Hướng dẫn add data to mongodb

Tiếp tục với series, sau khi chúng ta đã tương tác được với collection (create delete) rồi, thì tiếp tục bài này mình sẽ hướng dẫn mọi người thêm mới các dữ liệu vào trong MongoDB.

1,  Thêm mới dữ liệu vào trong MongoDB.

-MongoDB đã cung cấp cho chúng ta 3 phương thức để thực hiện việc thêm mới dữ liệu vào trong collection. Bao gồm các phương thức sau:

  • insert
  • insertOne
  • inserMany

Insert

-Phương thức insert trong MongoDB dùng để thêm mới một hoặc nhiều dữ liệu vào trong MongoDB.

Cú pháp

db.conlectionName.insert(data)

Trong đó:

  • collectionName là tên của collection chúng ta cần thêm dữ liệu vào.
  • data có thể là 1 object chứa các trường và giá trị của nó hoặc cũng có thẻ là một mảng đối tượng (nếu như bạn muốn thêm nhiều bản ghi trên một lần khai báo).

VD1: Thêm mới một dữ liệu vào collection có tên là admin.

db.admin.insert({
  name: "Vu Thanh Tai",
  password: "admin",
  email: "[email protected]"
})

Nếu như nInserted trả về là 1 tương đương với việc bạn đã thêm thành công một bản ghi vào trong MongoDB . Ứng với ví dụ trên thì có nghĩa là chúng ta đã thêm thành công dữ liệu.

VD2: Thêm mới nhiều dữ liệu vào collection có tên là admin.

Với ví dụ này nếu như tham số nInserted trả về có giá trị là 2 thì tức nào dữ liệu bạn đã thêm thành công.

insertOne

-Phương thức insertOne trong MongoDB có tác dụng cho phép chúng ta insert một dữ liệu vào trong MongoDB trên một lần khai báo.

Cú Pháp:

db.collectionName.insertOne(data)

Trong đó:

  • collectionName là tên của collection chúng ta cần thêm dữ liệu vào.
  • data là một obejct chứa dữ liệu chúng ta cần thêm vào.

VD3: Thêm mới một dữ liệu vào trong MongoDB.

db.admin.insertOne({
  name: "Vu Thanh Tai",
  password: "admin",
  email: "[email protected]"
})

-Nếu như thêm thành công thì hệ thống sẽ trả về cho chúng ta _id của dữ liệu vừa được thêm.

inserMany

-Phương thức insertMany cho phép chúng ta thêm mới nhiều dữ liệu vào trong MongoDB.

Cú Pháp:

db.collectionName.insertMany(data)
  • collectionName là tên của collection chúng ta cần thêm dữ liệu vào.
  • data là một mảng obejct chứa dữ liệu chúng ta cần thêm vào.

 VD4: Thêm nhiều dữ liệu vào trong MongoDB.

db.admin.insertMany([
  {
    name: "Vu Thanh Tai",
    password: "admin",
    email: "[email protected]"
  },
  {
    name: "administrator",
    password: "admin123",
    email: "[email protected]"
  }
])

Nếu như thành công thì nó sẽ trả về _id của các dữ liệu vừa được thêm.

2, Chú ý.

-Với cả ba phương thức trên nếu như collectionName của chúng ta chưa tồn tại trong hệ thống thì mặc định MongoDB sẽ tự động thêm mới và đồng thời insert dữ liệu luôn.

VD: Giả sử trong hệ thống của bạn chưa tồn tại collection posts mà bạn thực hiện câu lệnh insert dữ liệu vào trong collection posts thì câu lệnh đó sẽ thực hiện tạo collection posts và thêm dữ liệu vào trong collection đó.

-Vì vậy, mọi người phải hết sức chú ý khi thực hiện thêm mới dữ liệu.

3, Lời kết.

- Phần này chúng ta tạm dừng ở việc thêm dữ liệu thôi, phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu về cách select dữ liệu trong Collection.

Đăng ký nhận tin.

Chúng tôi chỉ gửi tối đa 2 lần trên 1 tháng. Tuyên bố không spam mail!

Bài Viết Mới

Xin chào tất cả các bạn, mình là Quân, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách import và export database trong MongoDB nhé.

Những nội dung trong bài:

  1. Tạo dữ liệu mẫu.
  2. Export database MongoDB.
  3. Import database MongoDB.

1. Tạo dữ liệu mẫu

Đầu tiên phải có dữ liệu mẫu đã chứ nhỉ 😀 mình sẽ tạo một database ví dụ để thực hiện việc exportimport trong bài viết hôm nay.

Mình sử dụng MongoDB Compass để tạo dữ liệu cho nhanh, bạn nào chưa biết nó là gì thì tham khảo phần 2 trong bài viết này nhé:

“Cài đặt MongoDB và MongoDB Compass trên Ubuntu – Linux Mint”

  • Mình sẽ tạo database tên là import-export-trungquandev cùng với một collection là users.

Hướng dẫn add data to mongodb

  • Chọn vào collection users để tạo bản ghi mới:

Hướng dẫn add data to mongodb

  • Nhập dữ liệu mẫu cho một bản ghi user, rồi chọn Insert:

Hướng dẫn add data to mongodb

Vậy là xong, chỉ cần một bản ghi như trên là đủ để làm ví dụ export / import rồi.

Một lưu ý trước khi tới phần tiếp theo:

Như ở bài giới thiệu MongoDB trước, mình có nhắc đến 3 công cụ giao diện đồ họa giúp cho việc quản lý các cơ sở dữ liệu mongodb dễ dàng hơn đó là Studio 3T (mất phí), adminMongo(miễn phí) và MongoDB Compass (miễn phí).

Cho tới thời điểm hiện tại mình viết bài này thì chỉ có Studio 3T là hỗ trợ import/export databse mongodb thông qua giao diện đồ họa. Dĩ nhiên nó là hàng trả phí, gói thấp nhất cũng rơi vào tầm $150/năm. Bạn nào muốn sử dụng nó thì tham khảo chi phí Studio 3T ở đây.

Còn adminMongoMongoDB Compass thì chưa hỗ trợ, nên mình sẽ hướng dẫn cho các bạn import/export database mongodb thông qua giao diện dòng lệnh. Yên tâm, đơn giản lắm 😀


2. Export database MongoDB

Mở Terminal lên và chạy:

mongoexport --db tên_database --collection tên_collection --out tên_file_xuất_ra.json

Các thông số:

--db: tên database cần export.

--collection: tên collection cần export.

--out: tên file xuất ra dưới dạng json.

(Cụ thể trong lệnh trên các bạn nhập tên database, tên collection đã tạo ở phần 1tên file dạng json mà các bạn muốn export ra.)

Hướng dẫn add data to mongodb

Kết quả exported 1 record: chính là bản ghi ban nãy mà mình vừa tạo trong collection users.

Vì khi export mình đang đứng từ desktop nên bây giờ ra ngoài desktop kiểm tra file userExported.json xem đã có chưa. Và nó đây:

Hướng dẫn add data to mongodb

Nếu database của bạn có nhiều collection thì làm lần lượt tương tự với từng cái nhé, bên mongodb này nó không có kiểu import/export nguyên cả cái database như bên PhpMyAdmin của Mysql.


3. Import database MongoDB

Bây giờ mình sẽ tạo một database và collection mới, sau đó import dữ liệu từ file userExported.json ở trên vào.

Tạo database new-database-trungquandev và collection new-users:

Hướng dẫn add data to mongodb

Quay lại cửa sổ terminal ban nãy, chạy lệnh:

mongoimport --db tên_database --collection tên_collection --file tên_file_import.json

Các thông số:

--db: tên database cần import.

--collection: tên collection cần import.

--file: tên của file json mà chúng ta nhập dữ liệu từ nó.

Hướng dẫn add data to mongodb

Kiểm tra lại database mới xem đã có dữ liệu chưa, kết quả ngon lành 😀

Hướng dẫn add data to mongodb

Việc Import cũng giống Export đó là phải làm tương tự với từng collection trong một database.


Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cách import và export database trong MongoDB, bài này cũng đơn giản thôi mà nhỉ? 😀

Cảm ơn các bạn đã xem bài viết của mình.

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

Best Regards – Trung Quân – Green Cat


Tài liệu tham khảo:

https://docs.mongodb.com/manual/reference/program/mongoimport/

https://docs.mongodb.com/manual/reference/program/mongoexport/

“Thanks for awesome knowledges.”

Khóa học lập trình làm việc thực tế: