De an thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh


ĐẢNG ỦY – BAN CHỦ NHIỆM KHOA

ĐOÀN THANH NIÊN CSHCM KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

---------------- 

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

I. MỤC ĐÍCH CỦA CÂU LẠC BỘ

• Tạo nên một sân chơi để các cán bộ giảng viên có thể học hỏi, giao lưu, rèn luyện và nâng cao trình độ tiếng Anh, bên cạnh việc được học tập và bồi dưỡng tại các lớp tiếng anh do Nhà trường tổ chức.

• Phát triển kỹ năng giao tiếp, phản xạ trong giao tiếp.

• Phát triển kỹ năng thuyết trình, báo cáo khoa học.

• Nâng cao năng lực tiếng anh học thuật.

• Tăng cường tình đoàn kết, gắn bó và đẩy mạnh phong trào học tập ngoại ngữ của các cán bộ Khoa KHCB.

II. TÊN GỌI VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

1. Tên gọi: “CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH KHOA KHCB”

       Tên tiếng anh: “Basic Science’s English Club”

Slogan: “Together to the Best”

Tiêu chí: “Cùng nhau học tập, trau dồi kiến thức và cùng nhau tiến bộ”.

2. Cách thức tham gia:

- Đối tượng: Tất cả các Cán bộ Khoa KHCB

- Cán bộ tham gia điền đầy đủ thông tin vào Bản đăng ký tham gia có sẵn. Thành viên CLB phải tuân thủ “Nguyên tắc CLB” và có trách nhiệm với CLB.

3. Cơ cấu tổ chức của CLB

- Ban chủ nhiệm CLB: dự kiến: 1 chủ nhiệm và 2 phó chủ nhiệm.

- Cố vấn chuyên môn CLB: 1 giảng viên bộ môn ngoại ngữ.

- Thành phần chủ chốt của CLB: Cán bộ đoàn phụ trách, Giảng viên phụ trách và 8 cán bộ nòng cốt gồm: Nguyễn Thị Mai Hương [NN], Hoàng Hồng Hà [VPK], Cấn Ngọc Hoàng [Hóa], Hoàng Ngự Huấn [Toán], Đỗ Tiến Thiết [GDTC], Nguyễn Thị Hậu [Vật lý], Nguyễn Mai Anh [Hình Họa], Đinh Công Đạt [Cơ lý thuyết].

III. NỘI DUNG SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

1. Hoạt động chính

- CLB hoạt động theo hình thức làm việc nhóm dưới sự dẫn dắt của Giảng viên BM Ngoại ngữ và thành viên Ban chủ nhiệm hoặc thành viên chính thức CLB . Tần suất sinh hoạt 2 tuần 1 buổi.

- Mỗi buổi sinh hoạt đều gắn liền với một chủ đề. Chủ đề có thể do Giảng viên phụ trách CLB lựa chọn hoặc từ ý kiến đề xuất của thành viên.

- CLB thu thập thông tin về những đề tài đang được quan tâm, cùng với các đề tài nóng bỏng của đất nước và thế giới để làm chủ đề cho các buổi sinh hoạt.

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề nhằm tạo sự chủ động trong giao tiếp. Trong các buổi nói chuyện chuyên đề, diễn giả có thể là giảng viên, [hoặc người nước ngoài] nhằm tăng tính thực tiễn của vấn đề và rèn luyện kỹ năng nghe, nói.

- Tổ chức thi viết bài chuyên đề bằng tiếng Anh để nâng cao kỹ năng viết.

- Tổ chức báo cáo chuyên đề tiếng Anh để mỗi cán bộ phát triển kỹ năng viết, trình bày báo cáo, phát triển kỹ năng phát biểu tại hội thảo, hội nghị.

- Liên hệ các chương trình học tập tiếng Anh tại các lớp học ngoại ngữ do Nhà trường tổ chức.

- Xem phim và thảo luận về từ, cấu trúc và ngữ pháp.

2. Các hoạt động ngoại khóa

- Tổ chức các buổi dã ngoại để các thành viên có cơ hội giao lưu và du lịch khám phá. 

- Tổ chức thi văn nghệ hát bằng tiếng Anh, các cuộc thi hùng biện, người dẫn chương trình.

3. Địa điểm sinh hoạt

Văn phòng Khoa, Bộ môn Hóa, hoặc Bộ môn Ngoại ngữ. Tầng 11 Nhà C12 Trường ĐH Mỏ - Địa chất.

IV. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CLB

• Câu lạc bộ tiếng Anh hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên, dân chủ trong hoạt động.

• Câu lạc bộ hoạt động theo sự tổ chức và điều hành của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, dưới sự quản lý, giám sát của Đảng ủy, Ban chủ nhiệm Khoa, Đoàn TN và Bộ môn Ngoại ngữ. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Câu lạc bộ.

• Các hoạt động của Câu lạc bộ phải được xây dựng theo kế hoạch. Mọi hoạt động diễn ra trong Câu lạc bộ đều phải báo cáo định kỳ với Lãnh đạo Khoa.

• Hoạt động của Câu lạc bộ được xây dựng dựa trên sự đóng góp nội dung hoạt động của các thành viên. Các nội dung hoạt động của Câu lạc bộ được chọn lựa dựa trên một số tiêu chí:

o Mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên tham gia.

o Chất lượng của các hoạt động được đặt lên hàng đầu.

o Thu hút được đông đảo các thành viên tham gia.

o Thúc đẩy được phong trào học tập và làm việc nhóm của các thành viên Câu lạc bộ.

o Nội dung hoạt động đa dạng, chứa đựng nhiều tri thức và những vấn đề thực tế.

o Khuyến khích các ý tưởng mới lạ của các thành viên về hình thức, nội dung hoạt động.

o Các thành viên của Câu lạc bộ đóng góp lệ phí thành viên để duy trì hoạt động cho Câu lạc bộ.

ĐOÀN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BCH ĐOÀN KHOA QUỐC TẾ

***

ĐỀ ÁN TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ

[DỰ THẢO]

Xuất phát từ những nhu cầu thiết thực của sinh viên, với mục đích là sân chơi tạo điều kiện cho các bạn sinh viên đam mê ….. phát huy khả năng, góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo môi trường trao đổi, học tập, rèn luyện kỹ năng ứng dụng thực tiễn. Câu lạc bộ [CLB]………. được ra đời trên cơ sở là cầu nối giữa nhà trường với sinh viên.

I. Mục đích và ý nghĩa

  • CLB …………. góp phần nâng cao chất lượng học và tự học của sinh viên Khoa Quốc tế, ĐHQGHN. Giúp sinh viên củng cố, tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên môn hay sở thích, tiếp cận và biết vận dụng vào cuộc sống. Tạo điều kiện để sinh viên đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể mà chuyên môn đặt ra, thuộc các lĩnh vực: ……………………..
  • CLB…………… cung cấp môi trường cho sinh viên năng động sáng tạo thông qua các hình thức tổ chức như: [hoạt động gì? Thời gian tổ chức? kể ra một số hình thức tổ chức, hoạt động dự kiến…]
  • CLB……………. động viên, khích lệ, thu hút sinh viên tham gia thông qua các hoạt động như: [những hoạt động gì để thu hút các sinh viên? Kể ra một số hoạt động…..]
  • CLB……………..định hướng và thúc đẩy phong trào sinh viên ……………[về cái gì, về mặt nào?] của Khoa Quốc tế, ĐHQGHN.
  • Trong tương lai, sẽ hướng tới mục tiêu gì? Liên kết với mối quan hệ nào không? Dự định mở rộng môi quan hệ bằng cách nào?…………………..

II. Tên gọi và đối tượng tham gia

2.1. Tên Tiếng Anh

2.2. Tên Tiếng Việt

2.3. Slogan, logo CLB

2.4. Tiêu chí

2.5. Đối tượng tham gia

III. Cơ cấu tổ chức

3.1. Ban Chủ nhiệm

  • Chủ nhiệm : 01
  • Phó Chủ nhiệm về…: [Số lượng cụ thể]
  • Phó Chủ nhiệm về: [Số lượng cụ thể]
  • Ủy viên [Số lượng cụ thể]

3.2. Cố vấn chuyên môn [Số lượng và dự kiến cụ thể là thầy cô, bạn nào?]

3.3. Sơ đồ tổ chức CLB [Vẽ Sơ dồ hình cây, bao gồm các ban cụ thể của CLB. Ví dụ: Ban Chủ nhiệm, Ban Cố vấn, Ban Chuyên môn,…]

  1. Kế hoạch hoạt động trong năm đầu tiên [Biểu thị dạng bảng: STT, Tên hoạt động, Nội dung cụ thể của hoạt động [tức là làm gì ở đâu như thế nào?], Kết quả đầu ra kỳ vọng đạt được].
  2. Nguyên tắc hoạt động CLB

-…

-…

IV. LỜI KẾT

Có thể nêu nguyện vọng, đề xuất, những điều muốn biểu đạt,…

Mẫu tài liệu tham khảo:

Mẫu tài liệu thành lập CLB CNTT VNU-ISTech

Quy định về thành lập câu lạc bộ tiếng anh. Muốn thành lập một câu lạc bộ tiếng anh không thu phí thì đăng ký tại cơ quan nào?

Quy định về thành lập câu lạc bộ tiếng anh. Muốn thành lập một câu lạc bộ tiếng anh không thu phí thì đăng ký tại cơ quan nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Luật Dương Gia. Tôi tên là Dung, giáo viên Tiếng Anh tốt nghiệp Cao Đẳng chính quy, kinh nghiệm dạy Tiếng Anh là 6 năm tại Hà Nội. Nay tôi chuyển về Nam Định và có ý định thành lập Câu Lạc Bộ Tiếng Anh cùng một nhóm bạn. Câu Lạc Bộ Tiếng Anh sẽ là nơi chào đón tất cả các thành viên nhí ở bậc Tiểu học và học sinh Trung học cơ sở tham gia các hoạt động vui học luyện tập Tiếng Anh 2 lần 1 tuần [các khoản phí để duy trì CLB do các thành viên tham gia tình nguyện đóng góp và được thống nhất rõ ràng], đặc biệt Câu Lạc Bộ sẽ dạy Tiếng Anh miễn phí cho các bé thuộc diện hộ gia đình nghèo ở Nam Định và Ninh Bình. Như vậy chúng tôi có được phép mở không ạ? và thủ tục thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh cụ thể như thế nào ạ?Tôi chân thành mong sớm nhận được lời tư vấn từ phía Luật Dương Gia để tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đúng quy định của ngành Giáo Dục cũng như Luật pháp Việt Nam.Tôi xin chân thành cảm ơn ạ!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Bạn lưu ý, theo như thông tin bên bạn cung cấp bên bạn muốn thành lập câu lạc bộ tiếng anh, câu lạc bộ hoạt động dựa trên các khoản phí do các thành viên tham gia tình nguyện đóng góp.

Bên bạn thành lập câu lạc bộ nhưng không thu phí hoạt động thông qua quá trình giảng dạy nên không áp dụng theo quy định  của Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT. Theo đó, đây không phải là hoạt động cấm bên bạn được phép mở câu lạc bộ Tiếng Anh.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc thành lập các câu lạc bộ tiếng anh, chỉ có quy định về vấn đề thành lập hội theo quy định của  Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập hội như sau:

1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

2. Có điều lệ.

Xem thêm: Quy định về thành lập câu lạc bộ ở Việt Nam

3. Có trụ sở.

4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

a] Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

b] Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

c] Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

d] Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

đ] Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

Xem thêm: Thủ tục thành lập phòng thể hình

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.”

Nếu bên bạn trực tiếp giảng dạy ở trường, mở câu lạc bộ tại trường bên bạn có thể làm đề án và xin ý kiến chấp thuận từ nhà trường.

Nếu bên bạn không mở câu lạc bộ trong trường, bạn có thể liên hệ trực tiếp Ủy ban nhân xã [phường] để được giải quyết cụ thể.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Hồ sơ thành lập câu lạc bộ

– Điều kiện và thủ tục đăng ký kinh doanh, tạm nhập, chia, tách của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

– Điều kiện pháp lý để thành lập câu lạc bộ

Xem thêm: Điều kiện pháp lý để thành lập câu lạc bộ

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

Video liên quan

Chủ Đề