Đường vành đai 4 khi nào khởi công năm 2024

Dự án Vành đai 4 Vùng thủ đô có tổng chiều dài 113,52km, trong đó đoạn qua TP Hà Nội khoảng 57,95km, Hưng Yên khoảng 19,31km, Bắc Ninh khoảng 26,56km và tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long khoảng 9,7km. Riêng hạng mục cao tốc Vành đai 4 sẽ có 39,86km đi dưới thấp [35% tổng chiều dài] và 73,66km đi trên cao [cầu cạn].

Đến thời điểm hiện nay, 3 tỉnh, thành phố đã thực hiện giải phóng mặt bằng đạt trên 80%, trong đó Hà Nội khoảng 651,33/798,043ha [đạt 81,62%], tỉnh Hưng Yên khoảng 161,84/229,88ha [đạt 70,4%], tỉnh Bắc Ninh khoảng 286,712/358,39 ha [đạt 80,0%]. Tổng số mộ chí đã di chuyển là 6.827/17.818 ngôi, đạt 38,32%, trong đó trên địa bàn TP Hà Nội là 6.035/10.039 ngôi, đạt 60,12%, tỉnh Hưng Yên là 753/5.091 ngôi, đạt 14,79%, tỉnh Bắc Ninh đạt 39/2.688 ngôi, đạt 1,5%.

Các chuyên gia cho rằng những số liệu về giải phóng mặt bằng [GPMB] cùng lễ khởi công được diễn ra đúng hẹn là tín hiệu tích cực ban đầu cho giao thông kết nối liên vùng giữa các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên, điều này sẽ mất đi nhiều ý nghĩa nếu dự án không được đảm bảo tiến độ thi công và thiếu sự quản lý quy hoạch ngay từ lúc này. Một số chuyên gia nhấn mạnh, việc hoàn thành giải phóng 20% mặt bằng còn lại vào cuối năm nay của Hà Nội là thách thức rất lớn, điều này còn chưa tính tới con số của Hưng Yên và Bắc Ninh. Bởi những vị trí còn lại chưa thể GPMB chiếm tỷ lệ không quá lớn, nhưng thường là những vị trí rất “khó” bởi nhiều lý do.

Đó có thể là vướng mắc về pháp lý, nguồn gốc, hồ sơ đất đai hoặc người dân chưa đồng thuận về mức giá đền bù. Như dự án sân bay Long Thành, hơn 98% mặt bằng được bàn giao, chỉ còn hơn chục căn nhà cũng hình thành những điểm xôi đỗ, ảnh hưởng rất lớn tới nhà thầu và tiến độ. Thậm chí nhiều tuyến cao tốc đang thi công phải tạm dừng chỉ vì vướng 1-2 căn nhà nằm chắn giữa tuyến khiến xe công trình không thể hoạt động.

Sẽ có một số đoạn tuyến cao tốc của dự án đường Vành đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội được đầu tư bằng vốn BOT.

Nhà đầu tư được quyền thu phí khoảng 25 năm

Theo phương án của UBND TP Hà Nội, hơn 113km phần đường cao tốc của dự án đường Vành đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội sẽ được chia thành 2 thành phần hạng mục để đầu tư bằng ngân sách và vốn BOT. Ngày 25/6, Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đã khởi công, động thổ dự án đường Vành đai 4 Vùng thủ đô. Việc khởi công được thực hiện với các gói thầu thuộc nhóm dự án thành phần đầu tư xây dựng hệ thống đường đô thị, đường song hành thuộc đường Vành đai 4 Vùng thủ đô. Còn dự án thành phần 3 cao tốc Vành đai 4 Vùng thủ đô hiện đang thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo, trong đó có tuyển chọn nhà đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT.

Trong tờ trình lần này, UBND TP Hà Nội đề xuất phân chia dự án thành phần 3 cao tốc Vành đai 4 Vùng thủ đô có quy mô xây dựng đường cao tốc dài 113,52km [65% chiều dài đi trên cao] thành 2 dự án thành phần hạng mục dùng vốn ngân sách và vốn đầu tư BOT.

Theo đó dự án thành phần hạng mục 3.1 có tổng mức đầu tư 26.596 tỉ đồng sẽ sử dụng ngân sách trung ương và các địa phương để xây dựng cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Hoài Thượng và các đoạn tuyến: Từ trước nút giao quốc lộ 6 đến hết nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đoạn tuyến nối 9,7km từ cuối đường Vành đai 4 tại cao tốc Nội Bài - Hạ Long đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang nhằm khép kín dự án. Dự án thành phần hạng mục 3.2 có tổng mức đầu tư 28.456 tỉ đồng sẽ đầu tư PPP, hợp đồng BOT để xây dựng phần đường cao tốc còn lại, không bao gồm các cầu và đường đã đầu tư bằng ngân sách.

UBND TP Hà Nội đề nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương giao UBND TP Hà Nội là cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư dự án thành phần hạng mục 3.1 triển khai độc lập và song hành với dự án thành phần hạng mục 3.2 do nhà đầu tư PPP thực hiện. UBND TP Hà Nội kiến nghị cho phép tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần hạng mục 3.2 ngay sau khi báo cáo nghiên cứu dự án thành phần 3 cao tốc Vành đai 4 Vùng thủ đô được phê duyệt. Nhà đầu tư được phép tổ chức thu phí, quản lý, vận hành, khai thác toàn tuyến trên cả tiểu dự án đầu tư công theo Nghị quyết số 56 của Quốc hội.

Phương án đầu tư được Hà Nội đề đạt là vậy, song tại thời điểm này có dễ thu hút nhà đầu tư tham gia làm đường? Ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam từng phân tích, trong bối cảnh hiện nay, khi dư địa cho dự án PPP giao thông áp dụng hợp đồng BOT ít đi, thì việc phát triển các loại hình hợp đồng khác để hút vốn cũng cần thiết. Tuy nhiên, dù Luật PPP có quy định về các loại hợp đồng PPP khác, như BTL, BLT, O&M, nhưng việc triển khai vẫn vướng do pháp luật liên quan về ngân sách Nhà nước, tài chính... Thực tế này làm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư dù có quan tâm. Tuy vẫn còn những khó khăn, rào cản, nhưng thực tiễn triển khai Luật PPP đang có chuyển động tích cực.

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương cho thấy, từ thời điểm Luật PPP có hiệu lực thi hành [1/1/2021] đến tháng 11/2022, có 8 dự án PPP mới được thực hiện theo quy định của Luật PPP và 139 dự án PPP chuyển tiếp [không bao gồm dự án BT]. Các dự án PPP mới đều là các dự án trọng điểm, quy mô lớn quốc gia, địa phương, tổng mức đầu tư khoảng 131.000 tỷ đồng. Các dự án này khi hoàn công được dự kiến sẽ hình thành 253km đường cao tốc, 2 cảng hàng không quốc tế tiêu chuẩn cấp 4C và sân bay quân sự cấp II, góp phần nâng cấp hạ tầng quốc gia và địa phương.

Cũng liên quan đến Vành đai 4, nhiều chuyên gia nhìn nhận, Vành đai 4 là vòng ngoài của Vành đai 3, ngoài các tuyến cao tốc như hiện tại, Hà Nội cần có thêm các trục chính đô thị, đấu nối từ Vành đai 4 vào Vành đai 3 giống như những nan quạt để người dân thuận tiện tiếp cận vào trung tâm. Nhìn rộng hơn nữa, các chuyên gia cũng nhấn mạnh yếu tố liên kết đồng bộ giao thông công cộng. Không một quốc gia nào có thể “xây đủ đường để xe đi”. Do vậy những tuyến đường được quy hoạch từ đầu như Vành đai 4 cần tính tới yếu tố kết nối phương tiện công cộng vào trung tâm kèm theo những hợp phần, làn đường ưu tiên cho loại hình vận tải này.

Đường vành đai 4 khởi công khi nào?

Dự án được chia làm 2 dự án thành phần gồm giải phóng mặt bằng và thi công xây lắp với tổng mức đầu tư 18.247 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2023-2026. Thời gian dự kiến khởi công trong năm 2024. Tuyến đường đi qua địa phận huyện Bắc Tân Uyên, TP. Tân Uyên, TP.

Đường vành đai 4 Hà Nội khi nào xong?

Vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, kết nối với cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long, tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Dự án khởi động từ năm 2022, mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ 2027.

Đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh khi nào khởi công?

Tỉnh dự kiến, khởi công dự án trong năm 2024. Ngày 21/9, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương phối hợp với UBND Thị xã Bến Cát tổ chức họp dân công bố chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 TP. HCM.

Đường vành đai 4 dài bao nhiêu km?

Theo Sở GTVT TP, các dự án đường Vành đai 4 TP. HCM là dự án lớn, có tính chất kết nối các tỉnh trong Vùng Đông Nam Bộ với chiều dài 206 km theo phương thức đối tác công tư [PPP].

Chủ Đề