Đề cương nghiên cứu khoa học y học cổ truyền

PHẦN 2. VIẾT TÊN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y HỌC

Xem PHẦN 1. CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ở đây

1. Viết tên đề tài nghiên cứu khoa học

Sau khi đã viết được tên của vấn đề nghiên cứu [VĐNC] thì việc tiếp theo là viết tên của đề tài nghiên cứu khoa học [NCKH]. Đương nhiên khi đã viết tên vấn đề nghiên cứu tuân thủ đủ các tiêu chí thì giờ đây viết tên đề tài trở nên dễ dàng hơn. Tiêu chí chung để viết tên đề tài NCKH:

  1. Rõ VĐNC;
  2. Bao phủ được các mục tiêu nghiên cứu [MT];
  3. Số từ: Không quá nhiều [không quá 32] và một số yêu cầu khác.

1.1. Vấn đề nghiên cứu

Như "Phần 1. Chọn vấn đề nghiên cứu" đã trình bày, tên VĐNC cần tuân thủ các tiêu chí:

  • Rõ vấn đề tồn tại;
  • Có độ lớn của vấn đề;
  • Rõ thời gian vấn đề xảy ra;
  • Rõ địa điểm xảy ra;
  • Rõ đối tượng bị tác động [nếu có];
  • Có tính trọn vẹn;
  • Có phạm vi giới hạn phù hợp

Tên đề tài NCKH cũng tuân thủ các tiêu chí này. Có thể có những tên đề tài không theo đủ các tiêu chí trên mà có những tiêu chỉ “ẩn” như đã nêu trong Phần 1.

1.2. Tên đề tài phải bao phủ được các mục tiêu nghiên cứu

Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì tên đề tài NCKH cần phải bao phủ hết các mục tiêu/nội dung nghiên cứu, có như vậy tên đề tài mới lô-gic với MT/nội dung và thể hiện được tính “khoa học” của cách viết cũng như tư duy của người viết. Điều này cũng thể hiện được trình độ của người viết. Như vậy, khi viết xong tên đề tài NCKH thì coi như các MT nghiên cứu [và cũng là nội dung chính] của đề tài đã được định đoạt.

Ví dụ: Tên đề tài: “Tác động của chất MK trong điều trị bệnh Kaler tủy xương” [Lấy lại ví dụ của bài trước]. Tên này đã hàm ý chỉ ra các mục tiêu/nội dung sau đây: a] Mô tả tác động lâm sàng [tác động hay triệu chứng lầm sàng tích cực và cả tiêu cực] của chất MK, và b] Mô tả tác động cận lâm sàng của chất MK lên cơ thể người [Tức các thay đổi về xét nghiệm].

Nhưng nếu tên đề tài là: “Tác động của chất MK trong điều trị bệnh Kaler tủy xương và các yếu tố ảnh hưởng” thì ngoài các mục tiêu như trên đề cập, thêm một mục tiêu/ nội dung nữa là: Mô tả các yếu tố ảnh hưởng [cả tích cực và tiêu cực] lên các tác động này [Yếu tố ảnh hưởng đó có thể là nhóm tuổi, giới của người bệnh, thể bệnh, thời gian sử dụng chất MK, liều lượng chất MK, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hóa chất nào đó…].

1.3. Tên đề tài NCKH không quá dài

Thông thường tên đề tài NCKH chỉ gọn trong một câu [nên không có dấu chấm trong tên đề tài]. Nhiều đơn vị như Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế… thường có quy định [không thành văn]: Tên đề tài NCKH không nhiều quá 32 từ. Một số nơi lại quy khuyến cáo tên đề tài NCKH không quá 20 từ. Quy định này bắt buộc người viết đề tài phải chọn lọc từ ngữ, chọn lọc cách trình bày các ý sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, mang tính khoa học.

Sau đây là tên của hai đề tài nghiên cứu mẫu, một trên cộng đồng và một tại cơ sở y tế [Bảng 1].

Bảng 1. Tên đề tài nghiên cứu khoa học

Tiêu chí

Huyện M

Công ty Dược X

Tên đề tài đầy đủ.

Tỉ lệ trẻ

Chủ Đề