Học tập và làm việc sáng tạo hiệu quả violet

Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt và nhiều khó khăn đối với mọi ngành nghề, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo. Cùng với cả nước thực hiện phòng chống dịch nhằm đảm bảo dừng đến trường nhưng không dừng học ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều giải pháp, trong đó dạy học trực tuyến là một trong những giải pháp đã thực hiện từ năm học trước đến nay. Nhiều nơi, đặc biệt là Hà Nội, đến thời điểm này đã trải qua gần 3 tháng học sinh học trực tuyến.

Thầy Phạm Bá Dũng [người đứng giữa] và các thầy cô giáo Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh tham gia dự thi sáng kiến. Ảnh: NTCC.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với nhà giáo Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh, [quận Đống Đa, Hà Nội]. Thầy Cường chia sẻ: Song hành các biện pháp phòng chống dịch, các thầy cô giáo trong nhà trường đã có rất nhiều sáng tạo, sáng kiến trong việc làm thế nào để bài giảng dù trực tuyến nhưng vẫn hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đặc biệt là mang lại những giá trị về hiệu quả học tập.

Năm học này, nhà trường tiếp tục khẳng định những vị thế tiên phong trong dạy học trực tuyến bằng những sáng tạo từ việc xây dựng hệ sinh thái kiểm tra đánh giá. Dạy học trực tuyến nhà trường chuyển sang một bước mới - Giai đoạn dạy học trực tuyến hiệu quả.

Thông thường, nhiều nhà trường thường tổ chức các hội giảng, hội thi, có trường rất tích cực nhưng đa phần các thầy cô cũng rất ngại thực hiện các tiết giảng có người dự giờ mang nặng tính trình diễn hình thức, thậm chí còn phải mớm trước cho học sinh để làm sao tiết học được trọn vẹn, thuận lợi.

Theo tôi câu chuyện đó không mang lại giá trị thực tế trong giảng dạy, và hiện nay ở đâu đó đã có nhiều thầy cô phản đối những tiết dạy như vậy, lại mất nhiều công sức nhưng cũng không mang lại hiệu quả cho học sinh.

Dịp 20/11 năm nay, ban giám hiệu nhà trường đã cân nhắc và quyết định tổ chức cuộc thi trong nội bộ Sáng kiến, sáng tạo trong dạy học trực tuyến tới toàn thể giáo viên trong nhà trường. Mục đích của hội thi là một sân chơi để các thầy các cô trong nhà trường có thể trao đổi những kinh nghiệm dạy học trực tuyến của mình tới đồng nghiệp. Giáo viên có thể trình bày cá nhân, hoặc theo nhóm về ý tưởng, cách kết nối với học sinh, thậm chí là kết nối với phụ huynh học sinh qua hệ thống trực tuyến.

Sau gần 2 năm thực hiện việc dạy và học trực tuyến, các thầy cô giáo trong nhà trường mỗi người đã có những kĩ thuật, thế mạnh riêng, thầy cô trẻ sẽ mạnh về công nghệ, thầy cô có tuổi lại mạnh về tâm lí, vậy tất cả những cái đó cần phải được liên kết tổng hợp lại, và chúng tôi mong muốn các thầy cô cùng chia sẻ thế mạnh đó tới nhiều thầy cô khác, ứng dụng trong toàn trường và người được hưởng lợi chính là các em học sinh.

Sau khi phát động khoảng 2 tuần, ban giám hiệu đã nhận được rất nhiều sáng kiến tham gia cuộc thi. Có những sản phẩm là kỹ thuật giúp cho học sinh hào hứng khi vào đầu tiết học, có những sản phẩm là quy trình dạy trực tuyến hiệu quả, và có những sản phẩm về việc đóng gói bài giảng để giúp cho học sinh có thể học mọi lúc mọi nơi khi không có mạng Internet.

Vòng chung khảo với 8 sản phẩm, và ban giám hiệu đã chọn ra 1 giải Nhất, 3 giải Nhì và 4 giải Ba. Sau cuộc thi, nhà trường đã thực hiện phổ biến những sáng kiến sáng tạo đó tới tất cả các thầy cô giáo trong nhà trường, và tiếp đến là lan tỏa tới các trường bạn nhằm xây dựng một bộ công cụ dạy học trực tuyến hiệu quả, hướng đến các tiết học trực tuyến sinh động, hấp dẫn đối với học sinh.

Thầy Phạm Bá Dũng, người đạt giải Nhất Sử dụng phần mềm ispring tạo ngân hàng câu hỏi, giúp củng cố kiến thức môn khoa học tự nhiên lớp 6. Ảnh: NVCC.

Ưu điểm của sáng kiến đạt giải nhất

Trao đổi với thầy Phạm Bá Dũng - Giáo viên dạy Hóa Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh [quận Đống Đa, Hà Nội], người đạt giải Nhất Sử dụng phần mềm ispring tạo ngân hàng câu hỏi, giúp củng cố kiến thức môn khoa học tự nhiên lớp 6, thầy Dũng cho biết: Xuất phát từ lý do phải học trực tuyến trong thời gian có dịch Covid, các nhà trường, các cấp học đã phải sử dụng phương thức học trực tuyến để duy trì tiến độ học tập của học sinh.

Có rất nhiều các thầy cô giáo đã nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng những trang web, những ứng dụng, phần mềm như: Violet, Quizizz, Wordwall, Padlet, Kahoot, Google from, from trong Team, kết hợp trong trong những tiết dạy học trực tuyến giúp các em hiểu bài, bài giảng không bị khô cứng, nhàm chán trong mỗi tiết học.

Tuy nhiên, với các giải pháp này, nhiều thầy cô giáo gặp không ít khó khăn để học sinh đạt kết quả như mong muốn vì thời gian trên lớp không có nhiều. Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu các ứng dụng, cũng như phần mềm trong dạy học trực tuyến, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn khoa học tự nhiên lớp 6. Tôi muốn tìm hiểu một phần mềm, hoặc một ứng dụng để kết hợp với các ứng dụng trên để giúp củng cố cho các em những kiến thức sau mỗi giờ học, và đặc biệt giúp các em có thể hoàn toàn chủ động trong học tập, ôn tập những kiến thức sau mỗi chủ đề, mỗi bài học.

Theo thầy Dũng: Sản phẩm tương tác tốt với các ứng dụng như: Violet, Quizizz, Wordwall, Padlet, Kahoot, Google from, from trong team, Giúp học sinh chủ động trong việc học tập, ôn tập. Hệ thống câu hỏi đa dạng, phong phú, trắc nghiệm, điền khuyết, ghép đôi, ô chữ, kéo thả,..

Học sinh có thể học tập trên trên máy tính, điện thoại. An toàn, phù hợp với việc học online, giúp củng cố kiến thức môn học, đây cũng là ngân hàng ôn tập trong kiểm tra đánh giá. Học sinh biết luôn kết quả mà không cần phải tra đáp án và mỗi câu hỏi khi học sinh trả lời sai, thì học sinh có thể xem lại kiến thức của bài học, và việc này học sinh có thể thực hiện truy cập vào ở bất cứ đâu, không bị trở ngại về không gian và thời gian, khoảng cách.

Thầy Phạm Bá Dũng và các em học sinh Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh trong giờ học môn Hóa. Ảnh: NVCC.

Thầy Dũng chia sẻ: Sử dụng phần mềm ispring để tạo ra sản phẩm elearning thì các thầy cô đều biết nhưng: Tính mới của sáng kiến này là tạo ngân hàng câu hỏi đa dạng, phong phú giúp học sinh có thể tự ôn tập tại nhà, là ngân hàng câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa kì, cuối kì. Giảm được áp lực về giấy mực, giúp bảo vệ môi trường, phù hợp với công nghệ 4.0


Muốn xây dựng được kế hoạch giáo dục tốt, hiệu trưởng phải dám nghĩ dám làm

Sản phẩm sau khi được xuất ra thông thường không sử dụng được trên điện thoại, tôi đã sử các trang web để giúp đổi đuôi sản phẩm, sau đó chia sẻ qua Zalo, Gmail để học sinh dễ dàng xem được trên điện thoại mà không cần cài thêm phần mềm, ứng dụng nào khác.

Thầy Dũng chia sẻ thêm: Sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được chia sẻ qua các ứng dụng như Zalo, websie, Gmail,.. gửi đến học sinh, để học sinh tự ôn tập, hoặc cũng có thể gửi lên App store để chia sẻ với toàn học sinh trên cả nước.

Mở rộng cho đối tượng các em học sinh lớp 9, tạo ngân hàng câu hỏi ôn thi vào lớp 10, tiến tới phát triển mở rộng ứng dụng cho các môn học khác, tương tự như cuốn sách điện tử, phù hợp với công nghệ 4.0, sản phẩm tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung, xây dựng kể cả khi đi học trực tiếp học sinh vẫn sử dụng được.

Tùng Dương

Video liên quan

Để trải nghiệm phiên bản Facebook mới nhất, hãy chuyển sang trình duyệt được hỗ trợ.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT 14 + 15 - BÀI 10: SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ.

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được các khái niệm về số nguyên tố, hợp số và cách phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố.

- Năng lực riêng:

+ Phân tích được một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản, biết dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, bài giảng, giáo án.

2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK; Bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG [MỞ ĐẦU]
  2. a] Mục tiêu:

+ Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS.

+ Gợi mở vấn đề khái niệm số nguyên tố sẽ được học trong bài.

  1. b] Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
  2. c] Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  3. d] Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV đặt vấn đề: “Những số tự nhiên nào lớn hơn 1 và có ít ước nhất?”

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc, suy nghĩ, thảo luận nhóm và suy đoán, giải thích.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Những số tự nhiên lớn hơn 1 và có ít ước nhất gọi là gì?” => Bài mới.

Hoạt động 1: Số nguyên tố. Hợp số

+ Hình thành và nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.

+ Vận dụng dấu hiệu chia hết để kiểm tra số nào là hợp số và số nào là số nguyên tố.

+ Giải thích đươc một số lớn là hợp số bằng cách sử dụng dấu hiệu chia hết và phát triển khả năng suy luận cho HS.

  1. b] Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c] Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và luyện tập.
  3. d] Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm thực hiện HĐKP.

+ GV phân tích, rút ra Kiến thức trọng tâm như trong SGK.

+ GV yêu cầu 1 vài HS đọc khái niệm số nguyên tố, hợp số như trong SGK.

+ GV yêu cầu HS đọc hiểu Ví dụ 1 để hình dung rõ hơn về khái niệm.

+ GV lưu ý HS phần Chú ý:

Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số.

+ GV yêu cầu HS hoàn thành Thực hành 1.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Số nguyên tố. Hợp số

1. Số nguyên tố. Hợp số

HĐKP1:

a] Ư[1] = 1

Ư[2] = {1; 2}

Ư[3] = {1; 3}

Ư[4] = {1; 2; 4}

Ư[5] = {1; 5}

Ư[6] = {1; 2; 3; 6}

Ư[7] = {1; 7}

Ư[8] = {1; 2; 4; 8}

Ư[9] = {1; 3; 9}

Ư[10] = {1; 2; 5; 10}

b] Nhóm 1: gồm 1

Nhóm 2: gồm 2, 3, 5, 7

Nhóm 3: gồm 4, 6, 8, 9, 10.

Thực hành 1:

a] Ư[11] = {1; 11}

=> Số 11 là số nguyên tố vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

Ư[12] = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

Ư[25] = {1; 5; 25}

=> Số 12 và 25 là hợp số vì có nhiều hơn 2 ước.

b] Em không đồng ý. Bởi vì số 0 và số 1 không là số nguyên tố cũng không là hợp số.

Hoạt động 2: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

+ Ôn lại khái niệm ước và thừa số để có khái niệm thừa số nguyên tố.

+ Phân tích một số ra thừa số nguyên tố đồ cây và sơ đồ cột.

  1. b] Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c] Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và thực hành.
  3. d] Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

a] Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố?

- GV yêu cầu HS đọc mục a] trong SGK và trả lời câu hỏi:

Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là thế nào?

=> GV nhận xét từ đó đưa ra khái niệm phân tích ra thừa số nguyên tố.

- GV yêu cầu một vài HS phát biểu lại khái niệm.

- GV phân tích, cho HS đọc hiểu ví dụ.

- GV nêu ví dụ cho HS dễ hiểu và hình dung.

VD: VD: 24 = 2.3.2.2 = 2.2.2.2.3 = 23.3

- GV lưu ý cho HS phần Chú ý.

b] Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố

- GV yêu cầu HS đọc hiểu hai cách phân tích trình bày như trong SGK.

- GV giảng, phân tích cho HS hiểu sau đó chia lớp thành 4 nhóm thi đua phân tích số 280 ; 40 và 98 xem nhóm nào là nhanh và đúng hơn

- GV cho các nhóm nhận xét sau đó chữa và chú ý cách viết kết quả phân tích của các nhóm.

- GV yêu cầu HS áp dụng kiến thức hoàn thành Thực hành 2Thực hành 3 và 2 bạn cùng bàn kiểm tra chéo nhau.

- GV dẫn dắt, cho HS rút ra nhận xét:

“Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì ta cũng được cùng một kết quả.”

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau.

+ Đối với HĐ nhóm, HS trình bày vào bảng nhóm rồi treo lên bảng.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: 2 cách phân tích một số thừa số nguyên tố:

+ Phương pháp phân tích theo sơ đồ cột dọc.

+ Phương pháp phân tích theo sơ đồ cây.

2. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

a] Phân tích một số tự nhiên ra thừa số nguyên tố:

- Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.

VD: 24 = 2.3.2.2 = 2.2.2.2.3 = 23.3

Ví dụ 2:

- Số 7 là số nguyên tố và dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của nó là 7. [ 7=7]

- Số 12 là hợp số và 12 được phân tích ra thừa số nguyên tố là:

12 = 2 . 2 . 3 = 122 . 3

* Chú ý:

- Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân tích được thành tích các thừa số nguyên tố.

- Mỗi số nguyên tố chỉ có một dạng phân tích ra thừa số nguyên tố là chính số đó.

- Có thể viết gọn dạng phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách dùng lũy thừa.

b] Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố

C1: Phương pháp phân tích theo sơ đồ cột dọc:

VD:

ð 36 = 22.32

ð 280 = 23. 5. 7

Chú ý:

Khi viết kết quả phân tích một số ra thừa số nguyên tố, ta thường viết các ước nguyên tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Thực hành 2:

C1: Phương pháp phân tích theo sơ đồ cây:

VD: Ta có thể phân tích 18 ra thừa số nguyên tố theo các sơ đồ cây như sau:

Thực hành 3:

a] b]

18 = 2.32 42 = 2.3.7

c]


280 = 23.5.7

Nhận xét: Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì ta cũng được cùng một kết quả.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a] Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
  3. b] Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
  4. c] Sản phẩm: Kết quả của HS.
  5. d] Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 1 + 4 + 5 + 6 + 7

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án

Bài 1 :

  1. a]213 là số nguyên tố. Vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
  2. b]245 là hợp số. Vì 245 có nhiều hơn 2 ước.
  3. c]3 737 là số nguyên tố. Vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
  4. d]67 là số nguyên tố. Vì chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

Bài 4 :

  1. a] Vì tích của một số nguyên tố với 2 là một số chẵn.
  2. b] Đúng.Vì tích của số nguyên tố 2 với số nguyên tố nào khác cũng là số chẵn.
  3. c] Vì các số nguyên tố đều lớn hơn 1 nên tích của hai số nguyên tố p và q luôn có 4 ước là 1; p; q; p.q, do đó là hợp số.

Bài 5:

  1. a]80 = 2 . 2 . 2 . 2 . 5 = 24. 5

=> 80 chia hết cho số nguyên tố 2 và 5.

  1. b]120 = 2 . 2 . 2 . 3 . 5 = 23 . 3 . 5

=> 120 chia hết cho số nguyên tố 2, 3 và 5.

  1. c]225 = 3 . 3 . 5 . 5 = 32. 52

=> 225 chia hết cho số nguyên tố 3 và 5.

  1. d]400 = 2 . 2 . 2 . 2 . 5 . 5 = 24.52

=> 400 chia hết cho số nguyên tố 2 và 5.

Bài 6:

=> Ư[30] = {1; 2; 3; 6; 10; 15; 30}.

  1. b] 225 = 3 . 3 . 5 . 5 = 32. 52

=> Ư[225] = {1; 3; 5; 9; 15; 25; 45; 75; 225}.

=> Ư[210] = {1; 2; 3; 5; 6; 7; 10; 14; 15; 21; 30; 35; 42; 70; 105; 210}.

  1. d] 242 = 2 . 2 . 11 = 22. 11

=> Ư[242] = {1; 2; 11; 22; 121; 242}.

Bài 7 : a = 23.32.7

Các số là ước của a là: 4, 7, 9, 21 và 24.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a] Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
  3. b] Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. c] Sản phẩm: Kết quả của HS.
  5. d] Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 2+ 8.

Bài 2 :

Vì 37 là số nguyên tố chỉ chia hết cho 1 và chính nó nên không thể chia được các cặp số.

Vì vậy, các bạn lớp hoàng không thực hiện được.

Bài 8 :

Bình có thể dùng những chiếc bánh chưng để xếp vừa khít vào khay. Vì 60 chia hết cho 15.

- GV cho HS đọc hiểu và phân tích mục Em có biết ? [nếu còn thời gian]

+ GV yêu cầu dùng kết quả câu 6 để kiểm nghiệm lại cách tính số các ước cảu một số tự nhiên đã được giới thiệu.

+ Gv yêu cầu HS tìm số ước của 36 ; 150 ; 176.

36 = 22.32 nên 36 có [2+1][2+1] = 9 [ước]

150 = 2.3.52 nên 150 có [1+ 1][ 1+ 1][2+1] = 12 [ước]

176 == 24.11 nên 176 có [4+1][1+1] = 10 [ước]

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm [ rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể]

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học[ ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.

 
  1. HỒ SƠ DẠY HỌC [Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....]

……………………………………………………

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại bài và luyện tập phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng 2 cách: theo sơ đồ cột dọc và sơ đồ cây.

- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm thêm Bài 3[ SBT –tr28] + 5+ 6+ 7 [SBT-tr29]

- Xem trước Bài: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM.

Giáo án Toán 6 sách chân trời sáng tạo

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu
  • Chuyển phí xong là nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
  • Bước 1: Chuyển phí vào số tài khoản: 10711017 - Chu Van Tri - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo hoặc gọi điện tới số: 0386 168 725 để nhận tài liệu

=>Ngoài ra, hệ thống có đầy đủ giáo án các môn trong bộ kết nối, cánh diều, chân trời. Và đầy đủ giáo án 5512 các môn THCS

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề