Hoạch định ngân sách vốn đầu tư là gì năm 2024

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -- _ NGUYỄN NGỌC ANH QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN CHO DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN TRẠM BIẾN ÁP 110kV THAM LƯƠNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -- _ NGUYỄN NGỌC ANH QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN CHO DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN TRẠM BIẾN ÁP 110kV THAM LƯƠNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG ĐỨC NAM TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3.
  • 4. xin cam đoan luận văn Thạc sỹ quản trị tài chính “Quy trình hoạch định ngân sách vốn cho dự án công trình điện Trạm biến áp 110kV Tham Lương tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh” là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo Phùng Đức Nam. Tất cả thông tin, số liệu và tài liệu mà tác giả áp dụng trong bài luận văn là trung thực, nguồn gốc có sự rõ ràng và không vi phạm các quy định của pháp luật. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ các ấn phẩm, công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Ngọc Anh
  • 5. luận văn do tôi hoàn thành dưới đây là kết quả trong suốt quá trình học tập phối hợp nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm thực tiễn của quá trình làm việc và sự nổ lực từ bản thân. Để hoàn thành bài luận văn này, trước hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quí thầy (cô) giáo Trường Đại học kinh tế TP.HCM đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo Phùng Đức Nam, Trường Đại học kinh tế TP.HCM là người trực tiếp hướng dẫn luận văn. Thầy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu cũng như hoàn thiện đề tài. Tôi xin gửi lời bày tỏ sự biết ơn chân thành đến Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện hoàn thành luận văn này. Tuy bản thân đã có sự nỗ lực và cố gắng nhưng luận văn này không thể tránh được những khiếm khuyết, bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, thầy giáo – Phùng Đức Nam, các đồng nghiệp và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn. Kính chúc quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và sức khỏe và hạnh phúc!
  • 6. ĐOAN.....................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................II MỤC LỤC ...............................................................................................................III DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. V DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................VI DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.............................................................................. VII TÓM TẮT ............................................................................................................VIII ABSTRACT ............................................................................................................IX CHƯƠNG I ..............................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. GIỚI THIỆU............................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU..................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:............................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát: ............................ Error! Bookmark not defined. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: . Error! Bookmark not defined. 1.2.2.1. Đối tượng và phạm vi ......................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu: .................. Error! Bookmark not defined. 1.3. Ý NGHĨA................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.4. KẾT CẤU LUẬN VĂN ............................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. CHƯƠNG 2..............................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐẦU TƯ.ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.1. CÁC KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐẦU TƯ ......ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.1.1. Khái niệm................................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Phân loại đầu tư....................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.2.1. Khái niệm................................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Đặc điểm dự án đầu tư ............................ Error! Bookmark not defined. 2.3. HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ....... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.3.1. Dự thảo ngân sách vốn:........................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Phân loại ngân sách vốn:......................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2.1. Phân loại dựa vào tính chất hoạt độngError! Bookmark not defined. 2.3.2.2. Phân loại dựa vào thời gian thực hiện:Error! Bookmark not defined.
  • 7. xuất về dự án đầu tư............... Error! Bookmark not defined. 2.3.3.2. Nguyên tắc xác định dòng tiền:.......... Error! Bookmark not defined. 2.3.3.3. Thẩm định các khả năng chọn lựa; chọn các mức chi phí sử dụng vốn để chiết khấu dòng tiền và chọn các dự án để thực hiện.....Error! Bookmark not defined. 2.3.3.4. Xem xét thành quả của một dự án sau khi thực hiện và phương thức đánh giá thành quả của dự án sau khi dự án kết thúcError! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3..............................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU & KẾT QUẢ......ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCMERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.2. ĐẶC TRƯNG NGÀNH ĐIỆN................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.3. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐẦU TƯ EVNHCMC ........................................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.3.1. Quy trình chung....................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1.1. Các đề xuất về dự án đầu tư............... Error! Bookmark not defined. 3.3.1.2. Nguyên tắc xác định dòng tiền:.......... Error! Bookmark not defined. 3.3.1.3. Thẩm định các khả năng chọn lựa, chọn các dự án để thực hiệnError! Bookmark not defined. 3.3.1.4. Đánh giá dự án sau khi dự án kết thúcError! Bookmark not defined. 3.3.2. Dự án Trạm biến áp 110kV Tham LươngError! Bookmark not defined. 3.3.2.1. Hiệu quả của dự án:........................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2.2. Hiệu quả dự án dưới thước đo tài chính:Error! Bookmark not defined. 3.3.2.3. Hiệu quả dự án dưới thước đo phi tài chính:....Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 4..............................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 4.1. KẾT LUẬN:.............................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 4.2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: ......................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. KẾT LUẬN ..............................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
  • 8. VIẾT TẮT Ban ALĐ Ban A Lưới điện CAIDI Chỉ số thời gian mất điện trung bình của người tiêu dùng DAĐT Dự án đầu tư ĐTXD Đầu tư xây dựng EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNHCMC Tổng công ty Điện lực TP.HCM GRDP Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa ODA Hỗ trợ phát triển chính thức QLDA Quản lý dự án QLĐT Quản lý đầu tư SAIDI Chỉ số thời gian mất điện trung bình của hệ thống SAIFI Chỉ số trung bình số lần mất điện của hệ thống SXKD Sản xuất kinh doanh TCKT Tài chính kế toán TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công TKKT-DT Thiết kế kỹ thuật – Dự toán TMĐT Tổng mức đầu tư TSCĐ Tài sản cố định VĐT Vốn đầu tư XDCB Xây dựng cơ bản
  • 9. BẢNG Bảng 3. 1 Bảng nhu cầu vốn đầu tư thuần của Tổng công ty Điện lực TPHCM dự kiến từ năm 2019 – 2025 ...................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3. 2 Các khoản mục chi phí xây dựng trạm..... Error! Bookmark not defined. Bảng 3. 3 Bảng chỉ tiêu hiệu quả dự án theo quan điểm tổng đầu tưError! Bookmark not defined. Bảng 3. 4 Bảng chỉ tiêu hiệu quả dự án theo quan điểm chủ đầu tưError! Bookmark not defined. Bảng 3. 5 Phân tích tỷ lệ vốn chủ sở hữu thay đổi ... Error! Bookmark not defined.
  • 10. HÌNH VẼ Hình 3. 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh.Error! Bookmark not defined.
  • 11. doanh nghiệp nên có một quy trình hoạch định ngân sách vốn, bất kể đó là một doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp Nhà nước. Đối với các dự án của công trình điện đang được thực hiện tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh việc kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tư, xây dựng các quy chế nội bộ liên quan đến đầu tư xây dựng, nâng cao tính minh bạch trong công tác quản lý tài chính dự án từ giai đoạn xác định đến giai đoạn thực hiện. Một nghiên cứu được thực hiện đối với dự án điện của Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu về quy trình hoạch định ngân sách vốn tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù quy trình hoạch định ngân sách vốn tại dự án công trình điện của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh có những khác biệt trong từng giai đoạn quy trình nhưng vẫn đảm bảo nguồn vốn của dự án được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả, hệ thống quản lý tài chính tại các dự án tạo điều kiện trong công tác quản lý và giám sát cho chủ đầu tư và các tổ chức có liên quan, đưa ra các trình tự thủ tục của công tác quản lý các dự án để thực hiện thống nhất tại các dự án. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của quá trình lập dự án đầu tư, quá trình hoạch định ngân sách vốn, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính và đề xuất một số giải pháp cơ bản hiệu quả để hoàn thiện quy trình hoạch định ngân sách vốn của Tổng công ty, vì đây là dự án cần đầu tư tại Tổng công ty, nên các giải pháp đề xuất là khả thi. Từ khoá: Ngân sách vốn, vốn đầu tư, hiệu quả, dự án, EVNHCMC.
  • 12. have a capital budget planning process, whether it is a private or state-owned enterprise. For projects of power projects being carried out at Ho Chi Minh City Electricity Corporation, strict control of investment costs, construction of internal regulations related to construction investment, and High transparency in project finance management from identification stage to implementation stage. A study was conducted on the electrical project of Ho Chi Minh City to learn about the capital budgeting process at HCMC Power Corporation. Ho Chi Minh. Although the process of planning capital budgets at power projects of TP Power Corporation. Ho Chi Minh has differences in each stage of the process but still ensures that the project's capital is used for the right purpose and effectively, the financial management system in the projects facilitates the management management and supervision for investors and related organizations, giving the procedures and procedures of the project management to uniformly implement the projects. In this thesis, the author has systematized basic issues of investment project formulation, capital budget planning, financial and economic indicators analysis and proposed some basic solutions. effective version to complete the capital budget planning process of the Corporation, as this is a project requiring investment in the Corporation, the proposed solutions are feasible. Key words: capital budget, investment, effective, project, EVNHCMC
  • 13. xin cam đoan luận văn Thạc sỹ quản trị tài chính “Quy trình hoạch định ngân sách vốn cho dự án công trình điện Trạm biến áp 110kV Tham Lương tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh” là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo Phùng Đức Nam. Tất cả thông tin, số liệu và tài liệu mà tác giả áp dụng trong bài luận văn là trung thực, nguồn gốc có sự rõ ràng và không vi phạm các quy định của pháp luật. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ các ấn phẩm, công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Ngọc Anh
  • 14. luận văn do tôi hoàn thành dưới đây là kết quả trong suốt quá trình học tập phối hợp nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm thực tiễn của quá trình làm việc và sự nổ lực từ bản thân. Để hoàn thành bài luận văn này, trước hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quí thầy (cô) giáo Trường Đại học kinh tế TP.HCM đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo Phùng Đức Nam, Trường Đại học kinh tế TP.HCM là người trực tiếp hướng dẫn luận văn. Thầy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu cũng như hoàn thiện đề tài. Tôi xin gửi lời bày tỏ sự biết ơn chân thành đến Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện hoàn thành luận văn này. Tuy bản thân đã có sự nỗ lực và cố gắng nhưng luận văn này không thể tránh được những khiếm khuyết, bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, thầy giáo – Phùng Đức Nam, các đồng nghiệp và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn. Kính chúc quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và sức khỏe và hạnh phúc!
  • 15. ĐOAN ......................................................................................................I LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... II MỤC LỤC...............................................................................................................III DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................V DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................VI DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...............................................................................VII TÓM TẮT ............................................................................................................VIII ABSTRACT ............................................................................................................IX CHƯƠNG I................................................................................................................1 GIỚI THIỆU..............................................................................................................1 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU............................................................................1 1.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................2 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát:.............................................................................2 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................2 1.2.2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: .....................................3 1.2.2.1. Đối tượng và phạm vi..........................................................................3 1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................3 1.3. Ý NGHĨA .........................................................................................................3 1.4. KẾT CẤU LUẬN VĂN...................................................................................4 CHƯƠNG 2................................................................................................................5 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐẦU TƯ..............5 2.1. CÁC KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐẦU TƯ.................5 2.1.1. Khái niệm...................................................................................................5 2.1.2. Phân loại đầu tư .........................................................................................5 2.2. DỰ ÁN ĐẦU TƯ..............................................................................................6 2.2.1. Khái niệm...................................................................................................6 2.2.2. Đặc điểm dự án đầu tư...............................................................................7 2.3. HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN..............................................................8 2.3.1. Dự thảo ngân sách vốn:..............................................................................8 2.3.2. Phân loại ngân sách vốn:............................................................................8 2.3.2.1. Phân loại dựa vào tính chất hoạt động...............................................8 2.3.2.2. Phân loại dựa vào thời gian thực hiện................................................9 2.3.3.1. Các đề xuất về dự án đầu tư................................................................9 2.3.3.2. Nguyên tắc xác định dòng tiền:.........................................................11 2.3.3.3. Thẩm định các khả năng chọn lựa; chọn các mức chi phí sử dụng vốn để chiết khấu dòng tiền và chọn các dự án để thực hiện.........................14 2.3.3.4. Xem xét thành quả của một dự án sau khi thực hiện và phương thức đánh giá thành quả của dự án sau khi dự án kết thúc ...................................18
  • 16. NGHIÊN CỨU & KẾT QUẢ..................................................24 3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM ...24 3.2. ĐẶC TRƯNG NGÀNH ĐIỆN......................................................................28 3.3. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐẦU TƯ EVNHCMC ...............................................................................................................................30 3.3.1. Quy trình chung .......................................................................................30 3.3.1.1. Các đề xuất về dự án đầu tư..............................................................30 3.3.1.2. Nguyên tắc xác định dòng tiền:.........................................................34 3.3.1.3. Thẩm định các khả năng chọn lựa, chọn các dự án để thực hiện.....38 3.3.1.4. Đánh giá dự án sau khi dự án kết thúc .............................................40 3.3.2. Dự án Trạm biến áp 110kV Tham Lương ...............................................47 3.3.2.1. Hiệu quả của dự án:..........................................................................48 3.3.2.2. Hiệu quả dự án dưới thước đo tài chính:..........................................51 3.3.2.3. Hiệu quả dự án dưới thước đo phi tài chính: ...................................53 CHƯƠNG 4..............................................................................................................55 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...............................................................55 4.1. KẾT LUẬN: ..................................................................................................55 4.2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:..............................................................................57 KẾT LUẬN ..............................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1
  • 17. VIẾT TẮT Ban ALĐ Ban A Lưới điện CAIDI Chỉ số thời gian mất điện trung bình của người tiêu dùng DAĐT Dự án đầu tư ĐTXD Đầu tư xây dựng EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNHCMC Tổng công ty Điện lực TP.HCM GRDP Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa ODA Hỗ trợ phát triển chính thức QLDA Quản lý dự án QLĐT Quản lý đầu tư SAIDI Chỉ số thời gian mất điện trung bình của hệ thống SAIFI Chỉ số trung bình số lần mất điện của hệ thống SXKD Sản xuất kinh doanh TCKT Tài chính kế toán TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công TKKT-DT Thiết kế kỹ thuật – Dự toán TMĐT Tổng mức đầu tư TSCĐ Tài sản cố định VĐT Vốn đầu tư XDCB Xây dựng cơ bản
  • 18. BẢNG Bảng 3. 1 Bảng nhu cầu vốn đầu tư thuần của Tổng công ty Điện lực TPHCM dự kiến từ năm 2019 – 2025...........................................................................................36 Bảng 3. 2 Các khoản mục chi phí xây dựng trạm .....................................................49 Bảng 3. 3 Bảng chỉ tiêu hiệu quả dự án theo quan điểm tổng đầu tư........................52 Bảng 3. 4 Bảng chỉ tiêu hiệu quả dự án theo quan điểm chủ đầu tư.........................52 Bảng 3. 5 Phân tích tỷ lệ vốn chủ sở hữu thay đổi....................................................53
  • 19. HÌNH VẼ Hình 3. 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh.........28
  • 20. doanh nghiệp nên có một quy trình hoạch định ngân sách vốn, bất kể đó là một doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp Nhà nước. Đối với các dự án của công trình điện đang được thực hiện tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh việc kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tư, xây dựng các quy chế nội bộ liên quan đến đầu tư xây dựng, nâng cao tính minh bạch trong công tác quản lý tài chính dự án từ giai đoạn xác định đến giai đoạn thực hiện. Một nghiên cứu được thực hiện đối với dự án điện của Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu về quy trình hoạch định ngân sách vốn tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù quy trình hoạch định ngân sách vốn tại dự án công trình điện của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh có những khác biệt trong từng giai đoạn quy trình nhưng vẫn đảm bảo nguồn vốn của dự án được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả, hệ thống quản lý tài chính tại các dự án tạo điều kiện trong công tác quản lý và giám sát cho chủ đầu tư và các tổ chức có liên quan, đưa ra các trình tự thủ tục của công tác quản lý các dự án để thực hiện thống nhất tại các dự án. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của quá trình lập dự án đầu tư, quá trình hoạch định ngân sách vốn, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính và đề xuất một số giải pháp cơ bản hiệu quả để hoàn thiện quy trình hoạch định ngân sách vốn của Tổng công ty, vì đây là dự án cần đầu tư tại Tổng công ty, nên các giải pháp đề xuất là khả thi. Từ khoá: Ngân sách vốn, vốn đầu tư, hiệu quả, dự án, EVNHCMC.
  • 21. have a capital budget planning process, whether it is a private or state-owned enterprise. For projects of power projects being carried out at Ho Chi Minh City Electricity Corporation, strict control of investment costs, construction of internal regulations related to construction investment, and High transparency in project finance management from identification stage to implementation stage. A study was conducted on the electrical project of Ho Chi Minh City to learn about the capital budgeting process at HCMC Power Corporation. Ho Chi Minh. Although the process of planning capital budgets at power projects of TP Power Corporation. Ho Chi Minh has differences in each stage of the process but still ensures that the project's capital is used for the right purpose and effectively, the financial management system in the projects facilitates the management management and supervision for investors and related organizations, giving the procedures and procedures of the project management to uniformly implement the projects. In this thesis, the author has systematized basic issues of investment project formulation, capital budget planning, financial and economic indicators analysis and proposed some basic solutions. effective version to complete the capital budget planning process of the Corporation, as this is a project requiring investment in the Corporation, the proposed solutions are feasible. Key words: capital budget, investment, effective, project, EVNHCMC
  • 22. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Điện năng đóng vai trò quan trọng và là một thành phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, là nguồn năng lượng có vai trò to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó việc đầu tư xây dựng các công trình điện cũng không nằm ngoài mục tiêu phát triển của công cuộc đổi mới này, vốn cho đầu tư các công trình điện chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn đầu tư phát triển. Những năm gần đây nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao đòi hỏi việc xây dựng cung cấp dịch vụ điện cũng tăng cao, do đó vốn cho đầu tư ngày một tăng lên, quy mô đầu tư cho từng công trình dự án điện cũng như số lượng các công trình đầu tư khá lớn nhằm để cung ứng điện an toàn, ổn định và hiệu quả. Trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một trong các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) với nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố, đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng – đã và đang tích cực góp phần triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Điện trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 theo Nghị quyết 13-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh là một doanh nghiệp với ngành nghề chính là cung cấp điện năng cho toàn bộ người dân và các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông qua 16 Công ty Điện lực trải rộng trên khắp các quận huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động của Tổng công ty nói chung và các công ty Điện lực nói riêng gắn liền với nhu cầu sử dụng điện cho mục đích an sinh xã hội, sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt tăng liên tục của Thành phố.
  • 23. dựng các công trình điện ngày càng lớn mạnh để đáp ứng đủ nhu cầu an sinh xã hội và sử dụng điện ngày càng tăng của khách hàng, công tác thẩm định dự án ngày càng được coi trọng và hoàn thiện. Đầu tư được coi là động lực của sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng. Trong kế hoạch đầu tư XDCB của các dự án mà Tổng công ty Điện lực TP HCM thực hiện, việc huy động sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là một nội dung quan trọng trong mắt xích của quá trình đầu tư. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư của Tổng công ty Điện lực TP HCM cần thiết phải đánh giá, phân tích thực trạng hoạch định và sử dụng vốn đầu tư để làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định ngân sách vốn đầu tư trong các năm tiếp theo. Vì vậy, tôi chọn đề tài luận văn là: “Quy trình hoạch định ngân sách vốn cho dự án công trình điện Trạm biến áp 110kV Tham Lương tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 1.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra các phương pháp và nguyên tắc hoạch định ngân sách vốn đầu tư của các dự án công trình điện ở Tổng công ty Điện lực TP HCM. Điều này sẽ bao gồm nghiên cứu tình huống của dự án để đánh giá khả năng áp dụng các kỹ thuật hoạch định ngân sách vốn nhằm nổ lực xác định liệu đây có phải là một trong những đóng góp chính cho chi phí dự án. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu chính của bài luận này là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác hoạch định ngân sách vốn cho các dự án đầu tư, phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đồng thời, làm rõ những mặt tích cực và hạn chế chủ yếu, xác định những nguyên nhân gây ra hạn chế đó để từ đó chỉ ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định ngân sách vốn cho các dự án đầu tư công trình điện.
  • 24. đó luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu nghiên cứu như sau: - Phân tích đánh giá thực trạng quy trình hoạch định ngân sách vốn tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM. - Xây dựng quy trình hoạch định ngân sách vốn đầu tư tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM. - Các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện quy trình hoạch định ngân sách vốn tại Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh. 1.2.2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: 1.2.2.1. Đối tượng và phạm vi Quy trình hoạch định ngân sách vốn cho dự án công trình Trạm biến áp 110kV Tham Lương do Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh thực hiện. 1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Tổng hợp các nguồn thông tin dữ liệu qua các nguồn khác nhau, phân tích, sử dụng trong đề tài. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tình huống cụ thể của dự án. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn và tư vấn ý kiến của các chuyên gia đang công tác hoạch định ngân sách vốn các dự án công trình điện tại Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh. 1.3. Ý NGHĨA Mục tiêu của việc nghiên cứu này là kiểm tra phương pháp hoạch định ngân sách vốn được sử dụng cho các dự án phát triển công trình điện tại Tổng công ty Điện lực TP HCM. Việc loại bỏ các chi phí vượt mức sẽ cho phép sử dụng nguồn vốn cho các dự án phát triển hơn, điều này sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế của nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nói riêng. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện việc hoạch định ngân sách vốn dự án các công trình điện của Việt Nam cụ thể là tại
  • 25. Điện lực TP Hồ Chí Minh trong phạm vi thực hiện nghiên cứu của luận văn. 1.4. KẾT CẤU LUẬN VĂN Phần nội dung nghiên cứu có 4 chương: Chương 1: GIỚI THIỆU Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐẦU TƯ Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU & KẾT QUẢ Chương 4: KẾT LUẬN & MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
  • 26. CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐẦU TƯ 2.1. CÁC KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐẦU TƯ 2.1.1. Khái niệm Trong hoạt động của một doanh nghiệp luôn sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác, nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất của nền kinh tế thị trường, xuất phát từ những nhận định đó của kết quả đầu tư có thể nhận xét nhiều cách khác nhau về đầu tư: Theo nghĩa rộng: Đầu tư là sự hi sinh các giá trị các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động kinh tế, nhằm thu về cho nhà đầu tư kết quả tốt nhất trong tương lai, giá trị đạt được phải lớn hơn giá trị đã bỏ ra trong hiện tại. Hình thức của các giá trị này là tiền, tài nguyên, sức lao động và trí tuệ… Các kết quả đạt được là sự gia tăng về tiền, tài sản cố định, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Theo nghĩa hẹp: Đầu tư là bao gồm các hoạt động về việc sử dụng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhằm mục đích đem lại giá trị cao hơn cho nhà đầu tư. Từ đó có thể nói Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, về lao động trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. 2.1.2. Phân loại đầu tư Trong thực tế, tuỳ từng gốc độ tiếp cận và theo những tiêu thức khác nhau có thể có những cách phân chia hoạt động đầu tư khác nhau: Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý sử dụng vốn, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Trong trường hợp các nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích vật chất
  • 27. tiền lãi trái phiếu), lợi ích phi vật chất (quyền biểu quyết, quyền tiên mãi) nhưng không được tham gia trực tiếp quản lý tài sản đã bỏ ra đầu tư. Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. Trong đó đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị của tài sản Đầu tư trong nước: Là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ra nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam. Đầu tư trong nước nên chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư trong nước. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: là loại đầu tư trực tiếp của người nước ngoài tại Việt Nam, là hình thức đầu tư mà người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc các tài sản khác để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hình thức này càng về sau càng đa dạng về các lĩnh vực. Đầu tư Việt Nam ra nước ngoài: là loại đầu tư các cá nhân, tổ chức của Việt Nam chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư. Hiện nay, các hình thức này chiếm tỷ trọng chưa cao. 2.2. DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.2.1. Khái niệm Dự án bao gồm nhiều hoạt động phụ thuộc lẫn nhau nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong tổng thể các hoạt động thì dự án bao gồm nhiều công việc mà kết quả của các công việc này kết thúc bằng một sản phẩm nào đó. Chẳng hạn như sản phẩm, kế hoạch, báo cáo… Khi thực hiện dự án các nhà đầu tư phải sử dụng các khoản chi tiêu và các nguồn lực gọi là chi phí thực hiện dự án. Tuy nhiên các hoạt động này diễn ra trong
  • 28. chắc chắn. Khi xét đến môi trường của dự án không phải môi trường hiện tại mà là môi trường tương lai. Dự án có hai yếu tố chính: Dự án là một phương thức hoạt động có hiệu quả: Trong thực tế dự án là một hoạt động có kế hoạch trước, kế hoạch này được kiểm tra chính xác từng hoạt động một để dự án được thực hiện có hiệu quả. Dự án là tiền đề của sự đổi mới và phát triển. Để tạo dự án mang tính khả thi cần sự nổ lực của nhà cung cấp để tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Một hoạt động khôn ngoan là hoạt động theo dự án, những hoạt động này đã được lên kế hoạch trước và có đủ nguồn lực để đảm bảo sự thành công của dự án. Dự án là một hệ thống: Tính hệ thống của dự án được xuất phát theo những căn cứ sau đây: - Những hoạt động để thực hiện dự án có mối quan hệ và chi phối lẫn nhau theo một logic nhất định. Nếu trong quá trình thực hiện dự án một công việc không được thực hiện hay thực hiện không đúng tiến độ và chất lượng thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc còn lại và dẫn đến dự án đó không đạt được hiệu quả cao. - Mỗi một dự án đều có một mục tiêu hoạt động riêng nhằm tạo ra sự hạn định về các phương diện của dự án. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường, điều cho thấy dự án không chỉ là hệ thống của kỹ thuật mà còn là một hệ thống xã hội. Hệ thống này được trao đổi giữa con người và môi trường bên ngoài. Từ đó ta có khái niệm chung của dự án đầu tư: Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn ra đầu tư của các nhà đầu tư. Các nguồn vốn này được sử dụng để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo một đối tượng nào đó, nhằm mục đích đem lại sự tăng trưởng cả về mặt số lượng và chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra trong dự án. 2.2.2. Đặc điểm dự án đầu tư: Để xem xét tốt một dự án đầu tư, các nhà đầu tư phải dựa trên nhiều gốc độ khác nhau do đặc điểm của việc đầu tư rất phức tạp về các mặt kỹ thuật, mục tiêu, kết quả… Do vậy các đặc điểm cụ thể như sau:
  • 29. hình thức: Dự án là một bộ hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống, về các hoạt động và chi phí theo kế hoạch, để được một kết quả tốt nhất trong quá trình thực hiện dự án cũng như lợi nhuận sẽ đạt được trong tương lai. - Về mặt nội dung của dự án: nội dung của dự án là một tập hợp các hoạt động liên quan hữu cơ với nhau, chúng được hoạch định để nhằm đạt được một kết quả cụ thể cho từng trường hợp cụ thể. - Về mặt quản lý: Thông qua dự án các nhà đầu tư có thể quản lý về việc sử dụng vốn, vật tư, trang thiết bị … Nhằm mục đích đem lại kết quả tốt về tài chính và kinh tế trong thời gian dài. - Về mặt kế hoạch: Dự án là một trong những phương thức thể hiện chi tiết các kế hoạch của nhà đầu tư. Dự án đầu tư là một hoạt động nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân. Như vậy, dự án đầu tư không phải là một ý định hay một phác thảo sơ bộ, mà là một đề xuất có tính chiến lược và có mục tiêu rõ ràng nhằm tận dụng hợp lý các cơ hội đầu tư để tạo ra được nhiều lợi nhuận. 2.3. HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN 2.3.1. Dự thảo ngân sách vốn: Dự thảo ngân sách vốn là quá trình lập kế hoạch cho việc mua sắm thu nhập từ các tài sản này dự kiến kéo dài quá một năm. Đầu tư vốn có tác động dài hạn đối với thành quả của một doanh nghiệp. Dự báo đúng nhu cầu vốn có thể đảm bảo được năng lực sản xuất để đáp ứng được các nhu cầu trong tương lai của doanh nghiệp. Có bốn bước cơ bản trong quá trình dự thảo ngân sách vốn: đưa ra các đề xuất, đánh giá các dòng tiền, thẩm định các khả năng lựa chọn; đánh giá chi phí sử dụng vốn dùng để chiết khấu dòng tiền, chọn lựa các dự án và kiểm tra sau khi thực hiện. 2.3.2. Phân loại ngân sách vốn: 2.3.2.1. Phân loại dựa vào tính chất hoạt động
  • 30. tính chất hoạt động của dự án, ngân sách của một đơn vị, một tổ chức… được phân thành ngân sách phân theo dự án và ngân sách cho các hoạt động không theo dự án. Ngân sách được phân theo dự án Là ngân sách được trình bày một cách chi tiết về các khoản thu và chi của từng công việc cụ thể. Ngân sách cho các hoạt động không phân theo dự án: Là hình thức phản ánh các khoản thu chi khác của tổ chức, đơn vị thực hiện dự án. Trong thực tế các nguồn ngân sách này liên quan đến hoạt động của các phòng chức năng, các khoản thu chi bất thường của các tổ chức. 2.3.2.2. Phân loại dựa vào thời gian thực hiện: Ngân sách dài hạn: Là toàn bộ ngân sách được dự trù cho các hoạt động của tổ chức, đơn vị trong thời gian tương đối dài (thường là vài năm). Đối với những dự án dài hạn thì công việc xây dựng ngân sách cũng là ngân sách toàn bộ của dự án. Ngân sách ngắn hạn: Là sự cụ thể hoá ngân sách dài hạn trong khoảng thời gian ngắn hơn. Thông thường loại ngân sách này được lập theo tháng, theo quý. Công việc xây dựng ngân sách ngắn hạn gắn liền với từng nhiệm vụ, từng công việc phải hoàn thành trong thời gian ngắn, như các khoản chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, các chi phí khác… 2.3.3. Quá trình hoạch định ngân sách vốn: 2.3.3.1. Các đề xuất về dự án đầu tư: Các ý tưởng về đầu tư vốn mới có thể đến từ nhiều nguồn, cả trong nội bộ cũng như từ bên ngoài doanh nghiệp. Các đề xuất có thể xuất phát từ các cấp của tổ chức – từ các công nhân xí nghiệp cho đến hội đồng quản trị. Hầu hết các doanh nghiệp cỡ lớn và vừa đều phân bố trách nhiệm nhận dạng và phân tích các chi tiêu vốn đến từng nhóm tham mưu cụ thể. Các nhóm này có thể gồm nhóm kế toán chi phí, kỹ sư công nghệ, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển và quy hoạch doanh nghiệp. Trong hầu hết các doanh nghiệp các thủ tục có hệ thống thường được lập ra để hỗ trợ các bước tìm kiếm và phân tích. Thí dụ, nhiều doanh nghiệp cung
  • 31. mẫu chi tiết mà người đề xuất một chi tiêu vốn phải hoàn tất. Các biểu mẫu này thường được đòi hỏi các thông tin về chi phí ban đầu của dự án, doanh thu dự kiến phát sinh và tác động của dự án đối với chi phí hoạt động chung của doanh nghiệp. Các dữ liệu này sau đó được chuyển đến một hay một nhóm các chuyên viên cao cấp của doanh nghiệp xem xét và phân tích để có thể chấp nhận hay từ chối dự án. Phân loại các dự án Các dự án đầu tư mở rộng Giả dụ như một doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm đặc thù có mức cầu dự kiến sẽ gia tăng trong các năm sắp đến. Nếu các cơ sở sản xuất hiện nay của doanh nghiệp không đủ để đáp ứng mức cầu này, nên triển khai các đề xuất nhằm tăng năng suất của doanh nghiệp. Các đề xuất này có thể xuất phát từ nhóm tham mưu quy hoạch doanh nghiệp, từ nhóm tham mưu thuộc các bộ phận hay từ một nguồn khác. Do hầu hết các sản phẩm hiện có cuối cùng cũng trở thành lỗi thời, tăng trưởng của một doanh nghiệp tuỳ thuộc vào việc triển khai và tiếp thị các sản phẩm mới. Điều này đưa đến việc phát sinh các đề xuất đầu tư vào nghiên cứu phát triển, đầu tư nghiên cứu thị trường. Các dự án thay thế Nếu sản phẩm trở nên lỗi thời theo thời gian, thì nhà máy, tài sản thiết bị và các quy trình sản xuất cũng vậy. Việc sử dụng thường xuyên làm hoạt động của các nhà máy lâu năm trở nên tốn kém hơn do chi phí bảo trì cao hơn và thời gian ngừng việc nhiều hơn. Hơn nữa, việc triển khai công nghệ mới làm các thiết bị hiện hữu trở nên lỗi thời về mặt kinh tế. Các yếu tố này tạo nên cơ hội cho các đầu tư tiết giảm chi phí, bao gồm việc thay thế các máy móc thiết bị cũ kỹ, lỗi thời bằng các thiết bị máy móc mới hơn có năng suất cao hơn. Các dự án phát sinh để đáp ứng các yêu cầu pháp lý, các tiêu chuẩn sức khoẻ và an toàn Các dự án này bao gồm các đề xuất đầu tư cho những thiết bị kiểm soát ô nhiễm, thông gió và phòng cháy. Khi phân tích, tốt nhất các dự án này xem như các dự án phụ thuộc.
  • 32. án và quy trình thực hiện quyết định Việc xếp loại dự án tác động đến quy trình thực hiện quyết định đầu tư vốn. Tuy nhiên cần xem xét các yếu tố khác nhất là quy mô vốn cần thiết để thực hiện dự án. Hầu hết các doanh nghiệp đều phân cấp các chức năng lập quyết định. Giả dụ như trong các chi phí đặc biệt lớn cần có sự chấp nhận của chủ tịch và hội đồng quản trị thì phó chủ tịch hội đồng có thể là người quyết định cuối cùng cho các chi phí trung bình. Một giám đốc nhà máy có thể chịu trách nhiệm quyết định các chi tiêu nhỏ hơn và trưởng một bộ phận trong nhà máy có thể được quyền phê duyệt các chỉ tiêu nhỏ. Ở một số doanh nghiệp tuỳ theo tình hình cụ thể quy trình này có thể được thực hiện tập trung. Tuy nhiên ở các doanh nghiệp lớn, không có một cá nhân nào có thể đưa ra mọi quyết định đối với các chỉ tiêu vốn được đề xuất và do đó một hệ thống phân cấp thường được áp dụng. 2.3.3.2. Nguyên tắc xác định dòng tiền: Quy trình hoạch định ngân sách vốn liên quan chủ yếu đến việc ước tính các dòng tiền gắn với một dự án, chứ không chỉ tập trung vào cho lợi nhuận. Điển hình một chi tiêu vốn đòi hỏi dòng tiền chi ra ban đầu, được gọi là đầu tư thuần. Như vậy việc đo lường thành quả của một dự án theo các dòng tiền hoạt động thuần dự kiến phát sinh qua một năm trong tương lai là rất quan trọng. Ngoài ra, nếu chỉ sử dụng dòng tiền thôi là chưa đủ. Việc tính toán NPV của một dự án, chỉ sử dụng dòng tiền tăng thêm đối với dự án. Dòng tiền tăng thêm này là thay đổi trong dòng tiền doanh nghiệp xảy ra như một kết quả trực tiếp của việc chấp nhận dự án. Đó cũng chính là khi chúng ta quan tâm đến sự chênh lệch giữa dòng tiền nếu doanh nghiệp thực hiện dự án và dòng tiền nếu doanh nghiệp không thực hiện dự án. Đầu tư thuần Đầu tư thuần của một dự án là chi tiêu tiền mặt thuần cần có để đưa dự án vào hoạt động. Nó bao gồm chi phí dự án cộng với bất kỳ gia tăng cần thiết nào
  • 33. chuyển ban đầu trừ đi bất kỳ thu nhập nào từ việc bán các tài sản cũ trong trường hợp các đầu tư thay thế cộng hay trừ các khoản thuế gắn với việc bán các tài sản cũ hoặc mua các tài sản mới. Nếu một dự án tạo ra doanh thu tăng thêm và doanh nghiệp dự định tăng mức tín dụng dành cho khách hàng, lúc đó sẽ phát sinh khoảng phải thu tăng. Ngoài ra, nếu cần tăng thêm hàng tồn kho để làm tăng doanh thu, thì cũng cần tăng thêm đầu tư ban đầu cho hàng tồn kho này. Khoảng gia tăng vốn luân chuyển ban đầu này bao gồm gia tăng trong tiền mặt, các khoảng phải thu và hàng tồn kho được tính thuần sau khi trừ đi bất kì khoản gia tăng nào của nợ ngắn hạn, như là các khoản phải trả hay lương và thuế phải nộp … phát sinh do thực hiện dự án. Quy luật chung là các dự án đầu tư thay thế đòi hỏi ít hoặc không đòi hỏi gia tăng vốn luân chuyển. Ngược lại các dự án mở rộng thường đòi hỏi đầu tư thêm vào vốn luân chuyển. Dòng tiền hoạt động thuần Các dự án đầu tư vốn sẽ phát sinh dòng tiền sau thuế sau khi đầu tư thuần ban đầu đã được thực hiện. Tiến trình đánh giá dòng tiền tăng thêm của một dự án là phần quan trọng của quá trình hoạch định ngân sách vốn. Dự thảo ngân sách vốn chủ yếu liên quan đến các dòng tiền hoạt động thuần sau thuế của một dự án, hay các dòng tiền mặt thu vào trừ đi các dòng tiền mặt chi ra. Đối với bất kì năm nào trong đời sống của một dự án, các dòng tiền này có thể được định nghĩa như sự thay đổi trong thu nhập hoạt động sau thuế, cộng với thay đổi khấu hao trừ đi thay đổi trong đầu tư vốn luân chuyển cần thiết để hỗ trợ cho dự án. Dòng tiền = Thu nhập hoạt động sau thuế + Khấu hao – Vốn luân chuyển thuần Thu nhập hoạt động sau thuế Bất cứ khi nào một tài sản đã khấu hao được bán đi, có thể có các kết quả thuế tác động đến thu nhập thuần sau thuế thu được từ việc bán tài sản này. Các kết quả thuế này rất quan trọng khi ước tính giá trị còn lại sau thuế sẽ nhận được vào cuối đời sống kinh tế của một dự án. Tác động của thuế đối với hoạt động bán lại tài sản cũng rất quan trọng khi tính toán vốn đầu tư thuần cần thiết cho loại dự án đầu tư thay thế.
  • 34. phân bổ có hệ thống giá trị của một tài sản có đời sống kinh tế dài hạn hơn một năm. Nó cho phép một doanh nghiệp phân bổ các chi phí của các tài sản cố định ra nhiều năm để có thể cân đối tốt hơn các chi phí và thu nhập trong mỗi kỳ kế toán. Chi phí khấu hao hàng năm của một tài sản nào đó chỉ đơn giản là một phân bố các chi phí gốc và không nhất thiết phản ánh giá trị thị trường sụt giảm. Như một công ty đang có khấu hao một toà nhà văn phòng có thể lấy giá trị thị trường của toà nhà tăng lên mỗi năm. Do mục đích thuế, phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp sử dụng có một tác động đáng kể đến dòng tiền của doanh nghiệp. Đó là vì khấu hao tiêu biểu cho một chi phí không phải bằng tiền mặt có thể được trừ thuế. Vì vậy số tiền khấu hao trong mỗi kỳ càng lớn, thu nhập chịu thuế của một doanh nghiệp càng thấp. Với một thu nhập chịu thuế báo cáo thấp hơn, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp (dòng tiền chi ra) được giảm đi và dòng tiền thu vào của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Thu hồi vốn luân chuyển Trong suốt đời sống kinh tế của dự án, doanh nghiệp đã đầu tư vốn luân chuyển tăng thêm, vốn đầu tư thuần này sẽ được thu hồi lại cho doanh nghiệp bằng tiền mặt. Vì vậy vào cuối đời sống của dự án, tất cả các khoản đầu tư vào vốn luân chuyển tăng thêm cần thiết trong suốt đời sống của dự án sẽ được thu hồi lại chứ không chỉ là phần chi tiêu vốn luân chuyển ban đầu xảy ra tại thời điểm 0. Vì vậy, tổng vốn luân chuyển tích luỹ thường được thu hồi trong năm cuối của dự án. Sụt giảm trong vốn luân chuyển trong năm cuối của dự án làm tăng dòng tiền thuần trong năm đó, nếu tất cả các nhân tố khác không đổi. Tất nhiên không có kết quả thuế nào đi kèm với việc thu hồi vốn luân chuyển. Lãi vay và dòng tiền thuần Việc mua tài sản cụ thể nào đó sẽ bị ràng buộc chặt chẽ với việc tạo nên một nghĩa vụ nợ, như việc bán các trái phiếu có thế chấp hay một khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên thường thì việc trừ các chi phí lãi vay của một dự án vào các dòng tiền ước tính bị coi là không đúng, là vì các lý do: Thứ nhất, việc đưa ra quyết định một doanh nghiệp nên được tài trợ như thế nào nên được thực hiện độc lập với quyết định chấp nhận hay từ chối một hay nhiều dự án. Nghĩa là các quyết định về cấu trúc vốn không làm thay đổi việc các doanh
  • 35. hay loại bỏ dự án. Thay vào đó doanh nghiệp nên tìm ra một cách thức kết hợp nào đó giữa nợ, vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi phù hợp với mong muốn của cấp quản lý về sự đánh đổi giữa rủi ro tài chính và chi phí sử dụng vốn. Trong nhiều trường hợp, điều nay đưa đến một cấu trúc vốn với chi phí sử dụng vốn ở mức xấp xỉ hoặc bằng mức tối thiểu. Do các quyết định về đầu tư và tài trợ thường được độc lập với nhau, mỗi dự án mới có thể xem như được tài trợ với tỷ lệ các nguồn tài trợ khác nhau phù hợp với cấu trúc vốn mục tiêu trong toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp. Thứ hai, khi một hệ thống chiết khấu được dùng để thẩm định dự án, suất chiết khấu hay chi phí sử dụng vốn đã bao gồm chi phí của các nguồn tiền được dùng tài trợ cho dự án. Như vậy việc đưa các chi phí lãi vào các tính toán dòng tiền sẽ là tính các chi phí đến hai lần. Vì các dòng tiền xảy ra trong tương lai, có các mức độ không chắc chắn về giá trị của các dòng tiền này. Vì vậy, rất khó dự đoán các dòng tiền thực tế của một dự án. Quá trình hoạch định ngân sách vốn giả định rằng người quyết định có khả năng đánh giá các dòng tiền đủ chính xác để dòng tiền này có thể được dùng trong thẩm định và lựa chọn dự án. Để giả định này gần với thực tế hơn, đề xuất dự án cần được dựa trên các dữ liệu đầu vào về chi phí và mức độ thành quả có thể đạt được do các chuyên viên về sản xuất và công nghệ cung cấp. Các dữ liệu đầu vào khách quan từ các nguồn này có thể giúp giảm thiểu mức không chắc chắn với việc đánh giá dòng tiền. Ngoài ra việc đánh giá dòng tiền cho dự án khác nhau có thể có mức độ không chắc chắn khác nhau. Như các dự án thay thế thiết bị thường dễ dự báo hơn thu nhập từ các dự án sản xuất sản phẩm mới. 2.3.3.3. Thẩm định các khả năng chọn lựa; chọn các mức chi phí sử dụng vốn để chiết khấu dòng tiền và chọn các dự án để thực hiện Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách tổng quát khách quan, khoa học các nội dung cơ bản của dự án. Nhằm đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu của công việc thẩm định.
  • 36. quá trình kiểm tra, đánh giá các nội dung của dự án một cách độc lập. Công việc thẩm định dự án sẽ tạo ra cơ sở tốt nhất cho dự án. Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư Đối với nhà nước: Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô đối với các hoạt động đầu tư. Với chức năng công quyền, nhà nước có thể can thiệp vào quá trình lựa chọn của dự án. Tất cả các hoạt động của dự án đầu tư được hình thành bởi mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước. Như vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu tư hay cấp giấy phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền nhà nước cần xem xét dự án đó đóng góp như thế nào đối với mục tiêu phát triển chung của ngành, của địa phương và cả nước. Ngoài ra, thông qua việc thẩm định sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước biết được dự án này có lợi hay có hại, nếu có thì bằng cách nào, mức độ nào?... Đối với đơn vị tài trợ: giúp cho các đơn vị bên ngoài như ngân hàng, tổ chức kinh tế, công ty tài chính … đưa ra các quyết định có nên hay không nên co vay, cho thuê và tài trợ cho dự án. Nếu có thì thông qua việc thẩm định để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tài chính của đơn vị. Đối với chủ đầu tư: một dự án đầu tư dù được soạn thảo, nghiên cứu kỹ lưỡng đến đâu cũng mang tính chủ quan của người soạn thảo. Bởi lẽ người soạn thảo dự án đầu tư thường đứng trên một gốc độ hẹp để nhìn nhận các vấn đề. Còn các nhà thẩm định có tầm nhìn rộng hơn trong việc đánh giá dự án, nhà thẩm định luôn đứng trên lợi ích chung của ngành, của cộng đồng, của toàn xã hội để xem xét các lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đem lại. Trong quá trình soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ý kiến có thể mâu thuẫn, không logic, thậm chí có thể có những câu văn, những chữ dùng không đúng có thể gây ra tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư. Thẩm định dự án sẽ phát hiện và sửa chữa được những sai sót đó. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư và cho phép đầu tư
  • 37. A: Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của bộ quản lý ngành, các Bộ địa phương có liên quan. Bộ Kế hoạch và đầu tư có thể mời các tổ chức hoặc chuyên gia tư vấn của các Bộ khác có liên quan để tham gia thẩm định dự án. Đối với các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các tổ chức cho vay, tổ chức cho thuê, liên doanh …cần có kế hoạch huy động vốn và kế hoạch trả nợ trước khi trình lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án. Đối với các dự án nhóm B,C: Cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành thẩm định về năng lực của các dự án, tuy nhiên cơ quan này có thể mới các cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án. Ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư Giúp cho nhà đầu tư lựa chọn những phương án tốt nhất khi tiến hành quá trình đầu tư. Giúp cho công tác quản lý vĩ mô của các cơ quan nhà nước về các mục tiêu quy mô, quy hoạch … cũng như đánh giá được tính phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển chung của ngành, của vùng… Giúp xác định được các tác động lợi và hại của dự án trên tất cả các mặt khi đưa dự án vào hoạt động, làm cơ sở cho việc đưa ra các chính sách, các biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế các khía cạnh có hại. Giúp đỡ các cơ quan, tổ chức khác ra quyết định chính xác về các khoản cho vay, tài trợ,… Thông qua việc thẩm định giúp cho việc xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư. Chi phí sử dụng vốn Chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lợi cần thiết mà một doanh nghiệp phải tạo ra trên các khoản đầu tư của mình nhằm duy trì giá trị cổ phần của doanh nghiệp trên thị trường và đảm bảo thu hút được các nguồn tài trợ cần thiết.
  • 38. khác cụ thể hơn chi phí vốn là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ, đó là nợ vay, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường và doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho các dự án đầu tư mới. Chi phí sử dụng vốn cũng có thể được xem như là tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu khi đầu tư vào chứng khoán của công ty. Như vậy, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp được xác định từ thị trường vốn và nó có quan hệ trực tiếp đến mức độ rủi ro của những dự án đầu tư mới, đến những tài sản hiện hữu và cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nói chung, khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro của doanh nghiệp lớn hơn thì họ sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lời lớn hơn tương ứng và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng từ đó mà sẽ cao hơn. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một doanh nghiệp đang sử dụng. Ta có cách tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân như sau: 𝑊𝐴𝐶𝐶 = (𝑊𝐷 ∗ 𝑟𝐷) + � 𝑊 𝑝 ∗ 𝑟𝑝�+ (𝑊 𝑒 ∗ 𝑟𝑒ℎ𝑜ặ𝑐 𝑟𝑛𝑒) Trong đó: WD = Tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng nợ vay dài hạn trong cấu trúc vốn Wp = Tỷ lệ % nguồn tại trợ bằng cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn We = Tỷ lệ % nguồn tài trựo bằng cổ phần thường trong cấu trúc vốn WD + Wp + We = 1,0 Lưu ý: - Tổng tỷ trọng các nguồn tài trợ riêng biệt trong cấu trúc vốn phải bằng 1,0. - Tỷ trọng vốn cổ phần thường, We, được nhân với hoặc chi phí của thu nhập giữ lại, re, hoặc chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới, rne Giữa các nguồn tài trợ có mối quan hệ chặt chẽ vì thường các doanh nghiệp đều có một cấu trúc vốn mục tiêu cho mình và chúng ta sẽ xác định chi phí sử dụng vốn chung trên tổng thể hơn là xác định chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ riêng biệt ứng với từng cơ hội đầu tư. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là
  • 39. bình trọng của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một doanh nghiệp đang sử dụng và tỷ trọng cần được tính trên giá trị thị trường. Giá trị sổ sách so với giá trị thị trường: Tỷ trọng tính theo giá trị sổ sách sử dụng các giá trị kế toán để tính toán tỷ lệ của mỗi nguồn tài trợ riêng biệt trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tỷ trọng tính theo giá trị thị trường đo lường tỷ lệ của các nguồn tài trợ riêng biệt này theo giá trị thị trường. Tỷ trọng tính theo giá trị thị trường có ưu điểm hơn vì các chứng khoáng phản ánh xấp xỉ giá trị bằng tiền thu được khi bán các chứng khoán này. Hơn nữa chi phí của các nguồn tài trợ riêng biệt khác nhau được tính toán dựa vào giá công bố của thị trường nên sẽ hợp lý hơn nếu tỷ trọng tương ứng của chúng cũng được tính theo giá trị thị trường. Tóm lại, tỷ trọng tính theo giá trị thị trường được ưa thích hơn là tỷ trọng được tính theo giá trị sổ sách. 2.3.3.4. Xem xét thành quả của một dự án sau khi thực hiện và phương thức đánh giá thành quả của dự án sau khi dự án kết thúc Các dự án độc lập, phụ thuộc và loại trừ lẫn nhau Các dự án độc lập lẫn nhau Hai dự án được gọi là độc lập về mặt kinh tế nếu việc chấp nhận hoặc loại bỏ một dự án này không làm ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án khác. Nghĩa là việc chấp nhận hoặc loại bỏ một dự án nào đó không làm ảnh hưởng đến các dòng tiền của dự án khác. Các dự án phụ thuộc lẫn nhau Nếu dòng tiền của một dự án bị tác động bởi một quyết định chấp nhận hay từ bỏ một dự án khác thì dự án thứ nhất được gọi là phụ thuộc về mặt kinh tế vào dự án thứ hai. Đương nhiên, nếu dự án A phụ thuộc vào dự án B thì dự án B cũng phụ thuộc vào dự án A. Các dự án loại trừ lẫn nhau Hai dự án được gọi là loại trừ lẫn nhau nếu những khoản thu nhập từ một dự án đầu tư nào đó sẽ biến mất hoàn toàn nếu dự án khác được chấp nhận. Việc chấp nhận một dự án này cũng có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các dự án khác.
  • 40. hoạch định ngân sách vốn đầu tư Tiêu chuẩn hiện giá thuần – The Net Present Value – NPV Hiện giá thuần (NPV) của một dự án là giá trị của dòng tiền dự kiến trong tương lai được quy về hiện giá trừ đi vốn đầu tư dự kiến ban đầu của dự án. 𝑁𝑃𝑉 = Giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến trong tương lai − Đầu tư ban đầu Lãi suất chiết khấu được sử dụng để đánh giá giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến trong tương lai phải tương xứng với mức độ rủi ro của dự án. Vấn đề quan trọng mà chúng ta cần biết là lãi suất chiết khấu phải tính thêm một phần rủi ro thích hợp. Thật vậy, khi rủi ro của một dự án bằng với rủi ro của một công ty và như thế phương thức tài trợ của công ty cũng chính là nguồn vốn ban đầu của dự án, trong trường hợp này lãi suất chiết khấu phù hợp cũng chính là chi phí sử dụng nguồn vốn trung bình của công ty. 𝑛 𝑁𝑃𝑉 = −𝐼 + � 𝐶𝐹𝑡 (1 + 𝑟)𝑡 Trong đó: 𝑡=1 I : đầu tư ban đầu CFt : là dòng tiền ở thời kỳ t N : là đời sống kinh tế của dự án r : là lãi suất chiết khấu của dự án Khi NPV bằng 0, dự án đã được bù đắp về giá trị của tiền tệ thời gian và cả rủi ro, ngoài ra chúng không nhận được gì thêm nữa. Ứng dụng tiêu chuẩn NPV trong thẩm định dự án, chúng ta cần phân biệt hai tình huống. Trong trường hợp dự án đầu tư độc lập với các dự án đầu tư khác, trường hợp này việc chấp nhận hay từ bỏ dự án là tường đối đơn giản. Trường hợp thứ hai phức tạp hơn là dự án loại bỏ lẫn nhau. NPV và quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án. Khi một dự án đầu tư là độc lập về mặt kinh tế
  • 41. án khác, việc chấp nhận hoặc từ bỏ dự án phụ thuộc vào NPV âm tính hay dương tính. NPV > 0: Chấp nhận dự án NPV < 0: Loại bỏ dự án NPV = 0: Tuỳ quan điểm của nhà đầu tư Chọn lựa giữa các dự án loại trừ lẫn nhau Trong rất nhiều trường hợp, sự lựa chọn phải được thực hiện giữa những dự án loại trừ lẫn nhau. Việc chấp nhận một trong những dự án này đòi hỏi phải từ bỏ các dự án còn lại. Khi áp dụng tiêu chuẩn NPV đối với các dự án loại trừ lẫn nhau, chúng ta sẽ chọn dự án nào có NPV cao nhất, miễn là NPV cao nhất phải lớn hơn 0. Tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ - Internal Rate of Return – IRR NPV là tiêu chuẩn thẩm đinh dự án hấp dẫn, bởi nó xét đến thước đo thời gian của dòng tiền và sử dụng tỷ suất sinh lời cần thiết áp dụng vào dự án với tư cách là lãi suất chiết khấu. Nhưng NPV không chỉ là chỉ tiêu duy nhất mà công ty có thể áp dụng. Tỷ suất thu nhập nội bộ đo lường tỷ suất sinh lợi mà bản thân dự án tạo ra. Trước khi tập trung vào IRR và NPV như là một chuẩn mực khi thẩm định dự án, cách tính IRR được tính toán cụ thể như sau: 𝐼𝑅𝑅 = 𝑟 + ( 𝑟 − 𝑟 ) ∗ 𝑁𝑃𝑉1 Trong đó: 1 2 1 𝑁𝑃𝑉1 + |𝑁𝑃𝑉2| IRR: tỷ suất sinh lời nội bộ 𝑟1: Tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn 𝑟2: Tỷ suất chiết khấu lớn hơn. NPV1 > 0: Hiện giá thu nhập thuần tính theo 𝑟1 NPV2 < 0: Hiện giá thu nhập thuần được tính theo 𝑟2 IRR là tỷ suất sinh lợi của một dự án thu được. Điều này có nghĩa rằng một dự án với IRR xác định sẽ tạo ra dòng tiền chỉ đủ để trả nợ khoản vay bằng với đầu
  • 42. của dự án cộng với lãi suất tiền vay. Đối với dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng suất chiết khấu thì sẽ được chấp nhận, do đó nếu IRR càng lớn càng tốt. Ý nghĩa cốt lõi của IRR chính là cho biết lãi suất tối đa mà dự án đem lại có thể chấp nhận được, nếu vượt quá thì kém hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, có thể xác định và chọn lựa lãi suất tính toán phù hợp cho dự án. Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi – The Profit Ability Index – PI Chỉ số sinh lợi (PI) được định nghĩa như là giá trị hiện tại của dòng tiền của dự án đầu tư so với đầu tư ban đầu. Trong đó: 𝑃𝐼 = 𝑃𝑉 𝐼 PV : Giá trị hiện tại của dòng tiền I : Đầu tư ban đầu PI và quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án Trường hợp các dự án là độc lập lẫn nhau. Dự án nào có: PI > 1: Chấp nhận dự án PI < 1: Loại bỏ dự án Trường hợp các dự án là loại trừ lẫn nhau, dự án nào có PI lớn nhất và lớn hơn 1 sẽ được chọn. Phương pháp tính PI có nhược điểm so với NPV khi thẩm đinh dự án đầu tư. Bởi vì giống như IRR, tiêu chuẩn PI không giải thích được một cách trực tiếp sự khác nhau về quy mô của dự án. Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn – The Payback Period – PP Thời gian thu hồi vốn của dự án là thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Trong thực tế, tiêu chuẩn này được tiến hành như sau, trước hết phải thiết lập trước thời gian thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận được (thời gian thu hồi vốn chuẩn).
  • 43. mà thời gian thu hồi vốn dài hơn thời gian thu hồi vốn chuẩn sẽ bị từ chối và dự án nào có thời gian thu hồi vốn ngắn hơn sẽ được chấp nhận. Phương pháp thời gian thu hồi vốn có một số nhược điểm và được đánh giá thấp hơn những tiêu chuẩn nêu trên. Một trong những bất lợi thực sự của tiêu chuẩn này là tất cả dòng tiền phát sinh sau thời gian thu hồi vốn đã bị bỏ qua hoàn toàn. Tuy nhiên một số khía cạnh mà chúng ta cần biết ở tiêu chuẩn này: Thứ nhất, nếu chúng ta không chú ý đến thời gian thu hồi vốn của dự án, nghĩa là chúng ta đã bỏ qua yếu tố rủi ro khi thẩm định dự án. Một dự án có thời gian thu hồi vốn nhanh sẽ hạn chế được nhiều rủi ro và ngược lại. Thứ hai, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn do những thiếu sót của nó, nên được kết hợp với các tiêu chuẩn khác như NPV và IRR khi thẩm định dự án. Thứ ba, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn tỏ ra đơn giản, dễ sử dụng. Dù vậy vấn đề này lại không quan trọng lắm trong điều kiện tin học hoá toàn cầu hiện nay. Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu – The Discounted Payback Period – DPP Như chúng ta biết khiếm khuyết của tiêu chuẩn PP là nó bỏ qua tính chất giá trị tiền tệ theo thời gian và tiêu chuẩn DPP sẽ khắc phục nhược điểm này. Phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu – DPP là khoảng thời gian cần thiết để tổng hiện giá tất cả dòng thu nhập trong tương lai của dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Nếu xem tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn không có chiết khấu – PP là khoảng thời gian cần thiết mà dự án có thể thu hồi lại được vốn đầu tư ban đầu dưới gốc độ kế toán thì tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu – DPP là khoảng thời gian cần thiết mà dự án có thể hoàn lại được vốn đầu tư bỏ ra ban đầu được cảm nhận dưới gốc độ tài chính. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này lại hiếm khi được sử dụng trong thực tế, có khả năng là vì tiêu chuẩn này nó thực sự không đơn giản hơn tiêu chuẩn NPV. Để tính toán theo tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu chúng ta phải thực hiện chiết khấu dòng tiền trong từng năm và cộng dồn nó lại sau đó so sánh nó với giá trị
  • 44. ban đầu và như vậy cũng giống như chúng ta làm với tiêu chuẩn NPV. Và không giống như tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu – PP, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu không hề đơn giản trong tính toán. Mặt hạn chế lớn nhất của DPP là khi giới hạn thời gian thu hồi vốn thích hợp đã được xác định thì dòng tiền phát sinh phía sau nó sẽ bị bỏ qua và như vậy một dự án có NPV dương có thể không được chấp nhận bởi vì nó có điểm giới hạn thời gian thu hồi vốn không phù hợp. Thứ hai là một dự án có thời gian thu hồi vốn có chiết khấu ngắn hơn của một dự án khác nhưng điều này không có nghĩa là dự án này có NPV lớn hơn. Kiểm tra sau khi thực hiện dự án Bước quan trọng trong quá trình hoạch định ngân sách vốn là kiểm tra các dự án đầu tư sau khi những dự án này đã được lựa chọn. Điều này có thể giúp thông tin hữu ích về tính hiệu quả trong quá trình lựa chọn của doanh nghiệp. Quá trình kiểm tra lại bao gồm so sánh dòng tiền thực tế từ dự án được chấp nhận với dòng tiền được ước lượng khi thực hiện xây dựng dự án. Bởi vì dòng tiền ước lượng ẩn chứa những điều không chắc chắn nên giá trị thực tế sẽ không đúng như giá trị được ước đoán. Thay vì vậy, dự án khi thực hiện nên được kiểm tra lại với một hệ thống tự động nhận dạng những đánh giá sai lệch hoặc những sai biệt khi ước lượng dòng tiền trên từng cá nhân, từng bộ phận phòng ban, nhà máy, … và cố gắng xác định tại sao những sai biệt hay những cái nhìn sai lệch này lại tồn tại. Đây là một loại phân tích nếu được thực hiện tốt sẽ giúp cho các nhà tạo lập các quyết định của doanh nghiệp đánh giá các đề xuất đầu tư tốt hơn trong tương lai. Một mục tiêu khác của quá trình kiểm tra lại dự án liên quan đến việc một dự án đã không đáp ứng đúng như mong đợi và nên từ bỏ hay nên tiếp tục. Quyết định từ bỏ dự án liên quan yêu cầu công ty phải so sánh chi phí từ bỏ với tất cả dòng tiền được mong đợi sẽ phát sinh trong suốt khoảng thời gian còn lại của dự án. Việc dự đoán dòng tiền trong phần tương lai còn lại của dự án thường dễ dàng đạt mức chính xác hơn khi mà dự án đã đi vào hoạt động một thời gian.
  • 45. NGHIÊN CỨU & KẾT QUẢ 3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) là một doanh nghiệp do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tên, địa chỉ Công ty: Tên tiếng Việt: Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Tên tiếng Anh: HO CHI MINH CITY POWER CORPORATION Tên viết tắt: EVNHCMC Địa chỉ: số 35 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Điện thoại: (84.8) 2220.1177 - 2220.1188 Fax: (84.8) 2220.1155 - 2220.1166 Website: http://www.hcmpc.com.vn Logo: Slogan: EVN – THẮP SÁNG NIỀM TIN Chính sách chất lượng: với phương châm “Lương tâm – Trách nhiệm – Hiệu quả” Tổng công ty Điện lực TP.HCM cam kết: Thứ nhất, với khách hang cần thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chất lượng ngày càng cao và dịch vụ ngày càng hoàn hảo, với thái độ lịch sự và trọng thị. Thứ hai, với cán bộ công nhân viên cần phát huy dân chủ cơ sở, nâng cao đời sống và điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên để phát triển Tổng công ty
  • 46. vững. Thứ ba, với cộng đồng xã hội thì luôn thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, góp phần phát triển cộng đồng xã hội. Ngày 05/02/2010, Bộ Công Thương quyết định thành lập Tổng công ty Điện lực TP.HCM trên cơ sở Công ty Điện lực TP.HCM, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tổng vốn điều lệ của Tổng Công ty là 11.372 tỷ đồng, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100%. Tổng công ty Điện lực TP.HCM là doanh nghiệp đơn ngành, độc quyền trong kinh doanh điện năng khu vực TP.HCM, quản lý và phân phối điện đến cấp điện áp 220kV trên địa bàn 24 quận, huyện của TP.HCM, cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện như: tư vấn khảo sát, thiết kế và xây lắp các công trình điện, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý và vận hành sữa chữa lưới điện, kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin … cùng một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của EVN. Sau 44 năm hình thành và phát triển, đến cuối năm 2018, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã có gần 6.884 nhân viên, trong đó: lực lượng lao động có trình độ Sau đại học chiếm 3,59%, Đại học chiếm 31,1%, Cao đẳng chiếm 6,52 %, Trung cấp chiếm 9,34 %, Công nhân kỹ thuật chiếm 50%, còn lại là các lực lượng lao động khác (8.79%). Số lượt CBCNV-LĐ được đào tạo: 51.686 lượt người. Từ khi thành lập, Tổng công ty chỉ có hơn 500 ngàn khách hàng, đến cuối năm 2018 đạt hơn 2,4 triệu khách hàng chiếm gần 9% khách hàng điện của cả nước, bình quân trong giai đoạn từ năm 2009-2018 tăng 84.800 khách hàng/năm tương ứng với tăng trưởng bình quân năm sau so với năm trước là 4,4%. Chất lượng dịch vụ khách hàng tiếp tục được hoàn thiện, hạ tầng để cung cấp các dịch vụ trực tuyến về cơ bản hoàn chỉnh phục vụ 19 loại hình dịch vụ trực tuyến cấp độ 4. Thực hiện tốt rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Nâng cao hiệu quả hoạt động thu tiền điện thông qua việc triển khai thực hiện thu tiền điện thông qua 23 ngân hàng và 9 đối tác trung gian với
  • 47. không còn tổ chức hình thức thu tiền điện tại nhà từ cuối tháng 12 năm 2017. Trong những năm qua, thực hiện mục tiêu mọi người, mọi nhà trên địa bàn Thành phố phải được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia theo giá quy định, Tổng Công ty đã thống kê và lập phương án cải tạo, phát triển phủ kín lưới điện nội thành và vùng ven để giải quyết tất cả các trường hợp chưa có điện kế hoặc phải câu nhờ, câu chuyển, xóa bán điện qua điện kế tổng, bán điện trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng, tăng thị phần khách hàng tiêu dùng điện. Bên cạnh đó, quan tâm đến chất lượng quản lý công trình cải tạo và đầu tư xây dựng lưới điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tính đến cuối năm 2018, lưới điện truyền tải thuộc Tổng công ty Điện lực TP.HCM quản lý trong khu vực TP.HCM bao gồm 1,09 km cáp ngầm 220 kV, 100,37 km đường dây 220 kV; 77,89 km cáp ngầm 110 kV và 656,78 km đường dây 110 kV cung cấp cho 60 trạm trung gian 110 kV với tổng dung lượng MBT lắp đặt là 6.592 MVA. Lưới điện phân phối trên địa bàn TP.HCM bao gồm 7.154 km đường dây trung thế, 12.784 km lưới hạ thế, 28.166 trạm biến thế phân phối với tổng dung lượng là 13.234 MVA Năm 2018, sản lượng điện nhận lưới tối đa thuộc Tổng công ty Điện lực TP.HCM quản lý đạt 81,13 triệu kWh/ngày, tăng 4,67% so với năm 2017. Công suất đỉnh cao nhất đạt 4.138,5MW tăng 7% so với năm 2017. Cùng với sự năng động của một thành phố lớn nhất nước thích ứng với sự đổi mới về chính sách kinh tế, chương trình xã hội,... nhiều công trình kiến trúc, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu dân cư không ngừng được gia tăng dẫn đến số lượng khách hàng và yêu cầu về sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như năm 2017, điện thương phẩm của Tổng Công ty chỉ đạt 22.892,79 triệu kWh thì đến cuối năm 2018 đã đạt đến 24.439,11 triệu kWh, chiếm khoảng 13% tổng sản lượng điện của cả nước. Trung bình mỗi năm 2009-2018 sản lượng điện thương phẩm của Tổng công ty tăng 7%.
  • 48. là ngành điện luôn đi trước một bước để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông minh, hiện đại. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động cũng được Tổng công ty quan tâm thực hiện thông qua xây dựng đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hoạt động SXKD của Tổng công ty”. Đã hoàn tất xây dựng Trung tâm điều khiển được trang bị hệ thống SCADA/DMS với đầy đủ các tính năng hiện đại từ cuối năm 2017. Đã trang bị hệ thống giám sát từ xa các trạm 110kV không người trực, vận hành chính thức Chương trình quản lý mất điện trên sơ đồ đơn tuyến phiên bản mới (OMS). Ứng dụng 8 bản đồ chuyên đề GIS, đặc biệt là ứng dụng GIS kiểm tra lưới điện tích hợp trên máy tính bảng phục vụ công nhân quản lý lưới điện với dữ liệu kiểm tra lưới điện cập nhật online về bộ phận quản lý vận hành để xử lý và tự độnng tích hợp vào chương trình PMIS. Khai thác hiệu quả ứng dụng quản lý chăm sóc khách hàng trên thiết bị di động (232.645 khách hàng đăng ký sử dụng tiện ích EVNHCMC- CSKH; 340.169 lượt đăng ký trang Zalo EVNHCMC), hoàn tất 100% ứng dụng mã vạch và số hóa hợp đồng cho đối tượng khách hàng ngoài sinh hoạt, khách hàng mới và khách hàng đăng ký lại hợp đồng. Bộ máy tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP.HCM bao gồm các Ban chức năng và các đơn vị trực thuộc.
  • 49. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: website của Tổng công ty Điện lực TP.HCM năm 2019) 3.2. ĐẶC TRƯNG NGÀNH ĐIỆN Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của bất cứ quốc gia nào do ngành điện có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các ngành sản xuất khác. Điện là một trong những yếu tố đầu vào của tất cả các ngành sản xuất lớn nhỏ, góp phần đáng kể vào việc hình thành giá thành sản phẩm trong xã hội. Mặt khác, những sai sót, chất lượng kém của ngành điện không chỉ gây tác động xấu cho ngành mà còn gây nhiều hậu quả không thể lường trước cho toàn xã hội. Vì lý do đó, yêu cầu đặt ra đối với ngành điện là phải đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng. Sản phẩm của ngành điện là một loại sản phẩm đặc biệt không thể sản xuất dư thừa, tồn kho, cất trữ dự phòng, đồng thời cũng không thể chuyên chở và phân
  • 50. hàng hóa thông thường. Điện là một sản phẩm có tính hai mặt, ngoài tính năng sử dụng rất hữu hiệu phục vụ cho đời sống hàng ngày, nó còn là một sản phẩm đặc biệt nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Hoạt động của ngành điện là một chu trình khép kín, tuân theo những nguyên tắc nhất định từ khâu sản xuất cho đến nơi tiêu thụ. Nhìn chung mọi hoạt động trong ngành điện có thể quy về một số nhóm công việc được phân công rõ ràng, nhất là đối với những công việc trực tiếp tiếp xúc với hệ thống điện, trên cơ sở đó có thể thực hiện bảng mô tả phân tích công việc để chuẩn hóa công việc một cách cụ thể. Việc quản trị sẽ chú trọng hướng nhân viên thực hiện công việc theo bảng mô tả công việc và các quy trình, quy định đã ban hành để tránh sự nhầm lẫn và những sơ suất đưa đến sự cố ảnh huởng đến tính mạng con người, tình hình an ninh và chính trị xã hội. Về công tác tổ chức quản lý dự án. Các dự án ĐTXD lưới điện 220kV, 110kV, bao gồm các dự án sử dụng vốn ODA và các dự án sử dụng vốn trong nước (vốn vay tín dụng thương mại, nguồn khấu hao cơ bản) được giao cho Ban QLDA Lưới điện TPHCM thực hiện quản lý dự án Ban QLDA Lưới điện TPHCM được tổ chức hoạt động theo mô hình quy định tại Thông tư số 16/2016/TT-BXD, chịu trách nhiệm xuyên suốt toàn bộ quá trình thực hiện của từng dự án; có sự tách bạch giữa bộ phận tham mưu và bộ phận điều hành dự án, cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như sau: Giám đốc và các Phó Giám đốc; 03 Phòng điều hành dự án; Phòng Kế hoạch và Tổng hợp; Phòng Tài chính Kế toán; Phòng Kỹ thuật và Thẩm định; Phòng Tổ chức Hành chính. Tổng công ty cũng mạnh dạn phân cấp cho Ban QLDA Lưới điện TPHCM thực hiện một số nhiệm vụ của chủ đầu tư theo Quyết định 156/QĐ-EVN và Hướng dẫn số 180/QĐ-EVNHCMC như: ủy quyền ký kết hợp đồng, thực hiện và quản lý các hợp đồng thuộc dự án trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của Tổng công ty, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công,...
  • 51. kế hoạch Hàng năm, trên cơ sở quy hoạch được Bộ Công Thương phê duyệt, kế hoạch phát triển điện lực hàng năm được Cục Điều tiết điện lực phê duyệt, kế hoạch ĐTXD 05 năm của Tổng công ty được EVN phê duyệt và kế hoạch ĐTXD hàng năm được EVN giao, theo nhu cầu phát triển phụ tải của địa phương, từ quý 3 của năm n-1, Công ty Lưới điện cao thế lập phương án đầu tư lưới điện 110kV; đăng ký bảo vệ kế hoạch với Tổng công ty. Sau khi được thông qua Phương án đầu tư, Tổng công ty sẽ giao kế hoạch ĐTXD lưới điện 220kV, 110kV cho Ban QLDA Lưới điện TPHCM triển khai thực hiện. 3.3. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐẦU TƯ EVNHCMC 3.3.1. Quy trình chung 3.3.1.1. Các đề xuất về dự án đầu tư: Tổng công ty Điện lực TP HCM đề xuất các dự án đầu tư dựa trên việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng được lập định kỳ hàng năm và được phân chia theo đối tượng thực hiện như sau: - Đối với danh mục công trình ĐTXD do các Công ty Điện lực thực hiện: trình kế hoạch danh mục các công trình ĐTXD điều chỉnh của năm và kế hoạch danh mục các công trình ĐTXD năm tiếp theo (trước ngày 30/7 hàng năm). - Đối với danh mục công trình ĐTXD do Ban APP trình kế hoạch ĐTXD năm tiếp theo trước ngày 30/9 (sau khi EVNHCMC xem xét kế hoạch ĐTXD và phê duyệt các dự án khởi công năm tiếp theo của các Công ty Điện lực và Công ty lưới điện cao thế). - Đối với danh mục các dự án đầu tư có cấp điện áp từ 110kV trở lên: Công ty lưới điện cao thế báo cáo danh mục kèm phương án đầu tư của dự án trước ngày 30/7 để EVNHCMC xem xét và trình EVN trong kế hoạch năm tiếp theo.

Món hoạch định ngân sách vốn đầu tư là gì?

Hoạch định ngân sách vốn (capital budgeting) là quá trình doanh nghiệp thực hiện để đánh giá các dự án hoặc các khoản đầu tư lớn. Xây dựng nhà máy mới hoặc đầu tư lớn vào một liên doanh bên ngoài là những ví dụ về các dự án sẽ yêu cầu hoạch định ngân sách vốn trước khi được phê duyệt hoặc từ chối.

Hoạch định ngân sách vốn tiếng Anh là gì?

Hoạch định ngân sách vốn (Capital Budgeting) là quá trình mà các nhà đầu tư xác định giá trị của một dự án hoặc khoản đầu tư tiềm năng.

The Capital Budgeting Process là gì?

Dự toán vốn đầu tư hay lập ngân sách vốn (Capital Budgeting) là quá trình một doanh nghiệp thực hiện để đánh giá các dự án đầu tư tiềm năng. Các dự án cần dự toán vốn đầu tư trước khi các dự án này được phê duyệt hay từ chối.

Quyết định lập ngân sách vốn là gì?

Lập ngân sách vốn (hay thẩm định đầu tư) là quá trình lập kế hoạch được sử dụng để xác định liệu các đầu tư dài hạn của một tổ chức như máy móc thiết bị mới, máy móc thay thế, các nhà máy mới, sản phẩm mới, và các dự án nghiên cứu phát triển có đáng theo đuổi hay không.