Hợp đồng thương mại bao gồm những hợp đồng nào

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.

2. Hợp đồng thương mại có 5 đặc điểm chính

Thứ nhất:

Hợp đồng thương mại được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể là thương nhân. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại khi họ có tham gia vào hoạt động liên quan thương mại.

Thứ hai:

Hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng phải được thiết lập bằng văn bản như hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại…

Thứ ba:

Đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa.Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định:

“Hàng hóa bao gồm:

  • Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai,
  • Những vật gắn liền với đất đai”.

Như vậy, hàng hóa trong hợp đồng thương mại có thể là hàng hóa đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai, có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương mại.

Thứ tư:

Mục đích của hợp đồng thì mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Xuất phát từ mục đích của hoạt động thương mại là nhằm sinh lợi nên khi các thương nhân tham gia ký kết một hợp đồng thương mại suy cho cùng cũng đều vì lợi ích lợi nhuận.

Thứ năm:

Về nội dung hợp đồng thì nội dung hợp đồng thương mại thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng đó là các điều khoản do các bên thỏa thuận. Các bên thỏa thuận nội dung càng chi tiết thì việc thực hiện hợp đồng càng thuận lợi, phòng ngừa được những tranh chấp có thể phát sinh. Luật thương mại năm 2005không quy định bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào nhưng có những điều khoản quan trọng cần phải chú ý là: đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng.

3. Nội dung

Hợp đồng thương mại là tổng hợp tất cả điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia giao kết hợp đồng.

Pháp luật đề cao sự thảo thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên, nội dung của hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung.

  1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm.
  2. Số lượng, chất lượng
  3. Giá, phương thức thanh toán
  4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
  5. Quyền , nghĩa vụ của các bên
  6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
  7. Phạt vi phạm hợp đồng
  8. Các nội dung khác

Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận, không thỏa thuận tất cả các điều ghi trên hay bổ sung những điều khoản mà các bên cảm thấy cần thiết.

Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng, có sự bổ sung bởi phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng , nhưng nội dung của phụ lục không được trái với hợp đồng. Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

4. Tầm quan trọng

Các hợp đồng thương mại, dù được soạn thảo bằng văn bản hay bằng miệng, đều đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạt động kinh doanh khác của công ty. Một hợp đồng sẽ hình thành các yếu tố liên quan từ đó thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác như nhân lực, khách hàng, nhà thầu, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm,… Xây dựng các mẫu hợp đồng chuẩn sẽ giúp công ty tập trung quản lý vào các vấn đề thiết yếu. Để dự thảo một bản hợp đồng thiết lập nên các mối quan hệ kinh doanh, đầu tiên, các công ty phải xác định rõ mối quan hệ làm ăn. Sau đó là xác định những điều khoản và nội dung thiết yếu của mối quan hệ kinh doanh đó, chẳng hạn như quyền và trách nhiệm của các bên, bồi thường như thế nào khi có thiệt hại xảy ra. Những bản dự thảo hợp đồng sớm trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh sẽ đảm bảo cho công ty sớm nhận diện và xử lý kịp thời các vấn đề thiết yếu có thể bị bỏ qua.

5. Về việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Theo Bộ luật Dân sự 2005 các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bao gồm: thế chấp, cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.

Hợp đồng thương mại là một văn bản pháp lý quan trọng dùng làm căn cứ để các bên tham gia quan hệ thương mại thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đây cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh. Vậy Hợp đồng thương mại là gì? Mẫu hợp đồng thương mại được quy định như thế nào?

1. Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại bao gồm những hợp đồng nào

Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại.

Hoạt động thương mại được nhắc đến ở đây là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi (mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác...

2. Đặc điểm của Hợp đồng thương mại

* Về chủ thể:

Chủ thể của Hợp đồng thương mại thường là các thương nhân. Bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh.

Thương nhân là chủ thể trong hợp đồng thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)

Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại trong một số trường hợp pháp luật quy định cụ thể.

* Về đối tượng:

Đối tượng của hợp đồng thương mại có thể là hàng hóa (động sản hoặc bất động sản), dịch vụ và các hoạt động sinh lợi khác.

* Về mục đích:

Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận.

* Về nội dung:

Nội dung của hợp đồng thương mại là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng.

.png)

Các điều khoản trong hợp đồng thương mại

Điều khoản thông tin các bên

Là loại điều khoản ghi nhận thông tin các bên và chỉ được xác lập và thỏa thuận khi có 2 bên tham gia. Do đó, điều khoản về thông tin các bên là cơ bản và bắt buộc cần phải có.

Điều khoản về đối tượng hợp đồng

Mỗi loại hợp đồng thương mại đều có đối tượng cụ thể. Trong hợp đồng thương mại phải ghi nhận đúng đối tượng các bên thực hiện giao dịch. Bên cạnh đó, trong hợp đồng thương mại, các bên thường quy định cụ thể về đối tượng, số lượng, chất lượng,…đối tượng của hợp đồng.

Điều khoản thanh toán

Các bên có thể thỏa thuận về các phương thức thanh toán phù hợp trong hợp đồng: tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng, nhờ thu,...

Điều khoản về phạt vi phạm

Điều khoản về phạt vi phạm để đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng thương mại và cũng đảm bảo các bên trong hợp đồng thương mại thực hiện theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Luật Thương mại 2005 thì mức phạt vi phạm hợp đồng sẽ không được quá 8% giá trị nghĩa vụ trong hợp đồng và chỉ xử phạt vi phạm nếu nội dung này được quy định trong hợp đồng.

Điều khoản quyền và nghĩa vụ các bên

Căn cứ vào các điều khoản, giá trị và nội dung hợp đồng và dựa trên các quyền lợi chính đáng mà các bên đã thỏa thuận với nhau để quyết định về các điều khoản quyền và nghĩa vụ các bên. Trong hợp đồng có thể lặp lại những nghĩa vụ và cam kết giữa các bên tại điều khoản trước và điều khoản ràng buộc nếu sau khi đã xem xét lại và xác định chúng cần thiết.

Điều khoản giải quyết tranh chấp

Nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng thương mại, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp là tòa án hoặc trọng tài.

Lưu ý: Đối với các hợp đồng thương mại quốc, việc lựa chọn luật điều chỉnh cần thực hiện ngay từ khi ký kết hợp đồng để tránh những rắc rối xảy ra sau này.

Các điều khoản khác

* Về hình thức:

Hình thức của hợp đồng thương mại có thể được bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể của các bên giao kết. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các hoạt động thương mại và những yêu cầu chặt chẽ về nội dung của hợp đồng mà pháp luật quy định nhiều loại hợp đồng thương mại cụ thể phải được ký kết dưới hình thức văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng thương mại bằng văn bản (hợp đồng thể hiện bằng thông điệp dữ liệu – Hợp đồng điện tử - có thể áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng).

3. Các loại hợp đồng thương mại

.png)

Các loại hợp đồng thương mại

Một số loại hợp đồng thương mại phổ biến hiện nay:

- Hợp đồng mua bán hàng hoá gồm Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng mua bán qua sở giao dịch hàng hóa…

- Hợp đồng dịch vụ gồm: Hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa, Hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành (Hợp đồng dịch vụ tài chính, bảo hiểm…)

- Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại khác

4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, các bên tham gia hợp đồng thương mại có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp sau đây:

.png)

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Thương lượng

- Các bên tranh chấp tự gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết những bất đồng mà không cần có sự hiện diện của bên thứ 3

- Quá trình thương lượng không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.

- Việc thực thi kết quả thương lượng sẽ phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Hòa giải

- Có sự tham gia của bên thứ 3 trong vai trò làm trung gian để tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp;

- Quá trình hòa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải.

- Kết quả hòa giải được thực hiện hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp nhưng không có bất kỳ ràng buộc pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải

Tòa án

- Chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

- Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

- Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, phải thông qua 2 cấp xét xử

Trọng tài thương mại

- Được tiến hành khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.

- Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên.

- Đây là phương thức đảm bảo quyền tự định đoạt cao nhất của các bên khi mà các bên tranh chấp có thể thống nhất, thỏa thuận lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, địa điểm giải quyết, luật áp dụng.

- Hoạt động giải quyết đảm bảo tính bí mật, không được công khai.

Do hợp đồng thương mại có tính chất phức tạp nên các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là tòa án hoặc trọng tài để giải quyết.

7. Mẫu hợp đồng thương mại

Mẫu hợp đồng mua bán tài sản

Mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

Mẫu hợp đồng thương mại

Mẫu hợp đồng môi giới thương mại

...

Trên đây là chi tiết nội dung liên quan đến Hợp đồng thương mại. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với mọi người.