Định lượng glucose trong máu là gì

Chỉ số đường huyết là giá trị biểu thị mức nồng độ đường glucose ở trong máu. Đường huyết tăng cao hay giảm xuống thấp đều là những vấn đề cần được quan tâm và  khắc phục bởi vì nó có thể gây ra nhiều rủi ro về sức khỏe với người bệnh. Không chỉ vậy, việc theo dõi chỉ số đường huyết đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường.

Glucose máu là chỉ số dùng để đánh giá nồng độ đường glucose – một loại đường đơn giản nhất sau khi được phân hủy từ thực phẩm có chứa chất bột, đường – có trong máu. Chỉ số glucose máu thay đổi liên tục trong ngày, phụ thuộc vào thời điểm đo trước ăn hay ăn sau.

Nồng độ glucose máu thường được đo bằng milligrams/deciliter [mg/dL] hoặc millimoles/liter [mmol/L]. Cách chuyển đổi giữa 2 đơn vị này như sau:

–    Từ mg/dL -> mmol/L: chia [:] cho 18

–    Từ mmol/L -> mg/dL: nhân [x] với 18

Hàm lượng glucose trong máu người bình thường khi đói [không ăn hoặc uống đồ có năng lượng ít nhất 8 tiếng] là từ 70 mg/dL [3.9 mmol/L] và 92 mg/dL [5.0 mmol/L]. Phải lấy giá trị đường huyết lúc đói này là bởi vì nồng độ đường trong máu không cố định, phụ thuộc vào việc trước đó bạn ăn gì hoặc uống gì, tâm trạng ra sao, đêm trước có mất ngủ hay không. Chính vì vậy phải lấy căn cứ đường huyết lúc đói để đánh giá chỉ số glucose máu của người đó có bình thường hay không.

Khi nồng độ glucose máu khoảng < 3 mmol/l [70 mg/dl] tức là bị hạ đường huyết. Bạn có thể thấy tay chân bủn rủn, run rẩy, đói cồn cào, hoa mắt, vã mồ hôi… Khi đó bạn cần xử lý nhanh bằng cách ăn 1 – 2 viên kẹo glucose hoặc uống 1 cốc nước ép trái cây hoặc uống 3 – 4 thìa cà phê đường.

Bạn có thể được chỉ định 1 trong 3 xét nghiệm sau đây để kiểm tra nồng độ đường trong máu tại các thời điểm:

  • Xét nghiệm glucose huyết bất kỳ: Mẫu máu được lấy ở tĩnh mạch tại bất kỳ thời điểm nào, không cố định.
  • Xét nghiệm xác định glucose máu lúc đói [Test FPG]: Người bệnh phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ qua đêm, chỉ được uống nước lọc, nước đun sôi để nguội sau đó lấy máu để thực hiện xét nghiệm vào sáng hôm sau
  • Xét nghiệm glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g [test OGTT]: Người bệnh cần phải nhịn đói qua đêm hôm trước, rồi lấy máu xét nghiệm vào sáng ngày hôm sau tại thời điểm 2 giờ sau khi uống dung dịch chứa 75g đường glucose.

Dựa trên kết quả về chỉ số đường huyết của các xét nghiệm có thể xác định một người có chỉ số đường huyết bình thường, đang trong giai đoạn tiền tiểu đường hoặc đã mắc bệnh tiểu đường.

Chú thích: Tiền tiểu đường là giai đoạn xảy ra trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán, có thể kéo dài 5 – 10 năm. Ngưỡng glucose huyết đã cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi có 1 trong 3 tiêu chí xét nghiệm sau đây phù hợp:

Nếu không có kèm theo các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường [ăn nhiều, gầy sút nhanh, tiểu nhiều, uống nhiều] thì khi chẩn đoán mắc bệnh cần thực hiện xét nghiệm ít nhất 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 1 – 7 ngày.

Khi chỉ số glucose máu lúc đói ở những mức có trong bảng này, bạn cần xử lý sớm theo các hướng dẫn trong bảng sau đây.

Nhìn chung để giảm chỉ số đường huyết khó khăn hơn khá nhiều so với việc tăng chỉ số đường huyết và nó đòi hỏi người bệnh phải kết hợp nhiều giải pháp, đặc biệt là khi người bệnh đã mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là những giải pháp giúp giảm chỉ số đường huyết:

  • Giảm bớt các thực phẩm chứa thành phần là carbohydrate [chất bột đường] mà cơ thể dễ tiêu hóa trong chế độ ăn chẳng hạn như cơm trắng, bánh mì, bún, miến, mì tôm, bánh quy… trong chế độ ăn hằng ngày.
  • Sử dụng nhiều hơn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ để làm chậm quá trình tiêu hóa, tránh glucose được hấp thu vào máu ồ ạt vào cùng một thời điểm khiến cho đường huyết tăng cao. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ là gạo lứt, gạo nguyên cám, khoai lang, đậu đỗ, các loại rau, quả bơ, các loại hạt…
  • Tăng các hoạt động thể chất để giúp giảm tình trạng kháng lnsulin nhằm giúp đường có trong máu có thể đi vào tế bào dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm chỉ số đường huyết.
  • Sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ khi mắc bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng thêm các thảo dược có tác dụng giảm và ổn định đường huyết như Tinh chất lá xoài, Mướp đắng, Hoàng bá, Quế chi, lá Neem… cũng là một lựa chọn phù hợp với người mới phát hiện glucose máu cao. Nhờ tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường trong cơ thể, sự có mặt của các thảo dược thiên nhiên này giúp làm giảm nhanh và ổn định đường huyết, từ đó giúp sống lâu hơn khi bị tiểu đường.

VTV2 đưa tin về công dụng của Tinh chất lá Xoài trong việc giảm và ổn định đường huyết:



Ds.Lê Hoa

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

Nguồn:

//www.medicalnewstoday.com/articles/317536.php

//www.webmd.com/diabetes/qa/what-causes-blood-sugar-levels-to-change

//www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html

//www.diabetesselfmanagement.com/blog/what-is-a-normal-blood-sugar-level/

Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường? là thắc mắc của rất nhiều người khi lần đầu tiên đi kiểm tra chỉ số đường huyết. Chỉ số glucose máu giúp chúng ta đánh giá được định lượng glucose trong máu, từ đó làm cơ sở xác định bệnh tiểu đường.

Glucose trong máu là gì?

Glucose là một loại đường đơn giản – sản phẩm chủ yếu của quá trình chuyển hóa chất bột đường [carbohydrate] được cơ thể sử dụng nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động của nhiều tế bào. Glucose máu là cách gọi đơn giản để chỉ nồng độ đường glucose trong máu.

Xét nghiệm glucose máu cho biết nồng độ đường glucose máu trong các điều kiện nhất định. Từ đó, đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể. Nhờ vậy có thể xác định một người có mắc các bệnh lý liên quan tới đường huyết [hạ đường huyết, tiểu đường, tiền tiểu đường…] hay không. Cùng với đó, xét nghiệm glucose máu còn giúp đánh một người mắc bệnh tiểu đường có đáp ứng với các phương pháp điều trị đang được áp dụng hay không.

Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Định lượng glucose trong máu còn được gọi là chỉ số đường huyết hay nồng độ glucose trong máu. Chỉ số này cho biết định lượng glucose hiện có trong máu. Định lượng glucose trong máu của mỗi người là khác nhau. Có thể biến đổi theo từng phút, từng giờ. Dựa vào định lượng này có thể xác định bệnh tiểu đường.

Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Định lượng glucose trong máu ở mức bình thường vào buổi sáng [khi chưa ăn uống gì] là khoảng từ 70 mg/dl – 92 mg/dl [tương đương 3,9 mmol/l – 5,0 mmol/l].

Sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên, nhưng vẫn ở dưới ngưỡng 120 mg/dl.
Nếu định lượng glucose trong máu ở cao hơn mức kể trên thì có khả năng mắc bệnh tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose.

Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường? Để xác định một người có bị tiểu đường hay không các bác sỹ phải dựa vào kết quả của các xét nghiệm xác định glucose máu.

chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường

Một người sẽ được xác định mắc tiểu đường khi glucose máu thuộc 1 trong 3 trường hợp dưới đây:

1. ≥ 126 mg/dL [hay 7 mmol/L] với xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói [FPG].

2. ≥ 200 mg/dL [hay 11.1 mmol/L] với xét nghiệm xác định glucose máu sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose [uống 75 gam đường glucose và kiểm tra đường huyết sau 2 giờ].

3. ≥ 200 mg/dL [hay 11.1 mmol/L] với xét nghiệm đường huyết bất kỳ.

Nếu người bệnh không xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường [ăn nhiều, gầy sút nhanh, tiểu nhiều, uống nhiều] thì để chẩn đoán chính xác thì các xét nghiệm cần được thực hiện ít nhất 2 lần [cách nhau không quá 7 ngày].

Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm 1 và 2 cho thấy mức glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đến ngưỡng chẩn đoán tiểu đường, khi đó bạn sẽ ở giai đoạn tiền tiểu đường.

Những cách làm giảm glucose máu an toàn, hiệu quả nhanh

Để điều trị tình trạng chỉ số glucose trong máu cao, cần lưu ý thực hiện những vấn đề sau:

Theo dõi các dấu hiệu tăng đường huyết và có cách ngăn chặn từ sớm

Các biểu hiện tăng đường huyết thường xuất hiện khi glucose trên 200 mg/dL [11,1 mmol/L]. Bao gồm mệt mỏi, đau đầu dữ dội, khô miệng, nhìn mờ, tiểu nhiều. Điều quan trọng nhất bạn cần làm khi có các dấu hiệu trên hoặc nặng hơn là đo đường huyết nếu có máy đo tại nhà. Hoặc tới bệnh viện để có biện pháp điều trị giảm đường máu kịp thời.

Lựa chọn thực phẩm không gây tăng đường huyết

Bạn nên cắt giảm lượng tinh bột có trong cơm, phở, bún, bánh kẹo…; Nên ăn giảm số lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn bằng 1/2 hoặc 2/3 so với trước đây. Ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm ít làm tăng lượng đường trong máu như hạt yến mạch, gạo lứt. Tăng cương các loại ra giàu chất xơ hòa tan như rau bi na, đậu bắp, khoai lang, mồng tơi, rau dền…

Tập thể dục thường xuyên hơn

Hoạt động vừa phải sẽ làm giảm lượng đường trong máu và giúp cơ thể chuyển hóa thực phẩm. Sử dụng glucose một cách hiệu quả hơn mà không gây tăng đường huyết đột ngột. Bạn nên hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày một tuần. Các bài tập phù hợp cho bạn bao gồm: đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, sử dụng máy chạy bộ…

Sử dụng các thảo dược tự nhiên

Sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm đường huyết. Có rất nhiều loại dược liệu đã được sử dụng trong dân gian với tác dụng giảm đường huyết.

Video liên quan

Chủ Đề