Giày làm từ bã cà phê giá bao nhiêu năm 2024

Thế giới đang tiêu thụ 2 tỷ cốc cà phê mỗi ngày. Bã cà phê tạo ra khí metan, yếu tố dẫn tới biến đổi khí hậu. Cứ mỗi phút, người tiêu dùng trên thế giới lại dùng 1 triệu chai nhựa và phần lớn không thể tái chế.

Ô nhiễm không khí và ô nhiễm rác thải nhựa đang trở thành một vấn đề rất nghiêm trọng hiện nay. Vì nguyên nhân này, Trần Bảo Khánh và Chu Hoàng Sơn đã cùng nhau lập nên Rens Original với mục tiêu tạo ra những đôi giày giúp làm giảm tình trạng ô nhiễm.

Mỗi đôi giày của Rens Original sẽ được làm từ 300g bã cà phê (từ 21 cốc cà phê) và 6 chai nhựa. Điều đặc biệt là giày Rens có khả năng chống thấm nước gần như tuyệt đối. Đó có thể là một lựa chọn tuyệt vời ở quốc gia nhiệt đới, mưa nhiều như Việt Nam.

Những đôi giày của Rens Original có thiết kế khá thời trang và phù hợp với nhiều mục đích của người dùng sẽ có giá dễ chịu hơn. Chất liệu co giãn 4 chiều và khả năng bền màu theo thời gian giúp đôi giày thoải mái và bền bỉ hơn.

Trên thực tế, xu hướng sản xuất giày thân thiện với môi trường rất phổ biến hiện nay. Những gã khổng lồ về giày như Nike hay Adidas cũng đã có sản phẩm giày tái chế 100% làm từ chất thải nhựa nhưng chúng có giá rất cao.

Giày làm từ bã cà phê giá bao nhiêu năm 2024
Người trẻ Việt làm giày từ bã cà phê

Dự án này được các chuyên gia đánh giá cao vì đã kết hợp thời trang với bảo vệ môi trường. Khi gọi vốn trên trang Kickstarter, dự án đã thu về hơn nửa triệu USD từ hơn 5.000 khách hàng đến từ 107 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Giày của Rens sau khi được thiết kế sẽ được chuyển qua cho các đối tác của công ty tại tại nước ngoài để sản xuất. Các đối tác của Rens thu gom bã café từ những cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven, hoặc những người thu gom rác.

Sau đó bã cà phê sẽ được xử lý để loại bỏ các tạp chất, dầu và màu để lấy lại phần café cần thiết. Phần nguyên liệu này sẽ được trộn với polyester được làm từ các chai nhựa tái chế để tạo thành một loại sợi café-polyester và dệt thành giày theo như thiết kế.

Chia sẻ về kế hoạch sắp tới, startup này cho biết, đang ấp ủ dự định dịch chuyển dây chuyền sản xuất về Việt Nam, từ đó có thể tận dụng nguồn bã cà phê trong nước.

Bởi nước ta có nguồn cung bã cà phê lớn nhưng rất tiếc vẫn chưa có công nghệ để xử lý bã cà phê nhằm tạo ra vải giày phù hợp cho Rens. Hiện tại, nếu chọn bã cà phê trong nước làm nguồn nguyên liệu thì vẫn phải xuất khẩu sang nước ngoài xử lý rồi nhập khẩu về, như vậy không còn thân thiện với môi trường.

"Trong tương lai, Rens Original mong muốn có thể mở trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam để có thể tận dụng bã cà phê trong nước, phát triển công nghệ cho nước và có thể sản xuất giày Rens tại Việt Nam rồi xuất khẩu đi khắp thế giới", đại diện startup cho hay.

- Có thể sử dụng cho máy rửa chén và lò vi sóng. Lưu ý: Sản phẩm đã được kiểm tra và đảm bảo an toàn khi sử dụng trong lòng vi sóng, tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích khách hàng sử dụng ly nhiều lần trong lò vi sóng

- Có khả năng phân huỷ sinh học

- Sở hữu màu sắc và mùi hương cà phê đặc trưng

- Có thể in logo trên bề mặt cốc

Bảo quản:

- Nơi thoáng mát, khô ráo, có ánh sáng để chống ẩm mốc

Chứng nhận:

Giày làm từ bã cà phê giá bao nhiêu năm 2024
Giày làm từ bã cà phê giá bao nhiêu năm 2024
Giày làm từ bã cà phê giá bao nhiêu năm 2024

Vì sao chọn AirX Coffee?Độc quyền thành phầm từ cà phê Việt NamCó phòng lab nghiên cứu giải pháp và sáng tạoNhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp bền vữngCó thể tùy chỉnh vật liệu, và thiết kế,... Miễn phí thiết kế, mockup theo yêu cầuTrực tiếp sản xuất, giá cạnh tranh

---

AirX Coffee là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu và sản xuất thành công các sản phẩm thân thiện môi trường làm từ bã cà phê như ly/cốc/tách, bộ dao muỗng nĩa, bút bi và các sản phẩm thay thế nhựa.. Mỗi sản phẩm mang trong mình câu chuyện về bảo vệ môi trường.

Với hơn 5 năm kinh nghiệm, AirX Coffee là đối tác thương hiệu, góp phần nâng cao hình ảnh một số doanh nghiệp nổi bật như: Uniqlo, Paula Choice's, 7-Eleven, New World Saigon Hotel, TTC Group, Bon Cafe, Trung Nguyên Cafe,...

Bên cạnh đó, AirX còn nhận OEM sản phẩm theo yêu cầu doanh nghiệp, với lợi thế nhà xưởng được trang bị máy móc hiện tại, đội ngũ kĩ sư tiên tiến AirX Coffee hứa hẹn là đối tác tin cậy cho các doanh nghiệp.

Thời trang là một trong những ngành công nghiệp gây ô nghiễm nhất trên thế giới. Chính vì vậy phát triển ngành thời trang bền vững trở thành một xu thế hiện nay. Giày thể thao được sản xuất từ bã cà phê và chai nhựa được ra đời từ xu thế này, do công ty khởi nghiệp Rens sản xuất, mà người sáng lập là hai du học sinh gốc Việt tại Phần Lan.

Làm giày thể thao từ cà phê ? Đúng vậy, đây là một ý tưởng điên rồ và chúng tôi biết điều đó. Nhưng trước tiên, hãy nghe câu chuyện về Rens. Chúng tôi đã dành hai năm để tìm kiếm chất liệu giày hoàn hảo nhất, sau nhiều thử nghiệm, cuối cùng chúng tôi đã tìm thấy nó. Đó chính là bã cà phê. Chúng tôi thích uống cà phê, nhưng để thực hiện ý tưởng này, chúng tôi biết rằng cái giá phải trả khá đắt. Thế giới uống hai tỷ cốc cà phê mỗi ngày và tạo ra hàng tấn chất thải. Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn lấy bã cà phê, phần bỏ đi, trộn với những chai nhựa tái chế để sản xuất ra giày.

Giày “trung tính carbon” đầu tiên trên thế giới

Trên đây là lời bình luận trong phần giới thiệu về công ty thời trang Rens, được thành lập vào năm 2019 bởi Trần Bảo Khánh (Jesse Tran) và Chu Hoàng Sơn, lớn lên ở Việt Nam rồi sang du học ở Helsinki, Phần Lan, cũng là nơi mà công ty đặt trụ sở. Việc công ty Rens kết hợp sử dụng vật liệu tái chế, từ những thứ tưởng như không sử dụng được nữa như bã cà phê để sản xuất giày, thực ra đều có nguyên do của nó.

Mỗi năm, khoảng 6 triệu tấn chất thải cà phê được thải ra trên toàn thế giới. Giống như tất cả các chất thải hữu cơ, chúng thường được xử lý bằng việc chôn lấp, có tác động không nhỏ đến môi trường. Bên cạnh đó ngành công nghiệp thời trang cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất trên thế giới, phải chịu trách nhiệm từ 8 % đến 10 % lượng khí thải carbon toàn cầu, cao hơn cả lượng khí thải được tạo ra từ các chuyến bay quốc tế hay vận tải biển cộng lại. Những thải phát này chủ yếu liên quan đến việc sản xuất nguyên liệu thô, sản xuất hàng dệt và quá trình vận chuyển.

Điều này đã khiến nhiều hãng thời trang trên thế giới định hướng theo phát triển bền vững. Công ty khởi ngiệp Rens cũng lựa chọn đi theo xu thế này. Với hy vọng tạo ra một đôi giây thân thiện với môi trường và trung tính carbon đầu tiên trên thế giới, từ năm 2017, Khánh và Sơn đã tìm kiếm cách tái chế bã cà phê để tạo ra giày thể thao. Khánh chia sẻ với AP như sau :

Khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi nhận ra rằng chỉ có 5 % chất thải từ cà phê trên thế giới thực sự được tái chế. Chất thải cà phê là chất thải sinh học, nhưng thực ra nó lại tạo ra rất nhiều khí metan, khí này gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính gấp 32 lần so với CO2. Những gì mà chúng tôi đang làm tại Rens chỉ là kéo dài thêm vòng đời của cà phê.

Trong khi trụ sở của công ty được đặt ở Phần Lan, một nơi tiêu thụ cà phê tính trên đầu người lớn thứ hai thế giới, (12 kg mỗi năm theo số liệu của Tổ chức cà phê thế giới-ICO), thì nhà máy của Rens được đặt ở Việt Nam, quê hương của hai nhà sáng lập và cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Việt Nam còn là một trong những nước sản xuất giây lớn và đang dần vượt thị trường Trung Quốc. Khoảng 60 % giày của hãng Nike và 50 % sản phẩm của Adidas được sản xuất tại quốc gia hình chữ S này. Nói đến hai nguyên liệu chính để tạo ra giày của Rens, đó là chai nhựa và chất thải từ cà phê thì dường như việc tái chế chúng góp phần giải quyết phần nào vấn nạn ô nhiễm môi trường mà Việt Nam đang phải đối mặt, nếu như sản xuất được thực hiện trên quy mô lớn hơn. Quay trở lại với ý tưởng làm giày từ bã cà phê, trước hết, Rens thu mua chất thải cà phê từ các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn ở trong khu vực và các chai nhựa đã qua sử dụng.

Vậy quá trình sản xuất giày trung hòa carbon được hiện như thế nào ?

Đầu tiên, chất thải cà phê được xử lý rồi trộn với hạt nhựa tái chế theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra một loại chỉ polyester tạo nên phần da chính của giày. Trung bình để làm một đôi giày Rens, cần 300 gramme bã cà phê và 6 chai nhựa. Quá trình nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2017, kéo dài 18 tháng. Năm 2019, startup cho ra mắt mẫu giày “trung hoà carbon” đầu tiên và tiến hành gọi vốn cộng đồng trên trang Kickstarter. Trong vòng 24 giờ, công ty khởi nghiệp đã đạt được mục tiêu : huy động được 550 000 đô la từ hơn 5000 người ủng hộ. Chiến dịch gọi vốn thứ hai được thực hiện vào tháng 8/2021 và huy động thêm 350 000 đô la, để sản xuất ra mẫu thứ hai, với tên gọi “Nomad”. Mẫu mới này có khả năng chống nước và khử mùi. dây giày cũng được làm từ polyester tái chế.

Chiến dịch huy động vốn trên trang Kickstarter thực chất là một cơ chế đặt hàng trước. Những khách hàng cam kết trả tiền mua hàng trước và có thể nhận được giày Nomad với thời gian giao hàng vào khoảng vài tháng sau đó. Rens không đưa ra hạn chót về giao hàng. Theo Bloomberg, Nomad của Rens là thương hiệu giày đầu tiên được sinh ra thông qua nền tảng huy động vốn cộng đồng. Đây là chiến dịch gọi vốn cộng đồng cho thời trang bền vững thành công nhất ở Bắc Âu, được tài trợ nhiều nhất từ trước đến nay ở Phần Lan trên trang Kickstarter. Cho đến nay, Rens đã bán được 40.000 đôi giày trên toàn thế giới, (chủ yếu qua các kênh bán hàng trên mạng), tái chế hơn 250.000 chai nhựa và chất thải từ hơn 750.000 tách cà phê. Khi nói về ý tưởng thời trang bền vững của mình, đồng sáng lập Rens, Chu Hoàng Sơn trả lời trên AP như sau :

Ngày nay, trên thị trường, các sản phẩm bền vững, bảo vệ môi trường ngày càng phổ biến. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy một vấn đề đó là các sản phẩm này không thực sự hướng tới giới trẻ. Và nhất là thông điệp và cách mà họ bán sản phẩm giống như là : ‘hãy sử dụng chúng nếu không hành tinh này sẽ bị phá huỷ’. Chúng tôi không thích cách tiếp cận đó, chúng tôi muốn trở thành một thương hiệu qua các sản phẩm bền vững, nhưng chúng phải ‘tuyệt vời’, chúng có những công dụng thực sự hữu ích và mọi người có thể thực sự sử dụng.

Bên cạnh việc định hướng thị trường tới giới trẻ, hai nhà sáng lập của Rens còn hướng đến tham vọng thương mại toàn cầu cho sản phẩm của mình. Tạp chí thời trang Drapers của Anh Quốc cho biết, công ty khởi nghiệp hiện có khoảng 20 nhân viên và giao hàng trên khắp thế giới. Rens đang đàm phán với các nhà bán lẻ ở Anh và Mỹ để cung cấp giày tại cửa hàng và trên các trang bán hàng trực tuyến tại hai quốc gia này. Theo AP, đi kèm với sự bền vững là cái giá khá cao. Hiện tại, một đôi giày của Rens có giá khoảng hơn 100 đô la.

Những thành công ban đầu của giày thể thao làm từ nguyên liệu tái chế đã khiến công ty lên kế hoạch sản xuất các sản phẩm thời trang khác như quần áo, hướng tới phát triển một thương hiệu đồ thể thao bền vững theo đúng nghĩa của nó. Đồng sáng lập của Rens, Bảo Khánh nhận định với AP như sau :

Chúng tôi cũng sẽ mở rộng phát triển sang các mặt hàng khác. Và bất cứ sản phẩm nào chúng tôi làm, chúng tôi đều sẽ áp dụng cùng một công thức, đó là từ nguyên liệu phế thải. Đó có thể là chất thải từ cà phê một, hoặc có thể là một loại khác.

Trong tiếng Scandinavia, Rens có nghĩa là « sạch sẽ và tinh khiết ». Khẩu hiệu của công ty khởi nghiệp đó là “Phát triển bền vững, không phải là mục tiêu dễ dàng đạt được, mà đó là một quá trình không ngừng nghỉ ”. Dự án khởi nghiệp sản xuất giày thể thao từ bã cà phê đã đưa hai nhà sáng lập vào danh sách 30 nhà khởi nghiệp thành công trước tuổi 30 của tạp chí Forbes.

Không chỉ riêng Rens, vấn đề về ô nhiễm do tiêu thụ cà phê gây ra cũng khiến nhiều doanh nghiệp tìm cách đưa ra giải pháp. Một công ty ở Anh (Bio Bean) đã biến chất thải cà phê thành gỗ, được sử dụng như một nhiên liệu. Công ty này cho biết, loại gỗ này vẫn thải ra khí carbon khi đốt cháy, nhưng điều này ít tác động tới môt trường hơn so với việc chôn lấp chất thải cà phê. Hay trường hợp của start-up Cupmena ở Ấn Độ với dự án trồng nấm từ bã cà phê, biến chất thải này thành một loại phân bón hữu ích trong nông nghiệp. Bã cà phê cũng được công ty Kaffe Buono ở Đan Mạch chế biến thành mỹ phẩm và hương liệu cho thực phẩm.

Cơ quan truyền thông của Liên Hiệp Quốc nhận định rằng, các xu hướng thời trang bền vững “đầy hứa hẹn đang xuất hiện”. Một số công ty cam kết chỉ sử dụng bông hữu cơ trong sản xuất, chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo và tái chế và tái sử dụng nhiều hơn, hoặc thậm chí thiết lập hệ thống thu gom hoặc “kinh tế tuần hoàn” (économie circulaire). Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng được khuyến khích tiêu dùng ít hơn, tái sử dụng và ưa chuộng các mặt hàng có tuổi thọ cao hơn.