Đề bài - bài 2.3 phần bài tập bổ sung trang 63 sbt toán 9 tập 1

Hàm số\(y = \dfrac{{4x + 1}}{3} - \dfrac{2}{5}\)\(=\dfrac{{4}}{3}x+\dfrac{{1 }}{3}- \dfrac{2}{5}\) có\(a = \dfrac{4}{3}>0\) nên hàm số đồng biến.

Đề bài

Trong các hàm số bậc nhất dưới đây, hàm số nghịch biến là:

(A)\(y = 5 - \dfrac{{7 - x}}{3}\)

(B)\(y = 15 - \dfrac{{3x - 1}}{2}\)

(C)\(y = \dfrac{{4x + 5}}{3} - 1\)

(D)\(y = \dfrac{{4x + 1}}{3} - \dfrac{2}{5}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hàm số bậc nhất\(y = ax + b\) xác định với mọi giá trị của \(x\) thuộc \(R\) và có tính chất sau:

a) Đồng biến trên \(R\), khi\(a > 0\).

b) Nghịch biến trên \(R\), khi\(a < 0\).

Lời giải chi tiết

Xét:

Hàm số \(y = 5 - \dfrac{{7 - x}}{3}\)\(=\dfrac{{1}}{3}x+5-\dfrac{{7 }}{3}\) có\(a = \dfrac{1}{3}>0\) nên hàm số đồng biến.

Hàm số\(y = 15 - \dfrac{{3x - 1}}{2}\) \(=-\dfrac{{3}}{2}x+15+\dfrac{{1 }}{2}\) có\(a = -\dfrac{3}{2}<0\) nên hàm số nghịch biến.

Hàm số\(y = \dfrac{{4x + 5}}{3} - 1\) \(=\dfrac{{4}}{3}x+\dfrac{{5 }}{3}-1\) có\(a = \dfrac{4}{3}>0\) nên hàm số đồng biến.

Hàm số\(y = \dfrac{{4x + 1}}{3} - \dfrac{2}{5}\)\(=\dfrac{{4}}{3}x+\dfrac{{1 }}{3}- \dfrac{2}{5}\) có\(a = \dfrac{4}{3}>0\) nên hàm số đồng biến.

Vậy đáp án là (B).