Diễn kịch tiếng Trung là gì

Kinh kịch (京劇/京剧) hay kinh hí (京戲/京戏) là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh, là kết quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch. Kinh kịch được khai sinh khi 'Bốn đoàn Huy kịch lớn' mang Huy kịch, vào năm 1790 đến Bắc Kinh, cho lễ sinh nhật thứ 80 của Càn Long[1] vào ngày 25 tháng 9.[2] Ban đầu nó được biểu diễn cho triều đình và chỉ được cung cấp cho công chúng sau này. Năm 1828, một số đoàn kịch Hồ Bắc nổi tiếng đã đến Bắc Kinh và biểu diễn cùng đoàn kịch An Huy. Sự kết hợp dần dần hình thành giai điệu của Kinh kịch. Kinh kịch thường được coi là hoàn toàn được hình thành vào năm 1845.[3] Mặc dù nó được gọi là Kinh kịch, nguồn gốc của nó là ở phía nam An Huy và phía đông Hồ Bắc, có chung một phương ngữ tiếng Quan Thoại Hạ Giang. Hai giai điệu của Kinh kịch chính là Tây bì và Nhị hoàng, có nguồn gốc từ Hán kịch sau khoảng năm 1750. Giai điệu của Kinh kịch rất giống với vở Hán kịch, do đó Hán kịch được biết đến rộng rãi như là mẹ của Kinh kịch.[4] Tây bì chỉ loại hình múa rối từ tỉnh Thiểm Tây. Trung Quốc múa rối cho thấy luôn luôn liên quan đến ca hát. Nhiều cuộc đối thoại cũng được thực hiện dưới hình thức cổ xưa của tiếng Quan Thoại, trong đó tiếng địa phương Trung Nguyên Quan Thoại của Hà Nam và Thiểm Tây là gần nhất. Hình thức tiếng Quan Thoại này được ghi lại trong cuốn sách Trung Nguyên vận âm. Nó cũng hấp thu âm nhạc từ các loại kịch khác và các hình thức nghệ thuật âm nhạc Trực Lệ. Một số học giả tin rằng hình thức âm nhạc Tây bì có nguồn gốc từ Tần xoang lịch sử, trong khi nhiều quy ước dàn dựng, các yếu tố về hiệu suất và các nguyên tắc thẩm mỹ được giữ lại từ Côn khúc, trước đó là nghệ thuật cung đình.[4][5][6]

Diễn kịch tiếng Trung là gì
Kinh kịch Trung HoaTừ nguyênBắc Kinh, Trung QuốcTên khácTuồng Bắc Kinh, tuồng Tàu, kịch nghệ Trung QuốcNguồn gốc từ loại nhạcCôn khúc, tuồngNhạc cụ điển hình

  • Kinh hồ, Kinh nhị hồ, Đàn nguyệt, Chiêng, Phách bản, Trống, Phẫu, Đàn tam, Sáo, Hồ cầm, Đàn sến, Sênh, Vân la, Kèn bầu

Ban đầu nghệ thuật diễn tuồng sân khấu của Trung Hoa cổ được gọi là ca kịch hay hí kịch là một thể loại diễn tuồng bao gồm ca múa (ngâm khúc kèm theo nghệ thuật vũ đạo), thậm chí có cả các loại tạp kĩ pha trộn như kể chuyện, các màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào lộng và võ thuật.

Từ thời nhà Đường trở về trước nghệ thuật diễn tuồng sân khấu được gọi là hí kịch.

Các thể loại kịch của Trung Quốc cũng như các loại hình biểu diễn sân khấu tương tự tại các nước trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam thường lấy các sự tích câu chuyện những vị anh hùng trong dân gian và lịch sử làm đề tài chủ đạo.

Cho đến thời nhà Đường, được phát triển thành Tham quân hí (hoặc được gọi là Lộng tham quân) bao gồm hai vai: một người mặc y phục xanh lục tề chỉnh, thông minh cơ trí và linh lợi, tên vai diễn gọi là Tham quân; còn người kia ăn mặc lôi thôi, khờ khạo đần độn, tên vai diễn gọi là Thương cốt. Hai nhân vật này trong vở khi diễn thường có những lời đối đáp khôi hài trào lộng. Tham quân là vai chính, Thương cốt là vai phụ. Đôi khi Tham quân là đối tượng để làm trò cười và cuối cùng bị Thương cốt đánh đập.

Đến thời nhà Tống, Tham quân hí biến thành Tạp kịch. Vai diễn cũng chỉ có hai người: Thương cốt (vai khờ khạo) được đổi thành tên Phó mạt, còn Tham quân (vai tinh khôn) được đổi tên là Phó tịnh. Trong khi diễn, diễn viên nam cũng có thể hóa trang thành nhân vật nữ để diễn xuất, được gọi là Trang đán. Đến thời Nam Tống, vùng đất Ôn Châu là nơi nổi danh về hí kịch, ca múa, nên sản sinh ra thể loại được gọi là Nam hí (hí kịch Nam Tống).

Thời nhà Tống nghệ thuật diễn không chú ý đến các vai nữ (Đán giác). Vai nữ được xếp hạng là «đệ tử» (con em). Trong ban hát đều là nữ thì được gọi là «đệ tử tạp kịch». Vai chính được gọi là Chính đán, vai già là Lão đán, vai trẻ là Tiểu đán, Trà đán, Thiếp đán, v.v...

Vào thời nhà Nguyên, vai nữ (đán giác) lại rất được xem trọng. Đó cũng là điểm khác biệt giữa tạp kịch thời nhà Nguyên và tạp kịch thời nhà Tống.

Tính chất tạp kịch thời nhà Tống và thời nhà Nguyên có chung một tính chất là khôi hài, hoạt kê, nhưng tạp kịch thời nhà Nguyên có nhấn mạnh thêm tính chất phê phán thói đời và các tệ nạn xã hội.

Tạp kịch thời nhà Nguyên là thành tựu rất lớn và ở giai đoạn đỉnh điểm hưng thịnh của nó trong suốt hai thế kỷ XIII-XIV. Nhiều nhà soạn những vở diễn tuồng múa hát rất nhiều, khoảng trên 150 người, trong số đó nổi tiếng nhất là Quan Hán Khanh có ít nhất cũng khoảng 60 vở tuồng.

 

Một mặt nạ dùng trong Kinh kịch.

Tạp kịch thời nhà Nguyên thâu hóa và chuyển thể các tác phẩm văn học Trung Quốc cổ đại. Trong một vở thường có bốn hồi và đôi khi có thêm phần phi lộ. Vai chính phải hát trong thời gian diễn suốt vở kịch. Dù các nhạc phổ của Nguyên khúc không còn giữ được, nhưng qua hình ảnh và các tư liệu còn lại, người ta đã phát hiện các loại nhạc cụ gồm sáo, trống, não bạt.

Các nhân vật trong tạp kịch thời nhà Nguyên là anh hùng, văn nhân, kĩ nữ, cường đạo, quan tòa, ẩn sĩ, và các vai siêu nhiên (ma, qủy, v.v...).

Cuối thời nhà Nguyên, Nam hí chuyển hóa thành thể loại Truyền kỳ. Truyền kì tập trung vào các chủ đề tình cảm lãng mạn trên sân khấu trong suốt 200 năm sau đó. Âm nhạc trong thể loại Nam hí bao gồm các khúc hát và ca từ trong dân gian, các bài ca dao ở thôn quê mang tính chất đặc thù địa phương khá đậm. Do vậy trong Truyền kì nghệ thuật diễn đã phát triển thành hệ thống bốn giọng nói địa phương: Hải Diêm, Dặc Dương, Dư Diêu, và Côn Sơn. Các Khúc hát vùng Côn Sơn được gọi là Côn khúc thống lĩnh sân khấu từ cuối thời nhà Minh.

Đến thời nhà Thanh thì Côn khúc được gọi là Nhã bộ, rất được giới sĩ phu trí thức hâm mộ. Vào giai đoạn Côn Khúc suy tàn, các loại hí kịch địa phương mới có dịp nở rộ và được gọi theo tên địa phương như Xuyên kịch của vùng Tứ Xuyên, Tương kịch của vùng Tương Dương, cho đến Cống kịch, Huy kịch, v.v... mà sau này tất cả được gọi là chung là Kinh Kịch. Kinh kịch đôi khi được diễn giải là loại hát kịch ở Bắc Kinh.

Ngày nay, giới trẻ ở Trung Quốc không còn ham thích loại nghệ thuật sân khấu tuồng cổ này nữa.

Trong Kinh kịch thường hay có các màn nhào lộn, xiếc, và diễn trò và không có vị trí gì trong võ thuật Trung Hoa. Nhưng võ thuật Trung Hoa đã thâm nhập vào loại hình nghệ thuật này và góp sức làm giàu thêm cho khung cảnh Văn hóa Trung Hoa.

Sau này các diễn viên Kinh kịch được đào tạo bài bản thường chuyển sang thành các diễn viên võ thuật trong điện ảnh như Quan Đức Hưng là người đầu tiên diễn vai Hoàng Phi Hồng, Thành Long (còn gọi là Jackie Chan) trong các thể loại phim võ hài do anh đổi mới phong cách cùng với Hồng Kim Bảo để thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của thể loại phim Kungfu của Lý Tiểu Long khởi xướng từ cuối thập kỉ 1960, Lục Tiểu Linh Đồng trong vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim truyền hình nhiều tập Tây du ký được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân thời nhà Minh,...

Có thể nói rằng Kinh kịch đã góp phần làm phong phú diện mạo của điện ảnh Hồng Kông và Trung Quốc hiện đại. Do đó có người cho rằng trong thể loại phim quyền cước của Hồng Kông có hai loại võ thuật là võ thuật thật sự của các võ sư và quyền sư tham gia diễn và võ thuật sân khấu của những diễn viên Kinh kịch chuyển sang.

  1. ^ Chengbei Xu (ngày 9 tháng 3 năm 2012). Peking Opera. Cambridge University Press. tr. 15. ISBN 978-0-521-18821-0.
  2. ^ Mark C. Elliott (2009). Emperor Qianlong: Son of Heaven, Man of the World. Longman Publishing Group. tr. 3. ISBN 978-0-321-08444-6.
  3. ^ Goldstein, Joshua S. (2007) p.3
  4. ^ a b Huang, Jinpei (1989). “Xipi and Erhuang of Beijing and Guangdong styles”. Asian Music. Asian Music, Vol. 20, No. 2. 20 (2): 152–195. doi:10.2307/834024. JSTOR 834024.
  5. ^ Wilson, Charles, Hans Frankel (2006). “What is Kunqu Theatre?”. Wintergreen Kunqu Society. Bản gốc (Web) lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Goldstein, Joshua S (2007) pp. 2

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kinh_kịch&oldid=67407090”

4 năm trước TỪ VỰNG THEO CHỦ ĐỀ

TỪ VỰNG TIẾNG TRUNG CHỦ ĐỀ ĐIỆN ẢNH

1. Xưởng phim: 电影制片厂 Diànyǐng zhì piàn chǎng 2. Công ty nghe nhìn: 音像公司 yīnxiàng gōngsī 3. Xưởng dịch phim: 电影译制片厂 diànyǐng yì zhì piàn chǎng 4. Sản xuất phim: 电影摄制 diànyǐng shèzhì 5. Máy quay phim: 电影摄影机 diànyǐng shèyǐngjī 6. Phim nhựa: 电影胶片 diànyǐng jiāopiàn 7. Chuyển thể từ tiểu thuyết thành phim: 把小说拍摄成电影 bǎ xiǎoshuō pāishè chéng diànyǐng 8. Làm phim, quay phim: 拍电影 pāi diànyǐng 9. Bắt đầu làm phim: 开始拍摄 kāishǐ pāishè 10. Diễn thử: 试演 shì yǎn 11. Pha chiếu thử: 试镜头 shì jìngtóu 12. Dàn dựng và diễn tập: 排练 páiliàn 13. Lên màn ảnh: 上银幕 shàng yínmù 14. Ngôi sao điện ảnh: 主演 zhǔyǎn 15. Sự xuất hiện của diễn viên phụ: 客串演出 kèchuàn yǎnchū 16. Ngôi sao màn bạc: 明星 míngxīng 17. Quay ngoại cảnh: 拍外景 pāi wàijǐng 18. Kịch bản phim: 电影剧本 diànyǐng jùběn 19. Kịch bản cho từng cảnh: 分镜头剧本 fēnjìngtóu jùběn 20. Chiếu sáng: 照明 zhàomíng 21. Cảnh trong phim: 电影布景 diànyǐng bùjǐng 22. Cắt nối biên tập phim: 剪辑 jiǎnjí 23. Cắt nối biên tập nhảy cóc: 跳越剪辑 tiào yuè jiǎnjí 24. Phần phụ đề giới thiệu phim (hãng phim, đạo diễn, diễn viên): 片头字幕 piàntóu zìmù 25. Pha quay lại: 重拍镜头 chóng pāi jìngtóu 26. Chữ thuyết minh (phụ đề): 字幕 zìmù 27. Phim gốc có hình và tiếng: 声画合成拷贝 shēng huà héchéng kǎobèi 28. Pha quay đặc tả: 特写镜头 tèxiě jìngtóu 29. Cảnh quay xa: 远景 yuǎnjǐng 30. Toàn cảnh: 全景 quánjǐng 31. Pha quay láy lại chớp nhoáng: 闪回镜头 shǎn huí jìngtóu 32. Lời thuyết minh: 解说词 jiěshuō cí 33. Thuyết minh: 解说 jiěshuō 34. Người thuyết minh: 解说者 jiěshuō zhě 35. Nhạc nền: 背景音乐 bèijǐng yīnyuè 36. Âm thanh ngoài hình ảnh: 画外音 huàwàiyīn 37. Đối thoại: 对话 duìhuà 38. Bài hát chủ đề: 主题歌 zhǔtí gē 39. Cảnh bên trong: 内景 nèijǐng 40. Cảnh bên ngoài: 外景 wàijǐng 41. Thiết bộ đồng bộ âm hình: 音像同步装置 yīnxiàng tóngbù zhuāngzhì 42. Làm hình ảnh, âm thanh tăng dần hoặc giảm dần độ nét: 淡出 dànchū 43. Làm hình ảnh, âm thanh tăng dần hoặc giảm dần độ nét: 淡入 dànrù 44. Tua đi: 跳叙 tiào xù 45. Cố định hình ảnh: 定格 dìnggé 46. Pha lướt nhanh: 快镜头 kuài jìngtóu 47. Pha quay chậm: 慢镜头 màn jìngtóu 48. Điều chỉnh ống kính: 推进镜头 tuījìn jìngtóu 49. Cảnh quần chúng: 群众场面 qúnzhòng chǎngmiàn 50. Hình ảnh với kỹ thuật đặc biệt: 特技画面 tèjì huàmiàn 51. Pha quay mờ ảo: 梦幻镜头 mènghuàn jìngtóu 52. Cảnh nhấp nháy: 闪景 shǎn jǐng 53. Pha hỗn hợp: 混合镜头 hùnhé jìngtóu 54. Pha kết thúc: 结束镜头 jiéshù jìngtóu 55. Phim mẫu: 工作样片 gōngzuò yàngpiàn 56. Người làm phim: 电影摄制者 diànyǐng shèzhì zhě 57. Người sản xuất phim: 制片人 zhì piàn rén 58. Chủ nhiệm phim: 制片主任 zhì piàn zhǔrèn 59. Đạo diễn: 导演 dǎoyǎn 60. Tổng đạo diễn: 总导演 zǒng dǎoyǎn 61. Đạo diễn phim tài liệu: 纪录片导演 jìlùpiàn dǎoyǎn 62. Kỹ thuật viên âm thanh: 音响师 yīnxiǎng shī 63. Kỹ thuật viên ghi âm: 录音师 lùyīn shī 64. Người quay phim: 摄影师 shèyǐng shī 65. Chỉ đạo mỹ thuật: 美术指导 měishù zhǐdǎo 66. Người dàn cảnh: 布景师 bùjǐng shī 67. Người phụ trách hóa trang: 化装师 huàzhuāng shī 68. Chiếu sáng: 照明 zhàomíng 69. Thư ký trường quay: 场记 chǎngjì 70. Tác giả kịch bản gốc của phim: 电影脚本作家 diànyǐng jiǎoběn zuòjiā 71. Nhà thiết kế trang phục: 服装设计师 fúzhuāng shèjì shī 72. Cắt nối biên tập: 剪辑 jiǎnjí 73. Sáng tác nhạc: 作曲 zuòqǔ 74. Chỉ huy dàn nhạc: 乐队指挥 yuèduì zhǐhuī 75. Quy chế về minh tinh màn bạc: 明星制 míngxīng zhì 76. Cuộc biểu diễn của các ngôi sao: 明星荟萃的演出 míngxīng huìcuì de yǎnchū 77. Trận địa của các ngôi sao: 全明星阵容的 quán míngxīng zhènróng de 78. Minh tinh màn bạc: 电影明星 diànyǐngmíngxīng 79. Diễn viên điện ảnh: 电影演员 diànyǐng yǎnyuán 80. Diễn viên ăn khách: 叫座演员 jiàozuò yǎnyuán 81. Ngôi sao được trọng vọng: 特邀明星 tè yāo míngxīng 82. Ngôi sao siêu hạng: 超级明星 chāojí míngxīng 83. Vua điện ảnh: 影帝 yǐngdì 84. Nữ hoàng điện ảnh: 影后 yǐng hòu 85. Ngôi sao trẻ: 小明星 xiǎo míngxīng 86. Vai diễn: 电影角色 diànyǐng juésè 87. Vai diễn có tước hiệu: 片名角色 piàn míng juésè 88. Nhân vật chính: 主角 zhǔjiǎo 89. Nhân vật nam chính: 男主角 nán zhǔjiǎo 90. Nhân vật nữ chính: 女主角 nǚ zhǔjiǎo 91. Vai phụ: 配角 pèijiǎo 92. Vai nam phụ: 男配角 nán pèijiǎo 93. Vai nữ phụ: 女配角 nǚ pèijiǎo 94. Vai diễn tạm thời: 反串角色 fǎnchuàn juésè 95. Diễn viên tạm thời: 临时演员 línshí yǎnyuán 96. Đóng thế: 替身 tìshēn 97. Diễn viên đặc biệt: 特技演员 tèjì yǎnyuán 98. Thư viện phim: 影片库 yǐngpiàn kù 99. Phim câm: 无声片 wúshēng piàn

100. Phim có tiếng: 有声片 yǒushēng piàn

101. Phim đen trắng: 黑白影片 hēibái yǐngpiàn 102. Phim màu: 彩色电影 cǎi sè diànyǐng 103. Phim màn ảnh rộng: 宽银幕影片 kuān yínmù yǐngpiàn 104. Phim lập thể màn ảnh rộng: 宽银幕立体声电影 kuān yínmù lìtǐshēng diànyǐng 105. Phim viễn tưởng: 深景影片 shēn jǐng yǐngpiàn 106. Phim toàn cảnh: 全景影片 quánjǐng yǐngpiàn 107. Phim nổi: 立体影片 lìtǐ yǐngpiàn 108. Phim chưởng, hài: 打斗喜剧片 dǎdòu xǐjù piàn 109. Phim hoạt hình: 动画片 dònghuà piàn 110. Phim cao bồi: 西部电影 xībù diànyǐng 111. Phim kinh dị: 惊险恐怖片 jīngxiǎn kǒngbù piàn 112. Phim trinh thám: 侦探片 zhēntàn piàn 113. Phim ca nhạc: 音乐片 yīnyuè piàn 114. Phim nghệ thuật: 艺术影片 yìshù yǐngpiàn 115. Phim chiến tranh: 战争片 zhànzhēng piàn 116. Phim lịch sử: 历史影片 lìshǐ yǐngpiàn 117. Phim giáo dục: 教育影片 jiàoyù yǐngpiàn 118. Phim khoa học viễn tưởng: 科幻影片 kēhuàn yǐngpiàn 119. Phim thám hiểm vũ trụ: 太空探险片 tàikōng tànxiǎn piān 120. Phim tai nạn: 灾难片 zāinàn piàn 121. Phim thời sự: 新闻片 xīnwén piàn 122. Phim tài liệu du lịch: 旅游纪录片 lǚyóu jìlùpiàn 123. Phim tài liệu: 纪录片 jìlùpiàn 124. Phim tài liệu chiến tranh: 战争纪录片 zhànzhēng jìlùpiàn 125. Phim ngắn: 电影短片 diànyǐng duǎnpiàn 126. Phim ngắn nhiều tập: 系列短片 xìliè duǎnpiàn 127. Phim chiến sự: 故事片 gùshìpiàn 128. Phim hành động: 情节电影 qíngjié diànyǐng 129. Phim bí mật: 地下电影 dìxià diànyǐng 130. Phim đồi trụy: 色情电影 sèqíng diànyǐng 131. Phim “mì ăn liền”: 粗制滥造的影片 cūzhìlànzào de yǐngpiàn 132. Phim dành cho người lớn: 成人电影 chéngrén diànyǐng 133. Phim giải trí: 轻松的影片 qīngsōng de yǐngpiàn 134. Phim dịch từ tiếng nước ngoài: 外郭译制片 wàiguō yì zhì piàn 135. Bộ phim hoành tráng: 豪华巨片 háohuá jù piàn 136. Phim hợp tác xây dựng: 合拍片 hépāi piàn 137. Phim chiếu đợt đầu: 首论影片 shǒu lùn yǐngpiàn 138. Phim phụ: 加片 jiā piàn 139. Phim chiếu lại: 重映片 chóng yìng piàn 140. Phim cũ: 旧片 jiù piàn 141. Thứ bậc của phim: 电影等级 diànyǐng děngjí 142. Loại bình thường: 普通级 pǔtōng jí 143. Loại hạn chế (cấp hạn chế): 限制级 xiànzhì jí 144. Cấp phụ đạo: 辅导级 fǔdǎo jí 145. Liên hoan phim: 电影节 diànyǐng jié 146. Liên hoan phim quốc tế cannes: 嘎纳国际电影节 gā nà guójì diànyǐng jié 147. Liên hoan phim quốc tế venice: 威尼斯国际电影节 wēinísī guójì diànyǐng jié 148. Liên hoan phim quốc tế beclin: 柏林国际电影节 bólín guójì diànyǐng jié 149. Liên hoan phim quốc tế sanfanciscô: 旧金山国际电影节 jiùjīnshān guójì diànyǐng jié 150. Liên hoan phim quốc tế tokyo: 东京国际电影节 dōngjīng guójì diànyǐng jié 151. Liên hoan phim quốc tế thượng hải: 上海国际电影节 shànghǎi guójì diànyǐng jié 152. Liên hoan phim tranh giải thưởng kim mã: 金马将影展 jīnmǎ jiāng yǐngzhǎn 153. Giải tượng vàng oscar: 奥斯卡金像奖 àosīkǎ jīn xiàng jiǎng 154. Giải gary cooper: 加莱古柏将 jiā lái gǔ bǎi jiāng 155. Giải sư tử vàng: 金狮将 jīn shī jiāng 156. Giải gấu vàng: 金熊奖 jīn xióng jiǎng 157. Giải cổng vàng: 进门将 jìnmén jiàng 158. Giải kim mã: 金马将 jīnmǎ jiāng 159. Giải kim kê: 金鸡将 jīnjī jiāng 160. Giải trăm hoa: 百花奖 bǎihuā jiǎng 161. Giải lớn: 大奖 dàjiǎng 162. Giải đặc biệt: 特别奖 tèbié jiǎng 163. Giải danh dự: 荣誉奖 róngyù jiǎng 164. Giải phim hay nhất: 最佳影片奖 zuì jiā yǐngpiàn jiǎng 165. Giải thưởng phim ưu tú: 优秀影片奖 yōuxiù yǐngpiàn jiǎng 166. Giải phim truyện hay nhất: 最佳故事片奖 zuì jiā gùshìpiàn jiǎng 167. Giải phim tài liệu hay nhất: 最佳纪录片奖 zuì jiā jìlùpiàn jiǎng 168. Giải phim giáo khoa hay nhất: 最佳科教片奖 zuì jiā kējiàopiàn jiǎng 169. Giải phim nước ngoài hay nhất: 最佳外国片将 zuì jiā wàiguó piàn jiāng 170. Giải nhất đạo diễn: 最佳导演奖 zuì jiā dǎoyǎn jiǎng 171. Giải nhất nam diễn viên: 最佳男演员奖 zuì jiā nán yǎnyuán jiǎng 172. Giải nhất nữ diễn viên: 最佳女演员奖 zuì jiā nǚ yǎnyuán jiǎng 173. Giải nhất nam diễn viên phụ: 最佳男配角奖 zuì jiā nán pèijiǎo jiǎng 174. Giải nhất nữ diễn viên phụ: 最佳女配角奖 zuì jiā nǚ pèijiǎo jiǎng 175. Giải biên kịch giỏi nhất: 最佳编剧奖 zuì jiā biānjù jiǎng 176. Giải quay phim giỏi nhất: 最佳摄影奖 zuì jiā shèyǐng jiǎng 177. Giải biên tập giỏi nhất: 最佳剪辑奖 zuì jiā jiǎnjí jiǎng 178. Giải âm nhạc hay nhất: 最佳音乐奖 zuì jiā yīnyuè jiǎng 179. Giải hóa trang giỏi nhất: 最佳化妆奖 zuì jiā huàzhuāng jiǎng 180. Giải thiết kế trang phục đẹp nhất: 最佳服装设计奖 zuì jiā fúzhuāng shèjì jiǎng 181. Giải chỉ đạo nghệ thuật giỏi nhất: 最佳艺术指导将 zuì jiā yìshù zhǐdǎo jiāng 182. Giải phối âm hay nhất: 最佳配音将 zuì jiā pèiyīn jiāng 183. Giải ghi âm hay nhất: 最佳录音奖 zuì jiā lùyīn jiǎng 184. Giải cao nhất dành cho đạo cụ: 最佳道具将 zuì jiā dàojù jiāng 185. Giải thiết kế dàn cảnh giỏi nhất: 最佳布景设计将 zuì jiā bùjǐng shèjì jiāng 186. Giải hiệu quả âm thanh hay nhất: 最佳音响效果将 zuì jiā yīnxiǎng xiàoguǒ jiāng 187. Giải kỹ xảo hay nhất: 最佳特技将 zuì jiā tèjì jiāng 188. Giải diễn xuất: 演出奖 yǎnchū jiǎng 189. Đưa danh sách đề cử: 提名 tímíng 190. Chương trình phim: 排片表 páipiàn biǎo 191. Người gác cửa: 看门人 kān ménrén 192. Người bán vé: 售票员 shòupiàoyuán 193. Người soát vé: 检票员 jiǎnpiào yuán 194. Vé xem phim: 电影票 diànyǐng piào 195. Giá vé: 票价 piào jià 196. Phòng bán vé: 票房 piàofáng 197. Thu nhập của phòng vé: 票房收入 piàofáng shōurù 198. Biên bản của phòng vé: 票房纪录 piàofáng jìlù 199. Người phụ trách chiếu phim: 放映员 fàngyìng yuán 200. Giám đốc: 经理 jīnglǐ 201. Người thuê phim: 租片员 zū piàn yuán 202. Màn ảnh (phông): 银幕 yínmù 203. Máy chiếu phim: 放映机 fàngyìngjī 204. Người xếp chỗ: 引座员 yǐn zuò yuán 205. Chiếu phim công cộng: 公映 gōngyìng 206. Chiếu liền hai bộ phim: 两片连映 liǎng piàn lián yìng 207. Chiếu thử trong nội bộ: 内部预映 nèibù yù yìng 208. Cuộc triển lãm hồi cố (nhìn lại quá khứ): 回顾展 huígù zhǎn 209. Chiếu sớm: 早场 zǎo chǎng 210. Buổi chiếu ban ngày: 日场 rì chǎng 211. Buổi chiếu tối: 夜场 yèchǎng 212. Buổi chiếu muộn (đêm): 午夜场 wǔyè chǎng 213. Người đầu cơ vé: 高价倒卖戏票者 gāojià dǎomài xì piào zhě 214. Rạp chiếu phim thời sự: 新闻电影院 xīnwén diànyǐngyuàn 215. Rạp chiếu phim quay vòng: 轮回上映的电影院 lúnhuí shàngyìng de diànyǐngyuàn 216. Rạp chiếu phim vòng đầu (phim mới): 首论电影院 shǒu lùn diànyǐngyuàn 217. Rạp mini chiếu phim thí nghiệm: 实验小影院 shíyàn xiǎo yǐngyuàn 218. Rạp chiếu phim cao cấp (sang trọng): 豪华影院 háohuá yǐngyuàn 219. Nhà chiếu phim văn kiện: 文献电影馆 wénxiàn diànyǐng guǎn 220. Phòng video: 录像馆 lùxiàng guǎn 221. Phòng chiếu phim gia đình (tư nhân): 私人放映间 sīrén fàngyìng jiān 222. Rạp chiếu phim ngoài trời có chỗ đậu ô tô: 露天汽车影院 lùtiān qìchē yǐngyuàn 223. Khán giả điện ảnh: 电影观众 diànyǐng guānzhòng 224. Quảng cáo phim: 电影广告 diànyǐng guǎnggào 225. Ảnh phim: 电影剧照 diànyǐng jùzhào 226. Tạp chí điện ảnh: 电影杂志 diànyǐng zázhì 227. Giới thiệu tóm tắt về phim: 电影简介 diànyǐng jiǎnjiè 228. Người mê phim: 影迷 yǐng mí 229. Bình luận phim: 影评 Yǐngpíng

230. Bộ sưu tập phim: 影片集锦 yǐngpiàn jíjǐn

===================

TIẾNG TRUNG THĂNG LONG

Diễn kịch tiếng Trung là gì
 Địa chỉ: Số 1E, ngõ 75 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 
Diễn kịch tiếng Trung là gì
 Hotline: 0987.231.448
Diễn kịch tiếng Trung là gì
 Website: http://tiengtrungthanglong.com/
Diễn kịch tiếng Trung là gì
 Học là nhớ, học là giỏi, học là phải đủ tự tin bước vào làm việc và kinh doanh.

Nguồn: www.tiengtrungthanglong.com
Bản quyền thuộc về: Tiếng Trung Thăng Long
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả


Page 2