cảnh nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới như Thai Airways, Philippine Airlines, Virgin Australia, Avianca, Norwegian Air,… phá sản hoặc nộp đơn xin bảo hộ phá sản, sự phục hồi của Vietnam Airlines là điểm sáng, góp phần khôi phục và phát triển ngành hàng không, du lịch, kinh tế, xã hội của đất nước sau đại dịch. Kết quả này cho thấy đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và nỗ lực tự thân hiệu quả của cả tập thể cán bộ nhân viên Vietnam Airlines trong thời gian khó khăn vừa qua.

Năm 2023, với phương châm “Tận tâm tận lực - Chủ động bứt phá - Phát triển vững bền”, Vietnam Airlines sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Đảm bảo an toàn tuyệt đối khai thác; phục hồi và nâng cao chất lượng dịch vụ trên cơ sở giảm thiểu phát sinh chi phí và hao phí; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực tàu bay, phi công, tiếp viên và nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, tiếp tục các chương trình lớn là tái cơ cấu toàn diện Tổng Công ty; nâng tầm dịch vụ hướng tới 5 sao; đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS), mục tiêu trở thành hãng hàng không công nghệ số hàng đầu khu vực.

Đánh giá chính sách đào tạo của vietnam airline năm 2024

Ông đánh giá thế nào về công tác chuyển đổi số (CĐS) tại Vietnam Airlines hiện nay và kế hoạch thời gian tới?

Công tác CĐS đã được Đảng ủy và các cấp lãnh đạo Vietnam Airlines xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Vietnam Airlines tự hào là doanh nghiệp hội nhập quốc tế từ rất sớm, ngay từ khi mở các đường bay đến, đi từ các nước trên thế giới. Từ năm 1993, chúng tôi tổ chức hệ thống thương mại, hợp tác với các tập đoàn, hãng hàng không, tổ chức quốc tế, kết nối các hệ thống đặt, giữ chỗ điện tử toàn cầu với nhiều hãng hàng không.

Trong suốt quá trình phát triển, Vietnam Airlines luôn tích cực ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh. Những năm qua, chúng tôi đã đưa vào sử dụng hệ thống quản lý hành khách B2B/B2C trên nền tảng của Salesforce; nâng cấp hệ thống quản lý bảo dưỡng tàu bay MRO-IT của AMOS; nâng cấp hệ thống báo cáo thương mại, quản lý bán và đồng bộ hóa dữ liệu; cải tiến, nâng cấp các chức năng của website, ứng dụng di động nâng cao trải nghiệm khách hàng; mở rộng mạng lưới sân bay trong, ngoài nước áp dụng check-in trực tuyến,…

Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đã phối hợp với các đối tác lớn trong và ngoài nước như: Ernst & Young, KPMG, Google, FPT, Viettel,… để đánh giá hiện trạng mức độ CĐS; xác định tầm nhìn, mục tiêu để xây dựng chiến lược CĐS của Vietnam Airlines giai đoạn 2022 – 2026, với các nhóm giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể. Ngày 30/12/2022, Vietnam Airlines đã ban hành Chiến lược CĐS giai đoạn 2022 – 2026.

Quá trình CĐS toàn diện của Vietnam Airlines, chú trọng phát triển, khai thác các giá trị từ hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số được vận hành trên nền tảng và dữ liệu số. Vietnam Airlines đã và đang xây dựng các nền tảng số quan trọng như: Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP); nền tảng Omnichannel; nền tảng Trục tích hợp ứng dụng; nền tảng Thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu lớn; nền tảng Quản lý đối tác VNA E2E,…

Hướng tới mục tiêu trở thành hãng hàng không số vào năm 2026, không chỉ đầu tư xây dựng các nền tảng số và ứng dụng số, Vietnam Airlines còn coi trọng phát triển văn hóa số, tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo để mọi người lao động có thể tận dụng tối đa các ưu thế của công nghệ số.

Ngày 10/10/2022, cộng hưởng ngày CĐS quốc gia, Vietnam Airlines đã phát động triển khai “Văn hóa số của Vietnam Airlines”. Đây là cơ sở quan trọng để Vietnam Airlines phát triển các Sáng kiến số giúp tăng trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu quả khai thác, tối ưu chi phí và kiến tạo các giá trị mới.

Đánh giá chính sách đào tạo của vietnam airline năm 2024

Là Ủy viên Ban Chấp hành VCCI khóa VII, ông nhìn nhận sao về vai trò, tổ chức hoạt động và đóng góp của VCCI với sự phát triển của doanh nghiệp những năm qua?

Với vai trò là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, VCCI đã tích cực tham gia xây dựng thể chế, chính sách pháp luật, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

VCCI đã hỗ trợ Vietnam Airlines nói riêng, cũng như nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc nói chung phát triển bền vững, theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng và giàu mạnh.

Ông có chia sẻ, khuyến nghị gì nhằm góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn?

Trong nhiều năm qua, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Để cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng lớn mạnh, mỗi doanh nhân cần tiếp tục lấy đạo đức làm cốt lõi và chú trọng xây dựng văn hóa kinh doanh, thực hiện chủ trương mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân có tinh thần dân tộc, văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội cao.

Đồng thời, chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, cũng như ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.