Hướng dẫn cách tạo file css

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn học
  • Hướng dẫn học CSS
  • Sử dụng CSS

Kết nối file CSS vào file HTML

Trước khi học cách kết nối file CSS vào HTML như thế nào, chúng ta hãy xét cấu trúc thư mục chứa các file như sau:

  • Html

    • Hướng dẫn cách tạo file css
      index.html
    • css

      • Hướng dẫn cách tạo file css
        style.css

Click vào dấu [+] để xem cấu trúc.

Nội fung file index.html





Tiêu đề trang web


...Phần thân viết ở đây...

Nội fung file style.css

Nếu không có nội dung thì file CSS có thể là file rỗng, hoặc chứa dòng khai báo charset, ở đây ta tạm thời sử dụng file rỗng:

Kết nối file CSS vào file HTML

Chúng ta kết nối file CSS vào file HTML thông qua thẻ , cách sử dụng thẻ này như thế nào các bạn có thể xem bên phần tham khảo.





Tiêu đề trang web


...Phần thân viết ở đây...

Thuộc tính href ta phân tích như sau:

  • style.css là một file có tên là style với định dạng file là .css
  • css là folder chứa file style.css

Như vậy css/style.css sẽ dẫn đường dẫn tới file style.css trong thư mục css.

Cách viết một nội dung CSS

Viết nội dung CSS theo cấu trúc như sau:

Bộ chọn { thuộc tính: giá trị; }

Chúng ta có thể viết nhiều cặp thuộc tính và giá trị cho bộ chọn, mỗi cặp thuộc tính và giá trị có thể viết cách nhau bởi dấu chấm phẩy.

p { color: red; float: left; padding-left: 10px; }

Đoạn code trên tương tự như đoạn code sau:

p {
    color: red;
    float: left;
    padding-left: 10px;
}

Cách viết bộ chọn CSS

Giả sử ta có file HTML như sau:





Tiêu đề trang web




  • Mục 01

  • Mục 02

  • Mục 03

  • Mục 04


Đoạn văn




Bộ chọn theo tên id

tag#tênid { thuộc tính: giá trị; }

  • Bắt buộc phải có ký tự dấu "#" và tênid

div#content { width: 600px; }

Bộ chọn theo tên class

tag.tênclass { thuộc tính: giá trị; }

  • Bắt buộc phải có ký tự dấu "." và tênclass

div.navi { background: #333333; }

Bộ chọn theo cấp bậc

[tag cha] [tag con] [tag cháu] { thuộc tính: giá trị; }

  • Cấu trúc này không bắt buộc, tuy nhiên cấu trúc này sẽ thuận tiện trong việc điều chỉnh các thành phần con bên trong, và cũng để xác định thứ tự ưu tiên trong CSS.
  • Trong file HTML bên trên, trong phần content và navi đều có tồn tại thành phần

    nếu sử dụng cách chọn tag { thuộc tính: giá trị;} thì ta sẽ không thể nào chọn được đâu là thành phần thuộc content, đâu là thành phần thuộc navi, tuy nhiên sử dụng cách chọn theo cấp bậc thì việc này lại rất dễ dàng:

div#content p { color: #333333; } /* Chon thanh phan p theo content*/

div.navi p { background: #333333; } /* Chon thanh phan p theo navi*/

div#content ul li { display: inline; } /* Chon thanh phan li theo content*/

Chúng ta có thể xem thêm các bộ chọn khác tại phần tham khảo.

Cách viết một comment trong file CSS

Comment là một dạng ghi chú, giúp người viết code giải thích nghĩa cho từng đoạn code, cách viết một comment trong CSS như sau:

/* Đây là dòng comment */

Ở bài trước chúng ta đã được học khái niệm CSS là gì rồi nhỉ? Vậy thì trong bài này để cho nóng thì chúng ta sẽ tìm hiểu đến cú pháp viết CSS, đồng thời tìm hiểu ba cách trình bày CSS (inline, external, internal).

Hướng dẫn cách tạo file css

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Cú pháp CSS

Chúng ta chia một đoạn mã CSS ra gồm hai phần đó là:

  • selector: selector sẽ trỏ đến những đối tượng (html) chịu ảnh hưởng bởi CSS
  • declaration: các thuộc tính CSS dùng để style cho thẻ selector 

Ví dụ: thiết lập màu nền đỏ và chữ xanh cho các thẻ H1

h2 {
    background: red;
    color: blue
}

Trong đó:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

  • h2 là selector
  • các thuộc tính background, color nằm bên trong cặp dấu ngoặc {} chính là declaration.

Có lẽ về selector thì mình sẽ trình bày ở bài tiếp theo nên mình không nói nhiều ở bài này nhé. Riêng đối với declaration thì các bạn để ý bên trong nó là danh sách các thuộc tính và giá trị của thộc tính đó (key:value), mỗi thuộc tính sẽ được kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;). 

2. Viết CSS ở đâu?

Ở phần cú pháp CSS có lẽ vẫn còn hơi mơ hồ đúng không nào? Vậy thì phần này sẽ thực sự thú vị hẳn đấy vì chúng ta sẽ làm demo thực tế và trực quan luôn.

Chúng ta có ba cách viết CSS đó là viết:

  • inline: viết trực tiếp trên thẻ thông qua thuộc tính style
  • external: viết riêng một thẻ có phần đuôi .css rồi sau đó import vào bằng thẻ link.
  • internal: viết tại file html hiện tại và nằm trong thẻ style

# inline

Trong thẻ HTML chúng ta tạo một thuộc tính style="code css".

Ví dụ: XEM DEMO

HỌC CSS MIỄN PHÍ TẠI FREETUTS.NET

# internal

Chúng ta sẽ code bên trong thẻ .

Ví dụ: XEM DEMO


HỌC CSS MIỄN PHÍ TẠI FREETUTS.NET

# external

Cách này hơi rườm rà vì chúng ta cần tạo một file style.css (có phần mở rộng là .css) và sau đó import vào file HTML thông qua thẻ link. Sau đây là một ví dụ cho cách này.

Bước 1: Tạo một file style.css với nội dung sau:

div{
    background:red; 
    color: blue;
}

Bước 2: Tạo một file index.html cùng cấp với file style.css với nội dung sau:


HỌC CSS MIỄN PHÍ TẠI FREETUTS.NET

Sau đó chạy lên các bạn sẽ thấy kết quả cũng không có gì khác so với hai ví dụ trên. Nhưng có một số lưu ý dành cho bạn như sau:

  • trong thẻ link có một thẻ href, bạn sẽ truyền đường dẫn đến file CSS của bạn
  • rel="stylesheet" báo cho trình duyệt đây là file CSS

3. Lưu ý quan trọng khi viết CSS

Tới đây mình mới nói một số lưu ý dành cho các bạn khi viết CSS như sau:

  • Không nên viết dạng inline bởi vì nó khó quản lý và không tốt cho SEO
  • Dạng internal có thể chấp nhận được nhưng bạn nên đặt CSS ở trên thẻ head, dạng này cũng không tốt cho SEO
  • dạng external khuyến khích sử dụng vì nó mang tích tách biệt HTML và CSS, rất tốt cho SEO lẫn coder vì dễ quản lý. Tương tự như dạng internal khi import vào bằng thẻ link thì bạn nên đặt nó ở thẻ head.

Vấn đề về SEO có thể tham khảo các serie về SEO onpage.

4. Lời kết

Tóm lại trong bài này các bạn đã được tìm hiểu cách viết CSS như thế nào? Một số lưu ý quan trọng khi viết CSS ở các dạng inline, external, internalBài này mình sẽ dừng ở đây vì mình muốn trình bày mỗi bài một số kiến thức nhỏ để các bạn dễ tiếp thu hơn.