Giao dục anqp bài sông núi nuocs nam là gì năm 2024

Soạn bài Sông núi nước Nam để yêu hơn, tự hào hơn về một dân tộc anh hùng và quyết tâm để ra sức bảo vệ và phát triển đất nước hơn nữa. Với một tác phẩm mang ý nghĩa vô giá như vậy, Kiến Guru hy vọng đã giúp bạn nắm trọn vẹn giá trị và thông điệp của bài nhé.

Theo đó, bản dịch thơ bài thơ "Nam quốc sơn hà" in trong sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập 2, Nguyễn Thị Hồng Nam – Nguyễn Thành Thi đồng Chủ biên, bộ Chân trời sáng tạo, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, như sau:

Giao dục anqp bài sông núi nuocs nam là gì năm 2024

Còn bản dịch thơ trong "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam... thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVII" (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1976) như sau:

Nam quốc sơn hà

Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định rõ ở sách trời Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

Bàn về bản dịch thơ "Nam quốc sơn hà" in trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 và cách hiểu khác về nội dung bài thơ, nhà nghiên cứu, nhà văn Phạm Lưu Vũ đã có những chia sẻ sau đây.

Bài thơ "Thần" mà người Việt hầu như ai cũng thuộc:

"Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

Tương truyền bài thơ này là của Lý Thường Kiệt, song một số học giả tân thời thống nhất lại là không rõ tác giả, và xuất hiện từ thời vua Lê Đại Hành.

Sở dĩ có nhận định này là vì thời ấy, vua Lê Đại Hành đã chỉ huy quân và dân Đại Cồ Việt đánh tan quân xâm lược nhà Tống. Và cũng là vị vua duy nhất trong lịch sử sau khi băng hà không được đặt tên "thụy", cứ phải mang danh "Đại Hành Hoàng đế" cho đến tận bây giờ.

Thụy là tên hiệu của người ngủ giấc vĩnh hằng, còn "Đại Hành" bản chất là danh từ chung, chỉ sự chết. Vua nào băng hà cũng gọi là "đại hành" (cuộc đi lớn), cũng như Phật nhập cõi Niết bàn gọi là "đại bát" – cuộc dạo chơi lớn trong Niết bàn.

Chắc không phải do triều đình nhà Tiền Lê quên, mà thuở ấy, sự tiếp thu văn hóa phương Bắc của các cụ ta vẫn còn lúng túng chăng?

Trở lại bài thơ "Nam quốc sơn hà" được Trần Trọng Kim dịch, dùng cho sách giáo khoa ngót trăm năm nay, nhiều thế hệ người Việt ai cũng thuộc lòng:

Sông núi nước Nam vua Nam ở Rõ ràng sách Trời đã phân định Cớ sao quân giặc dám xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Giao dục anqp bài sông núi nuocs nam là gì năm 2024

Một trong những hình minh họa từ bài thơ "Nam quốc sơn hà".

Bàn thêm về ngữ nghĩa và cách hiểu bài thơ "Nam quốc sơn hà"

Bản thân tôi, mãi đến cuối những năm 80 của thế kỉ trước, một lần đến hầu chuyện cố họa sĩ Phạm Công Thành - một người tinh thông Dịch lý, tôi đã được ông giảng cho rằng dịch như thế là sai, ngay câu đầu tiên.

Không có "ông vua" nào ở đây cả. "Nam đế cư" được nhắc trong bài thơ là chỉ ngôi "đế" đóng tại phương Nam. Ý câu thơ là cả "Sông núi nước Nam" thuộc về ngôi đế, điều đó đã phân định rõ trong "sách Trời".

Sách Trời ở đây chỉ kinh Dịch, phía Nam là phương vị của quẻ Ly (hỏa). Mặt trời, vua là "tượng" của quẻ Ly, cũng như mặt Trăng, bề tôi là "tượng" của quẻ Khôn.

Họa sĩ Phạm Công Thành chỉ giảng đến đấy, tôi cũng vỡ lẽ ra nhiều điều. Sau này, tôi còn phát hiện thêm, rằng "thiên thư" dịch nghĩa đen là sách Trời, nhưng phải hiểu là "thiên văn", cụ thể là Thái Ất, một pho sách về thiên văn, lấy sao Bắc Đẩu làm trung tâm, dùng số học để "đọc" vũ trụ, được các cụ ta áp dụng vào việc binh, nhìn sao để bày trận đánh giặc, trương cờ, xem gió để biết thế địch, ta...

Chính Hưng Đạo Đại Vương cũng dùng Thái Ất để soạn "Binh Thư Yếu Lược", chứ không coi "Binh Pháp Tôn Tử". Kết quả là các vị ấy đã ngăn giặc phương Bắc (quẻ Khảm) thành công, bảo vệ "Nam quốc sơn hà", lần nào cũng thắng lợi.

Pho sách Thái Ất có từ trước thời vua Lê Đại Hành, do người Việt làm ra. Nên các cụ ta dẫu có lúng túng trong việc đặt tên thụy cho "Đại Hành Hoàng đế" theo tục phương Bắc, thì cũng rất giỏi thiên văn rồi, cho nên mới khẳng định một cách hùng hồn như thế.

Tiếp đến câu thứ ba thì dịch như trên là ổn. Nhưng câu kết thứ tư thì sai nghiêm trọng, khiến nhiều thế hệ như chúng tôi bị đánh lừa ngót trăm năm nay.

Câu kết: "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" thì hai chữ "nhữ đẳng" không có nghĩa là "chúng bay" (trỏ quân giặc), mà là "các ngươi" (trỏ tướng sĩ của ta).

Trong "Hịch tướng sĩ", Hưng Đạo Đại vương đã dùng hai chữ "nhữ đẳng" tới 16 lần, đều được dịch là "các ngươi" cả. Điều kì lạ là chính Trần Trọng Kim cũng dịch "Hịch tướng sĩ" như thế, mà ở bài thơ Nam quốc sơn hà lại dịch thành "chúng bay"?

Và như một sự cố ý? Cụ Kim đã bỏ qua không dịch hai chữ tiếp theo là "hành khan". "Nhữ đẳng hành khan" nghĩa là nếu các ngươi chỉ ngồi xem (mà không làm gì cả), thì sẽ "thủ bại hư", nghĩa là tự chuốc lấy thất bại. Rõ ràng là cảnh báo tướng sĩ của mình, chứ không phải cảnh cáo quân giặc.

Với một người có kiến văn trung bình, cũng đủ hiểu từ cái "tứ" của câu này, mà Trần Hưng Đạo đã viết nên "Hịch tướng sĩ" bất hủ.

Ngài viết: "Nhữ đẳng tọa thị chủ nhục, tằng bất vi ưu/ Thân đương quốc sỉ, tằng bất vi quý…" (Các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo/ thấy nước bị làm nhục mà không biết sợ…), rõ ràng là cùng một "tứ" với câu "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".

Binh pháp từ sách Thái Ất mà ra, nhưng thuận đạo trời cũng chưa chắc đã cát, nghịch đạo trời cũng chưa chắc đã hung, mất nhân tâm thì chắc chắn bại là nghĩa như vậy.

Trần Trọng Kim là chính khách, là Nho gia, là học giả… mà dịch như thế thì quả cũng kì lạ, khiến cho đời nay coi bài thơ "thần" là bản "tuyên ngôn" đầu tiên (thực ra chỉ đúng với 2 câu đầu). Và biết bao thế hệ học trò, cho đến tận bây giờ vẫn thuộc lòng sự sai sót chết người ấy.

Và bài thơ này, ly kì thay, bây giờ lại được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 8, với bảnh dịch "cải tiến" của Ngô Linh Ngọc:

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự Sách trời phân định rõ non sông Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm Bay hãy chờ coi chuốc bại vong.

Với sự phân tích ngữ nghĩa trên, có thể thấy Ngô Linh Ngọc đã không tìm hiểu kỹ ý tứ sâu xa của bài thơ này, để cho ra một bản dịch dở "thậm tệ" mà sẽ khiến nhiều thế hệ học trò tiếp tục thẩm thấu bài thơ một cách thụ động mà không hiểu ngữ nghĩa.

Chưa kể bản dịch còn dẫn đến tranh cãi ầm ào trên mạng xã hội về chất lượng sách giáo khoa mới, trong đó có tên đất nước là Đại Nam, khác với sự ra đời của bản gốc là ở thời kì nước ta có tên là Đại Cồ Việt.