Hội đồng đánh giá sản xuât kinh doanh năm 2024

Hai Phó Chủ tịch Hội đồng là ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch Hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh và ông Phạm Quốc Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Ông Bùi Ngọc Hà - thành viên Hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh, Giám đốc Tổng đại lý AIA Quảng Nam - Đà Nẵng là Ủy viên phản biện. Hội đồng còn có 2 thành viên và 1 thư ký.

Hội đồng chịu trách nhiệm xem xét, đánh giá, công nhận và khuyến khích ý tưởng, dự án KNST cấp tỉnh năm 2022.

Tiêu chí dự án KNST

- Tính sáng tạo so với các ý tưởng, dự án đã có tại Quảng Nam (dự án KNST hoàn toàn mới, lần đầu thực hiện trên địa bàn tỉnh hoặc có bổ sung tính mới, tạo giá trị mới của sản phẩm so với các ý tưởng, giải pháp kinh doanh đã có trên địa bàn tỉnh).

- Tiềm năng áp dụng (dự án KNST có khả năng áp dụng, phù hợp với điều kiện thực tế và lĩnh vực ưu tiên phát triển tại Quảng Nam trên cơ sở mô hình kinh doanh, tăng trưởng và chiến lược phát triển thị trường).

- Hiệu quả kinh tế - xã hội (dự án KNST dự kiến mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, hình thành nên sản phẩm mới, không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục dân tộc, không gây phương hại đến an ninh chính trị, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và góp phần phát triển bền vững tại địa phương).

- Công nghệ (dự án KNST được xây dựng dựa trên việc ứng dụng, đổi mới công nghệ trong sản xuất - kinh doanh, mô hình quản lý mới).

- Không vi phạm quyền tác giả theo luật định (các cá nhân, tổ chức chủ sở hữu dự án KNST tự chịu trách nhiệm về quyền sở hữu; không vi phạm các quy định về quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành).

Ngày 12/9/2023, Hội đồng đánh giá Chương trình CSI 2023 đã họp lần thứ nhất để thảo luận và thống nhất kế hoạch làm việc, phương thức đánh giá.

Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023 (CSI 2023) đã chính thức được phát động ngày 31/5/2023.

Đây là năm thứ 8 Chương trình được triển khai nhằm ghi nhận, biểu dương các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm trên cả 3 khía cạnh: Kinh tế- xã hội- môi trường.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD, Chủ tịch Hội đồng đánh giá Chương trình CSI 2023 trao đổi với các thành viên Hội đồng.

Năm nay, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với hạt nhân là Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), tổ chức Chương trình CSI 2023 với sự phối hợp của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ban Kinh tế Trung ương tham gia trong Ban chỉ đạo Chương trình.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD, Chủ tịch Hội đồng đánh giá Chương trình CSI 2023 nhấn mạnh: Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh sự hỗ trợ kịp thời, đồng bộ của Chính phủ, doanh nghiệp cần tư duy đúng về phát triển bền vững. Bởi hiện phát triển bền vững không phải là chi phí, là gánh nặng, mà chính là đầu tư và cơ hội cho doanh nghiệp. Chương trình CSI sẽ giúp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về tầm quan trọng và lợi ích của phát triển bền vững trong bối cảnh mới, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện kinh doanh bền vững và thực hành quản trị doanh nghiệp bền vững thông qua áp dụng Bộ chỉ số CSI.

Thông tin sơ bộ về tình hình tham gia của doanh nghiệp (tính đến ngày 8/9/2023), ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc VBCSD, Trưởng Ban thư ký Chương trình CSI chia sẻ: Số lượng doanh nghiệp quan tâm lên tới 500 doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp được đánh giá sơ khảo là 159 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp đánh giá chung khảo sẽ được cập nhật sau ngày 15/9/2023.

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc VBCSD, Trưởng Ban thư ký Chương trình CSI cập nhật thông tin về Chương trình CSI 2023.

Theo ông Phạm Hoàng Hải, phụ trách kỹ thuật Chương trình CSI: Số lượng chỉ số đánh giá doanh nghiệp là 130, bao gồm: 82 chỉ số cơ bản và 48 chỉ số nâng cao.

Về cách thức đánh giá, chấm điểm ông Hải cho biết: Với mỗi chỉ số, Hội đồng xét duyệt bắt buộc phải lựa chọn điểm cho doanh nghiệp. Các chỉ số được đánh giá theo 5 mức độ khác nhau: Tốt – Khá – Trung bình – Yếu – Không có/không thực hiện .

Ông Phạm Hoàng Hải, phụ trách kỹ thuật Chương trình CSI giới thiệu quy trình, quy tắc đánh giá hồ sơ doanh nghiệp.

Điểm tốt: Đối với doanh nghiệp thực hiện chỉ số: đầy đủ tài liệu chứng minh việc thực hiện (trong 3 năm/hoặc đến thời điểm nộp hồ sơ hoặc tài liệu ban hành 1 lần), có thể bao gồm: văn bản ban hành bởi lãnh đạo, kế hoạch triển khai, tài liệu thực tế triển khai, báo cáo.... Đảm bảo cho chất lượng và hiệu quả công việc.

Điểm khá: Thiếu tài liệu trong 1-2 năm hoặc đến thời điểm nộp hồ sơ. Đảm bảo cho chất lượng và hiệu quả công việc.

Điểm trung bình: Văn bản ban hành bởi lãnh đạo nhưng chưa triển khai hoặc đã và đang triển khai nhưng không có văn bản thể hiện liên quan (quyết định, phê duyệt, chiến lược...).

Điểm yếu: Mới thực hiện ý tưởng, kế hoạch, thảo luận cuộc họp nhưng chưa có văn bản chính thức ban hành và hoạt động thực tiễn.

Không có điểm: Thuộc đối tượng phải thực hiện nhưng không có tài liệu chứng minh, không thực hiện.

Lễ công bố Chương trình CSI 2023 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2023.

Hội đồng đánh giá sản xuât kinh doanh năm 2024

Các lĩnh vực đánh giá, chấm điểm CSI 2023.

Qua 7 năm triển khai, Chương trình CSI đã thu hút được đông đảo doanh nghiệp (khoảng hơn 2000 doanh nghiệp) hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc nộp hồ sơ tham gia. Việc được bình chọn trong danh sách “Doanh nghiệp bền vững” hằng năm của Chương trình chính là một danh hiệu đáng tự hào, là sự ghi nhận của Chính phủ, các Bộ, ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, xã hội về các hoạt động của những doanh nghiệp tiên phong có những đóng góp xuất sắc vào sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Đồng thời, danh hiệu này cũng mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội nâng cao uy tín, thương hiệu, thu hút nguồn nhân lực, cơ hội kinh doanh mới thông qua việc gia tăng lòng tin của các đối tác, nhà đầu tư và cổ đông, góp phần vào việc phát triển kinh doanh theo hướng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.