Độc học môi trường là gì

45664506 giao-trinh-độc-học-moi-trường from Huỳnh Thúc

Độc học môi trường – Là tên 1 cuốn sách cung cấp các thông tin quý báu về các chất độc trong môi trường. Bên cạnh đó còn nêu ra những cách thức tác động đến con người; phương pháp phòng tránh…

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều những nguồn phát thải các chất độc hại đến cơ thể con người, gây ra các tác động tức thì hoặc lâu dài [từ ngữ chuyên ngành là nhiễm độc cấp tính và nhiễm độc mãn tính].

Để phòng tránh nguy cơ nhiễm độc các chất ô nhiễm phát thải từ hoạt động thường ngày trong cuộc sống, chúng tôi cung cấp tới mọi người quyển sách [sưu tầm] quý báu về mọi loại độc tố.

>>> Xem thêm bài viết: Dịch vụ tư vấn môi trường từ A – Z cho doanh nghiệp 2021

Một vài độc tố điển hình: 

Contents

Fomanđehit

Giới thiệu: Cùng vào thời gian phát hiện ô nhiễm amiăng trong không khí trong nhà xem chương 10], người ta nhận thấy formaldehit cũng là chất ô nhiễm phổ biến.  Cũng giống như amiăng, formaldehit được dùng nhiều trong công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng và vì vậy nó có mặt ở khắp nơi.

Các vật liệu xây dựng và đồ đạc trong gia đình và công sở cá dùng formaldehit là: ván sàn, panel, đồ gỗ [bàn ghế, tủ, giường, giá đỡ trên tường] vách ngăn từ xơ sợi, các tấm cách nhiệt, cách âm xốp từ nhựa urê–formaldehit để ốp tường. Tất cả những sản phẩm trên đều dùng nhựa chứa formaldehit [phenoplast hoặc aminolast] hoặc làm chất kết dính, hoặc sơn phủ bề mặt. 817 Nhựa urê–formaldehit không bền về mặt hóa học.

Chúng có thể giải phóng lượng formaldehit tự do, chưa phản ứng hết còn lưu lại trong sản phẩm cũng như do sự thủy phân của chính polymer.  Thông thường, formaldehit tự do có mặt trong những nhà di động [kéo theo ô tô để đi nghỉ vào cuối tuần] do sử dụng quá nhiều vật liệu tổng hợp hay ở những căn nhà cũ là do thủy phân các tấm gỗ ép, gỗ dán và các đồ đạc bằng gỗ nhân tạo [ép mạt cưa, vỏ bào, vật liệu sợi] hoặc do vách ngăn, tường ốp gỗ ép.

Các nguồn thải chính ra formaldehit:

Các sản phẩm gỗ ép:

Những sản phẩm gỗ ép, đặc biệt là những sản phẩm có chứa keo dán urea – formaldehit, là một nguồn tạo formaldehit. Những sản phẩm này bao gồm những miếng ván nhỏ để lót sàn, làm các ngăn kéo, tủ, đồ đạc, các loại giấy dán tường.

Trong các nhà và văn phòng nguồn formaldehit mạnh nhất là các tấm xốp urê–formaldehit dùng để cách nhiệt, cách âm, ốp tường hoặc vách ngăn giữa các phòng.  Vào những năm đầu thập niên 60; nhiều báo cáo đã nêu ra về việc các sản phẩm sợi, vải vóc, giấy chống thấm gây ra hiện tượng dị ứng cho con người. Những báo cáo này không được chấp nhận trong những năm gần đây; khi các nhà máy đang từng bước giảm lượng formaldehit.

Các loại vải sợi sau này cũng chỉ được thêm vào một lượng rất nhỏ chất này.

 Các nguồn đốt: việc đốt gỗ, dầu lửa, thuốc lá các loại khí tự nhiên và các động cơ đốt trong [như xe ô tô] cũng thải ra một lượng nhỏ formaldehydde, do đó cũng góp phần tạo ra nguồn formaldehit trong không khí trong nhà.  Mỹ phẩm, sơn, lớp phủ ngoài và một vài loại giấy chống thấm: lượng formaldehit thải ra từ sản phẩm này rất ít và nồng độ thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số người nhạy cảm và bị dị ứng với chúng.   Chất cách ly bọt urea– formaldehit .

Các sản phẩm như thảm hay vật dụng bằng thạch cao:

Những sản phẩm này không chứa formaldehit khi còn mới nhưng chúng lại có khả năng hút formaldehit phát ra từ các sản phẩm khác. Sau đó chúng phát thải trở lại chất này khi nhiệt độ, độ ẩm trong phòng thay đổi.

Hàm lượng formaldehit trong bầu không khí trong nhà:

Hàm lượng formaldehit trong bầu không khí trong nhà thường ở mức có thể đo được. Những khảo sát tại các tòa nhà văn phòng ở Mỹ cho thấy nồng độ formaldehit vào khoảng 0,04–0,06 ppm.

Hàm lượng formaldehit trong không khí ở một số địa điểm đặc biệt lên rất cao như sản xuất gỗ ép hoặc đóng đồ đạc bằng gỗ ép phải tiếp xúc với formaldehit ở nồng độ từ 1 đến 2,5 ppm. Các nhà lưu động dùng nhiều vật liệu từ nhựa urê–formaldehit. Đóng kín cửa và dùng không khí tuần hoàn thì hàm lượng formaldehit rất cao, dao động từ 0,01 đến 3 ppm.

Còn các căn nhà dùng tấm cách nhiệt – cách âm từ nhựa xốp urê–formaldehit, nồng độ formaldehit từ 0,01 đến 4 ppm, trung bình từ 0,03 đến 0,15 ppm. Nồng độ HCHO giảm theo thời gian, và cao nhất ở những căn nhà mới xây dựng.

Các nguồn khác

Nồng độ HCHO trong môi trường nội thất chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Bao gồm nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong nhà; sự chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, tốc độ gió.. Nồng độ này tăng theo nhiệt độ và độ ẩm, tác động của nhiệt độ rất có ý nghĩa. Nếu nhiệt độ tăng 6–8oC thì nồng độ HCHO tăng gấp đôi; và độ ẩm tương đối tăng 30–70%. Lúc đó nồng độ HCHO tăng 40%.  Nồng độ formaldehit cũng liên quan đến nhiệt độ ngoài trời. Nó thấp nhất trong những ngày lạnh và nhiều gió.

Tác động của formaldehit trong không khí trong nhà đến sức khỏe:

Formaldehit là chất khí không màu, có mùi cay, gây cảm giác nóng rát trong mắt và cuống họng; gây buồn nôn và khó thở nếu tiếp xúc với chúng ở nồng độ cao [trên 0,1 ppm].

Sự tập trung formaldehit cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cho người. Nó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư ở động vật và cả ở người.

Một vài triệu chứng có liên quan tới nhiễm formaldehit:

Chảy nước mắt, chảy mũi, cảm giác nóng rát ở mắt, mũi, cuống họng, nhức đầu, mệt mỏi. Đây cũng là những triệu chứng thường gặp khi bị lạnh, cúm; hoặc do các nguồn ô nhiễm không khí trong nhà khác gây ra. Nếu những triệu chứng này giảm đi khi ra ngoài và trở lại khi bạn trở về phòng thì chứng tỏ có sự ô nhiễm formaldehit trong nhà và cần có biện pháp làm giảm chúng xuống.

Khả năng chịu tác động độc hại của formaldehit phụ thuộc vào sự nhạy cảm của từng người. Đa số cảm thấy cay mắt, mũi và họng khi tiếp xúc với môi trường mà nồng độ formaldehit là 0,1 ppm đến 3ppm. Song nếu tiếp xúc liên tục với formaldehit nồng độ từ 2ppm trở lên; formaldehit bắt đầu phá hủy lớp bề mặt của mũi; làm giảm khá năng thanh lọc các chất bẩn và vi trùng của hệ hô hấp. Dẫn tới các bệnh đường hô hấp.

Chủ Đề