Dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân

Hãy nhớ rằng, mặc dù bé nên tăng cân một cách ổn định, ngoại trừ vài ngày đầu mới sinh (khi mà thậm chí bé còn bị sụt cân) – thì không phải lúc nào biểu đồ tăng trưởng của bé cũng hoàn toàn trơn tru, đều đặn.

Có lẽ là không, nhưng cha mẹ cũng cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé.

Tốc độ tăng trưởng của bé sẽ tăng nhanh và chậm lại, thậm chí nó có thể dừng lại tạm thời - ví dụ như khi bé ốm. Nhưng tổng thể cha mẹ nên thấy cân nặng và chiều cao của bé có tăng.

Nếu lo ngại việc bé không đủ cân, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay.

Bác sĩ sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe cho bé, và hỏi cha mẹ một số câu hỏi để giúp xác định xem có vấn đề gì không và nếu có, nguyên nhân tiềm ẩn có thể là gì? Bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố cùng với tốc độ tăng trưởng của bé để đánh giá xem tình trạng hiện tại của bé như nào.

Nếu trẻ đang đạt được đúng các cột mốc phát triển theo đúng thời gian, trông bé có vẻ vui vẻ và khỏe mạnh thì hầu như tình trạng của bé khá ổn.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ phát hiện ra bé không phát triển khỏe mạnh, bác sĩ có thể chẩn đoán bé “không tăng cân” hoặc “không phát triển”. Tiêu chí bác sĩ sẽ sử dụng để đưa ra chẩn đoán bao gồm:

  • Trọng lượng của bé dưới phần trăm thứ 5 so với trọng lượng trên biểu đồ tăng trưởng
  • Nhẹ hơn 20% so với cân nặng lý tưởng với chiều cao của bé
  • Giảm từ 2% trở lên so với mức tăng trưởng trong lần kiểm tra trước đó

Ngoài ra, mặc dù tình trạng không tăng cân có thể xảy ra với mọi trẻ em, nhưng những trẻ sinh sớm có nguy cơ cao hơn so với những trẻ sinh đủ tháng. Nếu con bạn không tăng cân, điều quan trọng là phải tìm ra lý do tại sao. Dinh dưỡng hợp lý - đặc biệt là trong ba năm đầu - rất quan trọng cho sự phát triển cả về mặt tinh thần và thể chất của trẻ.

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc các xét nghiệm khác cũng như theo dõi lượng calo bé nạp vào trong một khoảng thời gian. Bác sĩ cũng có thể muốn xem bé bú mẹ hay bú bình thể xem liệu hàm của bé có hoạt động bình thường không hoặc bé có gặp vấn đề gì khi bú, mút không. Đôi khi vấn đề được xác định rất dễ dàng nhưng đôi khi lại khá phức tạp.

Bác sĩ có thể giới thiệu bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi về tiêu hóa, chuyên gia dinh dưỡng dể đánh giá và điều trị. Đây có thể là một thời điểm khó khăn đối với các bậc cha mẹ, thật chẳng sung sướng gì khi nghe bác sĩ chẩn đoán con mình không phát triển. Nhưng quan trọng là cha mẹ không được đổ lỗi cho chính mình hoặc có cảm giác mình không phải là một người cha/người mẹ tốt hay mình không chăm con tốt.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không tăng cân

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn mà bác sĩ có thể phải mất hàng tháng để thực hiện các xét nghiệm cũng như nghiên cứu chế độ ăn uống, tiền sử sức khỏe, mức độ hoạt động của bé cũng như các nguyên nhân gây căng thẳng đối với bé trước khi phát hiện được chính xác nguồn gốc vấn đề.

Nói chung, nếu bé không phát triển đều, điều đó có nghĩa là bé không ăn uống tốt hoặc không hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách. Dưới đây là một số lý do có thể:

Các vấn đề về cho ăn:

  • Bé có thể liên tục mệt mỏi và ngủ thiếp đi trước khi bé ăn đủ sữa
  • Lực bú, hút của bé có thể yếu nếu cha mẹ đang cho bé ti hoặc bú bình, mặc dù điều này thường hiếm khi xảy ra nếu bé ti mẹ
  • Tình trạng hở hàm ếch sẽ gây cản trở quá trình bú của bé. Vấn đề này có thể khắc phục bằng cách cho bé bú những bình sữa hoặc núm vú được thiết kế đặc biệt và với sự trợ giúp của các chuyên gia về cho con bú.
  • Bé mắc tật líu lưỡi cũng có thể khó ti, từ đó khó nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến bú bình, mặc dù tình trạng này hiếm xảy ra.
  • Nếu bé uống sữa công thức, việc pha sữa không chuẩn xác cũng có thể dẫn đến tình trạng bé không tăng cân.
  • Nếu mẹ đang cho con bú và gặp khó khăn trong quá trình, thời gian cho con bú thì bé cũng có nguy cơ không ăn đủ. Ngoài ra cũng có thể ngực mẹ không sản xuất đủ sữa để cung cấp cho bé, hoặc bé chỉ bú phần sữa trước mà bỏ qua phần sữa sau.
  • 1/3 sữa mẹ được gọi là sữa trước, lúc nào cũng có sẵn ở bầu ti cho bé. Khi mẹ bắt đầu tiết sữa, cơ thể sẽ kích thích hormone oxytocin, có nhiệm vụ kích thích dòng sữa còn lại – được gọi là sữa sau. Đây được gọi là phản xạ sữa xuống, và mẹ sẽ nhận thấy điều này đang xảy ra nếu hai bên núm vú có cảm giác ngứa hoặc sữa mẹ bắt đầu ồ ạt chảy ra. Sữa sau có nhiều calo hơn sữa trước.
  • Nếu mẹ bị đau hoặc căng thẳng, phản xạ sữa xuống sẽ không được kích hoạt, khiến bé không thể nhận được sữa sau. Nếu đây là một vấn đề mãn tính, nó có thể là nguyên nhân khiến bé không tăng cân. Để kích thích phản xạ sữa xuống, hãy cố gắng thư giãn khi cho bé bú.
  • Một số trẻ được cho ăn theo một lịch trình khắt khe, thay vì theo nhu cầu (bất cứ khi nào chúng biểu hiện đói) có thể nhận được ít dinh dưỡng hơn mức cần thiết. Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng tốt nhất hãy để bé ăn bất cứ khi nào bé muốn.

Các nguyên nhân phổ biến khác:

  • Nếu bé bị bệnh, cơ thể bé có thể cần nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn. Một căn bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bé.
  • Bé có thể bị các vấn đề về đường tiêu hóa mạn tính như tiêu chảy, trào ngược, bệnh celiac (không dung nạp gluten), hoặc không dung nạp sữa.
  • Nếu mẹ bị trầm cảm sau khi sinh hoặc cần chăm sóc cho một số trẻ nhỏ khác, mẹ sẽ không thể toàn tâm chăm sóc bé để có thể biết được bé liệu đã nhận đủ calo chưa.
  • Trong một số trường hợp hiếm, không tăng cân có thể do một vấn đề về phổi, như xơ nang; vấn đề về hệ thống thần kinh như bại não; hay một vấn đề về nhiễm sắc thể, như hội chứng Down; bệnh tim; thiếu máu; hoặc rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn nội tiết, như thiếu hormone tăng trưởng. Nếu đây là một trong những nguyên nhân thì điều quan trọng là phải chẩn đoán và bắt đầu điều trị sớm.

Bác sĩ điều trị như nào?

Một khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân, cha mẹ có thể khắc phục bằng bất cứ phương pháp y khoa nào hoặc tăng lượng calo cho bé nếu cần.

Để con có lại được cân nặng khỏe mạnh, cha mẹ có thể bổ sung thêm sữa công thức, hoặc đối với những bé đã bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé ăn nhiều thức ăn giàu calo hơn. Khi bé đã đủ tuổi, có thể lựa chọn các sản phẩm như phomai, sữa chua, bánh pudding, trứng, bơ, bánh mì, khoai tây nghiền, và ngũ cốc nóng.

Trong những trường hợp nặng, trẻ không tăng cân có thể cần nhập viện để truyền thức ăn qua đường tĩnh mạch và theo dõi chặt chẽ.

Làm sao để biết được bé đã bú đủ?

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, những điều dưới đây sẽ giúp mẹ ước đoán bé đã bú no nếu:

  • Bé tè ướt 6-8 tã vải hoặc 5-6 bỉm giấy trong một ngày
  • Bé đi đại tiện một ngày một lần trong tháng đầu. Sau tháng đầu bé có thể đi đại tiện ít hơn, thậm chí cách ngày hoặc 2 ngày một lần.
  • Khi cho bé bú, mẹ có thể nhìn thấy bé chuyển động hàm hoặc nghe thấy tiếng bé bú. Mẹ cũng có thể nghe thấy tiếng bé nuốt nếu phòng yên tĩnh.
  • Vú mẹ mềm hơn sau khi cho bé bú
  • Bé bú được 28 ml mỗi ngày trong tháng đầu tiên. Sau đó tăng thêm khoảng 14 đến 17ml cho đến 6 tháng, tăng 12ml mỗi ngày khi được từ 6 đến 9 tháng và tăng từ 9 đến 12ml mỗi ngày khi được từ 9 đến 12 tháng.

Nếu bé thường buồn ngủ trong khi bú, hãy tác động vào bé, ví dụ, bạn có thể:

  • Nhẹ nhàng hích chân bé
  • Cởi quần áo bé ra
  • Thay tã cho bé trước hoặc trong lúc bé ăn
  • Dựng thẳng người bé dậy khi chuyển bé từ bên ngực này sang ngực kia
  • Nếu bé không bú cạn cả hai bên bầu ngực, thì bằng cách hút sạch sữa ra sau mỗi lần bé bú và trữ đông, mẹ có thể giúp kích thích cơ thể tăng sản xuất sữa.

Tình trạng chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh khiến không ít các ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng. Nếu con bạn cũng gặp phải vấn đề này thì cũng đừng quá bối rối. Bởi bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn những cẩm nang bổ ích giúp cải thiện cân nặng cho trẻ sơ sinh bị chậm tăng cân.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân

Tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi bé mà tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng sẽ khác nhau, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh. Nhiều bố mẹ khi thấy con mình thấp bé hay nhẹ cân hơn các bạn khác thì sẽ nghĩ ngay con mình bị chậm tăng cân. Trên thực tế, bố mẹ cần phải xác định tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân dựa vào số tháng, mức cân khi sinh và cả giới tính.

Ở trẻ sơ sinh, tốc độ tăng trưởng về cân nặng của bé trai và bé gái cũng tương đồng nhau. Trong vòng 3 tháng đầu tiên, bé có thể tăng từ 1 – 1.2kg/tháng. Càng về sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm, khoảng 600gr mỗi tháng trong giai đoạn bé từ 4-6 tháng tuổi và khoảng 300 – 400gr trong giai đoạn sau đó.

Bố mẹ cần kiểm tra cân nặng và chiều cao của trẻ thường xuyên, nếu thấy cân nặng của bé có những dấu hiệu bất thường như giảm cân không rõ lý do hoặc chậm tăng cân thì cần tìm giải pháp cải thiện ngay.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang phát triển không bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như:

Nếu bố mẹ có vóc dáng nhỏ nhắn, thấp bé thì có khả năng cao bé cũng sẽ có thể trạng như vậy. Bé sinh ra sẽ nhẹ cân và chậm lớn hơn so với những đứa trẻ khác. Tuy đây không phải là nguyên nhân chủ yếu, nhưng bố mẹ có thể cải thiện sức vóc của con bằng cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Trẻ sinh non được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ rơi vào tình trạng chậm tăng cân sau này. Với các trường hợp trẻ bị sinh non thì các cơ quan, bộ phận của trẻ chưa hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể trẻ bị ảnh hưởng. Dẫn đến chứng chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh.

Việc bú mẹ của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng lớn đến cân nặng của chúng. Bởi sữa mẹ được coi là nguồn thức ăn chính ở giai đoạn mới chào đời. Một số trường hợp thường thấy gây nên tình trạng chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh đó là:

Trẻ ít bú, bỏ bú mẹ. Lượng sữa mẹ đi vào cơ thể trẻ không đủ để nuôi dưỡng phát triển các tế bào, bộ phận trong cơ thể, kéo theo chứng chậm tăng cân

Trẻ ham ngủ, không chịu ăn. Trong thời kỳ bú sữa mẹ, rất nhiều trẻ sơ sinh đang bú lại ngủ hoặc vừa bú vừa ngủ. Điều này dẫn đến trẻ không ăn được nhiều, thiếu các dưỡng chất thiết yếu ảnh hưởng đến cân nặng

Cữ bú xa nhau, không hợp lý. Khoảng cách giữa cách lần bú sữa của trẻ quá dài thì bụng sẽ sinh ra nhiều hơi. Trẻ sẽ có cảm giác đầy hơi và không có cảm giác thèm ăn. Lượng sữa của mẹ quá ít. Mẹ ít sữa cũng đồng nghĩa với nguồn thức ăn của trẻ ít, không đủ dồi dào để nuôi cơ thể, ảnh hưởng đến cân nặng của con

Trẻ rất dễ bị nhiễm giun sán, vi khuẩn, ký sinh trùng từ thói quen hằng ngày như mút tay hay cho mọi thứ vào miệng, núm vú của mẹ không sạch, bình sữa không được vệ sinh kỹ… Khi chúng xâm nhập và sinh sôi trong đường ruột sẽ hút bớt các chất dinh dưỡng từ thức ăn hay sữa mẹ vào trong cơ thể. Do vậy, trẻ sơ sinh sẽ không đủ dinh dưỡng cho cơ thể phát triển. Ngoài ra, giun sán còn khiến trẻ thường xuyên bị đau bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa… Từ đó, ảnh hưởng đến việc tăng cân. Vì vậy, nếu bố mẹ nghi ngờ trẻ chậm tăng cân là do sự “phá đám” của giun sán thì hãy đưa con đến ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân

Theo thống kê có hơn 50% trẻ gặp phải tình trạng kém hấp thu, biếng ăn dẫn đến chậm tăng cân. Đây hiện tượng đường ruột của trẻ không hấp thụ được thức ăn và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và năng lượng nuôi cơ thể. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ thiếu đi một vài loại men tiêu hóa hoặc lợi khuẩn do bẩm sinh hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh gây ra. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ kém sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, tinh thần trẻ mệt mỏi, giảm trí nhớ. Đặc biệt sẽ chậm phát triển và tăng trưởng. Sự thiếu hụt các khoáng chất và chất dinh dưỡng làm cho trẻ tiềm ẩn nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thấp còi và còn ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện của trí não.

Một số dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh gây suy hô hấp, tắc nghẽn đường tiêu hóa hay đường tiểu, xương khớp. Những dị tật này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nói chung mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Đa phần, những bé bị mắc dị tật ngay từ khi mới sinh sẽ có thể chất thấp bé hơn những bạn khác cùng tuổi.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến thường gặp, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Do cấu tạo của đường ruột của trẻ còn non yếu và chưa hoàn thiện. Các hệ lụy mà chứng rối loạn tiêu hóa gây ra đó là: tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày, không dung nạp sữa…Hầu hết các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa thường cản trở sự tiếp nhận và hấp thụ thức ăn một cách bình thường, trong quá trình trẻ ăn uống. Nguyên nhân của tình trạng này đa phần cũng xuất phát từ sự mất cân bằng hệ men vi sinh trong đường ruột gây ra hiện tượng rối loạn. Khi gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa trẻ sơ sinh sẽ chậm tăng cân, giảm sức đề kháng, lâu ngày sẽ bị còi xương, ốm yếu.

Các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay gặp phải là một trong những nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ.

Nếu không kịp thời phát hiện và tìm phương án khắc phục, cải thiện cân nặng cho trẻ sơ sinh chậm tăng cân thì sẽ kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ, như:

  • Suy dinh dưỡng. Đây là hệ lụy đầu tiên và dễ nhìn thấy nhất ở trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể kéo dài trong một thời gian làm trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi
  • Cấu trúc cơ yếu. Trẻ sơ sinh tăng cân chậm thì các hệ cơ sẽ không được phát triển cứng cáp và khỏe mạnh
  • Vấn đề tim mạch. Chậm tăng cân còn kéo theo các vấn đề về tim mạch cho trẻ
  • Tăng trưởng bất ổn. Sự phát triển, tăng cân và chiều cao ở những trẻ chậm tăng cân thường không đều đặn
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu. Thể chất thấp còi, chậm tăng cân sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, trẻ không có khả năng kháng lại các tác nhân mầm bệnh bên ngoài, dễ mắc bệnh hơn người khác.
  • Luôn mệt mỏi do thiếu năng lượng

Thông thường, bố mẹ thường cho trẻ sơ sinh chậm tăng cân đi khám khi trẻ không tăng cân trong 2 hoặc 3 tháng liền. Tuy nhiên, ngoài dấu hiệu này, bố mẹ cũng có thể để ý một số biểu hiện sau của trẻ để suy đoán trẻ đang bị chậm phát triển và đưa đi khám bác sĩ như: mệt mỏi, cáu gắt, hoạt động, giao tiếp kém linh hoạt, phản xạ chậm, rụng tóc, hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc…

Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh chậm lớn cũng không loại trừ khả năng trẻ bị mắc các bệnh lý. Bố mẹ cần đưa con đi khám ngay để có những phương pháp điều trị phù hợp, nhằm trẻ pháp triển bình thường.

Bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra cân nặng của con và đối chiếu với thước đo cân nặng tiêu chuẩn. Nếu trẻ sơ sinh tăng cân chậm hơn so với mức tăng trưởng nhiều thì tốt nhất bạn nên cho con đi khám bác sỹ để tìm các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân

Một số giải pháp dành cho bố mẹ khi trẻ chậm tăng cân như:

Cho bé dùng thêm sữa bột

Nếu mẹ ít sữa không đáp ứng đủ nhu cầu bú của bé hoặc bé không chịu bú thì bố mẹ có thể cho trẻ sơ sinh dùng thêm sữa bột. Việc này sẽ giúp bé bổ sung thêm lượng sữa cũng như dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Cùng với đó, bố mẹ cũng nên tìm hiểu và lựa chọn loại sữa phù hợp cho con.

Sử dụng núm vú hỗ trợ cho bú

Đối với những trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc bú mẹ thì bố mẹ nên dùng núm vú hỗ trợ cho bú. Dụng cụ này sẽ làm tăng hiệu quả của việc bú sữa mẹ, khiến lượng sữa mà trẻ ăn được sẽ nhiều hơn. Nhờ đó sẽ cải thiện cân nặng của con.

Chăm chút cho giấc ngủ của con

Giấc ngủ luôn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là với trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Khi thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ dễ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ trong ngày theo một thời gian biểu có khoa học.

Cho trẻ bú mẹ đúng cách

Mẹ cần cho trẻ bú đều đặn trong ngày, không nên để cữ bú cách quá xa, tốt nhất là khoảng 2 – 3 giờ cho bé bú một lần. Vào ban đêm thì mẹ cũng nên đánh thức bé dậy để cho bú. Cố gắng duy trì thời gian bú để trẻ bú càng lâu càng tốt vì hàm lượng chất béo của sữa mẹ sẽ tăng dần và nhiều nhất ở sữa cuối

Cố gắng kích thích con hoạt động

Các bài tập vận động nhẹ cho trẻ sơ sinh chậm tăng cân như vắt chéo tay, chân….vừa khiến trẻ tăng cường sức khỏe, trao đổi chất lại giúp hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Bên cạnh đó, việc vận động còn kích thích sự thèm ăn của trẻ

Ăn dặm đúng thời điểm

Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho sự phát triển của trẻ. Bố mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi ở giai đoạn trên 6 tháng tuổi. Bố mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm khác nhau vào chế độ ăn dặm hằng ngày của con như: ngũ cốc, thịt, rau củ…Tránh trường hợp thiếu hụt dinh dưỡng.

Đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt

Bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ là những người hiểu rõ và có nhiều kiến thức chuyên môn về trẻ sơ sinh nhất. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để nhờ sự hỗ trợ và giải pháp phù hợp cho con.

Sử dụng sản phẩm bổ trợ

Các sản phẩm bổ trợ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng cân đều đặn, sự phát triển ổn định của trẻ sơ sinh. Trong đó, mẹ nên cho bé uống men vi sinh và bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho trẻ như canxi, MK7, vitamin D3. Đây là 2 sản phẩm bổ trợ rất cần thiết cho trẻ chậm tăng cân. Tại sao lại nói như vậy?

Men vi sinh là chế phẩm chứa hàm lượng lợi khuẩn rất lớn. Đây chính là cách làm tăng cường sức khỏe đường ruột tốt nhất. Từ đó giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, tăng cân và chiều cao đều đặn.

Nên chọn cho trẻ men vi sinh chứa 2 thành phần lợi khuẩn là ProbioticsPrebiotics có nguồn gốc tự nhiên từ kim chi. Cùng công nghệ sản xuất Lab2Pro tiên tiến để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Lý giải cho điều này thì theo các nguyên cứu khoa học. Probiotics trong men có tác dụng duy trì sức khỏe đường ruột. Giữ cân bằng lại hệ men vi sinh. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, trung hòa các độc tố được tạo ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồng thời cũng giúp tổng hợp những vitamin có lợi cho cơ thể. Từ đó, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt, giúp phát triển nhanh cả về thể lực và trí não.

Prebiotics là một chất xơ hòa tan từ thực vật, có vai trò làm thức ăn của lợi khuẩn. Hạn chế tối đa các vấn đề như khó tiêu, đầy hơi, táo báo, tiêu chảy…ở trẻ.

Còn công nghệ sản xuất Lab2Pro sẽ giữ cho các thành phần của men không bị hao hụt hay thay đổi trong quá trình điều chế. Đặc biệt, các lợi khuẩn sẽ được duy trì ở trạng thái sống và hoạt động bình thường khi đi vào cơ thể của trẻ

Bên canh đó, thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất cho trẻ nên chứa bộ 3 canxi nano, MK7 và vitamin D3. Đây là 3 dưỡng chất quan trọng giúp bổ sung canxi hỗ trợ xương răng chắc khỏe, tăng trưởng chiều cao, cân nặng ở trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển. Phòng ngừa và hạn chế nguy cơ còi xương, thấp còi.

Hy vọng với những thông tin bổ ích mà bài viết chia sẻ, bố mẹ sẽ giảm bớt nỗi lo khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân và tìm ra những phương pháp phù hợp cho con mình.

Có thể bạn quan tâm: