Ngày 2 9 1945 là ngày gì năm 2024

Trở lại lịch sử, đầu năm 1945, Chiến tranh Thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn quyết định. Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Trước đó, tại Đông Dương, ngày 9/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp.

Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng ta họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền.

Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu… Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn – Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre… Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, Ngày 2/9 là Ngày Quốc khánh của nước ta. Trải qua hơn 2/3 thế kỷ, nhiều chi tiết nội dung trong Tuyên ngôn đã được nghiên cứu, làm sáng tỏ trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta càng thấy rõ những tư tưởng vĩ đại, tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong Tuyên ngôn.

Tuyên ngôn độc lập bất hủ Ngày 2/9/1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

78 năm đã trôi qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Với tinh thần đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Trải qua hơn 47 năm xây dựng CNXH trên cả nước, với hơn 37 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… Vị thế của chúng ta trên trường quốc tế không ngừng tăng lên, từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và không có tên trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, uy tín và vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Báo cáo tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Kỷ niệm 78 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là dịp chúng ta cùng ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước, dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; Là dịp để chúng ta khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển của toàn Ðảng và toàn dân ta, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, đồng lòng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tiếp bước con đường cách mạng vinh quang mà Ðảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc ta đã lựa chọn.

Quốc khánh theo từ điển Tiếng Việt được hiểu là ngày lễ mừng chung của cả nước kỷ niệm ngày thành lập nước. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có ngày quốc khánh, và ngày này thường được xác định vào ngày mà đất nước được thành lập.

Như ở Hoa Kỳ, ngày quốc khánh được xác định là ngày 4/7 hằng năm, và được lấy từ ngày 4/7/1776 ngày mà Hoa Kỳ tuyên bố giành độc lập khỏi Vương quốc Anh.

Bỉ lấy ngày 21 tháng 7 hàng năm là ngày quốc khánh, xác định trên cơ sở ngày 21/7/1831 ngày mà Bỉ dành độc lập khỏi vương quốc Liên hiệp Hà Lan

Oman lấy ngày 18/11 hằng năm là ngày quốc khánh, xác định trên cơ sở ngày 18/11/1650 ngày mà Oman giành độc lập khỏi Bồ Đào Nha.

Và ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, 2/9 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), được xác định trên cơ sở ngày 2/9/1945 ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố độc lập khỏi đế quốc thực dân Pháp và đế quốc Nhật Bản.

Lúc đầu ngày 2/9 được gọi là “Việt Nam độc lập” còn ngày 19/8 thì gọi là Quốc khánh. Vào năm 1954 ngày 2/9 chính thức được gọi là Quốc khánh Việt Nam. Tại khoản 4 Điều 13 Hiến pháp 2013 đã khẳng định:

Điều 13.
...
4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.

Hằng năm cứ đến ngày 2/9, trên khắp cả nước tại các cơ quan, đoàn thể đều tổ chức buổi lễ mít tinh kỷ niệm và tổ chức các hoạt động phong trào để đồng chí, đồng bào cả nước cùng hòa chung không khí hân hoan của ngày độc lập dân tộc.

Ngày 2 9 1945 là ngày gì năm 2024

Ngày 2/9 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ làm vào ngày 2/9 hay không?

Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, vào ngày lễ Quốc khánh, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

Đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài 02 ngày nghỉ thì còn được nghỉ thêm 01 ngày lễ Quốc khánh của nước họ.

Người lao động đi làm vào ngày 2/9 được tăng thêm bao nhiêu tiền?

Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, vì lễ Quốc khánh 2/9 là ngày nghỉ có hưởng lương nên người lao động làm việc sẽ được hưởng thêm như sau:

- Làm vào ban ngày trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ bằng ít nhất 400% (300% cộng thêm 100% tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương).

- Trường hợp làm việc vào ban đêm thì tiền làm thêm giờ sẽ tối thiểu 490% lương.

Việc tính lương cho người lao động đi làm vào ngày lễ còn được hướng dẫn thực hiện tại Điều 55, 56, 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.

Tại sao lại gọi là ngày Quốc Khánh?

Quốc khánh có nghĩa là “việc mừng, lễ mừng của nước”. Việc “khai sinh ra một nước” có thể xem là “việc mừng” lớn nhất của nước đó nên mới được gọi là “quốc khánh”.nullQuốc khánh là gì? Tìm hiểu về ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9luatminhkhue.vn › quoc-khanh-la-ginull

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 xảy ra sự kiện gì?

Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9/1945 chính là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa và ngày nay chính là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 2/9 được xem là một cột mốc chói lọi trong hành trình nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta.nullNgày Quốc khánh Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử ngày 2/9/1945www.bachhoaxanh.com › kinh-nghiem-hay › y-nghia-lich-su-cua-ngay-qu...null

Mùng 2 tháng 9 là ngày gì?

Và ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, 2/9 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), được xác định trên cơ sở ngày 2/9/1945 ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố độc lập khỏi đế quốc thực dân Pháp và đế quốc Nhật Bản.24 thg 8, 2023nullNgày 2/9 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày ...thuvienphapluat.vn › lao-dong-tien-luong › ngay-29-la-ngay-gi-nguoi-lao...null

Ngày quốc khánh 2 tháng 9 có ý nghĩa gì?

Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.nullÝ nghĩa lịch sử ngày Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ...trungtamytequangyen.vn › bai-viet › y-nghia-lich-su-ngay-quoc-khanh-nu...null