Độc tài có nghĩa là gì

Câu hỏi: Độc tài là gì?

Trả lời:

Độc tài: [tính từ, chỉ chế độ chính trị] do một người hay một nhóm người nắm tất cả quyền hành, tự mình quyết định mọi việc, dựa trên bạo lực.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm một số cụm từ liên quan đến độc tài nhé.

1. Chế độ độc tài là gì ?

Chế độ độc tài là mộtthể chế nhà nướcchuyên quyềnmà ở đó một cá nhân hoặc một nhóm với quyền lực không giới hạn cai trị, và họ có thể dùng những biện pháp trù dập những người đối lập để duy trì quyền lực. Khái niệm này có thể có hai nghĩa:

- Độc tài kiểu tư bảnlà một công chức chính trị thờiCộng hòa La Mã. Vị độc tài quan được giao cho quyền tối thượng trong lúc khẩn cấp. Quyền hành của họ nguyên thủy không tùy tiện hay kỳ quặc mà phải tuân thủpháp luật. Không có những chính thể độc tài như vậy trong khoảng đầu thế kỷ thứ hai [TCN], nhưng sau này những độc tài quan nhưSullavàHoàng đế La Mãthực thi quyền lực có tính cá nhân và độc đoán hơn.

- Trong nghĩa hiện dùng, chế độ độc tài đề cập đến hình thức cai trị độc đoán do một nhóm không chịu sự ràng buộc của pháp luật,hiến pháphay các nhân tố chính trị và xã hội trong một quốc gia.

2. Các chế độ độc tài

a. Độc tài quân sự

- Chế độ độc tài quân sự là chế độ trong đó một nhóm sĩ quan nắm quyền, quyết định ai sẽ lãnh đạo đất nước và thực hiện ảnh hưởng đối với chính sách.

- Giới tinh hoa cấp cao và một nhà lãnh đạo là thành viên của chế độ độc tài quân sự.

- Chế độ độc tài quân sự được đặc trưng bởi sự cai trị của một quân đội chuyên nghiệp như là một thể chế.

- Trong chế độ quân sự, giới tinh hoa được gọi là thành viên junta; họ thường là sĩ quan cao cấp [và thường là sĩ quan cấp cao khác] trong quân đội.

b. Chế độ độc tài đơn đảng

- Chế độ độc tài độc đảng là chế độ trong đó một đảng thống trị chính trị.

- Trong chế độ độc tài độc đảng, một đảng duy nhất có quyền truy cập vào các vị trí chính trị và kiểm soát chính sách.

- Trong chế độ độc tài độc đảng, giới tinh hoa đảng thường là thành viên của cơ quan cầm quyền của đảng, đôi khi được gọi là ủy ban trung ương, bộ chính trị hoặc ban thư ký. Các nhóm cá nhân này kiểm soát việc lựa chọn các quan chức của đảng và "tổ chức phân phối lợi ích cho những người ủng hộ và vận động công dân bỏ phiếu và thể hiện sự ủng hộ đối với các nhà lãnh đạo đảng".

c. Chế độ độc tài cá nhân

- Chế độ độc tài cá nhân là chế độ trong đó tất cả quyền lực nằm trong tay của một cá nhân.

- Chế độ độc tài theo chủ nghĩa cá nhân khác với các hình thức độc tài khác trong việc tiếp cận các vị trí chính trị quan trọng, thành quả khác của văn phòng và phụ thuộc nhiều hơn vào sự tùy ý của nhà độc tài cá nhân. Những kẻ độc tài theo chủ nghĩa cá nhân có thể là thành viên của quân đội hoặc lãnh đạo của một đảng chính trị. Tuy nhiên, cả quân đội lẫn đảng đều không thực hiện quyền lực độc lập với nhà độc tài.

- Trong chế độ độc tài cá nhân, quân đoàn tinh nhuệ thường được tạo thành từ những người bạn thân hoặc thành viên gia đình của nhà độc tài. Những cá nhân này thường được lựa chọn cẩn thận để phục vụ bài viết của họ bởi nhà độc tài.

d. Quân chủ

- Chế độ độc tài quân chủ là chế độ trong đó "một người gốc hoàng gia đã kế thừa vị trí nguyên thủ quốc gia theo thông lệ hoặc hiến pháp được chấp nhận".

- Các chế độ không được coi là độc tài nếu vai trò của quốc vương chủ yếu là theo nghi lễ, nhưng các chế độ quân chủ tuyệt đối, nhưẢ Rập Xê Út, có thể được coi là chế độ độc tài di truyền.

- Quyền lực chính trị thực sự phải được quốc vương thực thi để các chế độ được phân loại như vậy. Giới tinh hoa trong các chế độ quân chủ thường là thành viên của hoàng gia.

e. Chế độ độc tài tạp chủng

- Chế độ độc tài lai là chế độ pha trộn phẩm chất của chế độ độc tài cá nhân, độc đảng và quân đội.

- Khi các chế độ chia sẻ đặc điểm của cả ba hình thức độc tài, chúng được gọi là ba mối đe dọa. - Các hình thức phổ biến nhất của chế độ độc tài lai là lai cá nhân/đơn đảng và lai cá nhân/quân sự.

3. Những điều bạn cần biết

Ở giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, có bốn loại độc tài được xác định:lập hiến,cộng sản[trên danh nghĩa được gọi là "nhà độc tài củagiai cấp vô sản"],phản độngvàphát xít. Nhiều người nghi vấn về sự riêng biệt giữa các loại độc tài này. Kể từThế chiến II, một sự nổi lên mạnh mẽ hơn của sự độc tài đã xuất hiện gồm các nhà độc tài thuộcthế giới thứ ba, các nhà độc tàithần quyềnhoặctôn giáovà các nhà độc tài di truyền hoặc gia đình trị.

Đế quốc La Mã

Trong đế quốc này, mộtnhà độc tài La Mãlà một người giữ chức vụ của một cơ quan chính trị của sựlập phápcủaCộng hòa La Mã. Các nhà độc tài La Mã được chỉ định nắm toàn bộ quyền lực trong những trường hợp khẩn cấp. Quyền lực của những người này không phải là sự độc đoán cũng không phải là không xác định được. Quyền lực này là chủ thể để làm luật và đòi hỏi sự bào chữa có hiệu lực trước kia. Không có một sự độc tài đúng nghĩa nào sau khi bắt đầuthế kỷ II TCN. Tuy nhiên, những nhà độc tài kiểu nhưSullavà các vịHoàng đế La Mãđã khiến quyền lực nói trên trở nên cá nhân hơn và độc đoán hơn sau đấy.

Các lãnh tụMỹ Latinhthế kỷ XIX

Sau khi những quy tắc thuộc địa củaTây Ban Nhasụp đổ, nhiều nhà độc tài đã nắm quyền lãnh đạo trong các quốc gia được giải phóng. Thỉnh thoảng nắm quyền lãnh đạoquân đội, cáccadillo[tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa làlãnh tụ] hoặc là những nhà lãnh đạo quân đội-chính trị tự chỉ định đã tấn công cácchính phủyếu đuối một khi họ kiểm soát một khu vực các quyền lực chính trị và kinh tế, như các trường hợp củaAntonio López de Santa AnnaởMexicovàJuan Manuel de RosasởArgentina. Các nhà độc tài này được xác định là những ngườipersonalismo.

Một đợt sóng củađộc tài quân sựnổi lên ở Mỹ Latin trong thế kỷ XX đã tạo nên một điểm đặc thù của văn hóa Mỹ Latin. Trongvăn học Mỹ Latin,tiểu thuyết độc tàithách thức chế độ độc tài vàcaudillismolà một thể loại xuất sắc. Và cũng có nhiềuphim nói về chế độ độc tài quân sự Mỹ Latin.

Trong thế kỷ XX

Trong nửa đầu thế kỷ XX, bên cạnhchủ nghĩa thực dân,chủ nghĩa đế quốcthìchủ nghĩa Stalin,chủ nghĩa Cộng Sảnvàchủ nghĩa phát xítđã xuất hiện trong một số quốc gia có sự tiến bộ vềkhoa họcvàcông nghệ. Ngoài ra còn có các chế độ độc tài ởMỹ Latinhvà ở các cựuthuộc địaởchâu Phivàchâu Á.

Thời hậu Thế chiến và Chiến tranh Lạnh

Trong thời kỳ sau hai cuộc Chiến tranh Thế giới, chế độ độc tài trở thành đặc điểm thường thấy của chính quyền quân sự, đặc biệt ởMỹ Latin,Châu ÁvàChâu Phi. Trong trường hợp các nước châu Phi và châu Á trước đây làthuộc địa, sau khi giành được độc lập từ làn sóngphi thực dân hóathời hậu Thế chiến, các chế độ có tổng thống/chủ tịch dần dần trở thành các chế độ độc tài mang tính cá nhân. Các chế độ này thường không bền vững.

Cũng có ý kiến cho rằng những chế độ độc tài này về căn bản thường chịu ảnh hưởng bởiChiến tranh Lạnh. CảMỹlẫnLiên Xôđều cố duy trì vùng ảnh hưởng của mình bằng cách cung cấp tài chính cho các nhóm chính trị và bán quân sự, và khuyến khíchđảo chính, đặc biệt là ở châu Phi. Điều này dẫn đến nhiều nước có các cuộcnội chiếnđẫm máu và hậu quả dẫn đến sự ra đời của các chế độ độc đoán. Ở Mỹ Latin, các nhà độc tài thường dùng những từ như mối đe dọa củachủ nghĩa cộng sảnhaychủ nghĩa tư bảnđể biện hộ cho hành động của mình.

Sự dân chủ hóa

Động lực toàn cầu của sự dân chủ hóa luôn là một câu hỏi trọng tâm của các nhà khoa học chính trị.Đợt sóng dân chủ thứ bađã được nhắc đến như là một phong trào lật đổ sự độc tài và thiết lậpdân chủ. Ví dụ điển hình nhưĐế quốc Mỹ

4.Tìm hiểu về chủ nghĩa phát xít

a. Chủ nghĩa phát xít là gì?

Trên thế giới đã có khá nhiều tranh luận về định nghĩa cũng như bản chất của chủ nghĩa phát xít. Có thể nói chủ nghĩa phát xít là hệ tư tưởng chính trị và phong trào số đông có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. Chủ nghĩa phát xít luôn muốn thế giới phải khuất phục và tiêu diệt hết tất cả những dân tộc không đi theo chủ nghĩa này.

Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản rằng chủ nghĩa tư tưởng là một hệ tư tưởng chính trị và các quan điểm về một nhà nước chuyên chế, độc tài; có sự đối lập về những quan điểm về một nhà nước dân chủ.

b. Biểu tượng của chủ nghĩa phát xít

Lịch sử không hề có một biểu tượng chính thức cho chủ nghĩa phát xít, tuy nhiên biểu tượng chữ “Vạn” [Swastika] màu đen trên cờ Đức Quốc Xã vẫn có thể coi là đại diện cho toàn bộ chủ nghĩa phát xít.Năm 1920, cờ của phát xít Đức ra đời với thiết kế lá cờ có nền đỏ, một vòng tròn trắng và ở giữa là chữ “Vạn” [Swastika] màu đen.

c. Các quốc gia có chủ nghĩa phát xít lớn mạnh trong lịch sử

Có 3 nước phát xít lớn trên thế giới đó là Đức Quốc xã, Phát xít Ý và Đế quốc Nhật Bản. Đây là 3 quốc gia đã hình thành khối Trục – phe chống lại lực lượng Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít trong phe Trục đều có mục tiêu chung là bành trướng lãnh thổ bằng việc gây chiến tranh xâm lược trên toàn thế giới.

  • Đức Quốc xã

Đây là nước Đức trong thời kỳ 1933 – 1945 chịu dự kiểm soát độc tài của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã [NSDAP]. Dưới sự kiểm soát của Hitler ,Đức biến đối trở thành một nhà nước phát xít toàn trị cai quản gần như mọi mặt của đời sống.

Bên cạnh sự tàn bạo, chuyên chế, một nét đặc trưng nổi bất khác của Đức Quốc xã đó là phân biệt chủng tộc, đặc biệt là bài Do Thái. Tất cả những dân tộc khác mà Quốc xã cho là “hạ đẳng” đều bị khủng bố và tàn sát dã man.

  • Phát xít Ý

Là thời kỳ nước Ý nằm dưới quyền thống trị của đảng Phát xít do Benito Mussolini lãnh đạo, từ năm 1922 đến 1943. Chính phủ độc tài của Mussolini giành hết quyền quản lý của quốc gia về đảng chính trị của ông và cấm hoạt động tất cả những đảng khác. Hàng ngàn người chống đối đều bị khủng bố, hãm hại và thủ tiêu bởi những cảnh sát mật vụ của Mussolini.

Có thể nói chủ nghĩa phát xít Ý được xem là hình mẫu cho các hình thức chủ nghĩa phát xít khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hay Đức.

  • Đế quốc Nhật Bản

Một quốc gia dân tộc trong lịch sử Nhật Bản tồn tại từ cuộc cách mạng Minh Trị năm 1868 cho đến khi Hiến pháp Nhật Bản được ban hành vào năm 1947.

Nhật Bản đã nổi lên như một cường quốc sau quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa, sau đó, chủ nghĩa quân phiệt đã trỗi dậy trong tình hình kinh tế, chính trị đầy bất ổn trong những năm 1920. Đỉnh điểm cho việc chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở Nhật Bản đó là khi Nhật Bản gia nhập phe Trục rồi và đi chinh phạt phần lớn vùng châu Á – Thái Bình Dương.

d. Đặc điểm của chủ nghĩa phát xít

- Xây dựng một nhà nước với đảng phát xít nắm quyền hùng mạnh, có mục tiêu đối phó nguy cơ bạo loạn và xâm lược cũng như thủ tiêu dân chủ.

-Xây dựng quân đội hùng mạnh với vị trí chính trị của các sĩ quan quân đội giống với chế độ quân phiệt.

-Đàn áp các phong trào cánh tả được cho là làm tổn hại đến quốc gia như chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội hay các tư tưởng dân chủ.

-Thủ tiêu kinh tế thị trường, đặt toàn bộ nền kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, phục vụ cho lợi ích quốc gia.

-Kích động tư tưởng dân tộc, kêu gọi tinh thần yêu nước phụng sự Tổ quốc.

-Kích động tư tưởng phân biệt chủng tộc một cách cực đoan, khẳng định tư tưởng dân tộc.

Video liên quan

Chủ Đề