Hàng tạm nhập tái xuất tiếng trung là gì năm 2024

Thông tư mới nhất của Bộ Công Thương quy định, từ ngày 1/1/2021, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu qua biên giới đất liền chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản quy định việc ngừng cho phép hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu được tạm nhập vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt nam qua các điểm thông quan không phải là cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế.

Theo đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Thông tư quy định lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu, đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan, sau khi lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan, Hiệp hội thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam và một số doanh nghiệp được cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất và đăng website xin ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân. Cụ thể, ngày 14/5/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2020/TT-BCT quy định lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu, đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng có ý kiến chỉ đạo giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật công bố lộ trình áp dụng cửa khẩu tạm nhập, cửa khẩu tái xuất đối với hành hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.

Nội dung Thông tư 09/2020/TT-BCT nêu rõ, kể từ ngày 1/1/2021, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, nếu nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền thì việc nhập khẩu hoặc tái xuất đó chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

Quy định này được áp dụng cho cả hàng hóa nước ngoài tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan nếu hàng hóa đó được nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền. Thông tư này áp dụng cho thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan; Các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.

Thông tư số 09/2020/TT-BCT ngày 14/5/2020 của Bộ Công Thương quy định lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu, đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/6/2020.

Một buổi chiều ngồi phỏng vấn gặp một cô sinh viên mới ra trường rất xinh xắn, bản thân tôi có thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên. Do yêu cầu của công việc, tôi hỏi: “Tiếng Trung của em thế nào?”. Cô bé nhìn tôi bằng đôi mắt long lanh: “Em yếu tiếng Trung”. Sau khi kết thúc công việc, tôi cứ loay hoay mãi “em yếu tiếng Trung” hay là “Em trúng tiếng yêu”… cuối cùng tôi chọn là “Em yếu Tiếng Trung” và kết quả đúng như tôi dự đoán cô ta từ chối đi làm.

Ấy là mình hay tưởng bở, hay suy nghĩ có lợi cho mình hoặc phán đoán theo ý chủ quan của mình, suýt chút nữa thì bao nhiêu công đèn sách bay mất hết bởi khi vào nghề xuất nhập khẩu này tôi đã đọc đi đọc lại ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điều 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 được hướng dẫn bởi điều 13 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 trong đó khoản 5 như sau: “Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp từ ngữ được sử dụng có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích rõ nghĩa được sử dụng trong văn bản”

Điều này có nghĩa là chúng ta phải đọc văn bản một cách khách quan bởi nó được truyền tải rất chính xác, rõ ràng, không làm phát sinh nhiều cách hiểu, nếu có cách hiểu khác thì phải giải thích rõ nghĩa được sử dụng trong văn bản. Chúng ta có thể thấy một số văn bản quy phạm pháp luật thường có hẳn một điều giải thích rõ nghĩa các từ ngữ được sử dụng trong văn bản.

2. Tạm nhập tái xuất

Theo tinh thần đó tôi đi tìm hiểu về tạm nhập tái xuất, cụ thể ở đây là tạm nhập tái xuất khác theo đúng trình tự áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015:

Trước tiên đi tìm quy định tại các văn bản Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất theo thẩm quyền ban hành và nội dung văn bản quy phạm pháp luật quy định tại chương II Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015. Đồng thời cũng áp dụng khoản 2 điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 như sau: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”

Qua bước này về định danh tạm nhập tái xuất khác tôi tìm được 02 văn bản như sau:

Theo định nghĩa tại điều 29 Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005: “Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”

Theo định nghĩa tại điều 41 Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2017: “Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam”

Để loại trừ một văn bản tôi lại áp dụng khoản 3 điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”. Qua bước này tôi chỉ tham chiếu quy định lại Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2017 vì nó được ban hành sau.

Tiếp đó, căn cứ điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015 tôi lại đi tìm văn bản quy định chi tiết bởi điều 41 Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2017 được giao cho chính phủ quy định chi tiết, kết quả là tạm nhập tái xuất khác được hướng dẫn tại điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018.

Bước tiếp theo, tôi đánh thẳng vào mục tiêu mình tìm kiếm và vướng mắc đó là: “tạm nhập để tái chế, bảo hành, thay thế, sửa chữa”, tại khoản 2 điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 quy định như sau: “Thương nhân được tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất”

Như vậy, tôi đã giải quyết xong việc định danh tạm nhập tái xuất để tái chế, hảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài: Nó là hình thức tạm nhập tái xuất khác.

3. Thủ tục Hải quan

Xong xuôi đâu đó tôi đi tìm hiểu về thủ tục Hải quan đối với tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành (Nay gọi là “tạm nhập tái chế” đi cho dễ). Văn bản đầu tiên tôi tìm kiếm chắc chắn là Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 và điều 48 quy định như sau:

“1. Các loại hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu bao gồm:

  1. Phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa;
  1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định;
  1. Máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo các hợp đồng thuê, mượn để sản xuất, thi công;
  1. Linh kiện, phụ tùng của chủ tàu nhập khẩu để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;

đ) Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;

  1. Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật”

Cũng như lần trước, ta lại tìm văn bản quy định chi tiết và kết quả như sau:

Mục a: Điều 49 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 22 điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018;

  • Mục b: Điều 54 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018;
  • Mục c: Điều 50 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018;
  • Mục d: Điều 52 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015;
  • Mục đ: Điều 53 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 26 điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018;
  • Mục e: Điều 51 và điều 55 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 và 28 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018.

Như vậy:

  1. Về hướng dẫn thủ tục Hải quan

Thủ tục Hải quan của trường hợp quy định tại khoản 2 điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 được quy định tại điều 55 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung theo khoản 28 điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018.

  1. Về thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Quy định tại điểm c khoản 9 điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016, được chi tiết tại điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016:

“Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất và không tạo ra hàng hóa khác.

Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa thay thế phải đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế.”

Như vậy chỉ cần đảm bảo các yếu tố như sau:

- Phải tái xuất lại thương nhân nước ngoài nhưng không quy định phải tái xuất trả lại người xuất khẩu bởi vì nghị định viết là “tái xuất trả thương nhân nước ngoài” không viết là “tái xuất lại cho đối tác ban đầu hoặc người xuất khẩu ban đầu”

- Phải đảm bảo các quy định về tại điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016: đảm bảo công dụng, đặc tính cơ bản, hình dáng.

  1. Về thuế giá trị gia tăng: Là đối tượng không chịu thuế theo khoản 20 điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008: “Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau”
  1. Về loại hình tờ khai: Theo điểm đ số thứ tự 19 quyết định 1357/QĐ-TCHQ: “Hàng hóa tạm nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế”, loại hình G13.
  1. Về thời gian tạm nhập: Theo quy định tại khoản 4 điều 55 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015: “Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập: Thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan khi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất”

4. Hàng hóa bị trả lại

Tưởng đâu thế là xong ấy nhưng tự nhiên đọc lại lòi ra điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015, thấy rất băn khoăn vì tại điểm a khoản 1 cũng có cụm từ “tái chế” và cũng được hướng dẫn theo loại hình G13 tại khoản g số thứ tự 19 quyết định 1357/QĐ-TCHQ như sau: “Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan”

Suýt chút nữa tôi lại “yếu tiếng Trung” thành “Trúng tiếng Yêu” may mà bên trên phân tích điều 48 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 thì tôi chả thấy điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 này nó hướng dẫn cho mục nào cả, điều 47 này được định danh là: “Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu”.

Để đảm bảo tính chính xác tôi lại đi tham chiếu ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật một lần nữa thì thôi đúng rồi ở đây nó là trả lại chứ không phải là tạm nhập tái chế.

Trả lại có nghĩa là gì? Biệt động sài gòn thì có tập phim: “Trả lại tên cho em”, trong tình yêu có: “yêu thì nói yêu không trả dép tao về” lục từ điển tiếng Việt thì nó có nghĩa là: “đưa lại cho người khác cái đã lấy đi hoặc đã nhận được từ người ấy” vậy thì nó rất dễ dàng để hiểu là tôi trả lại, tôi không nhận.

Áp dụng cho trường hợp ở điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 việc trả lại hàng hóa đã xuất khẩu là trả lại và không có yêu cầu gì thêm, nó xảy ra trong tình huống bên gửi đồng ý nhận lại hoặc theo một thỏa thuận đã được ký kết trước đó, còn khi ông nhận về ông muốn giải quyết sao tùy ông, tôi trả là trả không quan tâm đến chuyện khác, ông không tái chế mà đi ném Chó cũng được.

Xét quan hệ khi người bán xuất bán cho người mua thì hàng hóa đó chuyển giao quyền sở hữu cho người mua và khi trả lại thì chuyển giao quyền sở hữu ngược lại, người bán không còn rằng buộc gì với hàng hóa đó nữa. Nó khác hẳn với tạm nhập tái chế, bảo hành bởi quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc thương nhân nước ngoài.

Theo nghĩa hiểu đó phương thức thanh toán trong trường hợp này là có thanh toán hoặc các hình thức khác là hàng đổi hàng … (Đây chỉ là có thể)

Kết quả xử lý sau khi tái chế của hai trường hợp này cũng khác nhau:

- Đối với tạm nhập tái chế, bảo hành, thay thế: Người nhập khẩu sửa chữa trên một thỏa thuận sửa chữa, nếu không sửa chữa được thì phương án xử lý sẽ được ông thương nhân nước ngoài quyết định, có thể phải xuất trả cả hàng hóa không sửa chữa được và có thể có cả chi phí sửa chữa...

- Đối với nhập hàng bị trả lại để tái chế: Ông tái chế được thì tốt cho ông vì ông có quyền định đoạt hàng hóa đó (trừ trường hợp gia công, trường hợp gia công có thể xếp vào tạm nhập tái chế vì quyền sở hữu sản phẩm gia công vẫn thuộc ông đặt gia công), nếu không tái chế, sửa chữa được thì ông chịu thiệt có thế thôi.

Tính nguyên trạng của hàng hóa:

Đối với tạm nhập tái chế yêu cầu bắt buộc để miễn thuế đó là phải giữ nguyên bản chất, hình dáng, công dụng, nói cách khác phải xuất trả đúng hàng hóa đó đi …

Đối với tái nhập hàng hóa bị trả lại để tái chế không quy định điều này, nó có thể trải qua một quá trình sản xuất để sorting hoặc để sửa chữa đơn giản hoặc có thể nó trở thành nguyên vật liệu của quá trình sản xuất tiếp theo bởi theo từ điển tiếng Việt tái chế nghĩa là: Chế tạo lại thành một thứ mới từ những sản phẩm cũ, hỏng, hoặc từ đồ phế thải thay vì vứt đi như rác

Như vậy đây là bản chất của vấn đề cho thấy sự khác nhau rõ ràng về tạm nhập tái chế và tái chế hàng bị trả lại.

5. Phân tích các trường hợp quy định tại điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015

5.1. Tái nhập hàng hóa bị trả lại để tái chế

  1. Loại hình tờ khai Hải quan: Theo hướng dẫn tại điểm e số thứ tự 19 G13: “Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan”

Cho thấy loại hình này còn chưa được phù hợp do chưa được quản lý theo mục đích sử dụng mà đang nhầm lẫn với tạm nhập tái chế. Bởi căn cứ vào mục đích sử dụng nó sẽ được hạch toán như sau:

- Nếu chỉ tái chế đơn giản giữ nguyên hình thái, công dụng:

+ Khi tái nhập: Có 632 nợ 155;

+ Khi xuất kho để tái chế: Có 155 nợ 154;

+ Khi tái xuất: Có 155 Nợ 632

+ Khi tiêu hủy: Có 155 nợ 811.

- Nếu là nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo:

+ Khi tái nhập: Có 632 nợ 152;

+ Khi xuất kho sản xuất: Có 152 Nợ 621;

+ Khi nhập kho sản phẩm mới: Có 154 nợ 155;

+ Khi xuất bán: Có 155 nợ 632;

+ Khi tiêu hủy khi không tái chế được có 152 nợ 811.

Như vậy trường hợp này nên nhập là A31 xuất khẩu theo loại hình tương ứng: B11, E52, E62

  1. Thời gian phải tái xuất: 275 ngày (Mạn phép ko bàn đến bàn đến nữa nói mất 10 ngày không xong)

5.2. Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;

Rất rõ ràng không cần bàn sâu. Thực hiện nhập lại theo loại hình A31. Vì hàng hóa không trải qua quá trình sản xuất nên chúng ta hạch toán như sau:

+Khi tái nhập: Nợ 155 Có 632 (Nên tách ra các kho khác nhau)

+Khi chuyển tiêu thụ nội địa (Khi đã tách kho, ví dụ 155.1 là kho SXXK, 155.2 là kho tiêu thụ nội địa) Hạch toán chuyển kho Có 155.1 nợ 155.2 Sau đó mở tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa:

++ Nếu DNCX: Áp dụng khoản 12 điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018 và khoản 10 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018: Thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái xuất, Loại hình tờ khai B13.

++ Doanh nghiệp thường: Thực hiện loại hình A21 (đáng lẽ là A42 nhưng A42 không hỗ trợ dòng hàng sản phẩm). Kê khai 02 dòng hàng:

+++ Sản phẩm, mã biểu thuế B30: để thực hiện chính sách hàng hóa nếu có;

+++ Nguyên vật liệu: kê khai NVL có nguồn gốc là đối tượng miễn thuế cấu thành lên sản phẩm, mã biểu thuế B01 để nộp thuế.

+ Khi tìm được đối tác nước ngoài để bán: Vẫn có thể thay đổi mục đích sử dụng theo khoản 10 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018. Loại hình tờ khai: B13 - Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

5.3. Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

Giống như chuyển tiêu thụ nội địa, tuy nhiên đối với hàng hóa là sản phẩm gia công xuôi nhập lại thì không áp dụng.

Hạch toán như sau:

+ Nhập lại: Có 632 nợ 155;

+ Khi tìm được đối tác bán: như mục 5.2

5.4. Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

Về loại hình tờ khai cũng chưa hợp lý, bởi đây là hàng hóa nhập lại vì một lý do nào đó và để chờ bán khi tìm được đối tác. Nó chỉ khác nhập lại để tái chế là không qua quá trình sản xuất nào mà giữ nguyên trạng thái. Hiện tại nó cũng được hướng dẫn theo loại hình G13 nhưng theo tôi nó nên là loại hình A31. Khi xuất bán là loại hình B13 - Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

Hạch toán kế toán:

- Tái nhập: Có 632 nợ 155;

- Khi xuất bán: Có 155 nợ 632.

5.5. Chính sách thuế chung của các trường hợp

  1. Thuế nhập khẩu:

Được quy định tại điểm b khoản 1 điều 19 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016: “Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu”

Được chi tiết tại điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016

Hồ sơ không thu thuế: Theo mục 2 khoản 19 điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2021.

Cũng theo khoản 4 điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015: “Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định”

Điều kiện áp dụng không thu thuế nhập khẩu: “Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái nhập là hàng hóa xuất khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa đối với trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa”

  1. Thuế giá trị gia tăng:

Áp dụng quy định tại khoản 1 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung khoản 7 điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013: “Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại. Khi cơ sở kinh doanh bán hàng hóa bị trả lại này trong nội địa thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định”

Chú ý: Đối với DNCX áp dụng theo đối tượng không chịu thuế theo khoản 4 điều 2 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016 và khoản 20 điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12

5.6. Tiêu hủy các trường hợp trên

Áp dụng theo quy định tại khoản 4 và khoản 6 điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2021 vì căn cứ khoản 3 điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 06 năm 2015: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”

Nghĩa là: Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu, Thành phẩm gia công, sản xuất, Phế liệu phế phẩm trong quá trình sản xuất, gia công, được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy thì được miễn thuế.

5.7. Báo cáo quyết toán

Căn cứ hướng dẫn 1 mẫu 15: “Thông tin nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư được lập trên cơ sở quản lý theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho”

Căn cứ hướng dẫn 1 mẫu 15 A: “Thông tin nhập – xuất – tồn sản phẩm được lập trên cơ sở quản lý theo dõi sản phẩm để xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn”

Suy ra: Hạch toán vào tài khoản nào thì báo cáo quyết toán vào tài khoản đó và theo mẫu tương ứng.

Ghi chú:

Đây là ý kiến cá nhân, không phải 1 bài định hướng hoặc hướng dẫn nghiệp vụ mong anh chị em cân nhắc khi áp dụng theo.

Nguồn: Chia sẽ bài viết của anh Nguyễn Thành Nam trên nhóm Giải Đáp Thủ Tục Hải Quan.

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:

Hàng tạm nhập tái xuất trong tiếng anh là gì?

Hàng tạm nhập tái xuất tiếng anh là gì Tạm nhập, tái xuất trong tiếng anh là Temporary import and re-export. Trong đó, tạm nhập là “temporary import” và tái xuất là “re-export”.

Temporary import and re

"- Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam."

Chi phí lưu kho tiếng Trung là gì?

Phí Det (滞柜费 – Zhì guì fèi ) là phí lưu container tại kho được đóng cho hãng tàu, Dem (滞期费 – Zhì qí fèi) là phí lưu container tại bãi của cảng do hãng tàu thu. Storage charge (码头存储费 – Mǎtóu cúnchú fèi) là phí lưu container tại cảng mà khách hàng đóng trực tiếp cho cảng.

Chi phí Local charge tiếng Trung là gì?

𝗟𝗢𝗖𝗔𝗟 𝗖𝗛𝗔𝗥𝗚𝗘𝗦 - 本地费 (Běndì fèi) là gì? Local charges là phí địa phương được trả tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng.