Giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp

Làm cách nào để mua được trái phiếu rất “hot” của các Tổ chức phát hành bạn đánh giá là tiềm năng khi mà trái phiếu “sold out” ngay ngày đầu tiên mở bán?

Trước hết cần tìm hiểu, trái phiếu đang được giao dịch trên các thị trường nào?

Thị trường trái phiếu sơ cấp [Primary Bond Markets]

Là nơi tổ chức phát hành thực hiện phát hành trái phiếu bán cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư kí hợp đồng đăng kí mua trực tiếp với Tổ chức phát hành trong một đợt phát hành trái phiếu có nghĩa là đã thực hiện việc mua trái phiếu trên thị trường sơ cấp.

Khi các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu của tổ chức phát hành một cách hợp pháp, sau một thời gian nắm giữ họ có quyền bán lại trước hạn cho tổ chức phát hành theo cam kết của tổ chức phát hành qui định tại OC, hoặc họ bán lại cho các nhà đầu tư khác trên thị trường thứ cấp.

Các trái phiếu đã được Tổ chức phát hành mua lại, nó sẽ không bao giờ xuất hiện trên thị trường thứ cấp nữa. Còn đối với trái phiếu các nhà đầu tư mua bán với nhau sẽ không có giới hạn cho số lần chuyển nhượng và giá trị chuyển nhượng, đưa tới một thị trường thứ cấp đầy sôi động.

Thị trường trái phiếu thứ cấp [Secondary Bond Market]  

Là thị trường nơi trái phiếu được giao dịch giữa các nhà đầu tư sau khi trái phiếu đó đã được phát hành trên thị trường sơ cấp [kết thúc đợt phát hành mà vẫn còn đang lưu hành do chưa đáo hạn hoặc chưa bị mua lại trước hạn bởi tổ chức phát hành] Trái phiếu có thể được giao dịch trực tiếp giữa các nhà đầu tư, hoặc thông qua một nhà môi giới hoặc đại lí.

Đây cũng chính là thị trường bạn có thể giao dịch trái phiếu tiềm năng mà bạn mong muốn mua trong trường hợp đã “bỏ lỡ” cơ hội tại thị trường đầu tiên.

Nói tóm lại, ở thị trường sơ cấp, nhà đầu tư thực hiện đăng kí, nộp tiền, kí hợp đồng mua bán trái phiếu và lưu kí trái phiếu tại Tổ chức lưu kí, tuân theo các qui định pháp lý và điều kiện của đợt phát hành cho dù đó là đượt phát hành riêng lẻ hay chào bán trái phiếu ra công chúng.  Trên thị trường thứ cấp, nhà đầu tư kí hợp đồng mua bán với nhau đồng thời thực hiện xác nhận chuyển tên tại tổ chức lưu kí trái phiếu.

Vậy nên, mua trên thị trường sơ cấp hay thứ cấp, nhà đầu tư đều sở hữu trái phiếu, được lưu kí trái phiếu tại tổ chức lưu kí, nhận được toàn bộ quyền lợi của trái chủ liên quan tới trái phiếu đó. Mặc dù vậy vẫn có những vị thế khác biệt hay ưu nhược điểm giữa nhà đầu tư thứ cấp và sơ cấp.

 Thị trường sơ cấpThị trường thứ cấp
Thủ tục mua bánĐăng kí, nộp tiền cho đại diện Tổ chức phát hành, thực hiện lưu kí tại tổ chức lưu kíKí hợp đồng mua bán, chuyển tiền cho người bán, thực hiện chuyển tên lưu kí tại tổ chức lưu kí
Điều kiện cầnNhà đầu tư tham gia phát hành riêng lẻ phải là Nhà đầu tư chuyên nghiệpNhà đầu tư mua lại thứ cấp trái phiếu phát hành riêng lẻ phải là Nhà đầu tư chuyên nghiệp
Môi giới [broker]Nhà đầu tư tiếp cận trực tiếp tổ chức phát hành hoặc thông qua Tổ chức tư vấn phát hành và phân phối trái phiếu;Nhà đầu tư có thể tiếp cận trực tiếp người bán hoặ thông qua môi giới khác với phạm vi rộng;
Phí giao dịchNhà đầu tư mua sơ cấp không phải trả khoản phí môi giới nàoNhà đầu tư thứ cấp phải chi trả phí giao dịch cho tổ chức lưu kí trái phiếu và có thể phải chi trả phí môi giới cho nhà môi giới
Thời gian nắm giữTừ lúc phát hành đến đáo hạn [dài]Từ lúc mua vào đến đáo hạn [ngắn hơn sơ cấp]
Giá trái phiếuMua bằng mệnh giá, Nhà đầu tư sẽ nhận được thu nhập tối thiểu bằng coupon Trái phiếuGiá mua thứ cấp có thể biến động theo thị trường, dẫn tới thu nhập ròng có thể thấp hơn hoặc cao hơn coupon Trái phiếu
Rủi ro tiềm tàng của Tổ chức phát hànhNhà đầu tư sơ cấp sẽ phải nhận định, phân tích và chấp nhận rủi ro đối với thời gian nắm giữ đến đáo hạn của trái phiếu.Càng gần ngày đáo hạn, Nhà đầu tư thứ cấp càng dễ đánh giá dự báo tình hình của Tổ chức phát hành và khả năng chi trả nợ gốc và lãi, do đó rủi ro trở nên thấp hơn
Các điều kiện khác không nằm trong phạm vi trái phiếuNhà đầu tư được trả gốc, lãi từ Tổ chức phát hành, được các quyền liên quan tới tài sản bảo đảm của gói trái phiếu, được các quyền liên quan tới cam kết bảo lãnh của bên thứ 3 nếu có thể hiện trong cấu trúc gói trái phiếu phát hành.Nhà đầu tư được các quyền lợi của trái phiếu đã qui định trong OC và TnC, đồng thời có thể có thêm các điều kiện, cam kết bảo lãnh khác từ người bán. Đây là phạm vi nằm trong thỏa thuận giữa người mua người bán mà không liên quan tới cấu trúc trái phiếu đó [ví dụ: bảo lãnh thêm bằng tài sản khác, cam kết mua/bán lại, repo, v.v…]
Số lượng trái phiếu mua tối thiểuSố lượng đặt mua tối thiểu phải tuân thủ theo qui định của đợt phát hành đã công bố trong OC.Không giới hạn, không bị bó hẹp về số lượng trái phiếu tối thiểu.

Đọc thêm: Trái phiếu là gì? – BONDi Blogs. Điều kiện để doanh nghiệp được phát hành trái phiếu – BONDi Blogs

Với việc đưa thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp đi vào hoạt động trên HNX là động thái tích cực, giúp việc mua bán thuận tiện [Ảnh: Nguyễn Long].

Mới đây, ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [UBCKNN] đã thông báo rằng, sẽ đưa thêm sản phẩm hợp đồng tương lai trên một số chỉ số cổ phiếu, đưa thị trường TPDN thứ cấp đi vào hoạt động trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội [HNX] trong năm 2022 để đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường.

Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam bền vững và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng.

Trước đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp dự kiến sẽ được hình thành trong năm 2021. Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính [Bộ Tài chính] cho biết: “Hiện Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được phân công nghiên cứu xây dựng mô hình thị trường giao dịch phù hợp với tình hình phát triển của Việt Nam. Bộ Tài chính sẽ dựa trên đó để xem xét quyết định và ban hành văn bản hướng dẫn”.

Ông Trần Đức Anh, Giám đốc vĩ mô và chiến lược thị trường KB Việt Nam [KBSV] nhận xét thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển rất chậm do chúng ta chưa có một sàn giao dịch tập trung để thuận tiện cho việc giao dịch trái phiếu.

“Hiện nay, giao dịch chủ yếu là sơ cấp, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu bán ra thị trường cho nhà đầu tư, nhà đầu tư cá nhân sẽ mua vào. Tuy nhiên, hạn chế của thị trường sơ cấp là việc nhà đầu tư muốn bán sẽ rất khó”, ông Trần Đức Anh cho biết.

Do đó, theo Giám đốc KBSV, khi có một sàn giao dịch tập trung, có trái phiếu niêm yết trên thị trường, có người mua người bán và có hàng hóa niêm yết sẽ giúp kích hoạt thanh khoản cho thị trường trái phiếu thứ cấp. Như vậy, với việc đưa thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp đi vào hoạt động trên HNX là động thái tích cực, giúp việc mua bán thuận tiện”, ông Trần Đức Anh cho biết.

“Bên cạnh đó, động thái này phù hợp với quy hoạch của UBCKNN xây dựng sàn HOSE tập trung vào cổ phiếu và sàn HNX tập trung vào trái phiếu, phải sinh và một số sản phẩm trái phiếu chính phủ… đây là một định hướng hợp lý, lẽ ra phải đẩy nhanh từ lâu”, ông Trần Đức Anh cho hay.

Thị trường trái phiếu thứ cấp là trái phiếu được giao dịch giữa các nhà đầu tư sau khi được phát hành trên thị trường sơ cấp. Trái phiếu có thể được giao dịch trực tiếp giữa các nhà đầu tư, hoặc thông qua một nhà môi giới hoặc đại lí. Việc hình thành thị trường giao dịch thứ cấp được kỳ vọng sẽ giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động hơn.

Quy định mới trong Nghị định 153 cũng xác định rõ trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ được phát hành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp và không cần được cấp phép. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về các rủi ro.

Doanh nghiệp phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp khi có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Đánh giá của bạn:

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiềm ẩn rủi ro

[ĐCSVN] - Qua công tác quản lý giám sát, Bộ Tài chính nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp [TPDN] vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, cần giám sát chặt chẽ để thị trường phát triển lành mạnh.

Ảnh minh họa [Ảnh: thoibaotaichinh.vn]

TPDN vẫn là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp

Từ ngày 01/01/2021, việc phát hành TPDN được quy định đồng bộ tại Luật Chứng khoán năm 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Sau 11 tháng triển khai các quy định mới về phát hành TPDN, thị trường TPDN tiếp tục là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp trong bối cảnh tín dụng ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước điều hành thận trọng với khối lượng phát hành đạt trên 495.000 tỷ đồng, trong đó khối lượng TPDN phát hành riêng lẻ chiếm 94,5%, còn lại là TPDN phát hành ra công chúng chiếm 5,5% tổng khối lượng phát hành.

Theo Bộ Tài chính, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản là các nhà phát hành lớn nhất trên thị trường chiếm lần lượt 34% và 27,7% tổng khối lượng phát hành, còn lại là các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, sản xuất và công ty chứng khoán. Về cơ cấu nhà đầu tư, các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại là các nhà đầu tư chính trên thị trường sơ cấp, tỷ trọng mua TPDN riêng lẻ của nhà đầu tư cá nhân giảm so với năm 2020.

Bộ Tài chính cho biết từ đầu năm đến nay đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [UBCKNN] triển khai các đoàn kiểm tra về tình hình phát hành, cung cấp các dịch vụ liên quan đến TPDN tại một số doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra tại 09 công ty chứng khoán và 02 doanh nghiệp phát hành, bước đầu đã ghi nhận và triển khai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 doanh nghiệp phát hành, 01 công ty chứng khoán. UBCKNN đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn VsetGroup do có hành vi chào bán TPDN thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho đối tượng nhà đầu tư không xác định mà không đăng ký với UBCKNN theo quy định của pháp luật chứng khoán; số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 600 triệu đồng và đã yêu cầu doanh nghiệp phải thu hồi toàn bộ trái phiếu đã phát hành.

Hiện nay, UBCKNN đang tiếp tục thực hiện thủ tục để xử phạt Công ty Tập đoàn Cổ phần Tập đoàn Apec Group đối với hành vi tương tự. Trong thời gian tới UBCKNN sẽ tiếp tục kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với quy mô lớn so với vốn tự có, phát hành không có tài sản đảm bảo và phát hành nhiều đợt.

Ngày 10/11/2021, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng [TCTD] chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN [có hiệu lực từ 15/01/2022] bao gồm các quy định nhằm giảm thiểu rủi ro đầu tư TPDN của các TCTD.

Vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư

Qua công tác quản lý giám sát, Bộ Tài chính nhận định thị trường TPDN vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, cần giám sát chặt chẽ để thị trường phát triển lành mạnh.

Trong số các TPDN phát hành riêng lẻ các tháng đầu năm 2021, TPDN có tài sản đảm bảo chiếm 50,9%; trái phiếu không có tài sản đảm bảo chiếm 49,1% [trong đó trái phiếu do các TCTD và công ty chứng khoán phát hành chiếm 76%]. Trong số 300 doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ trong các tháng đầu năm 2021, 207 doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo của trái phiếu chủ yếu là bất động sản, chứng khoán, chương trình, dự án.

Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, mặc dù tỷ lệ trái phiếu có tài sản đảm bảo cao nhưng thực tế chất lượng tài sản đảm bảo chủ yếu là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp. Giá trị của các tài sản này thường không định giá được chính xác hoặc có biến động mạnh theo diễn biến thị trường; theo đó, trường hợp thị trường bất động sản hoặc thị trường chứng khoán có biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo của trái phiếu có thể dùng để bảo đảm cho các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu khác của doanh nghiệp do đó nhà đầu tư cần đánh giá kỹ các rủi ro này.

Đáng chú ý, đối với doanh nghiệp phát hành trên thị trường vẫn có trường hợp doanh nghiệp phát hành TPDN với khối lượng lớn trong khi vốn chủ sở hữu nhỏ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ qua các năm. Đặc biệt đối với nhóm bất động sản, trong số hơn 100 doanh nghiệp bất động sản phát hành TPDN riêng lẻ trong năm 2021 có 26 doanh nghiệp ghi nhận lỗ trong 6 tháng đầu năm 2021; tại thời điểm 30/6/2021, hệ số nợ vay trên vốn chủ hữu bình quân của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết là 2,5 lần, trong khi tỷ lệ này của các doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết là 8,1 lần.

Số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp có xu hướng giảm mua trên thị trường sơ cấp TPDN riêng lẻ, tuy nhiên, trên thị trường thứ cấp, tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư cá nhân vẫn rất cao.

Nhà đầu tư cần cẩn trọng khi đầu tư TPDN

Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các Nghị định về phát hành TPDN đã quy định rõ chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ. Vì vậy, trước khi cân nhắc mua TPDN riêng lẻ, nhà đầu tư cần nghiên cứu các quy định về điều kiện, tài liệu chứng minh và các quy định về xử phạt vi phạm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Khi được giới thiệu mua TPDN riêng lẻ, Bộ Tài chính khuyến cáo các nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành bao gồm cả tình hình huy động vốn trái phiếu [số lượng đợt phát hành, khối lượng đã phát hành, dư nợ tại thời điểm dự kiến phát hành, việc thanh toán lãi, gốc trái phiếu đã phát hành] và các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp [hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn/dài hạn, hệ số luân chuyển hàng tồn kho…].

Bên cạnh đó lưu ý mục đích phát hành trái phiếu cũng như tài sản đảm bảo của trái phiếu [trường hợp tài sản đảm bảo của trái phiếu chưa được đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo thì nhà đầu tư phải rất thận trong nếu doanh nghiệp phát hành sử dụng cùng 1 tài sản để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ nợ trái pháp luật, theo đó quá trình xử lý tài sản đảm bảo có thể kéo dài và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu có thể không được thanh toán].

Bộ Tài chính cũng lưu ý các nhà đầu tư cần năm bắt được đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu, nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu. Ngoài ra, sau khi mua trái phiếu, nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành và việc sử dụng vốn huy động từ trái phiếu có phù hợp với mục đích phát hành trái phiếu hay không.

Chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu, đánh giá đầy đủ và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư mới nên quyết định mua trái phiếu. Nhà đầu tư cá nhân không nên mua TPDN riêng lẻ nếu không có khả năng và nguồn lực để đánh giá đầy đủ rủi ro của trái phiếu, theo sát tiến độ giải ngân, mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành sau khi đầu tư mua trái phiếu. Nhà đầu tư cần hết sức lưu ý nguyên tắc đầu tư cơ bản là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao; do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu; không nên mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

Nhà đầu tư cũng cần lưu ý việc các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối TPDN không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc thẩm định/đánh giá về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành, do đó không có trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành./.

M.P

Video liên quan

Chủ Đề