Hướng dẫn các tính năng trên intellij

Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Hữu Khanh

Mình đã hướng dẫn các bạn cách cấu hình Eclipse cho lần đầu sử dụng, đối với các bạn muốn sử dụng IntelliJ làm IDE chính của mình thì cũng có thể tham khảo bài viết này để cấu hình những thứ cần thiết để có thể code Java tốt hơn các bạn nhé!

Cấu hình Formatter

Để cấu hình Formatter cho IntelliJ thì các bạn vào Preference, chọn Editor -> Code Style -> Java:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij

Hướng dẫn các tính năng trên intellij

Mặc định thì IntelliJ cũng có formater của riêng nó dành cho Java. Nhưng best practice thì các bạn cũng có thể sử dụng formatter của Google dành cho IntelliJ.

Các bạn có thể download IntelliJ Java Google Style ở địa chỉ https://raw.githubusercontent.com/google/styleguide/gh-pages/intellij-java-google-style.xml về máy, sau đó thì trong cửa sổ trên, các bạn click vào nút cài đặt Schema, chọn Import Schema -> IntelliJ IDEA code style XML:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij

chọn đến tập tin mà các bạn vừa download để import IntelliJ Java Google Style vào.

Kết quả:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij

Nhấn OK rồi Appy nhé các bạn!

Eclipse thì mặc định enable hỗ trợ cặp // @formatter:off và // @formatter:on. IntelliJ thì các bạn cần enable nó bằng cách vào Preference, chọn Editor -> Code Style, chọn tab Formatter rồi click chọn Turn formatter on/off with marker in the code comments:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij

Cài đặt Save Action plugin

Save Action plugin của IntelliJ không có nhiều chức năng như chức năng Save Action của Eclipse nhưng nó cũng giúp chúng ta một số thao tác.

Các bạn hãy vào Preference chọn Plugin rồi search “save action”, sau đó thì install Save Action plugin này:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij

Sau khi restart IntelliJ IDE, thì các bạn có thể cấu hình Save Action như sau:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij

và:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij

Nhấn Apply để lưu cấu hình các bạn nhé!

Cài đặt SonarLint plugin

SonarLint plugin giúp chúng ta có thể thấy được các issue của code Java của mình ngay trong IntelliJ và có thể fix chúng ngay lập tức.

Như ở bài giới thiệu về loạt bài Kotlin, mình đã có nói là chúng ta sẽ sử dụng IntelliJ IDEA như 1 IDE chính để code các demo. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng IDE này 1 cách cơ bản. Qua bài viết này, các bạn sẽ được trang bị những kỹ năng sử dụng IDE. Những kỹ năng đủ để chúng ta sử dụng trong suốt loạt bài hướng dẫn Kotlin của mình.

[toc]

Các bạn download file cài của IntelliJ IDEA tại trang chính thức của Jetbrains. Địa chỉ download:

https://www.jetbrains.com/idea/download/

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Giao diện trang download IntelliJ IDEA

Các bạn hãy download bản Community. Đây là bản miễn phí mà nhà phát hành cung cấp cho chúng ta để phát triển các dự án (trong đó có cả Kotlin). Còn bản Ultimate thì là bản cao cấp với nhiều tính năng hơn và phải trả phí. Mà ta thì không cần dùng đến những tính năng cao cấp (ta đang là beginner mà :D) nên không cần quan tâm đến Ultimate làm gì.

Sau khi download xong bộ cài các bạn hãy cài đặt như 1 phần mềm thông thường (ấn next – next -…. :D). Đối với các bạn dùng Windows, trong quá trình cài đặt sẽ có 1 bước các bạn cần lưu ý:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
chọn .java .kt và download JRE

Ở mục Create Desktop Shortcut, các bạn dùng win bản bao nhiêu bit thì chọn bản tương ứng. Điều quan trọng ở đây là ta cần click chọn vào .java và .kt ở trong mục Create Associations. Như vậy ta mới có thể code được Java và Kotlin trên IDE này. Mình cũng khuyến khích các bạn tick chọn option Download and install JRE x86 by JetBrains. Đây là tùy chọn download JRE (Java Runtime Environment) của JetBrains – nhà phát triển ra IDE này. Điều này sẽ giúp IDE chạy 1 cách ổn định nhất.

Cài xong chạy IDE lên ta sẽ có thế này:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Chọn cấu hình setting cho IDE

Hãy tick chọn Do not import settings để sử dụng cấu hình mặc định của IntelliJ IDEA. Tiếp đó là tới phần chọn theme và các plugin cho IDE. Đây là các bước chỉ cần thực hiện duy nhất khi lần đầu bật IDE:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Chọn theme cho IntelleJ IDEA

Có 2 theme sáng và tối, các bạn tùy chọn theo sở thích. Mình thì mình thích theme sáng hơn. Chọn xong nhấn Next: Default plugins để qua bước tiếp theo.

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Tùy chọn disable 1 số plugin

Đây là bước cho phép ta disable 1 số plugin (nếu muốn). Mặc định thì các plugin này đều được bật. Ta có thể Next luôn cho nhanh:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Ấn nút Start using IntelliJ IDEA để bắt đầu

Bước này thực chất là IDE giới thiệu ta 1 số plugin hay ho. Nhưng ta cũng không cần đến chúng nên sẽ nhấn Start using IntelliJ IDEA để bắt đầu làm việc.

Tạo 1 dự án Kotlin mới

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Màn hình bắt đầu của IDE

Đây là màn hình đầu tiên mỗi khi chạy IDE, để ta có thể tạo project mới hay mở các project đang làm dở. Giờ ta hãy ấn vào Create New Project để tạo 1 project mới:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Tạo project Kotlin mới

Các bạn chọn như hình: loại Project là Kotlin/JVM.

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Chọn đường dẫn JDK

Đến bước này, các bạn điền tên, chọn vị trí lưu trữ source của dự án. Nếu ta chưa chọn đường dẫn JDK, ta sẽ phải trỏ đến đường dẫn thư mục chứa JDK để sử dụng cho dự án. Nếu các bạn chưa cài thì các bạn phải download và cài đặt JDK. Nếu các bạn chưa biết cách cài đặt JDK, hãy tham khảo bài viết của mình. Xong xuôi nhấn Finish để khởi tạo dự án.

Các thao tác cơ bản khi làm việc trong dự án

Tạo file source code

Hướng dẫn các tính năng trên intellij

Đây là giao diện làm việc khi khởi tạo xong 1 dự án. Trong loạt bài hướng dẫn về Kotlin này, các file source code mình chủ yếu lưu trong thư mục src (như mình đã trỏ vào ở hình trên). Ta có thể tạo file/class mới bằng cách trỏ vào thư mục src, click chuột phải, và chọn New – New Kotlin File/Class

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Tạo file/class mới

Sau đó chọn kiểu File hoặc Class và điền tên cho File (class) mới tạo:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Tạo file mới

Kết quả, ta đã tạo được file Main.kt, nó đã xuất hiện dưới thư mục src:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Tạo file mới thành công

Build dự án

Đầu tiên, để hướng dẫn các bạn cách build dự án, mình sẽ thêm 1 chút code vào file Main.kt mới tạo. Các bạn chưa cần hiểu cấu trúc của đoạn code đó làm gì, việc tìm hiểu đó mình sẽ làm sau. Đơn giản đó là đoạn code hiển thị ra console 1 dòng chữ thôi. Giờ hãy copy code của mình vào file vừa mới tạo:

fun main(args:Array){

println("Hello world from Kotlin")  
}

Yeah, có vẻ nguy hiểm đó. Giờ ta sẽ build và xem kết quả. Nhấn chuột phải vào vùng soạn thảo code rồi chọn Run MainKt:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij

Hoặc có cách khác nhanh hơn là nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F10. Lúc này IDE sẽ build code của chúng ta. Hãy chờ chút rồi xem kết quả.

Lưu ý rằng lần đầu tiên build code có thể sẽ hơi lâu 1 chút, những lần sau sẽ rất nhanh.

Và nhìn xuống vùng console, ta thấy kết quả đã được in ra:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Kết quả hiện ra ở console

Vậy là ta build dự án thành công và hiển thị được dòng chữ Hello world from Kotlin ở console.

Cài đặt phím tắt

Trong quá trình làm việc, sẽ nhanh và tiện lợi hơn nếu ta sử dụng các phím tắt. Để thiết lập phím tắt, Chọn menu File -> Setting, hộp thoại Setting hiện ra, chọn Keymap:

Hướng dẫn các tính năng trên intellij
Thiết lập phím tắt

Ở đây các bạn sẽ tha hồ tìm hiểu và thiết lập các phím tắt riêng phù hợp với sở thích của mình. Tuy nhiên cũng có thể thiết lập theo 1 số mẫu có sẵn. Các bạn nhìn lên mục Keymap, chọn menu sổ xuống sẽ hiện ra rất nhiều tùy chọn cho chúng ta. Ta có thể thiết lập phím tắt giống như của bên Eclipse, JBuilder, Netbean, Visual Studio,…

Hướng dẫn các tính năng trên intellij

Rất rất nhiều. Nếu bạn đã quen với 1 IDE nào đó trước, hãy sử dụng luôn bộ phím tắt của IDE đó luôn cho nhanh. Mình thì dùng của Eclipse.

Kết luận

Việc cài đặt và sử dụng IntelliJ IDEA khá đơn giản và dễ dàng, nhất là đối với các bạn đã làm qua với Android Studio. Vì thực chất Android Studio là 1 bản build riêng biệt từ IntelliJ IDEA. Thậm chí ta có thể cài đặt plugin Android vào IntelliJ IDEA để code Android mà không cần tới Android Studio. Nói như vậy để các bạn hiểu, cách sử dụng 2 IDE này là hoàn toàn tương tự. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết được cách cài đặt và sử dụng cơ bản IntelliJ IDEA để phục vụ cho các bài học Kotlin mà mình sẽ cung cấp. Cảm ơn đã theo dõi, hẹn gặp lại 😉