Giá cả thị trường và giá cả cạnh tranh

Giá cả thị trường và giá cả cạnh tranh

Chức năng của giá cả thị trường

Giá cả hàng hóa ra đời trong quan hệ trao đổi khi tiền tệ đã phát sinh. Sự xuất hiện và phát triển của phạm trù giá cả gắn liền với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa và hoàn thiện Nhà nước. Vậy khái niệm giá cả là gì?, trên thị trường giá cả có những chắc năng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:

Trong điều kiện nền sản xuất giản đơn, giá cả chỉ phản ánh giá trị của sản xuất hàng hoá và được các nhà kinh tế học cổ điển như A. Smith va D. Ricardo và các nhà kinh tế học của chủ nghĩa Mác- Lênin đưa ra khái niệm: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị tự nhiên tức giá trị hàng hoá.

Khi nền kinh tế sản xuất phát triển, phạm vi giá cả được mở rộng, giá cả được thừa nhận không chỉ đơn thuần giá trị hàng hố mà nó hình thành trên cơ sở tổng hoà các mối liên hệ kinh tế xã hội như: cung, cầu hàng hố; tích luỹ và tiêu dùng trong ngoài nước. Giá cả trên thị trường được xác định trên cơ sở thoả thuận về lợi ích giữa người mua và người bán, là cơ sở trao đổi hàng hố. Do đó, giá cả vừa là ngun nhân vừa là kết quả của nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội.

Giá cả thị trường có những chức năng chủ yếu sau:

Những thông tin về giá cả thị trường cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung – cầu, biết được sự khan hiếm đối với các loại hàng hóa. Nhờ đó mà những doang nghiệp có liên quan ra được những quyết định thích hợp. Như vậy, những thông tin về giá cả giúp cho việc điều chỉnh lượng sản xuất và quy mô sản xuất, từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Sự biến động của giá cả sẽ dẫn đến sự biến động của cung – cầu sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố các nguồn lực kinh tế. Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi giá cả thấp, do đó lợi nhuận thấp đến nơi có giá cả cao, do đó lợi nhuận cao, tức là các nguồn lực ứ đọng chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đổi tổng cung và tổng cầu.

Để có thể cạnh tranh được về giá, buộc những người sản xuất phải giảm chi phí đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Do đó, thúc đẩy dự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Giá cả là phương tiện tính toán chi phí , tính toán lợi nhuận của người bán hàng hóa, của người sản xuất, cũng như các nhà đầu tư trên thị trường. Trong nền kinh tế, một bộ phận hàng hóa được sản xuất và đi vào tiêu dùng trực tiếp như : gạo, thịt… để ăn, quần áo để mặc… song một bộ phận quan trọng của hàng hóa lại trở thành nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các hàng hóa khác như đường để làm bánh kẹo, sắt thép để chế tạo thiết bị, xây dựng các công trình… Tức là giá của các nguyên liệu, nhiên liệu, động lực,… là cơ sở để tính toán chi phí sản xuất ra các hàng hóa khác.

Trên cơ sở tính toán chi phí sản xuất dự kiến được giá bán sản phẩm và khi giá bán được thị trường chấp nhận thì sẽ biết được lợi nhuận đối với từng sản phẩm và tổng lợi nhuận trong từng thời kỳ nhất định.

Trong quản lý kinh tế vĩ mô, giá cả là phương tiện để tính toán các chỉ tiêu quan trọng như: GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế…

Ngoài 4 chức năng chủ yếu trên, giá cả còn thực hiện chức năng phân phối lại. Thông qua định mức giá cao (qua thuế) của một số hàng hóa (hàng cao cấp, hàng xa xỉ phẩm,…)mà điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao. Đồng thời, những hàng hóa thiết yếu , thông thường thì có chính sách (chủ yếu thông qua thuế) để mức giá thấp, không ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng có thu nhập thấp.

Bạn đang đọc bài viết: Giá cả là gì? Chức năng của giá cả thị trường tại chuyên mục tin Kinh doanh. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:

 

  097 113 8889

  www.thamdinhgiataisan.net

Cạnh tranh về giá (price competition) là hình thức cạnh tranh trong đó các nhà cung cấp tìm cách giành giật khách hàng bằng thủ đoạn bán hàng với giá thấp hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh giá cả đặc biệt có lợi cho người tiêu dùng khi nó góp phần hình thành giá cả phù hợp với chi phí cung ứng, vì điều này hàm ý thị trường hoạt động một cách có hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực và đẩy các nhà cung ứng kém hiệu quả, có chi phí cao ra khỏi thị trường.

Nếu đứng trên quan điểm của nhà sản xuất, thì cạnh tranh giá cả là điều nên tránh, vì nó làm giảm lợi nhuận và có thể dẫn tới chiến tranh giá cả. Vì lý do này, các nhà sản xuất thường tìm mọi cách để tránh cạnh tranh về giá.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tuy nhiên chiến lược cạnh tranh về giá không phải tất cả, có rất nhiều trường hợp thành công bằng sự khác biệt hoá.

Ví dụ về sự khác biệt hoá qua Ipad và Kindle. Mặc dù giá của Kindle (195$) và Ipad (495$) có sự chênh lệch lớn, nhưng 300$ đó không phải là vấn đề cốt lõi. Trong khi Apple tung ra sản phẩm “All-in-One” (tất cả trong một) với đầy đủ tính năng gần như một chiếc máy tính cùng với một kho ứng dụng hỗ trợ, còn Amazon thì chọn một phân khúc hoàn toàn khác cho mình cho những người đọc sách.

Bạn không thể bắt một người ưa thích sự hoàn hảo mà lại đi mua một chiếc Kindle có quá ít chức năng, cũng như tính thẩm mỹ. Ngược lại, việc bỏ thêm đến 300$ cho 1 chiếc Ipad chỉ để đọc sách là hoàn toán bất hợp lý, so với việc chỉ cần 195$ cho Kindle để đọc sách.

Qua ví dụ trên, có thể thấy giá chỉ là một yếu tố phụ, sự khác biệt hoá cho phân khúc khách hàng cụ thể mới là chiến lược mang lại doanh thu thực sự.

Để đầu tư hàng hoá hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần làm đó là phải có kiến thức cơ bản về thị trường và các yếu chính ảnh hưởng đến việc lên xuống của giá hàng hoá. Tuỳ thuộc vào việc bạn lựa chọn giao dịch hàng hoá tương lai hay quyền chọn, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến việc thắng thua của bạn trên thị trường. Chính vì vậy, tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá là điều vô cùng cần thiết. Vậy những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến giá của hàng hóa phái sinh?

Dưới đây là một số phân tích cụ thể về từng yếu tố, hy vọng có thể giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả hơn.

Khái niệm về hàng hóa phái sinh

Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn, hàng hoá phái sinh là một loại công cụ vừa giúp người sản xuất huy động vốn, vừa giúp nhà đầu tư kiếm lời từ sự chênh lệch giá hàng. 

Thông qua công cụ này, bạn có thể trao một khối lượng hàng hoá tại mức giá xác định mà không lo bị ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường

Giá cả thị trường và giá cả cạnh tranh
Hàng hóa trong giao dịch phái sinh

Vai trò của giá cả hàng hóa phái sinh

Giá của hàng hóa phái sinh được xem xét từ hai phía: người mua và người bán. Dưới góc độ của người mua, nó là tổng giá trị tương ứng mà người mua đã bỏ ra để sở hữu và sử dụng hàng hóa. Dưới góc độ người bán, nó là tổng giá trị mà họ phải tiêu thụ để sản xuất được sản phẩm theo giá trị đã được thỏa thuận trước.

Thứ nhất, giá cả hàng hóa giúp phân phối lại và toàn bộ thu nhập quốc dân

Khi sử dụng Sàn giao dịch để thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hoá người nông dân và nhà đầu tư không cần lo lắng giá sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, mức giá luôn ở trạng thái ổn định.

Thứ hai, làm phương tiện thanh toán cho các hợp đồng mua bán

Thông qua giá cả của hàng hoá, nhà đầu tư sẽ xác định được số tiền mà mình phải trả cho một hợp đồng giao dịch. 

Giá cả thị trường và giá cả cạnh tranh
Hợp đồng giao dịch hàng hóa

Thứ ba, giá cả hàng hóa làm đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế tầm vĩ mô

Mức giá biến động trên Sàn giúp nhà đầu tư có thể thu lại mức lợi nhuận tối ưu. Từ đó, giúp tạo động lực cho sự phát triển của kinh tế thị trường.

Những yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá

Việc hiểu thị trường hàng hóa và các yếu tố quyết định hướng đi trong tương lai của giá hàng hóa dựa trên sự kết hợp của các phân tích kỹ thuật và cơ bản.

Giá cả thị trường và giá cả cạnh tranh
Yếu tố ảnh hưởng tới giá cả trong giao dịch hàng hóa

Cung cầu hàng hóa trên thị trường

Một trong những điều quan trọng là phải tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản của cung và cầu đối với hàng hóa. Nhà đầu tư có thể cập nhật những thông tin này thông qua các sàn giao dịch hàng hóa, tổ chức thương mại và cơ quan chính phủ. 

Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng giảm; và ngược lại, nếu cầu lớn hơn cung thì giá hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên. Khi hiểu rõ và nắm bắt được quy luật này thì khả năng thu lại mức lợi nhuận tối ưu của bạn là rất cao.

Giá cả hàng hàng hóa bị ảnh hưởng bởi giá trị của hàng hóa

Từ lâu, giá trị hàng hóa luôn tỷ lệ thuận với giá cả của mình. Khi hàng hóa có giá trị càng cao thì giá cả càng lớn và ngược lại. Thông thường, yếu tố này sẽ có xu hướng ít biến động hơn các yếu tố khác.

Sức mua của người tiêu dùng

Tiền chính là phương thức thanh toán cho mọi hợp đồng mua bán. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ sự thay đổi quá mức nào trong cung tiền thì đồng thời cũng gây ra sự biến động mạnh về giá cả hàng hóa. 

Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa

Sự cạnh tranh trực tiếp của các doanh nghiệp cũng là một yếu tố tác động trực tiếp khiến giá cả hàng hóa tăng vọt trong một khoảng thời gian nhất định.

Đầu tư là một con đường dài, vì vậy mỗi nhà đầu tư cần phải kiên trì với quyết định của mình và có cái nhìn tổng quát thì mới có thể đạt được mức lợi nhuận tối đa. Thông qua những phân tích nêu trên về các yếu tố ảnh hưởng đến giá hàng hoá của thị trường, chúng tôi hy vọng nhà đầu tư đã có thêm những kiến thức hữu ích để thành công hơn trên thị trường đầy tiềm năng này.

Giá cả thị trường và giá cả cạnh tranh
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa