Quyết định đầu tư là gì năm 2024

“Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, nhằm làm căn cứ để lập, trình, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.”

Nội dung được trích theo quy định tại Điều 4 Khoản 7 Luật đầu tư công 2019, được áp dụng từ ngày 01/01/2020.

Quyết định đầu tư là gì năm 2024
Chủ chương đầu tư được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền

2. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư

Quốc hội là đơn vị duy nhất có quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án, chương trình sau:

  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Các dự án quan trọng của quốc gia

Chính phủ toàn quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương trừ chương trình được quy định tại Điểm A Khoản 1 Điều 17 theo Luật đầu tư công năm 2019.

Chính phủ là đơn vị quy định trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án, chương trình sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó xác định mức đầu tư nhằm phù hợp với quyền tự chủ tài chính của các đơn vị, cơ quan.

Quyết định đầu tư là gì năm 2024
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư

Các dự án, chương trình được quy định tại Khoản 1 Điều 8 theo Luật đầu tư công 2019 được quyết định bởi Thủ tướng Chính phủ.

Các dự án thuộc nhóm B, nhóm C có sử dụng vốn đầu tư công do cơ quan, tổ chức mình quản lý sẽ được quyết định bởi người đứng đầu Bộ hoặc cơ quan trung ương. Ngoại trừ sự án được quy định tại khoản 4 Điều này.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý, trừ dự án quy định

Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho UBND cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.

Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Đầu tư công 2019.

3. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp nhận chủ trương đầu tư

3.1 Hồ sơ thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

Theo quy định về hồ sơ tại Điều 2 Nghị định 40/2020/NĐ-CP nêu rõ như sau:

Điều 20. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án

1. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án:

  1. Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định;
  1. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
  1. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;
  1. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

2. Số lượng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án quy định tại khoản 1 Điều này là 05 bộ tài liệu.

3. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng được tách thành dự án độc lập theo quy định của Luật Đầu tư công:

  1. Đối với dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng;
  1. Đối với dự án không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan;
  1. Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng và dự án còn lại được tách riêng từ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đầu tư công được phân loại phù hợp với phân loại của dự án theo quyết định chủ trương đầu tư.

Quyết định đầu tư là gì năm 2024
Hồ sơ chuẩn bị

3.2 Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

Nội dung thẩm định đề nghị chấp nhận chủ trương đầu tư được quy định theo khoản 3, 4 Điều 33 Luật đầu tư 2020 sửa đổi bổ sung như sau:

  1. Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
  1. Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
  1. Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư;

Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

  1. Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

  1. Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
  1. Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Quyết định đầu tư là gì năm 2024
Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

4. Quy trình thực hiện quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư

Quy trình thực hiện quyết định chấp nhận chủ trương đầu tư bao gồm 6 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo nộp đầy đủ hồ sơ bao gồm 4 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến thực hiện dự án và các cơ quan có liên quan về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư;

Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ tại bước 1, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án gồm những nội dung quy định tại khoản 7 Điều 32 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 6: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã nộp hồ sơ tại bước 1. Đối với trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, cơ quan sẽ được giao tổ chức đấu giá. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đấu thầu, cơ quan sẽ tổ chức đấu thầu để thực hiện công khai các danh mục dự án theo quy định.

Quyết định đầu tư là gì năm 2024
Quy trình thực hiện quyết định chủ trương đầu tư

Xem thêm bài viết: Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các hồ sơ, nội dung quy trình thực hiện quyết định về chủ trương đầu tư! Vui lòng liên hệ chúng tôi nếu bạn có thắc mắc về bài viết hoặc muốn liên hệ trực tiếp luật sư để nhận tư vấn chi tiết!

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email [email protected].

Tại sao quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất của doanh nghiệp?

Quyết định đầu tư trong tiếng Anh gọi là Investment Decision. Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn). Đây là quyết định quan trọng nhất vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Quyết định đầu tư xây dựng là gì?

Quyết định đầu tư xây dựng là việc quyết định tham gia đầu tư các công trình xây dựng và nó có khả năng đem lại doanh thu cao cho nhà đầu tư. Do đó, quyết định đầu tư xây dựng là cam kết tài trợ đi đôi với kỳ vọng về lợi nhuận của công trình đó mang lại tại một thời điểm nào đó trong tương lai.

Người quyết định chủ trương đầu tư là ai?

Người quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật Tại Khoản 27 Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định:"Người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng".

Quyết định đầu tư còn được gọi là gì?

Nó còn được gọi là quá trình đào sâu vốn.