Doanh thu bằng bao nhiêu mới được chuyển khoản

Từ ngày 1-12, giao dịch tiền điện tử trong nước từ 500 triệu đồng trở lên và chuyển tiền điện tử quốc tế có từ 1.000 USD thì phải báo cáo với cơ quan phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Doanh thu bằng bao nhiêu mới được chuyển khoản

Từ ngày 1-12, giao dịch tiền điện tử trong nước từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước - Ảnh: N.PHƯỢNG

Đây là nội dung mới đáng chú ý nêu tại thông tư 09 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Cụ thể, với giao dịch trong nước, tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương.

Còn đối với giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế, giá trị từ 1.000 USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương cũng phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước.

Nội dung thông tin báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn khá chi tiết.

Theo đó, về thông tin của tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng, thông tin báo cáo gồm tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch; địa chỉ trụ sở chính (hoặc mã ngân hàng đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, mã SWIFT đối với chuyển tiền điện tử quốc tế); quốc gia nhận và chuyển tiền.

Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử gồm họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; số thị thực nhập cảnh (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có); quốc tịch (theo chứng từ giao dịch).

Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử gồm tên giao dịch đầy đủ và viết tắt (nếu có); địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; quốc gia nơi đặt trụ sở chính.

Thông tin về giao dịch gồm số tài khoản (nếu có); số tiền; loại tiền; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (nếu loại tiền giao dịch là ngoại tệ); lý do, mục đích giao dịch; mã giao dịch; ngày giao dịch;…

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng cho hay, riêng các giao dịch chuyển tiền điện tử không phải báo cáo gồm giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.

Giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.

(Chinhphu.vn) - Sau khi công bố chính sách miễn phí toàn diện trên Ngân hàng số VCB Digibank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục thông báo điều chỉnh hạn mức chuyển tiền online với mức tăng cao nhất lên đến 10 tỷ đồng/giao dịch kể từ ngày 1/1/2022.

.jpg) Vietcombank có hạn mức chuyển tiền online với mức tăng cao nhất lên đến 10 tỷ đồng/giao dịch kể từ ngày 1/1/2022

Theo đó, hạn mức chuyển tiền tối đa đối với khách hàng thông thường sẽ tăng từ 01 tỷ đồng/giao dịch lên 3 tỷ đồng/giao dịch. Hạn mức chuyển tiền tối đa đối với khách hàng ưu tiên sẽ tăng từ 3 tỷ đồng/giao dịch lên 10 tỷ đồng/giao dịch. Đây là các hạn mức chuyển tiền thuộc nhóm cao nhất trên thị trường hiện nay. Hạn mức chuyển tiền mặc định ban đầu của khách hàng khi đăng ký Ngân hàng số VCB Digibank vẫn được giữ nguyên là 100 triệu đồng/giao dịch, khách hàng có thể chủ động điều chỉnh hạn mức theo nhu cầu ngay trên Ngân hàng số VCB Digibank. Các giao dịch có giá trị trên 100 triệu đồng được xác thực thông qua Smart OTP theo quy định của NHNN. Bên cạnh các ưu điểm về an toàn, bảo mật và giao dịch với hạn mức cao, Smart OTP còn giúp khách hàng có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi, xuyên biên giới mà không phụ thuộc vào việc nhận – gửi tin nhắn SMS truyền thống. Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank chia sẻ: với xu hướng giao dịch trực tuyến tăng mạnh trong thời gian qua, cùng với chính sách miễn phí toàn diện được triển khai ngay từ đầu năm 2022, việc tăng hạn mức giao dịch trực tuyến là mảnh ghép tiếp theo của chúng tôi để giúp khách hàng chủ động giao dịch hoàn toàn trên kênh số của Vietcombank. Trước đó, Vietcombank đã thông báo miễn toàn bộ Phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống từ ngày 1/1/2022. Khách hàng thực hiện chuyển tiền là được miễn phí mà không cần đăng ký gói dịch vụ, không yêu cầu duy trì số dư tối thiểu. Ngoài ra, Vietcombank cũng miễn toàn bộ Phí duy trì dịch vụ và Phí quản lý 1 tài khoản mặc định đăng ký VCB Digibank.

Anh Minh

Chuyển khoản bao nhiêu tiền thì phải kê khai?

Cụ thể, đối với giao dịch trong nước sẽ phải báo cáo nếu giao dịch bằng tiền mặt từ 400 triệu đồng trở lên. Còn nếu chuyển khoản thì từ 500 triệu đồng, hoặc giao dịch ngoại tệ có giá trị tương đương.

1 ngày được xuất bao nhiêu hóa đơn điện tử?

Hoàn toàn có quyền xuất 02/nhiều hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) cho cùng 01 công ty trong cùng 01 ngày, tuy nhiên, các bên cần lưu ý về giá trị hàng hóa, dịch vụ để xác định hình thức thanh toán tránh việc không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Nếu hóa đơn mua vào trên 20 triệu mà chốt thanh toán bằng TM hoặc CK bằng TK của GĐ thì xử lý là thế nào?

Hoá đơn mua vào từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Như vậy, hóa đơn trên 20tr bằng tiền mặt sẽ không được tính vào chi phí được trừ.

Hóa đơn bao nhiêu được thanh toán tiền mặt?

Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.