Hàng xóm có nhau nghĩa là gì ?

Hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn.  Câu tục ngữ "hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau" nhằm thể hiện tình nghĩa làng giềng xưa, mọi người cùng nhường nhịn hỗ trợ lẫn nhau, nhất là khi đêm đến.

Ý nghĩa câu hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau

“Hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau” là câu tục ngữ từ xa xưa nhưng đến nay nó vẫn đúng với cuộc sống hiện tại của mỗi chúng ta. Cuộc sống mưu sinh đã chia rẽ anh em ruột thịt mỗi người một nơi khi đó người có thể giúp đỡ nhanh và gần nhất không ai khác chính là hàng xóm, láng giềng quanh mình. Mặc dù tình hàng xóm rất dễ xây dựng nhưng cũng rất dễ đổ vỡ vì nhiều lý do như vấn đề tiếng ồn, vật nuôi, giữ gìn cảnh quan chung.. là một vài rắc rối thường thấy, dễ dẫn đến căng thẳng trong giao tiếp hàng xóm, láng giềng.

Tắt lửa tối đèn có nghĩa là ám chỉ việc khi nhà tắt lửa hay đèn bị cúp thì không làm được cũng cần hàng xóm – những người xung quanh giúp đỡ, tránh việc không biết rồi cứ im thin thít cứ để mọi thứ qua đi thì không được, vì có thể những kẻ xấu có thể canh lúc này mà vào nhà bạn trộm đồ hay cướp-giết người.

Thế nên các việc lớn nhỏ khi cần thiết thì lúc anh em họ hàng không ở gần thì hàng xóm là những người mà chúng ta cần nhờ nương tựa, chưa kể đừng nên tự ti-tự ái mà không nhờ vả người khác để rồi nhận lại hậu quả nặng nề thì lại hối hận không kịp

 
Vì vậy để thiết lập được mối quan hệ tốt với họ thì kỹ năng giao tiếp là điều vô cùng quan trọng. Sau đây là một vài lời khuyên giúp bạn dễ dàng giao tiếp với hàng xóm hiệu quả.
 

Bài Tập hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau

Học sinh lớp 3 có câu hỏi, Câu tục ngữ “Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau” nói về?

 A. Sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

B. Không quan tâm, giúp đỡ hàng xóm 

C. Không sống hòa đồng với mọi người.

D. Sự sẻ chia với niềm vui, nỗi buồn của hàng xóm

Đáp an cho câu hỏi này là câu A

Lịch sử hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau tại Trung Quốc

Tư Mã Huy thời Đông Hán là một học giả nổi tiếng. Ông rất giỏi trong việc phát hiện ra những nhân tài trẻ tuổi mà có đức. Một hôm, người hàng xóm của ông mất một con lợn. Thật trùng hợp thay, con lợn của Tư Mã Huy rất giống với con lợn bị mất ấy. Người hàng xóm lầm tưởng rằng con lợn của Tư Mã Huy là con lợn của anh ta. Tư Mã Huy không tranh cãi với anh ta, mà thay vào đó, ông nói: “Nếu nó là của anh, thì cứ lấy đi”. Người hàng xóm mang ngay con lợn về.

Vài ngày sau, người hàng xóm tìm thấy con lợn của mình ở một chỗ khác. Anh ta cảm thấy rất xấu hổ và mang con lợn trả lại cho Tư Mã Huy. Tư Mã Huy an ủi anh, nói rằng những nhầm lẫn như vậy là chuyện thường tình giữa hàng xóm với nhau. Hơn nữa, Tư Mã Huy còn khen ngợi anh ta vì đã hiểu ra chuyện và sẵn lòng sửa chữa lỗi làm. Người hàng xóm rất cảm động. Sau này, người ta gọi Tư Mã Huy là “Thủy Kính tiên sinh”. Đó là lời ngợi ca đức tính ngay thẳng và trong sáng như thủy tinh của ông.

Tử Nhữ Đạo thời nhà Nguyên sống ở huyện Tề Hà thành Đức Châu thuộc tỉnh Sơn Đông. Ông luôn vui vẻ làm việc thiện, và nổi tiếng khắp quê nhà vì lòng tốt của mình. Một đồng hương của ông tên là Lưu Hiển và một số người nữa, quá nghèo khổ không tìm nổi kế sinh nhai. Tử Nhữ Đạo cắt cho họ mỗi người một mảnh ruộng, để họ có thể cho nông dân thuê mà kiếm chút tiền. Tử Nhữ Đạo lấy lại đất khi những người này qua đời. Một năm, khi bệnh dịch lan rộng, người ta nói rằng có một loại dưa hấu có thể chữa lành bệnh bằng cách khiến cho người ta ra mồ hôi như tắm. Tử Nhữ Đạo mua loại dưa đó với số lượng lớn, cùng với nhiều thực phẩm khác, và mạo hiểm bất chấp bệnh dịch để tự mình phân phát dưa tới từng nhà dân trong khu dịch bệnh. Vì thế ông đã cứu được rất nhiều người.

Nhiều khi vào mùa xuân, ông lấy lúa mì và cao lương đã xay của mình đem cho những người thiếu đói. Ông cho phép họ trả lại ông sau mùa thu hoạch mà không tính chút lợi tức nào. Nếu mùa màng thất bát và người ta không thu hoạch đủ để trả lại ông, Ti Nhữ Đạo sẽ đốt giấy nợ đi và bảo họ đừng bận tâm gì cả. Ông bảo gia quyến của mình rằng: “Tích trữ thóc lúa vốn là để phòng ngừa nạn đói. Vì thế, nếu gặp năm mùa màng thất bát, chúng ta phải giúp đỡ những người hàng xóm kém may mắn hơn”.

Những câu tục ngữ tương tự Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau 

Hệ thống từ ngữ Việt Nam hết sức phong phú đa dạng. Ngoài từ tắt lửa tối đèn mang ý nghĩa hoạn nạn khó khăn nương nhờ hàng xóm láng giềng thì nước ta cũng có nhiều câu thành ngữ, tục ngữ mang ý nghĩa tương tự như:

Tối lửa tắt đèn.

Bán anh em xa mua láng giềng gần.

- Bán anh em xa mua láng giềng gần.

- Nước xa thì không cứu được lửa gần.

- Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.

- Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng.

- Cơm ăn chẳng hết thì treo/ Việc làm chẳng hết thì kêu láng giềng.

- Đôi bên là kẻ thuộc quen/ Trong cơn tối lửa tắt đèn có nhau.

- Trăng lên khỏi núi trăng nghiêng/ Ta muốn vui chung với bạn, sợ láng giềng mỉa mai.

- Miệng lằn, lưỡi mối nào yên/ Xa nhau cũng bởi láng giềng dèm pha.

- Gà béo thì bán bên Ngô/ Gà khô bán bên láng giềng.

Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau tiếng anh

Tối lửa tắt đèn, trắng cũng như đen

All cats are grey in the dark

Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau tiếng Anh

The neighbors turned off the lights together.

Làng xóm xưa và nay

Sống trong thành phố, đô thị ngày nay có lẽ ít ai hiểu được đúng nghĩa về cụm từ “tình làng nghĩa xóm” mà người Việt trước đây vẫn hay nhắc đến. Làng xóm đối với người Việt Nam trước đây là nơi sinh ra, lớn lên, có quan hệ đến việc hình thành tính cách của mỗi con người. Nói đến làng xóm là nói đến tình nghĩa là để chỉ sự gắn kết, đùm bọc, chia sẻ với nhau, không chỉ trong quan hệ họ hàng, dòng tộc, mà cao hơn, là sự gắn kết cộng đồng. Hiện nay, quá trình đô thị hóa đã dần làm phai nhạt đi cái tình, cái nghĩa trong mối quan hệ hàng xóm với nhau.

Cách đây khoảng một chục năm trở về trước, khi cùng sống trong một ngõ phố, hầu như nhà nào cũng biết nhau, những đứa trẻ trong ngõ vui chơi với nhau cả ngày, là những người bạn thân thiết, người cùng ngõ đi ra ngoài gặp nhau là nở nụ cười vui vẻ, sáng sáng hoặc chiều tối rủ nhau đi thể dục thể thao, nhà ai thiếu thốn cái gì đều có thể tới nhờ nhà hàng xóm cho “mượn chút ít”, … Thế nhưng ngày nay khi trở về cùng khu phố đó, người ta không còn nhiều sự quan tâm tới nhau đến như vậy nữa. Gia đình nào cũng bắt đầu ngày mới một cách hối hả với việc ăn, việc học, việc làm của mỗi thành viên trong gia đình và kết thúc một ngày khi đã mệt lử, về nhà, tắt đèn, đóng cửa ở trong. Cứ dần dần như thế, tình cảm giữa những người hàng xóm với nhau ngày càng mờ nhạt đi. Điều này còn rõ rệt hơn khi bạn là một người sống trong các chung cư, các khu đô thị, … hầu như chỉ nhà nào đóng cửa biết nhà đó với nhau mà thôi. Các mối quan hệ hàng xóm hầu như không được nhắc tới, chỉ có những mối quan hệ với xã hội bên ngoài được ưu tiên hơn. Thậm chí, trong những khu chung cư, những nhà sống sát vách nhau có khi cũng không biết nhau là ai nữa.
 
Thực ra, tình làng nghĩa xóm ngày nay chúng ta vẫn có thể tìm được nơi một số làng quê nông thôn. Trong cùng một làng, chuyện của nhà đôi khi trở thành chuyện của cả làng. Rõ nhất là khi có hữu sự, chẳng cần gia chủ đánh tiếng mời gọi, ai cũng hiểu và tự giác đến giúp một tay cho thêm phần xôm tụ. Đàn ông, thanh niên thì chia nhau dựng rạp, đốn tàu lá dừa nước, bắt mâm bàn. Còn các cô, các dì lo phần bếp núc, trẻ con thì cắt lá chuối và các bà thì đãi vỏ đậu, gói bánh, … Có câu: “Cơm ăn không hết thì treo/ Việc làm chẳng hết thì kêu xóm giềng”, nhưng đâu cần kêu réo, tất cả đều giúp nhau không toan tính. Đến khi nhập tiệc, bà con còn thể hiện cái tình, cái nghĩa bằng những lời chúc tốt đẹp thông qua những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn”, …

Hai lối văn hóa cư xử giữa những người cùng làng với những người cùng sống chung trong một khu phố có những điểm khác nhau, mỗi lối văn hóa đều có phần tích cực và tiêu cực của nó. Với lối văn hóa tại làng quê, con người cởi mở với nhau, cần giúp đỡ cũng thật dễ dàng thế nhưng đôi khi những chuyện riêng của nhà lại bị cả làng đem ra bàn tán, rồi “tam sao thất bản”, câu chuyện riêng của gia đình trở nên không thể kiểm soát được. Còn với lối văn hóa cư xử của những người hàng xóm nơi khu phố, mỗi gia đình đều có không gian riêng tư nhưng tình cảm, sự giúp đỡ lẫn nhau lại khó có thể tìm thấy được. Vậy cái nào là quan trọng hơn? Sự riêng tư cần có hơn hay tình cảm hàng xóm, tình người với nhau là điều cần tiếp tục duy trì hơn?

Không gian riêng tư với mỗi một người là điều quan trọng tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta hạn chế giao lưu, chia sẻ và kết thân với những người lân cận mình bằng cách ở đâu thì đóng cửa nhà mình biết mình ở đó. Chỉ cần chúng ta tự biết giới hạn những vấn đề của gia đình mình, đừng quá làm to chuyện để cả làng cả xóm biết chuyện riêng của nhà mình. Nói gì đi nữa, dù ở đâu hay trong môi trường nào thì cái “tình” giữa người với người vẫn là điều quan trọng và cần được phát triển. Suy cho cùng, hàng xóm vẫn là những người hàng ngày sống quanh chúng ta, tại sao chúng ta không dành cho họ những tình cảm yêu mến, không sẻ chia cùng họ những lo toan trong cuộc sống? Nếu có những người hàng xóm yêu mến lẫn nhau, chẳng phải khi khó khăn xảy đến, họ sẽ là những người ở bên giúp đỡ chúng ta hay sao? Thử tưởng tượng nếu một ngày chúng ta bị đau bệnh cần cấp cứu ngay thì những người hàng xóm ở bên cạnh là những người sẽ dễ dàng giúp đỡ chúng ta nhất. Hay khi đó chúng ta lại chờ đợi sự trợ giúp từ những người thân ở nơi xa. Điều này có lẽ những người sống xa nhà sẽ là những người hiểu nhất. Khi ở xa gia đình, không có người thân bên cạnh, bạn sẽ hiểu tình nghĩa hàng xóm là vô cùng quan trọng. Họ sẽ là những người ở gần, giúp đỡ và cùng chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống với chúng ta, đôi khi còn hơn cả những người thân của chúng ta ở nơi xa nữa. Vì vậy, thay bằng “đóng cửa đóng tình người” chúng ta hãy thay đổi, cởi mở hơn với những người hàng xóm lân cận của mình, yêu thương, san sẻ cùng nhau để có được những mối quan hệ tốt, để dù là ở khu phố hay khu chung cư thì tình cảm yêu mến giữa những người sống lân cận nhau vẫn được duy trì.