Grapbike chia tiền như thế nào

Grab là siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu Đông Nam Á. Chúng tôi cung cấp giao hàng nhanh, giao đồ ăn từ nhà hàng, giao đồ mua sắm từ siêu thị, ship hàng, đi chợ online và nhiều dịch vụ thiết yếu hàng ngày khác cho hơn 670 triệu người trên khắp Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Campuchia và Myanmar. Các dịch vụ thiết yếu của Grab bao gồm Giao hàng nhanh (giao đồ ăn từ nhà hàng, giao hàng nhanh tạp hóa và giao hàng nhanh đồ mua sắm từ siêu thị, giao hàng nhanh), Ship hàng, Đi chợ online, Di chuyển (4 bánh, 2 bánh), Dịch vụ Tài chính (cho vay, bảo hiểm, thanh toán không tiền mặt bằng ví điện tử), Nhà hàng, Siêu thị, Doanh nghiệp và các Dịch vụ khác. Sứ mệnh của chúng tôi là thúc đẩy Đông Nam Á phát triển thông qua nỗ lực trao quyền kinh tế cho tất cả mọi người trong khu vực.

Giao đồ ăn từ nhà hàng, thèm là có
GrabFood: Giao đồ ăn nhanh chóng. Đặt thức ăn từ nhà hàng yêu thích và Grab sẽ giao hàng nhanh từ nhà hàng tới tận nhà bạn

Giao hàng nhanh, mua sắm tạp hóa đa dạng và thuận tiện từ siêu thị
GrabMart: Với dịch vụ đi chợ online, mua sắm tại siêu thị hay cửa hàng đều dễ dàng, các mặt hàng tạp hóa và nông sản tươi sống chọn lọc được giao hàng nhanh đến nhà bạn trong vòng một giờ

Đặt xe cho mọi dịp và với mọi ngân sách
Lựa chọn nhiều phương thức di chuyển khác nhau, từ xe máy đến ô tô

Thanh toán không cần tiền mặt an toàn và liền mạch với ví điện tử
Ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab: Ví điện tử an toàn trong thanh toán cho các dịch vụ đi chợ online, giao đồ ăn, giao đồ mua sắm từ cửa hàng hoặc siêu thị. Sử dụng ví điện tử được bảo mật trên ứng dụng để dễ dàng thanh toán giao hàng nhanh, đi chợ online, giao đồ ăn từ nhà hàng, khi mua sắm tại siêu thị, các dịch vụ của Grab và tại các điểm bán hàng địa phương. Thanh toán tiện lợi với ví điện tử

Giao hàng nhanh đáng tin cậy theo yêu cầu
GrabExpress: Dịch vụ giao nhận hàng hóa, ship hàng với giá cả phải chăng, giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy, có bảo hiểm cho các đơn hàng của bạn, kể cả giao đồ ăn từ nhà hàng hay đồ mua sắm từ siêu thị

Ưu đãi khi sử dụng Grab
GrabRewards: Nhận điểm thưởng cho mỗi giao dịch giao hàng nhanh, giao đồ ăn từ nhà hàng, giao đồ mua sắm từ siêu thị và các dịch vụ khác trên ứng dụng Grab; sử dụng điểm thưởng để đổi các ưu đãi trong GrabRewards

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại www.grab.com.
Grab cung cấp cho người dùng khả năng nhận quảng cáo được cá nhân hóa, các ưu đãi và cập nhật từ Grab, các đối tác của Grab cũng như [thông tin liên lạc/quảng cáo] từ một số ứng dụng của bên thứ ba dựa trên hoạt động trên thiết bị của bạn. Người dùng có thể thực hiện các lựa chọn từ chối trong phần Quản lý Quyền riêng tư và Đồng thuận trong mục Cài đặt của ứng dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo Chính sách Quyền riêng tư của chúng tôi tại www.grab.com/privacy.

Lần cập nhật gần đây nhất

Cụ thể, giá 2km đầu tiên của dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lên 29.000 đồng, 7 chỗ lên 34.000 đồng, đối với các tỉnh, thành khác tăng 2.000 đồng. Cả nước mức tăng thêm từ 2.000 đồng mỗi cuốc. Dịch vụ GrabBike tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng được điều chỉnh tăng lên lần lượt 12.500 và 13.5000 đồng cho 2km đầu tiên, 4.300 đồng mỗi km tiếp theo,…

Ngoài ra, dịch vụ giao hàng GrabExpress, GrabFood cũng được hãng này điều chỉnh tăng lên quanh mức 16.000 đồng cho 2km đầu tiên và 5.000 đến 5.500 đồng cho mỗi km tiếp theo. Và GrabMart có giá cước lên mức 17.000 đồng cho 2km đầu tiên và 6.000 đồng mỗi km tiếp theo.

Trước đó danh sách phụ thu của Grab còn nối dài với hàng loạt loại phí khác nhau như: cuốc xe giờ cao điểm, cuốc xe đêm, kẹt xe, ngập, Tết...

Tài xế không hứng thú

 Với thông báo phụ thu do thời tiết nắng nóng, Grab khẳng định là để hỗ trợ tài xế. Tuy nhiên, nhiều tài xế đang chạy Grab tỏ ra không ra hứng thú.

Chia sẻ với phóng viên báo Kinh tế và Đô thị, anh V.T.L. là tài xế GradBike cho biết: “Hỗ trợ cho tài xế là cái cớ để hãng tăng giá cước của khách hàng, thực chất tài xế chúng tôi không nhận được bao nhiêu vì tiền phụ phí tăng thêm 5.000 đồng/chuyến lại được cộng dồn vào giá cước, và hãng sẽ phân chia lại theo tỉ lệ chiết khấu” – anh V.T.L. bức xúc.

Tương tự, một tài xế GradBike khác là anh N.V.T. cũng xác nhận,  mức phụ phí "Thời tiết nắng nóng gay gắt" được Grad cộng trực tiếp vào giá cước. Đồng thời bày tỏ tâm tư không mấy mặn mà với chính sách mới này của hãng.

"Ví dụ, tôi chạy 1 chuyến xe được 100.000 đồng, theo tỉ lệ ăn chia 7/3, Grab sẽ nhận khoảng 30.000 đồng. Giờ cuốc xe sẽ được cộng thêm 5.000 đồng, tức là giá cước từ 100.000 đồng lên 105.000 đồng, Grab hưởng gần 31.500 đồng. Tại sao nói hỗ trợ tài xế mà Grab lại bỏ túi 1.500 đồng. Chưa kể, nếu hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu chuyến/ngày, thì số tiền Grab thu về là rất lớn” - anh N.V.T. nói và nhấn mạnh, nếu Grab thực sự muốn hỗ trợ tài xế bằng việc tăng loại phí này thì phải tách ra riêng để tài xế được hưởng trọn vẹn chứ không gộp chung vào như vậy.

Trong khi đó, tài xế P.H.H. (cũng là tài xế GradBike) lại băn khoăn khi Grab không giảm chiết khấu cho tài xế mà lại thu thêm “phụ phí nắng nóng” để lấy tiền của khách hàng: “Đây là cách kinh doanh “khôn lỏi”, lấy lý do hỗ trợ tài xế chúng tôi để buộc khách phải trả thêm một khoản nữa. Tôi hi vọng Grab sẽ có động thái chia sẻ thực tế hơn, như giảm phần trăm chiết khấu thu từ tài xế” – anh P.H.H. đề xuất.

Người tiêu dùng ngao ngán

Nếu như giới tài xế không hài lòng, thì người tiêu dùng tỏ ra hoang mang và khó hiểu với loại phí “lạ đời” mà Grab vừa công bố thu thêm.

Ủng hộ mục đích hỗ trợ tài xế công nghệ của Grab vì có ý nghĩa tốt, song ông Nguyễn Văn Phong (ngụ quận 6, TP Hồ Chí Minh) kiến nghị, Grab nên trích tiền hỗ trợ từ khoản thu của hãng, không nên chèn ép khách hàng: “Grab muốn đồng hành và chia sẻ khó khăn với tài xế của hãng, thì nên dùng tiền của Grab, tại sao lại bắt khách hàng chịu khoản này, thật phi lý!”.

Đồng quan điểm, chị Hoàng Ngọc Anh (ngụ quận 3, TP Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, khi sử dụng dịch vụ khách hàng hài lòng có thể "tip" cho tài xế Grab 5.000 đồng, 10.000 đồng… Tuy nhiên, với những khoản phụ thu không hợp lý, thì nhất quyết không thỏa hiệp.

“Nếu Grab kiên quyết thực hiện phụ thu “Thời tiết nắng nóng”, thì tôi cũng kiên quyết không sử dụng dịch vụ của hãng này nữa. Thực tế, giá cước của Grab hiện cao hơn các hãng xe công nghệ khác, nhưng tôi vẫn dùng vì thói quen. Tuy nhiên, mọi thứ đều phải có giới hạn.” - chị Hoàng Ngọc Anh nói.

Theo chị Hoàng Ngọc Anh, thời tiết TP Hồ Chí Minh nắng nóng quanh năm, vậy Grab dựa vào thời tiết nắng nóng bao nhiêu độ C hay thời tiết như thế nào là nắng nóng để phụ thu thêm phí này: “Cứ nắng nóng là phụ thu, vậy thử hỏi, người thu gom rác, người quét đường… ai sẽ trả phụ thu cho họ. Tài xế chở khách hàng trên xe, thì trời nóng cả hai cùng chịu nóng, trời mưa cả hai cùng chịu ướt, vì sao khách hàng phải chịu phí “nắng nóng” cho tài xế” - chị Hoàng Ngọc Anh nói thêm.

Không tán thành cách tính phụ phí mới của Grab, anh Dương Nghĩa (ngụ TP Thủ Đức) cũng cho rằng, phía Grab nếu muốn chăm sóc đến đội ngũ tài xế của hãng mình, thì nên có những hình thức phúc lợi khác, chứ không phải ban hành chính sách phụ thu bằng cách “móc túi” tiền của khách hàng, rồi sau đó còn “ngồi không” hưởng ké.

Cần kiểm soát việc thu phụ phí

Liên quan đến phụ phí "thời tiết nắng nóng gay gắt" vừa được Grab đưa ra áp dụng, đại diện một doanh nghiệp vận tải tại TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay Nhà nước không định giá dịch vụ vận tải, vì vậy khi thu phụ phí Grab phải kê khai giá cước với cơ quan quản lý và triển khai đúng chính sách đặt ra: “Trong trường hợp giá kê khai có bất thường, cơ quan quản lý có quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình” – vị này nhấn mạnh.

Theo Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, với tỉ lệ chiết khấu thông thường của xe công nghệ là 7/3, tức 70% doanh thu mỗi cuốc xe tài xế được hưởng và 30% còn lại chiết khấu với app. Khi app xe công nghệ tăng giá cước, tăng thêm phụ phí thì họ vẫn hưởng lợi với phần trăm tăng thêm, trong khi chi phí tài xế và khách hàng gánh hết. Chưa kể, việc tăng giá cước, thêm các loại phí để tăng giá cước của doanh nghiệp trong giai đoạn này cần phải được cơ quan chức năng tăng cường giám sát, thanh tra với những khoản tăng không minh bạch, có dấu hiệu trục lợi.