Giải pháp thâm hụt ngân sách nhà nước

Làm gì để giảm thâm hụt ngân sách?

Quang Minh

minh họa: Khều

[TBKTSG] – Thâm hụt ngân sách nhiều năm giữ ở mức trên 5% và đang có xu hướng tăng, thậm chí có thể trên 10%. Thực tế này cho thấy khó có thể thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giảm dần bội chi ngân sách.

Thâm hụt thực còn cao hơn nhiều

Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về con số thâm hụt ngân sách ở Việt Nam. Các chuyên gia tư vấn chính sách quốc tế của Ngân hàng Thế giới [WB], Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] cũng đã nhiều lần cảnh báo Chính phủ về tỷ lệ thâm hụt ngân sách quá cao và không bền vững.

Con số thâm hụt thực cũng được đánh giá cao hơn nhiều so với con số do Chính phủ công bố. IMF cho rằng thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 lên đến 9%, Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB] cho là 9,8%, khác với con số 6,9% mà Việt Nam đưa ra.

Về vấn đề này, tuy Chính phủ chưa chính thức công nhận, nhưng các nhà hoạch định chính sách tài khóa của Bộ Tài chính cũng đã cho biết có sự khác biệt trong cách tính bội chi ngân sách của Việt Nam và thế giới.

Nhiều khoản thu, chi để ngoài bảng cân đối ngân sách như: huy động bằng trái phiếu chính phủ lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng chi cho giáo dục, y tế, thủy lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng của các địa phương, hay các khoản vay và cho vay lại rất lớn của Chính phủ.

Mục đích cho vay lại của các khoản này cũng không rõ ràng, phần lớn là cho doanh nghiệp nhà nước vay nên chứa đựng nhiều rủi ro. Nhiều nguồn thu tại địa phương, ngành như xổ số, phí, lệ phí cũng không được đưa vào cân đối ngân sách đầy đủ.

Mặt khác, năm nào Chính phủ cũng tạm ứng ngân sách từ nguồn của Ngân hàng Nhà nước, cho phép không hạn chế chuyển nguồn ngân sách nhà nước từ năm trước sang năm sau làm cho cân đối ngân sách càng không đúng thực chất. Vì vậy, để đánh giá đúng tình trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam, điều quan trọng hàng đầu là có cách tính đúng, đầy đủ, phản ánh chính xác tình hình tài khóa của Việt Nam. Trên cơ sở đó mới có thể có chính sách điều hành kinh tế vĩ mô hợp lý, mang lại những tác động tích cực và lâu dài, chứ không thể chỉ kiểm soát lạm phát bằng chính sách giá cả, tỷ giá và tiền tệ như hiện nay.

Mối nguy lớn

Để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách, Nhà nước sẽ phải tăng thuế hoặc phải vay nợ thông qua phát hành trái phiếu. Cả hai hành động này đều tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa năm 2011, cân đối ngân sách sẽ phải tiếp tục chịu sự tác động của gói kích thích phát triển kinh tế đã giải ngân khoảng 15.000 tỉ đồng từ năm 2009, vốn ODA cho Việt Nam cũng có xu hướng giảm vì các nhà tài trợ lo ngại về tình trạng nợ nần của Việt Nam quá lớn sẽ làm mất cân đối vĩ mô.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, thực hiện nhiều cam kết WTO và cam kết đa phương, song phương về giảm thuế nhập khẩu thì nguồn thu ngân sách chỉ còn trông chờ vào tăng thuế trong nước. Tuy nhiên, nếu tăng thuế doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng chi phí nhiều hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu tăng thuế thu nhập cá nhân thì mức tiêu dùng sẽ giảm, làm giảm một phần tổng cầu, lập tức sẽ tác động tiêu cực đến động lực phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng sẽ càng khó khăn hơn.

Theo IMF, Việt Nam nên thực hiện một kế hoạch củng cố ngân sách nhằm giảm tỷ lệ nợ công trên GDP để tạo không gian tài khóa, đồng thời nên cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 5% GDP trong năm 2011 và khoảng 3% vào năm 2015. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn tiếp tục tăng ngân sách bằng cách vay nợ trong nước và nước ngoài.Điều đáng lo là mặt bằng lãi suất hiện nay rất cao, vào khoảng 18%. Điều này không những không hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh mà còn khiến họ lao đao. Nhất là trong những tháng cuối năm 2010, nhu cầu vốn của doanh nghiệp lớn, để tồn tại, nhiều doanh nghịêp phải chấp nhận vay vốn với lãi suất cao, vì thế rủi ro sẽ càng lớn.

Việc vay nợ nước ngoài đã diễn ra nhiều năm nay và có xu hướng ngày càng tăng, tuy về ngắn hạn có thể tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán. Tuy nhiên, việc vay nợ nước ngoài thường xuyên và quy mô ngày càng tăng có thể dẫn tới những rủi ro rất cao như từng thấy ở các nước Mỹ Latinh những năm 1980-1990.

Việt Nam đang trong giai đoạn duy trì tăng trưởng cao nên nhu cầu đầu tư lớn là đương nhiên và đúng quy luật. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển đến mức độ nào là hợp lý cần được cân nhắc kỹ lưỡng trong tổng thể chính sách vĩ mô. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có chiến lược thực hiện giảm thâm hụt ngân sách trung và dài hạn, việc dự toán ngân sách hàng năm vẫn mang tính đối phó cấp thời, không có lộ trình thực hiện giảm thâm hụt ngân sách.

Các mục tiêu chính sách của các bộ ngành, địa phương bị đẩy vào ngân sách một cách ồ ạt, thiếu sự lựa chọn hợp lý. Ngành nào, địa phương nào cũng kêu ngân sách chưa đáp ứng nhu cầu nhưng đầu tư, phát triển thì phân tán, chỗ nào cũng đầu tư nhưng không đủ vốn nên hiệu quả rất thấp, lãng phí diễn ra khắp nơi.

Yêu cầu minh bạch

Vì tiền ngân sách là tiền của dân, nên việc chi tiêu đồng tiền này phải được minh bạch đến từng đồng. Vấn đề này cần được nhận thức sâu sắc hơn. Để giảm thâm hụt ngân sách, Chính phủ cần minh bạch hơn, rạch ròi hơn về chi tiêu cho lĩnh vực công, làm rõ hiệu quả đầu tư, tách bạch hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, ngăn chặn chi tiêu công theo kiểu “tiền chùa”. Việc công khai, minh bạch chi tiêu ngân sách sẽ giúp lập dự toán ngân sách hợp lý, loại bỏ được các khoản không thực sự cần thiết. Quy trình lập ngân sách cần được thay đổi theo hướng dựa trên nhu cầu thực tế chứ không phải dựa vào đầu vào như hiện nay. Đồng thời, việc lập ngân sách cần có định hướng vì lợi ích chung, hạn chế tối đa lợi ích cục bộ để kiểm soát tốc độ tăng chi, nếu không tình trạng thâm hụt ngân sách khó cải thiện.

Ngoài ra cần minh bạch, làm rõ việc sử dụng các tài sản của Chính phủ, các khoản nợ, bảo lãnh của Chính phủ để “làm sạch” tình hình tài chính của quốc gia, từ đó giảm được thâm hụt trên thực tế. Bên cạnh đó, cần phân biệt giữa hỗ trợ và đầu tư, kiên quyết loại bỏ các chính sách hỗ trợ tín dụng qua các kênh ngân hàng chính sách, bởi một khi chính sách còn mập mờ, như các chương trình mục tiêu quốc gia, thì hiệu quả đầu tư sẽ rất thấp, là khoảng trống cho tham nhũng phát triển. Chính phủ cũng nên cảnh giác với các hiện tượng tăng giá cục bộ trên thị trường bất động sản, hạn chế việc các ngân hàng cho vay chứng khoán, tránh để nợ quốc gia vượt ngưỡng an toàn, gián tiếp tác động đến chính sách tài khóa về trung và dài hạn.

Về dài hạn, để giảm thâm hụt ngân sách, cần sửa đổi toàn diện các quy định pháp luật về thẩm quyền lập và thực hiện chính sách tài khóa của các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, tập trung quyền quyết định vào một cơ quan [Quốc hội], Chính phủ chỉ thực hiện các quyết định ngân sách đã được Quốc hội thông qua.

Về bộ máy hành chính, cũng nên xem lại sự phân cấp quá mạnh như hiện nay dẫn đến mất kiểm soát. Có quá nhiều cơ quan tham gia vào quá trình phân cấp này như Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các địa phương, Bộ Tài chính,… nên vấn đề quy trách nhiệm càng khó khăn. Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân được giao quyền trong bộ máy hành chính thực hiện nhiệm vụ của chính sách tài khóa cũng phải được siết chặt, để từ đó có thể quy trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách, bảo đảm trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực hiện.

ĐỀ TÀI:Giải pháp để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sáchnhà nước? Phân tích ưu, nhược điểm của từng giải pháp?áp dụng với thực trạng ngân sách Nhà nước của ViệtNam hiện nay?1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN, ẢNH HƯỞNG THÂMHỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC1.1. Khái niệmThâm hụt ngân sách hay còn gọi là bội chi ngân sách nhànước là tình trạng tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượtquá các khoản thu “không mang tính hoàn trả” của ngân sáchnhà nước.* Thâm hụt ngân sách được phân thành 2 loại: Thâm hụtcơ cấu và thâm hụt chu kỳ.- Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết địnhbởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuếsuất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục,quốc phòng…- Thâm hụt chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tìnhtrạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là mức độ cao hay thấp của sảnlượng và thu nhập quốc dân.VD: khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệthất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuốngtrong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.1.2. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách nhànướcDựa vào 2 loại thâm hụt trên có thể rút ra 2 nguyên nhâncơ bản gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước:- Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chính sáchcơ cấu thu chi của nhà nước. Khi nhà nước thực hiện chính sáchđẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức thâmhụt ngân sách nhà nước. Ngược lại, thực hiện chính sách giảmđầu tư và tiêu dùng của nhà nước thì mức thâm hụt ngân sáchnhà nước sẽ giảm bớt. Mức thâm hụt do tác động của chínhsách cơ cấu thu chi gây ra gọi là thâm hụt cơ cấu.- Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chu kỳ kinhdoanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của nhà nước co lại,nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khănmới về kinh tế của xã hội. Điều đó làm cho mức thâm hụt ngânsách tăng lên. Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của nhà nướcsẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đólàm giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước. Mức thâm hụt dotác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là thâm hụtchu kỳ.1.3. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến nềnkinh tếThâm hụt ngân sách nhà nước sẽ ảnh hưởng đến sự pháttriển kinh tế nếu không có biện pháp xử lý đúng đắn. Nguyênnhân phổ biến gây ra thâm hụt ngân sách ở hầu hết các nướctrên thế giới, từ những nước chưa phát triển cho đến nhữngnước có nền kinh tế phát triển, đó là nhu cầu chi tiêu và thực tếnhà nước không thể cắt giảm mà ngày càng tăng lên, trong khiđó việc tăng thu ngân sách bằng công cụ thuế sẽ dẫn đến sựphản hồi từ phía dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội. Và hậuquả là kìm hãm tốc độ tích lũy vốn cho sản xuất, hạn chế tiêudùng dẫn đến khả năng suy thoái nền kinh tế cao. Đối với cácnước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo thì thâm hụtngân sách không thể tránh khỏi. Bởi tình trạng thu nhập bìnhquân đầu người quá thấp không cho phép chính phủ tăng tỷ lệđông viên từ GDP vào ngân sách nhà nước, trong khi đó nhucầu chi tiêu theo chức năng của chính phủ lại tăng lên, nhất làkhi nhà nước thực hiện chương trình đầu tư nhằm cải thiện cơcấu kinh tế và hướng dẫn sự tăng trưởng.Thực tế cho thấy, thâm hụt ngân sách không có nguồn bùđắp hợp lý sẽ dẫn tới lạm phát, gây tác hại xấu đối với nền kinhtế cũng như đời sống xã hội. Nếu thâm hụt ngân sách được bùđắp bằng cách phát hành thêm tiền vào lưu thông sẽ dẫn đếnbùng nổ lạm phát.Thâm hụt ngân sách không phải là hoàn toàn tiêu cực.Nếu thâm hụt ở một mức độ nhất định [dưới 5% so với tổng chingân sách trong năm] thì lại có tác dụng kích thích sản xuấtphát triển. Vì thế ở những nước có nền kinh tế phát triển caonhà nước vẫn chỉ cố gắng thu hẹp thâm hụt ngân sách chứkhông loại trừ nó hoàn toàn. Nhưng cho dù thâm hụt ngân sáchở mức độ nào thì mọi chính phủ đều phải có biện pháp để kiểmsoát và xử lý thâm hụt ngân sách.2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦATỪNG GIẢI PHÁP GIẢM THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC:2.1. Có 05 giải pháp khắc phục thâm hụt NSNN đó là-Tăng thu giảm chi.- Biện pháp vay nợ.- Sử dụng dự trữ ngoại tệ:- Vay ngân hàng [in tiền].- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước.2.2. Ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp2.2.1. Tăng thu giảm chiĐây là biện pháp cơ bản nhất mà chính phủ thường dùngđể giảm thâm hụt ngân sách. Bằng quyền lực và nghĩa vụ củamình chính phủ tính toán để tăng các khoản thu và cắt giảm chitiêu .Tăng thu và giảm chi là biện pháp cổ tryền nhưng khôngphải bao giờ cũng thực hiện thành công được bởi vì ở đây xảyra hai nghịch lí khó giải quyết .Một là: trong bối cảnh tỉ lệ tăngtrưởng GDP chưa lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vàotiêu dùng ở khu vực tư nhân bị hạn chế, tức giảm động lựcphát triển kinh tế. Hai là: khả năng giảm chi cũng có giới hạnnhất định, nếu giảm chi vượt quá giới hạn thì cũng ảnh hưởngkhông tốt đến quá trình phát triển xã hội.Chính vì thế vấn đề đặt ra là chính phủ phải tính toán phítăng thu và giảm chi như thế nào để gây ảnh hưởng ít nhất đếntăng trưởng kinh tế.* Tăng thu:Công tác thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo mức độngviên vào ngân sách nhà nước hợp lý tăng nhanh tỉ trọng nội địatrong tổng thu ngân sách nhà nước tập trung thực hiện thuđúng, đủ, kịp thời theo các luật thuế nhằm động viên hợp lý,khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển và đảm bảo nguồnlực thực hiện nhiệm vụ quan trọng phát triển kinh tế xã hộitrong điều kiện hội nhập quốc tế chủ động ứng phó với các tácđộng của thị trường giá cả trong và ngoài nước; đồng thời đẩymạnh thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, hải quan vàmở rộng cơ chế tự khai tự nộp tăng trách nhiệm người nộp thuếvà cơ quan thu; tăng cường kiểm tra chống thất thu, nợ đọngtạo môi trường thuận lợi bình đẳng trong mọi doanh nghiệpcủa các thành phần kinh tế. Có cơ chế khuyến khích các cấptăng thu được hưởng hợp lý kết quả tăng thu so với nhiệm vụnhà nước giao theo quy định pháp luật. Kiên quyết hơn trongviệc kiểm soát nguồn thu từ thuế, có biện pháp kiểm soát hiệuquả thì sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.Cần phải cải thiện các nguồn thu ngân sách tránh tìnhtrạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều. Tiến hành cải cách thuế,đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân và thuế bất động sản. Điềuchỉnh tăng mức thuế xuất, thuế nhập đối với các hàng hóa tiêudùng không khuyến khích nhập khẩu, điều chỉnh giảm thuếnhập khẩu đối với một số nhóm mặt hàng thiết thực phục vụsản xuất để góp phần bình ổn giá điều chỉnh tăng thuế xuấtkhẩu đối với hang hóa là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản…* Giảm chi:Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thườngxuyên từ ngân sách nhà nước. Đây là một giải pháp tuy mangtính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khisảy ra thâm hụt ngân sách và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiếtkiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chi đầu tư vào nhữngdự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phácho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưahoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư.Mặt khác bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản thu đầu tưcông, những khoản chi thường xuyên của nhưng cơ quan nhànước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệuquả và chưa thực sự cần thiết.2.2.2. Biện pháp vay nợ* Vay nợ trong nước:Vay trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thứcphát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là nhữngchứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoánhay trái khoán do nhà nước phát hành để vay các dân cư, cáctổ chức kinh tế xã hội và ngân hàng. Ở Việt Nam chính phủthường ủy nhiệm cho kho bạc nhà nước phát hành trái phiếudưới các hình thức tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc, tráiphiếu công trình.- Ưu điểm: Đây là biện pháp cho phép chính phủ có thểgiảm thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệhoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là mộtcách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.- Nhược điểm: Việc khắc phục thâm hụt ngân sách bằngnợ tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thểlàm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trongGDP liên tục tăng. Thứ nữa, viêc vay từ dân trực tiếp sẽ làmgiảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng vàgây sức ép làm tăng lãi suất trong nước.Đặc biệt, ở những nước trải qua giai đoạn lạm phát cao[như nước ta hiện nay], giá trị thực của trái phiếu chính phủgiảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn. Chínhphủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thểkhác trong nền kinh tế phải giữ trái phiếu. Tuy nhiên, nếu việclàm này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín củachính phủ và khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh nàysẽ trở nên khó khăn hơn vào các năm sau.* Vay nợ nước ngoàiChính phủ có thể giảm thâm hụt ngân sách bằng cácnguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ nước ngoàihoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các địnhchế tài chính thế giới như ngân hàng thế giới[WB], Qũy Tiền tệQuốc tế [IMF], Ngân hàng Phát triển Châu Á [ADB],các tổ chứcliên chính phủ, tổ chức quốc tế …Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chínhphủ, các tổ chức nhằm thực hiện các chương trình hợp tác pháttriển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triểnchính thức ODA.Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức:phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vaybằng hình thức tín dụng …hữugâyvốngóp- Ưu điểm: Nó là một biện pháp giảm thâm hụt ngân sáchhiệu, có thể bù đắp được các khoản thâm hụt mà lại khôngsức ép lạm pháp cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồnquan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước,phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.- Nhược điểm: Nó sẽ khiến chi gánh nặng nợ nần, nghĩavụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu cho chính phủ. Đồngthời, nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vàonước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòihỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự,kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều.2.2.3. Sử dụng dự trữ ngoại tệQuỹ dự trữ ngọai tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trungương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hoặcmột lãnh thổ nắm giữ dưới dạng ngoại tệ nhằm thanh toánquốc tế hoặc hỗ trợ đồng tiền quốc gia. Chính phủ có thể sửdụng việc giảm dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách.- Ưu điểm: của việc này là dự trữ hợp lý có thể giúp quốcgia tránh được khủng hoảng.- Tuy nhiên, việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ để tài trợthâm hụt ngân sách lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và phải hết sức hạnchế sử dụng2.2.4. Vay ngân hàng [in tiền]Chính phủ khi bị thâm hụt ngân hàng sẽ đi vay ngân hàngtrung ương để bù đắp. Đáp ứng nhu cầu này, ngân hàng trungương sẽ tăng việc in tiền. Điều này sẽ tạo ra thêm cơ sở tiền tệ.Chính vì vậy, nó được gọi là tiền tệ hóa thâm hụt.- Ưu điểm: Nhu cầu tiền để bù đắp ngân sách nhà nướcđược đáp ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, khôngphải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.- Nhược điểm: Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽkhiến cho cung tiền vượt cầu tiền. Nó đẩy cho việc lạm phát trởnên không thể kiểm soát nổi.2.2.5. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nướcTăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giácả, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạtđộng trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò củamình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụquản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế – xãhội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng nhưđời sống xã hội, nhất là mối quan hệ tăng trưởng và công bằngxã hội. Giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v.. Đặcbiệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn củacác nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý của cácnước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý của nhànước đối với quản lý ngân sách nhà nước nói chung và xử lý thâmhụt ngân sách nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết.4. ÁP DỤNG VỚI THỰC TRẠNG THÂM HỤT NSNN ỞVIỆT NAM4.1. In tiềnĐây có lẽ là biện pháp đơn giản nhất nhưng cũng nguyhiểm nhất bởi lẽ nguy cơ gây lạm phát của nó, làm giảm giá trịđồng nội tệ. Lạm phát vào năm 2010 và đến thời điểm này tìnhhình lạm phát vẫn còn tiếp tục gia tăng. Giá xăng dầu, lươngthực thực phẩm ngày một gia tăng…, tiền mất giá. Nên biệnpháp này tuy là đơn giản nhưng hậu quả khó lường.4.2 Vay trong nướcViệc vay trong nước, được thực hiện bằng cách phát hànhtrái phiếu Chính phủ. Đây là biện pháp cho phép Chính phủ cóthể duy trì việc thâm hụt ngân sách mà khôngcần phải tăng cơsở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này đượccoi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, việctài trợ thâm hụt NSNN bằng vay trong nước tuy không gây ralạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạmphát trong tương lai. Việc phát hành trái phiếu sẽ gây ảnhhưởng đến việc tăng lãi suất, vì thế giá cả có xu hướng tăng.Mặt khác nếu Chính phủ tăng cường vay nợ trong nước, số tiếtkiệm trong dân cư sẽ giảm, sẽ ảnh hưởng đến đầu tư của khuvực tư nhân. Điều đáng lo là mặt bằng lãi suất hiện nay rất cao,vào khoảng 18%. Điều này không những không hỗ trợ doanhnghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh mà còn khiến họ lao đao.Nhất là trong những tháng cuối năm 2010, nhu cầu vốn củadoanh nghiệp lớn, để tồn tại, nhiều doanh nghịêp phải chấpnhận vay vốn với lãi suất cao, vì thế rủi ro sẽ càng lớn.4.3 Vay nước ngoàiVay nước ngoài gồm có vay ưu đãi của các tổ chức tàichính, tiền tệ quốc tế [Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát tiểnChâu Á , Quỹ tiền tệ quốc tế] và vay bằng việc phát hành tráiphiếu Chính phủ ra nước ngoài và hiện nay chủ yếu là nguồnvốn phát triển ODA. Việc vay nợ nước ngoài đã diễn ra nhiềunăm nay và có xu hướng ngày càng tăng. Về ngắn hạn có thểtài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán, tránh nguy cơ lạmphát. Tuy nhiên, việc vay nợ nước ngoài thường xuyên và quymô ngày càng tăng có thể dẫn tới rủi ro tỷ giá. Khi gánh nặngnợ nước ngoài tăng lên sẽ gây ra áp lực cực lớn lên đồng nội tệkhiến nó có khả năng mất giá mạnh. Đồng nội tệ mất giá sẽ lạitiếp tục làm gia tăng giá trị các khoản nợ nước ngoài và tạo ranguy cơ mất khả năng thanh toán. Khi đó dòng vốn đầu tư sẽchảy khỏi quốc gia do sợ rủi ro về tỷ giá và làm cán cân thanhtoán mất cân bằng hơn. Khi cán cân thanh toán trở nên mấtcân bằng nghiêm trọng thị đồng nội tệ lại chịu áp lực giảm giá.Điển hình, ở các nước Mỹ Latinh những năm 1980-1990 đã gặpphải những rủi ro rất cao trong vấn đề này.4.4 Tăng thuếVới việc tăng thuế, các doanh nghiệp sẽ phải chịu gánhnặng chi phí nhiều hơn, làm giảm động lực sản xuất và khảnăng cạnh tranh. Nếu tăng thuế thu nhập thì mức tiêu dùngcũng giảm, làm giảm một phần tổng cầu. Trong bối cảnh hiệnnay, khi Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh và cạnhtranh với các nước trong khu vực để tạo môi trường kinh doanhhấp dẫn thì khả năng tăng thuế thu nhập doanh nghiệp làkhông nhiều. Thêm vào đó, việc cam kết các điều khoản củaWTO và tham gia vào các hiệp định thương mại song phươngcùng các khu vực tự do kinh tế cũng dẫn tới cắt giảm thuế quanchứ không phải ngược lại. Do đó, cơ hội tăng thuế đối với Chínhphủ chủ yếu đến từ việc tăng thuế thu nhập cá nhân. Đây là đốitượng còn dư địa cho chính sách thuế, nhưng cũng chưa cảithiện được về quy mô trong ngắn và trung hạn vì đối tượng thuthuế và số thu thuế hiện không đáng kể [chỉ khoảng 8.000 –10.000 tỷ đồng/năm]. Do đó, việc tăng thuế để cải thiện nguồnthu có tính khả thi thấp trong điều kiện hiện nay.4.5 Cắt giảm đầu tư côngCắt giảm đầu tư công, một trong những giải pháp thắtchặt chính sách tài khóa, nhằm hướng tới mục tiêu giảm lạmphát và ổn định tăng trưởng vĩ mô được nêu ra trong nghị quyếtsố 11/NQ-CP [24/02/2011]. Có 3 lý do phải cắt giảm chi tiêucông, đó là:- Thứ nhất: đầu tư công hay những chi phí hành chínhcông quá mức sẽ gây ra bội chi ngân sách, tạo áp lực lạm phátrất lớn.- Thứ hai: đầu tư tăng lên mà không kiểm soát được hiệuquả sẽ gây tổn hại về mặt vật chất, hiệu quả nền kinh tế khôngcao vì phải đầu tư rất nhiều tiền mới có được tăng trưởng kinhtế.- Thứ ba: khi đầu tư công đã cao, lại dàn trải có thể sẽ tạođiều kiện cho tham nhũng, gây ra sự mất mát lớn. Trong bốicảnh hiện nay, điều doanh nghiệp cần nhất là ổn định kinh tế vĩmô.Tuy nhiên, trên thực tế, cắt giảm đầu tư công là không dễdàng. Các tiêu chí để xem xét việc dự án nào sẽ được tiếp tục,dự án nào tạm dừng, bị thu hồi vốn hoặc thậm chí bị loại bỏ làrất khó.4.6 Cắt giảm các khoản đầu tư và chi phí thườngxuyên, chi tiêu không đáng có của nhà nướcVì tiền ngân sách là tiền của dân, nên việc chi tiêu đồngtiền này yêu cầu Chính phủ cần rạch ròi hơn về chi tiêu cho lĩnhvực công, làm rõ hiệu quả đầu tư, tách bạch hiệu quả kinh tếvới hiệu quả xã hội. Chi tiêu ngân sách cần được thay đổi theohướng dựa trên nhu cầu thực tế chứ không phải dựa vào đầuvào như hiện nay. Đồng thời, việc lập ngân sách cần có địnhhướng vì lợi ích chung, hạn chế tối đa lợi ích cục bộ để kiểmsoát tốc độ tăng chi, cải thiện ngân nguồn thu ngân sách, tránhtrường hợp ngân sách phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thukhông bền vững.5. KẾT LUẬN:Thâm hụt NSNN ảnh hưởng đến sự bền vững của nền kinhvĩ mô của đất nước. Do đó, Chính phủ nước ta hiện nay đã đưara nhiều biện pháp nhằm để bù đắp thâm hụt ngân sách củanăm trước và hạn chế thâm hụt trong những năm về sau. Tuynhiên, mỗi biện pháp đó đều có tác động tích cực cũng như tiêucực đến nền kinh tế vĩ mô. Do vậy, đòi hỏi Chính phủ phải linhhoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với nền kinh tế nước ta. Đâykhông chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà ngay cả các nướclớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc,… cũng đang gặpphải. Nếu giải quyết tốt việc thâm hụt NSNN sẽ đem lại sự ổnđịnh kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế và tăng an sinh xã hội. tế,đời sống xã hội cũng như vấn đề thu chi ngân sách là giải phápquan trọng đối với thực trạng tại Việt Nam hiện nay.Nước ta là một nước đang trong đà phát triển, nền kinh tếcòn nhiều khó khăn và thường xuyên phải chịu ảnh hưởng từnhững tác động bên ngoài. Sự suy giảm kinh tế toàn cầu bắtđầu từ suy thoái kinh tế Mỹ cũng đổ bộ và gây ảnh hưởng lớnđến Việt Nam. Vấn đề thu chi ngân sách chưa được quản lý triệtđể dẫn đến tình trạng lạm phát kéo dài, gây tác động xấu tới sựtăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Môi trường kinh tế vĩ môđã trở nên kém ổn định. Vì vậy, khả năng thu hút đầu tư nướcngoài cũng như khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhântrong nước cũng bị hạn chế. Cũng như những nút thắt cổ chaicủa các đầu vào cho sản xuất. Cụ thể là những hạn chế về kếtcấu hạ tầng, điện, nguồn nhân lực. Vì vậy, Chính phủ Việt Namcần có những chính sách quản lý hợp lý, đặc biệt là quản lýchặt chẽ thu chi ngân sách để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô tốthơn, đề ra chính sách hữu hiệu để kiềm chế tỷ lệ lạm phát, vốnđang khá cao và ảnh hưởng đến đời sống cũng như sức muacủa người dân. Thứ hai, Chính phủ Việt Nam cần nghiêm túcthúc đẩy cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, nâng cao tỷlệ cạnh tranh với kinh tế toàn cầu.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề