Giá dầu diesel tháng 3 năm 2023

Giá xăng trong nước theo Viện Dầu khí Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục giảm mạnh trong kỳ điều chỉnh ngày 11/8/2022 sau khi Chính phủ điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì.

Theo mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của VPI, trong kỳ điều hành 11/8/2022, giá xăng được dự báo giảm mạnh về ngưỡng 24.000 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 927 đồng xuống 22.981 đồng/lít, giá dầu hỏa giảm 1.318 đồng còn 23.215 đồng/lít, giá dầu mazut tăng nhẹ 39 đồng lên 16.587 đồng/kg. Bên cạnh đó, mô hình cũng dự báo trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng, lần lượt là 800 đồng/lít với xăng E5 RON 92, 500 đồng/lít với xăng RON 95, 450 đồng/lít với dầu diesel, 650 đồng/lít với dầu hỏa, và 787 đồng/lít với dầu mazut.

Trước đó, ngày 8/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng. Theo đó, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (thuộc mã HS từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) từ 20% xuống 10%. Theo Bộ Tài chính, so với nhiều nước, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung. Tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu ở nước ta hiện nay vào khoảng 19,39% đối với xăng E5RON92, 21,95% đối với xăng RON95 và khoảng 11,05% đối với dầu diesel.

Tại thị trường Châu Á, nhu cầu nhập khẩu xăng của Malaysia có xu hướng giảm trong bối cảnh nhu cầu di chuyển giảm sau khi kỳ nghỉ hè kết thúc. Nhu cầu xăng phối trộn ở Hàn Quốc và Đài Loan giảm do các nhà máy lọc dầu cắt giảm công suất hoạt động trong thời gian tới. Ví dụ như SK Energy dự kiến tiến hành bảo dưỡng tại các nhà máy lọc dầu công suất 840.000 thùng/ngày ở Ulsan và nhà máy lọc dầu công suất 275.000 thùng/ngày ở Incheon vào khoảng từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 10. Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng dầu FOB trên thị trường Singapore đến ngày 8/8/2022 giảm mạnh, với giá xăng RON 92 giảm từ mức 115,35 USD/thùng (ngày 29/7/2022) xuống mức 102,48 USD/thùng, giá xăng RON 95 cũng giảm 14 USD/thùng so với ngày 29/7/2022 xuống còn 106,1 USD/thùng, giá dầu hỏa và dầu diesel đồng loạt giảm xuống dưới 120 USD/thùng.

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô Brent tiếp tục giảm. Chốt phiên giao dịch ngày 9/8/2022, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 giảm từ mức 103,97 USD/thùng (ngày 29/7/2022) xuống còn 96,15 USD/thùng, dầu WTI giao tháng 9/2022 cũng giảm khoảng 8 USD xuống mức 90,29 USD/thùng. Goldman đã cắt giảm dự báo giá dầu Brent trong Quý III/2022 và IV/2022 xuống lần lượt là 110 USD/thùng và 125 USD/thùng, so với dự báo trước đó là 140 USD/thùng và 130 USD/thùng. Ngân hàng vẫn giữ nguyên dự báo giá Brent cho năm 2023 là 125 USD/thùng. Tuy nhiên, các nhà phân tích của ngân hàng đầu tư này vẫn tin tưởng giá dầu tăng trong thời gian tới do sự thiếu hụt nguồn cung dầu hiện tại, bất chấp lo ngại suy thoái toàn cầu.

Theo Wood Mackenzie, nguồn cung dầu thô thế giới được dự báo tăng từ mức 97,1 triệu thùng/ngày năm 2021 lên 100,3 triệu thùng/ngày năm 2022 (tăng 4,6 triệu thùng/ngày) và đạt khoảng 102,7 triệu thùng/ngày năm 2023. Trong khi, dự báo nhu cầu toàn cầu đạt khoảng 99 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 170 nghìn thùng/ngày so với dự báo tháng trước. Tổng cầu năm 2023 dự báo đạt khoảng 101,6 triệu thùng/ngày.

Do đó, các chuyên gia của Viện Dầu khí Việt Nam dự báo giá dầu trong nửa đầu tháng 8 sẽ giao dịch trong khoảng 85 – 95 USD/thùng.

(TBTCO) - Dự báo giá xăng dầu thế giới sẽ tiếp tục tăng thời gian tới, có thể lên tới 150 USD/thùng vào năm 2023, ảnh hưởng trực tiếp tới giá trong nước. Theo dự đoán của giới chuyên gia, giá xăng trong nước có thể tiệm cận mức 30.000 đồng/lít trong phiên điều hành tới đây, nếu không có các biện pháp bình ổn giá kịp thời.

Nhiều yếu tố đẩy giá dầu thế giới lên cao

Theo Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA), Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhu cầu dầu thế giới sẽ vượt mức tiêu thụ 100 triệu thùng/ngày trong năm nay, do tác động của biến thể Omicron đến nhu cầu đi lại không quá nhiều như những dự báo trong năm 2021.

Trong khi nguồn cung dầu, các vấn đề từ sự cố đường ống như tại Ecuador, hay việc các thành viên OPEC tiếp tục sản xuất thiếu dầu so với hạn ngạch đề ra do các bất ổn nội bộ, đều tạo động lực khiến giá tăng mạnh. Chưa kể đến các vấn đề địa chính trị căng thẳng chưa có điểm dừng. Một số kịch bản về giá năm nay đã được nhiều định chế tài chính đưa ra và giá dầu tiếp tục tăng là dự báo chủ đạo.

Giá dầu diesel tháng 3 năm 2023
Giá xăng dầu tăng gây áp lực rất lớn đến lạm phát. Ảnh: TL.

Vào cuối tháng 1/2022, Morgan Stanley dự báo giá dầu thô Brent có thể đạt 100 USD/thùng trong quý III và quý IV năm nay, nâng mức dự báo quý III và quý IV trước đó, từ 90 USD/thùng và 87,50 USD/thùng.

Các nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Mỹ này cho rằng với khả năng lượng dầu tồn kho trên toàn cầu giảm sút và năng lực khai thác dự phòng, cộng thêm mức đầu tư không đủ trong ngành dầu khí sẽ là những nhân tố thúc đẩy giá dầu đi lên.

Tuy nhiên, cần lưu ý dự báo của Morgan Stanley công bố vào cuối tháng 1, trước khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang thành chiến sự.

Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn công bố tháng 2/2022, Cơ quan Quản lý thông năng lượng Mỹ (EIA) đưa ra dự báo giá dầu Brent giao ngay trung bình là 83 USD/thùng trong năm 2022, tăng 8 USD/thùng so với dự báo mà EIA đưa ra vào tháng 1/2022.

Trong khi đó, Ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase dự báo giá dầu có thể giữ đà tăng mạnh mẽ trong năm 2022-2023, sau khi Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) và hãng tin Bloomberg cùng cắt giảm dự báo về công suất khai thác dầu của OPEC trong năm nay.

Trên cơ sở dự báo mức cắt giảm mà EIA đưa ra là 0,8 triệu thùng/ngày và của Bloomberg đưa ra là 1,2 triệu thùng/ngày, JPMorgan Chase nhận định giá dầu có thể vọt lên 125 USD/thùng trong năm nay và 150 USD/thùng trong năm tới. Trước tình hình căng thẳng chính trị leo thang giữa Nga và Ukraine, giá dầu có thể chạm mức 110 USD/thùng trong quý II.

Như vậy, có thể thấy trước nhu cầu dầu mạnh mẽ từ nền kinh tế khi các nước thực hiện chiến dịch mở cửa trở lại, cộng với tình hình căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine ngày càng leo thang, giá dầu năm 2022 được dự báo tiếp tục tăng cao trong năm nay.

Lo đảm bảo nguồn cung trong bối cảnh giá liên tục tăng

Về thị trường trong nước, theo nhận định của giới chuyên môn, với những diễn biến nêu trên, trong kỳ điều chỉnh ngày 11/3 tới đây, giá xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục tăng cao.

Theo dự đoán của giới chuyên gia, giá xăng trong nước có thể tiệm cận mốc 30.000 đồng/lít nếu không can thiệp các biện pháp bình ổn giá.

Vừa qua, để bảo đảm nguồn cung trong nước, Bộ Công thương đã giao 10 công ty đầu mối nhập khẩu thêm 2,4 triệu m3 xăng dầu các loại trong quý II/2022. Các doanh nghiệp được giao tăng sản lượng nhập khẩu xăng dầu phải thực hiện việc nhập khẩu xăng dầu không thấp hơn sản lượng xăng dầu giao bổ sung.

Theo Bộ Công thương, lượng nhập khẩu tăng thêm này để bù đắp sản lượng thiếu hụt do nguồn cung xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước không đạt kế hoạch, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ kinh tế đất nước.

Ông Nguyễn Bích Lâm- nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, giá xăng dầu dự báo tăng cao là không nằm ngoài dự đoán, do cần lớn hơn cung; cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chỉ là một yếu tố tác động thêm.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc dự báo dài hạn cho xăng dầu trong bối cảnh hiện nay là vô cùng khó khăn. Để "giải bài toán xăng dầu" trong bối cảnh hiện nay, điểm mấu chốt đó là cần tăng cường công tác phân tích dự báo, đảm bảo nguồn cung và tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường.

Được biết, Bộ Công thương - Tài chính tiếp tục theo sát diễn biến giá xăng dầu thế giới để có giải pháp điều hành linh hoạt, đặc biệt là việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá, nhằm giảm thấp nhất các tác động của giá xăng dầu tăng cao tới nền kinh tế cũng như lạm phát./.