Dự báo tình hình tội phạm bằng phương pháp chuyên gia

Skip to content

Câu 61. Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm ẩn?

Tội phạm ẩn là tổng thể các hành vi phạm tội [cùng các chủ thể của các hành vi đó] đã xảy ra trong thực tế, song không được phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê hình sự.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm ẩn là để phản ánh chính xác thực trạng tội phạm trong xã hội. Từ đó đưa ra những chính sách pháp luật phù hợp, đưa ra những biện pháp phòng ngừa tội phạm thích hợp, làm giảm thiểu tội phạm trong xã hội.

Câu 62. Vai trò của tình hình tội phạm trong việc làm sáng tỏ nguyên nhân tội phạm.

Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội – pháp lý tiêu cực mang tính phổ biến, tính thay đổi về mặt lịch sử, được hình thành từ tổng thể các tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và trên một không gian xác định [vùng, quốc gia, khu vực, thế giới], chứa đựng các chỉ số về lượng [tình trạng, động thái] và các chỉ số về chất [cơ cấu, tính chất].

Tình hình tội phạm có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ nguyên nhân tội phạm, bởi tình hình tội phạm chỉ ra xu hướng phát triển của tội phạm ở địa bàn và trong khoảng thời gian nhất định; những thiệt hại, tác động mà tội phạm đã mang lại cho xã hội về con người, kinh tế, môi trường, trật tự xã hội, an ninh xã hội…; tìm ra mối liên hệ với những sự thay đổi của xã hội [đạo đức xã hội, chính trị – tư tưởng, quản lý – tổ chức, khoa học – công nghệ…] từ đó góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân tội phạm.

Câu 63: Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm trong tội phạm học

Tình hình tội phạm là nội dung quan trọng của tội phạm học trong việc hoạch định các chính sách phòng ngừa tội phạm. Nhằm kiểm soát tội phạm trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm. Kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm cho chúng ta “bức tranh” toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra trong thực tế, đời sống xã hội, hay nói cách khác bản thân nó là sự cảnh báo cho xã hội về một trong các khía cạnh của xã hội đó là “tội phạm”, qua đó đánh giá đầy đủ và toàn diện về tội phạm.

Các điểm đặc trưng của tình hình tội phạm thông qua thông số về thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình tội phạm chính là cơ sở để các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn giải thích, phát hiện nguyên nhân tội phạm, từ đó hoạch định chính sách phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn kịp thời sự gia tăng tỷ lệ tội phạm, kiểm soát tội phạm có hiệu quả

.

Câu 64: Vai trò của các cơ quan hành chính của nhà nước trong phòng ngừa tội phạm?

Phòng ngừa tội phạm là tổng hợp các biện pháp khác nhau của Nhà nước, xã hội nhằm khắc phục, hạn chế và loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để ngăn chặn và kiểm soát nó trong xã hội. Chủ thể của phòng ngừa tội phạm cụ thể ở đây là cơ quan hành chính nhà nước.

Vai trò của các cơ quan hành chính của nhà nước trong phòng ngừa tội phạm thể hiện rõ nét nhất là qua công tác thanh tra, kiểm tra ở các lĩnh vực quản lý hành chính để phát hiện vi phạm, nếu có dấu hiệu tội phạm thì sẽ kiến nghị khởi tố đến cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát để giải quyết hình sự. Ở đây có sự phối hợp giữa cơ quan tố tụng hình sự và cơ quan hành chính trong việc phát hiện và xử lý tội phạm, từ đó nhằm trừng phạt, răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

Câu 65. Vai trò của những tình huống cụ thể trong cơ chế của hành vi phạm tội?

– Tình huống đời sống cụ thể được hiểu là sự kết hợp nhất định của những hoàn cảnh khách quan của đời sống con người,có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người đó trong thời điểm nhất định.

– Dưới khía cạnh TPH thì đó là sự kiện hoặc tình trạng tạo nên sự quyết tâm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội,thúc đẩy hoặc cản trở nó,Tình huống thường có trước hành vi PT hoặc có thể đi cùng việc thực hiện TP.

– Sự tác động qua lại giữa tình huống đời sống  cụ thể với những đặc điểm nhân thân của người phạm tội là nguồn trực tiếp của hành động lý trí tạo ra tội phạm là điểm mấu chốt của hành vi phạm tội.

Câu 66. Thông qua 1 đạo luật chuyên ngành, hãy làm rõ vai trò của các tổ chức xã hội trong phòng ngừa tội phạm?

Thông qua một đạo luật cơ bản đó là luật hình sự: Các tổ chức xã hội tuy không được nhắc đến trong các điều luật cụ thể, nhưng thông qua các quy định cụ thể có thể thấy vai trò của họ xuất hiện trong đó.

Ví dụ: trong quyết định hình phạt Án treo, cải tạo không giam giữ,… thì các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên góp phần tích cực giúp người phạm tội sớm hòa nhập tại cộng đồng,…

Các tổ chức đoàn thể trên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, cụ thể:

Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn soạn thảo, tham gia kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

Tuyên truyền cho hội viên thấy được tính chất, thủ đoạn hoạt động của tội phạm nâng cao ý thức cảnh giác.

Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chương trình phòng chống tội phạm nói chung của Chính phủ trong phạm vi địa phương, nội bộ hiệp hội của mình.

Câu 67. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học?

Đối tượng nghiên cứu

  1. Tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở góc độ là 1 hiện tượng xã hội pháp lý, được hình thành từ 1 thể thống nhất của các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội .

Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm để làm sáng tỏ những đặc điểm thuộc tính của tình hình tội phạm, những thông số cơ bản của tình hình tội phạm

Ngòai ra tội phạm học còn nghiên cứu tình hình tội phạm trong từng lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hay tội phạm gắn liền với từng giai đọan phát triển của xã hội

  1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu là những hiện tượng có khả năng làm phát sinh tồn tại tình hình tội phạm trong xã hội  dựng được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả
  2. Nghiên cứu những đặc điểm thuộcNhân thân người phạm tội về nhân thân người phạm tội có vai trò trong việc phạm tội để lý giải được nguyên nhân phạm tội.

Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ và sự tác động qua lại của các đặc điểm sinh học, xã hội trong nhân thân người phạm tội. Từ đó xác định vai trò của từng nhóm đặc  nhằm sử dụngđiểm này trong cơ chế của hành vi phạm tội  biện pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp

Ngòai 4 đối tượng cơ bản nêu trên, tội phạm học còn nghiên cứu 1 số vấn đề khác như là lịch sử phát triển tội phạm học, vấn đề nạn nhân học, vấn đề tội phạm học nước ngòai, vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm

Câu 68. Vai trò của nạn nhân trong cơ chế của hành vi phạm tội?

Trong các tội phạm có nạn nhân, nạn nhân luôn giữ vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Trước hết, những hành vi, xử sự có lỗi của nạn nhân như hành vi mất cảnh giác, hành vi vi phạm đạo đức, thuần phong, mĩ tục… hành vi gây gổ, vi phạm pháp luật hay hành vi phạm tội là những yếu tố tác động làm phát sinh hành vi phạm tội. Ngay cả những trường họp nạn nhân hoàn toàn không có lôi [hoàn toàn không có những hành vi, cử chỉ kích thích làm phát sinh hành vi phạm tội] nhưng vì nạn nhân ở trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định nên dễ trở thành nạn nhân của tội phạm như làm nlũmg công việc có nguy cơ dễ bị hành vi phạm tội xâm hại [nghề “xe ôm”, lái xe taxi, nghề kinh doanh vàng bạc…]; cư trú ở những nơi vắng vẻ hoặc thuộc gia đình giàu có… Đánh giá một cách toàn diện các yếu tố có vai trò quan trọng từ phía nạn nhân trong việc thúc đẩy làm hình thành ý định phạm tội cũng như thúc đẩy việc thực hiện hành vi phạm tội, cũng như tìm hiểu đặc trưng của các nhóm người có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng những định hướng cũng như các biện pháp phòng ngừa.

Câu 69. Vai trò của những dấu hiệu định lượng của THTP trong Tội phạm học

Việc nhận biết dấu hiệu định lượng của tội phạm cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan về bức tranh tình hình tội phạm:

+ Thực trạng của THTP cũng những số liệu về tội phạm và những chủ thể thực hiện tội phạm đó trong một thời gian và một khu vực nhất định;

+ Động thái sự thay đổi của tình hình tội phạm theo thời gian [tăng lên hay giảm đi].

Từ đó, mà chúng ta có thể đưa ra những phương án phòng ngừa đấu tranh với tội phạm.

– Đối với những tội phạm đang có chiều hướng gia tăng: Cần thúc đẩy nghiên cứu, xem xét tìm ra nguyên nhân của tội phạm, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hợp lý.

– Đối với những tội phạm đang có chiều hướng giảm đi: Tiếp tục áp dụng những biện pháp phòng ngừa tội phạm, nhằm kiểm soát chúng một cách tối đa, không để diễn ra trong xã hội.

Câu 70. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các yếu tố kiềm chế trong tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội

K/n: Các yếu tố kiềm chế là những đặc tính bảo vệ một cá nhân.

  • Sự kiềm chế là khả năng lấy lại được sức mạnh và tinh thần trong hoàn cảnh bất lợi tác động của cả bên trong [ chính mình ] và bên ngoài [ gia đình, bạn bè, xã hội… ] để dẫn đến một kết quả tích cực.
  • Việc nghiên cứu các yếu tố kiềm chế này giúp hỗ trợ khả năng kiềm chế ở người phạm tội qua đó tạo điều kiện hội nhập xã hội cho họ, góp phần nâng cao tỉ lệ người phạm tội tái hòa nhập trong xã hội, đảm bảo an toàn công cộng.
  • Khả năng kiềm chế có thể được bồi dưỡng thông qua các mô hình và giảng dạy người phạm tội về hành vi thích hợp để đáp ứng nhu cầu của họ, cũng như, hoặc tốt hơn là những hành vi kém thích nghi của họ.
  • Khi mọi người có thể hiểu và điều chỉnh cảm xúc của họ, rèn luyện tính kỷ luật, và nâng cao sự kiểm soát cảm xúc, sự đánh giá, họ có thể đối phó tốt hơn với sự khó chịu, hung hăng hay bạo lực và tránh những kết quả xử sự tiêu cực.

Câu 71. Vai trò của nhân thân người phạm tội trong cơ chế của hành vi phạm tội.

Có thể nói nhân thân người phạm tội là bộ phận quan trọng và cơ bản của cơ chế hành vi phạm tôi bởi vì : nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, những dấu hiệu quan trọng thể hiện rõ nhất bản chất xã hội của con người thực hiện hành vi phạm tội.

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có một ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu rõ các đặc điểm về nhân thân có tính chất đặc biệt mà người bình thường không có, cơ chế hình thành các đặc điểm đó, hay nói cách khác là nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm, nguyên nhân của tình hình tội phạm thuộc yếu tố về chủ thể người thực hiện hành vi phạm tội; đâu là nhân tố liên quan tới việc hình thành và thúc đẩy các phẩm chất tiêu cực của con người, khiến họ có hành động đi ngược lại với các chuẩn mực, các lợi ích xã hội;

Câu 72. Vai trò của cá nhân trong phòng ngừa tội phạm. Nêu ví dụ minh họa

Cá nhân đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa tội phạm.

Việc phòng ngừa tội phạm không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân đều tham gia vào các tổ chức, hoạt động của xã hội.

Khi một cá nhân có ý thức pháp luật tốt, không chỉ giúp mình không thực hiện tội phạm mà còn có thể ngăn chặn những hành vi phạm tội của người khác.

Cá nhân với vai trò là một thực thể của xã hội, chính vì thế họ tham gia vào tất các hoạt động trong xã hội[ tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội,…] ,góp phần vào sự phát triển của xã hội. Chính vì vai họ có vai trò quyết định trong sự phát triển của cả một xã hội.

Ví dụ: Ông bà, cha mẹ cần làm gương cho con cháu noi theo. Khi gia đình có ông bà, cha mẹ gương mẫu sẽ tác động tích cực đến các thành viên khác của gia đình. Ngược lại, ông bà, cha mẹ không tốt, hay vi phạm pháp luật thì sẽ dẫn đến những thành viên khác trong gia đình vi phạm pháp luật, thậm chí có thái độ coi thường pháp luật, coi thường các giá trị khác của cuộc sống. Tổ chức các cuộc hội thảo, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng gia đình tiêu biểu để giáo dục nâng cao nhận thức, nhân cách cho các thành viên trong gia đình.

Câu 73. Khái niệm dự báo tình hình tội phạm?

– K/n: Dự báo tình hình tội phạm dưới khía cạnh tội phạm học là sự phỏng đoán trên cơ sở khoa học những thay đổi cơ bản[ khuynh hướng, quy luật] của sự tiến triển về tính hình tộ phạm hoặc xác xuất việc thực hiện tội phạm của những con người cụ thể trong tương lai.

Dự báo là sự “nhìn trước” những hiện tượng mới có tính nguy hiểm cho xã hội cần được tội phạm hóa, dự báo sự mất dần đi của những loại tội phạm riêng biệt để phi tội phạm hóa chúng, dự báo hiệu quả tác động của những quy phạm pháp luật hình sự, những biện pháp phòng ngừa, dự báo sự phát triển của những khoa học tội phạm học và những khả năng của chúng.

3 loại dự báo: – dự báo tình hình

– dự báo hành vi phạm tội cụ thể

– dự báo khả năng phát triển của những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới của con người cần phải tội phạm hóa.

Câu 74. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong phòng ngừa tội phạm.

Về công tác phòng ngừa tội phạm, Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, xác định công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên cấp thiết; đề ra các nghị quyết, chương trình để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, kế hoạch phòng, chống tội phạm

– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa công tác phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

– Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tội phạm để mỗi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia công tác này.

– Tập trung điều tra, khám phá, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm, nhất là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, tội phạm có tổ chức, các loại tội phạm về ma túy, mua bán người, lừa đảo chiếm đoạt lớn tài sản nhà nước.

[Chỉ thị 48-CT/TW công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới của Ban chấp hành TW Đảng ngày 22/10/2010]

Câu 75. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dự báo tình hình tội phạm trong tội phạm học.

Khái niệm : Dự báo tình hình tội phạm là 1 họat động dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những nhận định mang tính phán đóan về tình hình tội phạm trong tương lai, những thay đổi về nhân thân người phạm tội những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tội phạm và khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể. Từ đó kiến nghị các phương hướng để phòng ngừa tội phạm.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu dự báo tình hình tội phạm:

– Dự báo tình hình tội phạm sẽ tạo sự chủ động cho các chủ thể khi tiến hành họat động phòng ngừa tội phạm, làm nên chất lượng phòng chống tội phạm cao.

-Dự báo tình hình tội phạm tạo cơ sở cho việc họach định các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong đó có các chính sách về pháp luật nói chung và chính sách hình sự nói riêng.

-Dự báo tình hình tội phạm còn tạo cơ sở cho việc hòanthiện bộ máy phòng chống tội phạm như nhân sự, cơ cấu tổ chức, lực lượng, cơ chế phối hợp kết hợp, trang thiết bị.

Câu 76. Đối tượng nghiên cứu của nạn nhân học?

Bao gồm:

  • Những đặc điểm xã hội, tâm lý – đạo đức của nạn nhân của tội phạm để làm sáng tỏ những phẩm chất đạo đức,ý chí có liên quan nào đưa con người trở thành nạn nhân
  • Những mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân để làm sáng tỏ chúng có ảnh hưởng thế nào đến việc phát sinh hành vi phạm tội
  • Những hoàn cảnh xuất hiện trước tội phạm và những tình huống liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, nhằm trả lời cho câu hỏi ý nghĩa TPH của việc xuất hiện hành vi[hành động hoặc ko hành động] của nạn nhân.
  • Hành vi hậu tội phạm của nạn nhân nhằm trả lời cho câu hỏi nận nhân làm điều gì để phục hổi quyền của mình.
  • Hệ thống những biện pháp có tính chất phòng ngừa để bảo vệ nận nhân
  • Cách thức,khả năng,phương pháp bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Câu 77. Khái niệm nguyên nhân của tội phạm? 

Nguyên nhân của tp là những hiện tượng đời sống xã hội, phát sinh ra tội phạm, hỗ trợ nó tồn tại thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của tp.

Đặc điểm:

  • Luôn là những hiện tượng có nguồn gốc và bản chất xã hội
  • Luôn thể hiện những mâu thuẫn và xung đột trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Ví dụ : kinh tế chính trị, tư tưởng tâm lý
  • Luôn thể hiện tính tiêu cực : ở sự cản trở, đối lập với xu thế phát triển chung của đời sống xã hội như sự chống đối về chính trị, những chính sách phát triển kinh tế xã hội không phù hợp, trình độ dân trí thấp kém, sự vi phạm pháp luật, đạo đức
  • Tính phổ biến và ổn định tương đối về mặt thời gian

* Ý nghĩa

Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện là cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm 1 cách khoa học và hiệu quả

Là cơ sở cho việc họach định các chính sách phát triển kinh tế xã hội 1 cách phù hợp giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội là nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm

 Câu 78. Phương pháp đánh giá chuyên gia trong dự báo tội phạm

+ Khái niệm: Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.

Phương pháp đánh giá chuyên gia trong dự báo tội phạm là sự đánh giá, dự báo tội phạm qua việc xử lí một cách có hệ thống ý kiến của các chuyên gia. Bản đánh giá của các chuyên gia là cơ sở để tiến hành giải quyết vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ…..

Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên nó chủ yếu dựa trên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy chỉ nên sử dụng khi các phương pháp không có điều kiện thực hiện, không thể thực hiện được hoặc có thể sử dụng phối hợp với các phương pháp khác.

+ Đặc điểm: Tham khảo ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm

_ Các bước:

Bước 1: Thu thập, cung cấp thông tin, đề nghị chuyên gia đánh giá

Bước 2: Chuyên gia cho ý kiến

Bước 3: Tổng hợp, xử lí ý kiến chuyên gia

Bước 4: Đưa ra kết quả nghiên cứu

+ Yêu cầu: Chuyên gia phải đủ trình độ chuyên sâu, có hiểu biết sâu sắc THTP

+ Đánh giá:

*Ưu điểm:

– Phát huy trong trường hợp thiếu thông tin, điều kiện kinh tế XH thay đổi nhanh chóng.

– Làm sáng tỏ mặt định tính của THTP sâu sắc

*Nhược điểm:

-Tốn kém

– Kết quả nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào quan điểm của chuyên gia

Câu 79. Các quan điểm về vị trí của nạn nhân học

Nạn nhân được hiểu là những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản. Nạn nhân bao gồm rất nhiều loại như nạn nhân của chiến tranh, nạn nhân của thiên tai, nạn nhân bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, nạn nhân tự tử, nạn nhân của tội phạm… Trong các loại nạn nhân kể trên thì nạn nhân của tội phạm là dạng nạn nhân đặc biệt.

Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm giúp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế các nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm sẽ giúp cho việc tìm hiểu, đánh giá các nguyên nhân từ phía nạn nhân làm phát sinh hành vi phạm tội.

Trong các tội phạm có nạn nhân, nạn nhân luôn giữ vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Trước hết, những hành vi, xử sự có lỗi của nạn nhân là những yếu tố tác động làm phát sinh hành vi phạm tội. Ngay cả những trường họp nạn nhân hoàn toàn không có lôi nhưng vì nạn nhân ở trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định nên dễ trở thành nạn nhân của tội phạm; Đánh giá một cách toàn diện các yếu tố có vai trò quan trọng từ phía nạn nhân trong việc thúc đẩy làm hình thành ý định phạm tội cũng như thúc đẩy việc thực hiện hành vi phạm tội, cũng như tìm hiểu đặc trưng của các nhóm người có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng những định hướng cũng như các biện pháp phòng ngừa.

– Nghiên cứu nạn nhân giúp cho việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách hình sự, chính sách xã hội.

– Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm cho phép xác định phạm vi chính xác những người được coi là nạn nhân của tội phạm, từ đó có chính sách để phân loại nạn nhân làm căn cứ xây dựng các chính sách bồi thường và trợ giúp nạn nhân phù hợp.

Câu 80. Vai trò của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong phòng ngừa tội phạm?

+ Các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch trong phạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn

Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh phát triển tội phạm thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Đề ra những quy định thích hợp, tham mưu cho Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách đúng đắn góp phần khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phòng ngừa tội phạm trong phạm vi cơ quan có hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, làm tốt công tác phòng chống trong nội bộ, ngoài xã hội theo chương trình chung của Chính phủ.

+ Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản

Các tổ chức đoàn thể trên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, cụ thể:

Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn soạn thảo, tham gia kế hoạch phòng ngừa tội phạm.

Tuyên truyền cho hội viên thấy được tính chất, thủ đoạn hoạt động của tội phạm nâng cao ý thức cảnh giác.

Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chương trình phòng chống tội phạm nói chung của Chính phủ trong phạm vi địa phương, nội bộ hiệp hội của mình.

+ Công dân

Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm phải quán triệt:

Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho các cơ quan chức năng.

Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng có liên quan đến hoạt động phạm tội tại cộng đồng dân cư.

Phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện tốt chương trình “Quốc gia phòng chống tội phạm”. Làm tốt công tác tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội khi trở về địa phương.

Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ngay trong phạm vi gia đình [quản lý, giáo dục các thành viên trong gia đình].

Ths. Trịnh Hạnh

Giảng viên Học viện Tòa án

Video liên quan

Chủ Đề