Đề xuất không gọi học sinh la con

Ba lý do đề xuất giáo viên không gọi học sinh là ‘con’ của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân

Nguyễn Hoài

08:44 16/02/2022

Xung quanh nhiều ý kiến trái chiều về quan điểm giáo viên không gọi học sinh là “con”, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho biết, ông đưa ra đề xuất trên dựa trên ba lý do.

Theo quan điểm của nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân, cách xưng hô “con” là trong mối quan hệ gia đình, không nên sử dụng trong các mối quan hệ xã hội như giáo viên - học sinh.

Ông Ân đồng thời đề xuất với Bộ GDĐT sớm thảo một quy chế thống nhất cách xưng hô trong nhà trường nói chung mà trước hết là nhà trường phổ thông, trong đó điều thiết yếu là giáo viên không gọi học trò là "con", "các con"; phải gọi là "trò", "các trò", "các em", "các bạn".

Quan điểm giáo viên không gọi học sinh là con của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân được đăng trên trang Facebook cá nhân đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Trao đổi với phóng viên, ông Ân cho biết, ông đưa ra đề xuất trên bởi ba lý do.

Thứ nhất, cách gọi học sinh là "con" không phù hợp bối cảnh hiện này. Học sinh thời nay bắt đầu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tính hoà nhập quốc tế cao hơn trước đây.

Các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Pháp... chỉ đơn giản là "tôi", "bạn", không có nhiều ngữ nghĩa như tiếng Việt. Do đó để học sinh hoà nhập tốt hơn thì nên đơn giản hoá các đại từ nhân xưng.

Ông Ân cho hay, nếu thay đổi cách xưng hô như ông đề xuất thì trẻ sẽ không còn thắc mắc sao lúc cô gọi học trò lúc là con, lúc lại em.

Thứ hai, theo ông Ân, giáo viên gọi học sinh là con rất phản cảm. Từ này chỉ dành cho các bậc sinh thành gọi con cái của họ. Giáo viên chỉ nên làm đúng chức năng của mình là giáo dục.

Do đó, đại từ nên đổi thành "các em”, “các trò”, “các anh/chị”,... cho phù hợp.

Thứ ba, việc thống nhất cách xưng hô giữa giáo viên, học sinh, sinh viên là tiền đề, bước đệm cho việc thống nhất cách gọi giữa các mối quan hệ khác trong xã hội.

Ví dụ, trong cơ quan, thay vì gọi "anh - em", "chú - cháu", "cậu - tớ" nên đổi lại thành "tôi - đồng chí", "anh - chị" để đảm bảo sự khách quan, không mang yếu tố thân tình ảnh hưởng đến công việc.

Ông Ân nêu, trước năm 1945, học sinh và người dạy học xưng hô chung là thầy - trò. Từ "con" bắt nguồn từ khi có cấp học mầm non, sau đó mở rộng phổ biến lên bậc tiểu học, THCS, THPT và dần trở thành phổ biến trong trường học như hiện nay.

Tuy nhiên khi so sánh với các nước khác như Anh, Singapore, Mỹ, cách xưng hô chỉ đơn giản là “cô - trò”, “tôi - các bạn”, “tôi - các em”.

“Họ xưng hô như vậy nhưng chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo, không bị ảnh hưởng. Không thể cho rằng thay đổi cách gọi sẽ ảnh hưởng chất lượng giáo dục”, ông Ân nêu quan điểm.

Chủ đề: Giáo viên không gọi học sinh là con nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân xưng hô thầy trò

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, giáo viên không được gọi học sinh là ‘con’, vì đây là ngôi nhân xưng trong gia đình. Theo đó, học sinh từ các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học có thể xưng là ‘tôi’ với giáo viên.


  • Máy đọc sách kindle giá SHOCK!

  • Máy tính bảng giá SHOCK!

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, học sinh từ các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học có thể xưng là “tôi” với giáo viên. [Ảnh: Internet]

Báo Lao Động ngày 12/2 dẫn lời nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho biết, ông sẽ đề xuất với Bộ GD&ĐT về việc thống nhất các ngôi nhân xưng giữa thầy cô với học sinh trong các cấp học, đặc biệt từ trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học.

Theo đó, ông Lại Nguyên Ân cho rằng, ở các cấp học này, học sinh có thể xưng “tôi” với giáo viên, hoặc xưng “em”. “Xưng con là ngôi nhân xưng dùng trong gia đình, trong khi mối quan hệ thầy cô – học sinh là quan hệ ngoài xã hội, cần có cách xưng hô khác”, ông Ân nói.

Đề xuất trên của ông Ân đã gây ra nhiều tranh cãi. Có người ủng hộ có người phản đối. 

Ông Ân cho biết, sau khi ông chia sẻ quan điểm của mình thì có một người tự nhận là phụ huynh học sinh đã đồng tình với ông. Người này cho rằng các giáo viên là những người đi làm nhận lương do đó học sinh chính là đối tác, khách hàng trong công việc của họ. Nên việc gọi học sinh là ‘con’ không phù hợp. “Có ai cho ‘con’ ăn mà lại bắt ‘con’ trả tiền không?”.

Trong khi đó, cô giáo Đỗ Thu Huyền [trường Trung học cơ sở thị trấn Văn Điển, Hà Nội] lại cho rằng, việc xưng hô như vậy cũng chỉ thể hiện sự thân mật gần gũi giữa học sinh với giáo viên, đặc biệt là những bạn mới từ cấp tiểu học lên lớp 6 sẽ không có cảm giác xa lạ trong môi trường mới. 

“Thầy cô chúng tôi vẫn luôn linh hoạt trong việc xưng hô, không ai ép học sinh phải xưng ‘con’. Khi học lên các lớp lớn, tự bản thân các bạn học sinh sẽ muốn thay đổi cách xưng hô là ‘em’. Điều quan trọng nhất là, tôi thấy việc xưng hô này không ảnh hưởng đến việc học tập”, cô nói.

Cũng nêu quan điểm về đề xuất của ông Ân, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện sông Lô [tỉnh Vĩnh Phúc] cho rằng, giáo dục nên bớt cứng nhắc. Bà chưa thấy việc xưng con, xưng em hay xưng tôi có tác hại gì. Việc xưng hô trong nhà trường, cụ thể là trong lớp học, nên để giáo viên tự quyết định. Họ sẽ tự biết thế nào là hợp lý và tốt nhất cho giờ dạy và để đạt được hiệu quả giáo dục.

Theo Lao Động

Yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là... con

Ngày 11/2, trên trang cá nhân, nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân bày tỏ quan điểm: "Yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là... con".

Cụ thể, ông yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm thảo một quy chế về xưng hô trong nhà trường, trong đó giáo viên và học sinh, sinh viên thay đổi cách gọi.

Nhà nghiên cứu chỉ ra 3 điều thiết yếu trong quy chế, trong đó, cấm giáo viên không gọi [xưng hô] học trò là “con”, “các con”; phải gọi là “trò”, “các trò”, “các em”, “các bạn”.

Ông Lại Nguyên Ân cho rằng, các phương tiện truyền thông cũng không nên gọi học trò mọi cấp [từ mẫu giáo đến đại học] là “các con”, “con". Ông Ân khuyến khích học trò các cấp, nhất là sinh viên đại học, xưng “tôi” trước giáo viên, ngay cả trong không gian trường học.

Ngay khi bài viết của nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân được đăng tải đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. 


Bài viết gây xôn xao cộng đồng mạng

"Có ai cho ‘con’ ăn mà lại bắt ‘con’ trả tiền không?"

Ông Ân cũng chia sẻ sau khi đăng tải bài viết, một người tự nhận là phụ huynh học sinh đã đồng tình. Vị phụ huynh này cho biết đã dành nhiều ngày, đi khắp thành phố để tìm ngôi trường mới sau khi cho con nghỉ học tại trường cũ vì biết giáo viên gọi trẻ nhà mình là “con”.

Vị phụ huynh chỉ ra 6 lý do phản đối việc thầy cô gọi học sinh là “con”. Trong đó có một số luận điểm như: Giáo viên gọi học sinh là “con” là sai tiếng Việt, không nên cướp công sinh thành của người khác bằng việc gọi con họ là “con”. Nếu tất cả người lớn đều gọi trẻ em là “con”, khác biệt giữa cha mẹ và người lạ vô tình bị lu mờ…

Người này viết: “Vậy mà các giáo viên - những người đi làm nhận lương - lại dám gọi đối tác trong công việc của mình, khách hàng của mình là ‘con’! Nếu phụ huynh kỳ vọng giáo viên chỉ nhờ xưng hô như thế mà coi học sinh như ‘con’, đó là một kỳ vọng không khi nào đạt được. Có ai cho ‘con’ ăn mà lại bắt ‘con’ trả tiền không?”.


 Nhà phê bình, nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân.

Chia sẻ trên Lao Động, nhiều bạn đọc đồng tình với ý kiến của nhà phê bình Lê Nguyễn Ân. Bạn T.N cho rằng: "Tôi cũng đồng tình với ý kiến này. Học trò xưng con với thầy cô đã mặc nhiên mang một danh phận bề dưới, không thể có ý kiến phản biện khi thầy cô nói hoặc làm không đúng. Hãy để cho các em được tự tin và mạnh mẽ trước cuộc đời".

Một người khác cũng cho biết: "Tôi nghĩ giáo viên nên gọi học sinh là em. Nhiều giáo viên mới ra trường chỉ lớn hơn học sinh mấy tuổi mà gọi học sinh là con thấy kỳ cục quá".

Một người tên Tuấn bày tỏ: "Ở quê tôi, đi học, giáo viên gọi học sinh là em. Cô chào em, em chào cô. Ngày xưa, tôi học, vẫn xưng hô là em. Lên Hà Nội, tôi thấy giáo viên gọi học sinh bằng con.

Lúc đầu, cho con đi học, thấy cô gọi học sinh là con, lúc đầu nghe là lạ, không quen, sau cũng quen quen dần. Ra xã hội cũng thế, các con nhỏ, cứ gọi các cô cũng xưng con...".

Xưng "con" là thể hiện sự gần gũi với các bạn nhỏ

Trước những quan điểm trên, một người làm trong ngành giáo dục cho biết: "Là một giáo viên, cán bộ quản lí, tôi hoàn toàn không đồng tình, nhất trí với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân. Bởi, văn hóa Việt Nam luôn nêu cao tinh thần tôn sư trọng đạo và cách ứng xử ...".

Có người còn khẳng định, vì sự gắn kết thân thiện, gần gũi với các bạn nhỏ, để tạo cảm giác thỏa mái cho học trò, ở trường như ở nhà nên các thầy cô gọi con xưng cô, xưng thầy. Ra ngoài đường người lớn - già gọi nhỏ đáng tuổi con mình là con xưng "cô, dì, chú, bác...".

"Như vậy, không phải cướp công mà là thể hiện nét văn hóa thuần phong mỹ tục. Giá trị của người thầy được đánh đồng với lương không cân xứng với sức lao động, thật sự không xứng đáng", người này viết.


Với học sinh mầm non và lớp 1, 2 xưng cô với con thì được. Còn cấp 2, 3 xưng thầy [cô] với con là không hợp.

Cũng liên quan đến vấn đề này, một độc giả cho biết, với học sinh mầm non và lớp 1, 2 xưng cô với con thì được. Còn cấp 2, 3 xưng thầy [cô] với con là không hợp.

Người này cũng cho biết, việc cô giáo gọi con không phải là cướp công sinh thành của cha mẹ. Suy nghĩ như vậy là ích kỷ. Bởi họ gọi các con nhưng xưng là thầy với cô, chứ họ không xưng là cha là mẹ của các trò.

Đúng là giáo viên đi dạy nhận lương và học sinh đi học phải đóng tiền, nhưng đối với học sinh mầm non và cả các bé lớp 1, để trông giữ và dạy dỗ các bé, ngoài trách nhiệm của một người thầy người cô thì cũng cần phải có tình cảm như mẹ với con mới làm được. Bởi khi các bé biếng ăn thì các cô cũng dỗ dành hoặc cầm tay chỉ các bé từng nét chữ.

Cuối cùng, bạn đọc này viết: "Thay vì soi mói, chỉ trích cách xưng hô giữa thầy cô và các em học sinh thì hãy nghiên cứu làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục và giảm tải các môn học cho học sinh".

Tin

Sau Tết, hàng nghìn học sinh, giáo viên mắc Covid-19

MT [t/h]
Theo Vietnamnet

Video liên quan

Chủ Đề