Dọn bàng ăn sao khi ăn tiếng anh là gì năm 2024

Bài viết cung cấp một số cấu trúc và từ vựng phổ biến và dễ sử dụng về và giao tiếp trong bữa ăn. Bài viết giới thiệu nhiều cấu trúc và từ vựng khác nhau nhằm giúp người học có thể giao tiếp tiếng Anh tự nhiên và linh hoạt hơn.

Key takeaways

Các trường hợp giao tiếp và thể hiện “chúc ngon miệng” có thể được chia thành các phân loại:

  • Các cấu trúc câu mời hoặc hỏi ai đó ăn gì.
  • Các cách để đáp lại lời mời trong bữa ăn.
  • Các cách nói ‘chúc ngon miệng’ trong tiếng Anh.
  • Cấu trúc và từ vựng miêu tả món ăn.

Khi hỏi hoặc mời ai đó ăn gì

Khi muốn hỏi ai đó muốn ăn gì không hoặc mời người khác một món ăn, người nói có thể sử dụng một số cấu trúc câu sau:

WOULD YOU LIKE + N/TO V? (BẠN CÓ MUỐN …?)

Ex:

  • Would you like some sugar for your coffee? (Bạn có muốn một ít đường cho vào cà phê không?)
  • Would you like to have some salads? We haven’t had any vegetable dishes. (Bạn có muốn ăn một ít salad không? Chúng ta chưa có món ăn rau nào.)

DO YOU FANCY/FEEL LIKE V-ING (BẠN CÓ THÍCH …?)

Ex:

  • Do you fancy having steak? The steak here is second to none. (Bạn có thích ăn bít tết không? Bít tết ở đây không chỗ nào sánh bằng.)
  • Do you feel like going to a Chinese restaurant? I know a good one. (Bạn có muốn đến một nhà hàng Trung Quốc không? Tôi biết một chỗ ngon.)

WHY DON’T WE/YOU + V? (TẠI SAO CHÚNG TA/BẠN KHÔNG…?)

Ex: Why don’t we order some biscuits? (Tại sao chúng ta không gọi một ít bánh quy nhỉ?)

HOW ABOUT/WHAT ABOUT + N/V-ING? (BẠN NGHĨ SAO VỀ…?/ BẠN CÓ MUỐN …?)

Ex: How about drinking some beer? (Bạn có muốn uống một chút bia không?)

Đáp lại lời mời

Đồng ý

  • Sure!/ Absolutely!/ Certainly!/ Lovely!: chắc chắn rồi.
  • That sounds great!/ Great idea!: ý tưởng hay đấy.
  • I’d love to, thank you.: có chứ, cảm ơn bạn.

Không đồng ý

I wish I could but + clause: ước gì tôi có thể nhưng…

Ex: I wish I could but I’m allergic to seafood. (Ước gì tôi ăn được nhưng tôi bị dị ứng với hải sản.)

Sorry! (đưa lý do): xin lỗi nhưng …

Ex: Sorry! I’ve just grabbed some food. I don’t feel like eating anything now. (Xin lỗi! Tôi vừa mới ăn rồi. Tôi không muốn ăn bất cứ thứ gì bây giờ.)

I don’t have an appetite for + N : tôi không thèm ăn …

Ex: I don’t have an appetite for sweets right now. (Hiện tại tôi không thấy thèm ăn đồ ngọt.)

Xem thêm: Cách nói lời từ chối bằng tiếng Anh lịch sự.

Dọn bàng ăn sao khi ăn tiếng anh là gì năm 2024

Bon appétit! /ˌbɒn.æp.əˈti/: Chúc ngon miệng!

Đây là một cụm từ mượn từ tiếng Pháp, nhưng được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp tiếng Anh.

Ex: Here is your soup, sir. Bon appétit! (Súp của ông đây, thưa ông. Chúc ngon miệng!)

Enjoy your meal!: chúc bạn ăn ngon miệng!

Enjoy your breakfast/lunch/brunch/dinner!: chúc ăn sáng/ăn trưa/ăn tối ngon miệng.

Brunch là sự kết hợp giữa breakfast và lunch. Brunch thường diễn ra vào sáng muộn, giữa giờ ăn sáng và giờ ăn trưa.

Ex: Enjoy your meal! Call me if I can get anything else for you. (Chúc quý khách ngon miệng! Gọi tôi nếu quý khách muốn gọi món.)

Enjoy!/Enjoy it!: chúc ngon miệng.

Cách này thường sử dụng trong các tình huống không trang trọng.

Ex: Your breakfast is on the table, son. Enjoy it! (Bữa sáng của con đã có trên bàn rồi, con trai. Ăn ngon miệng nhé!)

Eat up!: ăn đi!

‘Eat up’ có nghĩa ăn nhiều hoặc ăn hết đồ ăn mình có. Ngoài ra, ‘eat up’ còn được dùng như 1 câu mệnh lệnh, và được sử dụng trước bữa ăn để mời hoặc yêu cầu ai đó ăn.

Ex: Eat up! The food is getting cold. (Ăn đi! Thức ăn đang nguội dần kìa.)

Wish you a pleasant meal!: Chúc quý khách ngon miệng!

Cách này thường dùng trong các tình huống trang trọng, đặc biệt là trong nhà hàng khi phục vụ nói với khách.

Ex: Your dinner’s ready. Wish you a pleasant meal! (Bữa tối của bạn đã sẵn sàng. Chúc bạn bữa ăn vui vẻ!)

I hope you like these dishes!

Ex: I hope you like these dishes! Is there anything that you need? (Tôi hy vọng quý khách thích những món ăn này! Quý khách có cần gì nữa không?)

It’s all yours!: đây là tất cả đồ ăn của bạn.

Ex: It’s all yours! Enjoy it! (Đồ ăn của bạn đây! Chúc ngon miệng.)

Feel free to enjoy it!: Ăn thoải mái nhé!

Ex: Feel free to enjoy it! The cakes here are so tasty. (Ăn thoải mái nhé! Bánh ở đây rất ngon.)

Dig in!: ăn đi (dùng trong tình huống không trang trọng)

Ex: Dig in, boys! (Ăn đi, mấy đứa!)

Xem thêm: Chào buổi sáng tiếng Anh | Tổng hợp những mẫu câu người bản xứ hay sử dụng.

Nhận xét món ăn

Để nhận xét về món ăn, người nói có thể sử dụng các cấu trúc đơn giản sau:

It tastes/smells + ADJ

I feel that this food is + ADJ

Dọn bàng ăn sao khi ăn tiếng anh là gì năm 2024

Một số tính từ miêu tả mùi vị của đồ ăn

Tích cực

Tiêu cực

  • delicious/tasty: ngon, đầy hương vị
  • yummy: ngon tuyệt
  • appetizing: ngon miệng
  • flavorful: đầy hương vị
  • scrumptious: ngon tuyệt
  • mouth-watering: có mùi thơm hoặc bắt mắt, hấp dẫn
  • crunchy: giòn tan
  • juicy: có nhiều nước (hoa quả, thịt, rau,...)
  • creamy: có nhiều kem
  • luscious: ngọt và thơm
  • tender: mềm, dễ nhai (thịt)
  • crispy: giòn
  • full-bodied: ngon, có nhiều chất cốt (thường dùng để nói về rượu)
  • tasteless: vô vị, nhạt nhẽo
  • unpleasant: khó chịu, khó ăn
  • disgusting: kinh tởm, ghê tởm
  • undercooked/overcooked: nấu chưa kỹ/chín quá
  • stale: cũ, để lâu, hỏng
  • greasy: nhiều dầu mỡ

Ex:

  • This beef is tender. (Thịt bò này mềm.)
  • It tastes delicious! (Đồ ăn ngon quá!)
  • I feel that this bread is stale. (Tôi cảm thấy rằng bánh mì này đã để lâu rồi.)

Lưu ý:

  • N: noun (danh từ)
  • V-ing: verb-ing (động từ có đuôi -ing)
  • ADJ: adjective (tính từ)
  • Clause (mệnh đề)
    Xem thêm: Những mẫu câu xin lỗi trong tiếng Anh hay nhất theo từng tình huống.

Tổng kết

Bài viết đã tổng hợp một số cấu trúc câu và từ vựng dùng để chúc ngon miệng tiếng Anh và giao tiếp trong bữa ăn. Người học cần chú ý cấu trúc ngữ pháp và cách sử dụng của các mẫu câu để vận dụng hiệu quả, tránh mắc lỗi diễn đạt không tự nhiên.


Tham khảo thêm tại ZIM, giúp học viên luyện tập phản xạ giao tiếp tự nhiên ứng dụng trong các tình huống học tập và công việc.