Hướng dẫn lập trình google script a-z

Sau bài chia sẻ về Google Sheets là gì? Các tính năng cơ bản bạn nên biết. Có thể bạn nghĩ rằng chỉ một số người nhất định mới phải sử dụng trang tính để làm việc với những con số và dữ liệu phức tạp. Tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng Google Sheets cho rất nhiều các công việc hàng ngày. Liệu bạn có đang phải tạo lập một ngân sách, lên kế hoạch làm vườn hay tạo hóa đơn hoặc bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ đến, thì Google Sheets là một công cụ tuyệt vời có thể giúp bạn làm điều đó. Hãy xem slideshow dưới đây để học thêm về một số cách sử dụng trang tính.

Show

Hướng dẫn lập trình google script a-z
Hướng dẫn lập trình google script a-z
Hướng dẫn lập trình google script a-z
Hướng dẫn lập trình google script a-z
Hướng dẫn lập trình google script a-z
Hướng dẫn lập trình google script a-z

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tất tần tật từ A-Z các thao tác cơ bản sử dụng Google Sheets giúp bạn tiết kiệm thời gian và hỗ trợ bạn cách sử dụng bảng tính mà trước đây bạn chưa nghĩ tới.

Tạo một trang tính mới trên Google

1.Truy cập Google Drive, chọn New và chọn Google Sheets từ menu thả xuống

Hướng dẫn lập trình google script a-z

2.Trang tính sẽ xuất hiện trong tab mới

Hướng dẫn lập trình google script a-z

3.Để đặt tên cho trang tính, chọn Untitled spreadsheet ở đầu trang. Gõ tên và nhấn Enter.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

4.Trang tính của bạn sẽ được đổi tên

Hướng dẫn lập trình google script a-z

5.Bất cứ khi nào bạn cần xem hoặc chỉnh sửa trang tính, bạn có thể truy cập lại nó từ Google Drive của mình, nơi nó đã được lưu tự động.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bạn có thể để ý rằng không có nút save. Đó là bởi vì Google Drive sử dụng tính năng autosave, nó sẽ ngay lập tức tự động lưu lại những thay đổi khi bạn thực hiện chỉnh sửa với chúng.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Giao diện của Google Sheets

Để sử dụng và chỉnh sửa trang tính, bạn sẽ cần phải làm quen với giao diện của Google Sheets

Nhấn chọn các nút trong giao diện dưới đây để hiểu thêm về giao diện của Google Sheets.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Những thao cơ bản với ô trong Google Sheet

Mọi trang tính đều được tạo bởi hàng nghìn các hình chữ nhật, nó được gọi là các ô. Mỗi ô là giao của một hàng và một cột. Các cột được nhận biết bằng các chữ cái (A, B, C); trong khi đó các hàng được nhận biết bằng các con số (1,2,3)

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Mỗi ô sẽ có một tên riêng hoặc một địa chỉ ô– dựa trên hàng và cột của nó. Trong ví dụ này, ô được chọn là giao giữa cột C và hàng 10, vì vậy mà địa chỉ ô là C10.

Để ý rằng đầu cột và hàng của một ô sẽ tối hơn khi ô đó được chọn.

Bạn cũng có thể lựa chọn nhiều ô cùng một lúc. Một tập hợp các ô được gọi là một dãy. Thay vì một địa chỉ ô đơn, thì địa chỉ của một dãy sẽ là ô đầu tiên và ô cuối cùng của dãy, được phân cách nhau bởi dấu hai chấm. Ví dụ, một dãy gồm các ô A1, A2, A3, A4, và A5 sẽ được viết là A1:A5.

Dưới đây là hình ảnh hai dãy được chọn

Dãy A2:A8

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Dãy A2:B8

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Tìm hiểu về nội dung trong ô

Bất kì các thông tin nào bạn nhập vào trong trang tính sẽ được lưu trữ vào trong một ô. Mỗi ô có thể chứa các kiểu nội dung khác nhau như: văn bản, định dạng, công thức hoặc các hàm.

  • Text: Các ô chứa văn bản như: chữ cái, số và ngày tháng.
    Hướng dẫn lập trình google script a-z
  • Formatting attributes: Các ô chứa các thuộc tính định dạng khi thay đổi kiểu chữ, số và ngày tháng được biểu diễn. Ví dụ, khi biểu diễn phần trăm có thể biểu diễn dưới dạng 0.15 hoặc 15%. Bạn thậm chí còn có thể thay đổi màu nền của các ô.
    Hướng dẫn lập trình google script a-z
  • Fomulas and funtions: Các ô chứa các công thức và hàm dùng để tính toán giá trị. Ví dụ, hàm SUM(B2:B8)là hàm thêm giá trị của các ô trong dãy B2:B8 và đưa ra giá trị tổng trong ô B9.
    Hướng dẫn lập trình google script a-z

Cách chọn ô

Để nhập hoặc chỉnh sửa nội dung, điều đầu tiên bạn cần làm là chọn ô.

1.Nhấp chuột vào ô để chọn

2.Một đường viền màu xanh sẽ xuất hiện xung quanh ô được chọn

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bạn cũng có thể chọn các ô bằng cách sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím

Cách chọn một dãy các ô

1.Nhấp chuột và kéo cho đến khi tất cả các ô bạn muốn chọn đều được highlight.

2.Nhả chuột để chọn cả dãy

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Cách chèn nội dung vào ô

1.Chọn ô cần chèn

Hướng dẫn lập trình google script a-z

2.Gõ nội dung vào ô được chọn và nhấn Enter. Nội dung sẽ xuất hiện trong ô và trên thanh công thức. Bạn cũng có thể nhập và chỉnh sửa nội dung trên thanh công thức.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Cách xóa nội dung ô

1.Chọn ô muốn xóa

2.Nhấn phím Delete hoặc Backspace trên bàn phím. Nội dung của ô sẽ được xóa.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Cách sao chép và dán ô

Thật dễ dàng khi sao chép nội dung của một ô và dán nó vào ô khác.

1.Chọn các ô muốn sao chép

2. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C (Windows) hoặc Command+C (Mac) trên bàn phím để sao chép.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

3.Lựa chọn ô và các ô bạn muốn dán nội dung. Các ô được sao chép sẽ có đường viền bao quanh.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

4. Nhấn Ctrl+V (Windows) hoặc Command+V (Mac) để dán ô.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Cách cut và dán ô

Không giống như sao chép và dán (tạo bản sao cho nội dung), cut và dán là di chuyển nội dung giữa các ô.

1.Chọn ô muốn cut

Hướng dẫn lập trình google script a-z

2.Nhấn tổ hợp phím Ctrl+X (Windows) hoặc Command+X (Mac) trên bàn phím. Nội dung của ô sẽ còn ở vị trí cũ cho đến khi nó được dán vào ô mới.

3.Chọn ô hoặc các ô muốn dán

Hướng dẫn lập trình google script a-z

3.Nhấn Ctrl+V (Windows) hoặc Command+V (Mac) để dán

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Tuy nhiên, sẽ có lúc bạn muốn sao chép và dán chỉ một phần nào đó của nội dung ô. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng tính năng Paste Special. Chọn Edit trên thanh công cụ, di chuyển chuột đến Paste Special, và lựa chọn kiểu thích hợp.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Cách kéo và thả ô

Thay vì cut và dán, bạn cũng có thể kéo và thả ô để di chuyển nội dung của chúng.

1.Chọn một ô, di chuyển chuột ra phía ngoài đường viền màu xanh. Con trỏ lúc này sẽ chuyển thành biểu tượng bàn tay.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

2.Nhấn và kéo ô đến vị trí mong muốn

Hướng dẫn lập trình google script a-z

3.Nhả chuột để thả ô

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Cách sử dụng fill handle

Khi bạn muốn sao chép nội dung của một ô tới nhiều ô khác, bạn có thể sao chép và dán từng ô. Nhưng cách làm này rất mất thời gian. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng file handle để sao chép và dán từ một ô sang các ô khác cùng dòng hoặc cột một cách nhanh chóng.

1.Chọn một ô muốn điền. Một hình vuông nhỏ – fill handle– sẽ xuất hiện dưới góc bên phải của ô.

2.Di chuyển chuột đến fill handle. Con trỏ sẽ thay đổi về hình dấu cộng màu đen.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

3. Nhấn và kéo fill handle đến hết các ô bạn muốn điền. Một đường chấm màu đen sẽ bao quanh các ô sẽ được điền.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

4.Nhả chuột để điền tất cả các ô được lựa chọn.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Sử dụng fill handle để tiếp tục giá trị của một dãy.

Fill handle cũng có thể được sử dụng để tiếp tục nội dung của một dãy. Khi nội dung của một hàng hay một cột tuân theo một tuần tự nhất đinh- như các con số (1,2,3) hay ngày (Monday, Tuesday, Wednesday) thì fill handle sẽ đoán được nội dung ở các ô tiếp theo. Trong ví dụ dưới đây, fill handle được sử dụng để kéo dài dãy chỉ ngày tháng của một cột.

Hướng dẫn lập trình google script a-z
Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bài tập thực hành

  1. Mở Google Sheets và tạo một trang tính mới.
  2. Thay đổi tên trang tính từ Untitled Spreadsheet sang Practice Spreadsheet.
  3. Trong ô A1, gõ ngày tháng dưới dạng M/D/YY (ví dụ, 5/30/17).
  4. Sử dụng fill hande để ấn định ngày cho dãy A1:A10.
  5. Dùng kéo và thả để di chuyển các ngày sang dãy B1:B10
  6. Xóa nội dung ô B5
  7. Khi hoàn thành xong, trang tính của bạn sẽ trông như thế này:
    Hướng dẫn lập trình google script a-z

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu tất tần tật từ A-Z các thao tác cơ bản nhất về Google Sheets. Nó đã được chúng tôi đề cập đầy đủ hay bỏ lỡ một cái gì đó mà bạn sử dụng thường xuyên? Hãy cho tôi biết với bình luận bên dưới bài viết này.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bài viết gần đây

0 0 Các bình chọn

Đánh giá

Phản hồi nội tuyến

Xem tất cả bình luận

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Đăng ký nhận tin tức hằng ngày

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Khách hàng tiềm năng là gì? Cách tạo Level Lead trong Sheets

Google Sheets được cho là một phần mềm bảng tính - công cụ mạnh mẽ để quản lý toàn bộ khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng. Vậy khách hàng tiềm năng là gì? Tại sao phải quản lý các khách hàng tiềm năng để tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, các bạn sẽ cùng GCSVN khám phá những cách tạo (Level Lead) khách hàng tiềm năng bằng Google Sheets hiệu quả, miễn phí.

Khách hàng tiềm năng là gì? Đặc tính của khách hàng tiềm năng

1. Khách hàng tiềm năng là gì?

Khách hàng tiềm năng là bao gồm những người có tỷ lệ chuyển đổi cao từ giai đoạn đang tìm hiểu một thông tin về sản phẩm, dịch vụ sang việc trở thành một khách hàng có nhu cầu thực sự. Tuy nhiên, người đó chưa phải là một trong những khách hàng sẽ chắc chắn bỏ ra số tiền nhất định để mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Một nhóm khách hàng tiềm năng được gọi là 'đối tượng mục tiêu' mà bạn thực hiện các chiến dịch marketing sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Ví dụ: khách hàng tiềm năng của Nike chủ yếu thuộc tầng lớp kinh tế xã hội có thu nhập cao hơn. Nike đã nuôi dưỡng hình ảnh thương hiệu cao cấp với giá sản phẩm trên thị trường trên mức trung bình. Khách hàng tiềm năng điển hình của Nike là những người đam mê thể thao, mong muốn có một lối sống lành mạnh và năng động, chủ yếu sống ở khu vực thành thị.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

2. Đặc tính của khách hàng tiềm năng

Bạn có thể xác định khách hàng tiềm năng từ thị trường mục tiêu của mình bằng các yếu tố được nêu ở dưới đây:

  • Họ nhận thức được vấn đề mà bản thân đang gặp phải

Bạn có tin rằng một người không biết có vấn đề sẽ mua hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn không? Hiển nhiên là không, vì họ chưa xác định được nhu cầu của mình, nên việc xác định sản phẩm, dịch vụ để mua sẽ khó khăn hơn.

Khách hàng tiềm năng của bạn cần biết rằng có một vấn đề và họ sẽ phải tự giải quyết nó. Nếu bạn truyền đạt cho khách hàng tiềm năng của mình rằng bạn biết vấn đề của họ và đưa ra giải pháp, bạn sẽ có cơ hội chốt hợp đồng cao hơn. Đối với những khách hàng khác, bạn phải liên tục thông báo cho họ về vấn đề và việc đó sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải quyết.

  • Bạn biết cách khắc phục vấn đề bằng giá trị mà sản phẩm, dịch vụ mang lại

Chủ doanh nghiệp không thể giải quyết mọi vấn đề mà khách hàng có thể gặp phải. Điều quan trọng cần nhớ là sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có khả năng giải quyết vấn đề của khách hàng.

62% người tiêu dùng nói rằng họ muốn nghe ý kiến từ các nhân viên Marketing khi vấn đề đang được tích cực khắc phục. Vì vậy, đại lý bán hàng của bạn cần phải am hiểu về sản phẩm để đề xuất giải pháp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tiềm năng.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

  • Khách hàng có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ

Có thể khách hàng tiềm năng biết về một vấn đề cần được giải quyết và bạn có thể xử lý được. Tuy nhiên, họ có thể không có tiền để mua câu trả lời của bạn.

Theo thống kê hiện nay thì có 58% khách hàng luôn muốn trao đổi và tham khảo trước về giá cả trước khi ra quyết định mua hàng. Điểm nổi bật để chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng là nhân viên bán hàng nên xem họ như một khách hàng tiềm năng có thể chi trả toàn bộ sản phẩm, dịch vụ sau khi nói về giá ưu đãi.

  • Tin tưởng vào thương hiệu của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp của bạn có thể thiết lập niềm tin với khách hàng tiềm năng của mình, bạn sẽ có cơ hội lớn hơn để biến họ thành những khách hàng tiềm năng đủ điều kiện. Bạn phải trải qua những nỗ lực xây dựng thương hiệu liên tục thông qua phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị nội dung và đánh giá để đạt được điều này. Để luôn dẫn đầu trong tâm trí khách hàng tiềm năng, hãy phát triển các chiến lược Marketing đa dạng.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Giới thiệu về việc tạo Lead khách tiềm năng bằng Google Sheets

Tiếp nối phần khách hàng tiềm năng là gì, hãy xem tổng quan nhanh trước khi chúng ta đi vào chi tiết về cách tạo Level Lead khách hàng tiềm năng bằng Google Sheets. Tạo khách hàng tiềm năng là đề cập đến quá trình thu hút và chuyển đổi từ người dùng có nhu cầu thành khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng được hiểu là những người hoặc doanh nghiệp đã hoặc đang bày tỏ sự quan tâm đến hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn và cung cấp cho bạn thông tin liên hệ của họ.

Là một bộ công cụ của gói Google Workspace, Google Sheets cung cấp nền tảng tổ chức và quản lý khách hàng tiềm năng linh hoạt và cộng tác đa dạng. Vì nó dựa trên đám mây và cho phép cộng tác theo thời gian thực cũng như truy cập đơn giản nên các tổ chức thuộc mọi quy mô nhận thấy đây là một lựa chọn hấp dẫn.

Khả năng tích hợp của Google Sheets với các sản phẩm khác của Google là một trong những lợi ích chính của nó khi tạo khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Bạn có thể nhanh chóng nhập dữ liệu vào Google Sheets từ Google Forms hoặc Google Analytics, cho phép bạn biên soạn và kiểm tra dữ liệu khách hàng tiềm năng từ nhiều nguồn trong một khu vực thuận tiện.

Ngoài khả năng tích hợp, Google Sheets còn cung cấp nhiều tùy chọn hiệu quả để quản lý khách hàng tiềm năng. Để sắp xếp hợp lý khách hàng tiềm năng, bạn có thể tạo các bộ lọc tùy chỉnh và sắp xếp các lựa chọn bằng cách sử dụng các công thức và hàm. Bạn cũng có thể thiết lập định dạng có điều kiện để nhấn mạnh thông tin quan trọng hoặc theo dõi những thay đổi về trạng thái của khách hàng tiềm năng.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Cách thiết lập Level Lead khách tiềm năng trong Google Sheets

Trước khi bắt đầu, trước tiên chúng ta phải thừa nhận rằng Sheets không phải là sự thay thế khả thi cho CRM. Các công ty xử lý số lượng lớn khách hàng tiềm năng và khách hàng nên chọn hệ thống CRM để tự động quản lý việc thu thập khách hàng tiềm năng.

Như đã nói, nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ hoặc đang tìm kiếm một cách nhanh chóng để theo dõi và ghi lại thông tin quan trọng về khách hàng tiềm năng, giao dịch, thì bạn có thể áp dụng Google Sheets để tạo Level Lead lên kế hoạch, sau đây là quá trình để bạn hiểu rõ hơn bước chuẩn bị để thu thập dữ liệu và đưa vào Google Sheets:

  • Quyết định dữ liệu nào bạn muốn thu thập
  • Phác thảo các giai đoạn trong quy trình
  • Xác định nguồn khách hàng tiềm năng
  • Nhập khách hàng tiềm năng và địa chỉ liên hệ hiện có vào bảng tính của bạn
  • Tích hợp với các công cụ khác và cập nhật dữ liệu

1. Các yếu tố cần theo dõi khi tạo khách hàng tiềm năng

Điều quan trọng đầu tiên cần làm là xác định các KPI mà bạn và nhóm cảm thấy phù hợp nhất. Sau đây là một số KPI tạo khách hàng tiềm năng quan trọng cần theo dõi:

  • Số lượng khách hàng tiềm năng: Những gì doanh nghiệp xem là khách hàng tiềm năng có thể khác nhau tùy theo từng tệp khách hàng tiềm năng. Ví dụ: nếu một khách hàng tiềm năng bắt đầu dùng thử miễn phí thì tổng số khách hàng tiềm năng mà bạn có cũng sẽ bao gồm những cá nhân đã đăng ký dùng thử miễn phí.
  • Leads từ nhiều kênh marketing:. Bạn có thể tìm ra ý tưởng và kênh Marketing phù hợp, bao gồm quảng cáo kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tạo ra khách hàng tiềm năng mới cho công ty của bạn bằng cách theo dõi KPI này.
  • Các khách hàng tiềm năng theo từng giai đoạn: Đây là chỉ số quan trọng về vòng đời khách hàng tiềm năng theo thời gian, cho phép bạn xem thông tin chi tiết mới nhất về tệp khách hàng đó để giúp bạn xác định xu hướng và tối ưu hóa nỗ lực tạo khách hàng tiềm năng của mình.
  • Tổng giá trị của khách hàng tiềm năng: Con số (gần đúng) này cho bạn cái nhìn chính xác về giá trị của khách hàng tiềm năng đối với công ty nói chung.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: là tỷ lệ phần trăm khách hàng tiềm năng thực hiện một hành động cụ thể. Những hành động này có thể bao gồm tải xuống sản phẩm, mua thứ gì đó, nhấp vào liên kết trong email của bạn hoặc đăng ký nhận bản tin email trên trang chủ của công ty.

Về cơ bản, tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ phần trăm khách hàng tiềm năng hành động theo mục tiêu chuyển đổi của bạn. Bạn có thể khám phá thông tin chi tiết này bằng cách xem xét các giao dịch mở, thắng và thua. Sau khi quyết định chỉ số chỉ số hiệu suất chính (KPI) nào để tạo khách hàng tiềm năng là quan trọng nhất để bạn theo dõi và phân tích, bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu các thiết lập Level Lead tiềm năng trong Google Sheets nhé.

2. Hướng dẫn cách thiết lập Level Lead tiềm năng trong Google Sheets

Trước khi bắt tay vào tạo Lead tiềm năng bằng Google Sheets, điều cần thiết là phải thiết lập bảng tính danh sách khách hàng một cách hiệu quả và có tổ chức chặt chẽ từng thông tin. Ngoài ra bạn cũng phải nằm rõ khái niệm khách hàng tiềm năng là gì và khách hàng mục tiêu mà dịch vụ doanh nghiệp bạn hướng tới để tăng tỷ lệ thành công. Dưới đây là một số bước tham khảo giúp bạn tạo được Level Lead hiệu quả như sau:

Bước 1: Xác định biểu mẫu thu thập khách hàng tiềm năng của bạn: Bắt đầu bằng cách thiết kế biểu mẫu thu thập lead khách hàng tiềm năng để thu thập thông tin cần thiết. Hãy cân nhắc việc bao gồm học vấn, công việc, địa chỉ email, số điện thoại và bất kỳ chi tiết liên quan nào khác.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Dữ liệu bạn thu thập sẽ phụ thuộc nhiều vào mô hình kinh doanh và cơ sở khách hàng của bạn. Cố gắng đừng phức tạp hóa mọi thứ bằng cách thêm quá nhiều thông tin về các liên hệ của bạn. Chỉ vì bạn có quyền truy cập vào dữ liệu cụ thể không có nghĩa tất cả thông tin đều được đưa vào.

Mẹo: Bạn có thể sử dụng Mẫu Google Sheets Quản lý khách hàng (CRM) của GCS Vietnam để tối ưu hóa quá trình này mà không phải bắt đầu tạo bảng lại từ đầu.

Bước 2: Lập ra các giai đoạn, Level Lead trong quy trình bán hàng của bạn

Bạn phải hiểu rõ ràng về quy trình bán hàng, kinh doanh của công ty. Nếu không có điều này, bạn sẽ gần như không thể quản lý dữ liệu Level Lead khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Bước đầu tiên trong việc xác định quy trình bán hàng của bạn là hiểu hành trình của người mua. Nói chung, hành trình của người mua là một chuỗi các điểm tiếp xúc mà khách hàng tiềm năng sẽ trải qua trước khi mua hàng.

Khi bạn đã hiểu biết chung về hành trình của người mua, bạn có thể sử dụng kiến thức đó để tạo ra một quy trình bán hàng đơn giản và giúp các khách hàng tiềm năng khác đi qua kênh. Quy trình bán hàng đơn giản giúp mọi thứ trở nên minh bạch và cho phép các công ty tương tác với khách hàng tiềm năng, người tiêu dùng hiệu quả hơn.

GCS Vietnam khuyên bạn nên đầu tư chút thời gian để tìm hiểu thói quen mua hàng của khách hàng hiện tại. Hãy xem qua số ngày trung bình mà người mua cần để trở thành một giao dịch. Để chính thức hóa và xác định quy trình bán hàng của bạn, bạn có thể liệt kê các giai đoạn, Level Lead mà bạn cho là quan trọng nhất, sắp xếp chúng theo trình tự thời gian và sau đó chia chúng thành 5 đến 7 giai đoạn.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Ví dụ trên cho thấy các điểm tiếp xúc giai đoạn, Level Lead phổ biến được sử dụng trong quy trình bán hàng:

  • Đã tạo khách hàng tiềm năng
  • Lead đạt yêu cầu
  • Cuộc gặp mặt đã được lên lịch
  • Hợp đồng đã gửi
  • Gửi báo giá
  • Mất Lead
  • Đang suy nghĩ
  • Chờ khuyến mãi
  • Đang tư vấn

Bước 3: Xác định nguồn khách hàng tiềm năng của bạn

Mỗi bản ghi trong Google Sheets của bạn phải có một trường để thông báo cho bộ phận bán hàng và Marketing về nguồn khách hàng tiềm năng và người liên hệ.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Điều quan trọng cần nhớ là không phải tất cả khách hàng tiềm năng đều có giá trị như nhau. Các nguồn lưu lượng truy cập, từ khóa và quảng cáo khác nhau tạo ra doanh thu trên mỗi khách hàng tiềm năng và giá trị lâu dài khác nhau. Bạn có thể đã tìm ra một cách ít tốn kém hơn để tạo ra một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Cách phổ biến nhất để theo dõi dữ liệu nguồn khách hàng tiềm năng là sử dụng Google Analytics.

Bước 4: Tích hợp với các công cụ khác và cập nhật dữ liệu của bạn

Sau các bước trên, điều quan trọng là bạn phải luôn cập nhật Google Sheets Level Lead khách hàng tiềm năng khi tiếp tục thu hút khách hàng mới. Dữ liệu rất dễ bị mất hoặc sai lệch nếu không được quản lý hoặc ghi lại đúng cách và kịp thời. Độ chính xác rất quan trọng khi đánh giá hiệu quả Marketing và Sales. Dữ liệu không đáng tin cậy có thể tác động xấu đến việc ra quyết định và khả năng mở rộng ROI của bạn.

Mỗi khi điền thêm khách hàng tiềm năng vào biểu mẫu, bạn có thể sử dụng nền tảng tự động hóa như Zapier để nhập thông tin liên hệ dưới dạng hàng mới trong Google Sheets.

Như vậy chúng ta đã hoàn thành và biết được cách thiết lập Level Lead khách hàng tiềm năng trong Google Sheets, đặc biệt dành cho những cá nhân mới bắt đầu làm quen với công việc kinh doanh, nhập dữ liệu Sales cho công ty.

Tầm quan trọng của việc tạo khách hàng tiềm năng đối với tăng trưởng kinh doanh

Dù ở quy mô hay ngành nghề nào, việc tạo ra lead khách hàng tiềm năng là điều cần thiết cho sự mở rộng của bất kỳ tổ chức nào. Nó giúp các công ty phát triển lượng khách hàng, tăng doanh số bán hàng và nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với thị trường mục tiêu của họ. Các doanh nghiệp có thể sớm xác định khách hàng tiềm năng trong kênh bán hàng và cung cấp cho họ thông tin thích hợp để nuôi dưỡng họ trở thành khách hàng trả tiền bằng cách áp dụng các kỹ thuật tạo khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Nếu không có kế hoạch tìm kiếm khách hàng tiềm năng được cân nhắc kỹ lưỡng, việc mở rộng kinh doanh sẽ giống như đi vào bóng tối. Các doanh nghiệp buộc phải dựa vào may mắn và những cuộc gặp gỡ tình cờ khi không có chiến lược tập trung để thu hút và giành được khách hàng mới, điều này có thể dẫn đến lãng phí thời gian, năng lượng và nguồn lực.

Việc phụ thuộc hoàn toàn vào các kỹ thuật tạo khách hàng tiềm năng thông thường không còn phù hợp do sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay trên thị trường. Vì vậy, việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số như Google Sheets có thể cải thiện đáng kể hiệu suất và hiệu suất của hoạt động tạo khách hàng tiềm năng.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Một trong những lợi thế chính của việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số như Google Sheets để tạo Level Lead khách hàng tiềm năng là khả năng theo dõi và phân tích dữ liệu. Với các phương pháp truyền thống, việc đo lường sự thành công của các nỗ lực tạo khách hàng tiềm năng và xác định các lĩnh vực cần cải thiện có thể là một thách thức.

Tuy nhiên, với Google Sheets, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi các số liệu như lưu lượng truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi và mức độ tương tác của khách hàng. Dữ liệu này có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị về tính hiệu quả của các chiến lược tạo khách hàng tiềm năng khác nhau và giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu để tối ưu hóa nỗ lực.

Các công cụ kỹ thuật số cung cấp các quy trình tạo khách hàng tiềm năng với khả năng tự động bên cạnh việc theo dõi dữ liệu. Ví dụ: các công ty có thể sử dụng Google Trang tính để thiết lập quy trình làm việc tự động cho việc thu thập và sắp xếp khách hàng tiềm năng, các chiến dịch email tiếp theo được tùy chỉnh và lời nhắc của thành viên nhóm bán hàng. Quá trình tự động hóa này đảm bảo rằng khách hàng tiềm năng được trau dồi liên tục và không bị bỏ quên, ngoài ra còn tiết kiệm thời gian và công sức. Các doanh nghiệp có thể phát triển hoạt động tạo khách hàng tiềm năng và tăng khả năng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng bằng cách sử dụng tự động hóa.

Lợi ích khi dùng Google Sheets để tạo Level Lead khách hàng tiềm năng

Là một công cụ bảng tính mạnh mẽ, Google Sheets cung cấp rất nhiều công cụ và chức năng để hỗ trợ các tổ chức thực hiện các sáng kiến tạo Level Lead khách hàng tiềm năng. Các chuyên gia thường sử dụng nó vì khả năng cộng tác rộng lớn, giao diện dễ sử dụng và kết nối liền mạch với các ứng dụng khác của Google.

Bạn có thể tạo các biểu mẫu thu thập khách hàng tiềm năng độc đáo, lưu trữ và sắp xếp dữ liệu khách hàng tiềm năng, tự động hóa quy trình nhập và phân tích dữ liệu cũng như cung cấp các báo cáo giàu thông tin bằng Google Sheets. Do khả năng thích ứng của nó, các công ty có thể tùy chỉnh chiến thuật tạo khách hàng tiềm năng của mình cho phù hợp với các nhóm mục tiêu và đạt được các mục tiêu cụ thể.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Ngoài ra, Google Sheets còn cung cấp khả năng kết nối mượt mà với API và ứng dụng của bên thứ ba, cho phép các công ty tối ưu hóa quy trình tạo khách hàng tiềm năng của họ. Doanh nghiệp có thể theo dõi các hoạt động tương tác với khách hàng tiềm năng, tự động chuyển dữ liệu khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn bằng cách tích hợp Google Sheets với nền tảng tiếp thị qua email, hệ thống CRM và các công cụ quản lý khách hàng tiềm năng khác.

Lời kết

Qua bài viết này, GCS Vietnam mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về khách hàng tiềm năng là gì và đã có thể tự tạo cho mình bảng Google Sheets để thiết lập Level Lead hiệu quả cho công việc của mình. Các doanh nghiệp nếu cần thêm sự hỗ trợ, tư vấn về Google Sheets nói riêng hoặc các dịch vụ Google Workspace nói chung, hãy nhắn thông tin cần tư vấn qua Livechat bên dưới của GCS Vietnam để được nhận hỗ trợ 24/7.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Cách đồng bộ từ Outlook Calendar sang Google Calendar

Vì Google Calendar và Outlook Calendar là hai loại lịch phổ biến nhất nên rất có thể bạn đã phần nào quen thuộc với cả hai loại lịch này. Ngày nay, hơn 70% người dùng trên thế giới sử dụng lịch kỹ thuật số. Tuy nhiên, bạn đã biết cách đồng bộ từ Outlook Calendar sang Google Calendar chưa? Hãy cùng GCSVN tìm hiểu những lợi ích cũng như hướng dẫn các bước để các bạn có thể tham khảo đồng bộ dữ liệu giữa Outlook Calendar và Google Calendar một cách tiện lợi nhất.

Giới thiệu chung về Google Calendar và Outlook Calendar

1. Google Calendar

Google Calendar là ứng dụng được liên kết với tài khoản Google và cũng nằm trong bộ tiện ích mà Google Workspace cung cấp gồm có các tính năng tích hợp hỗ trợ người dùng cải thiện năng suất công việc hàng ngày. Bạn có thể tìm thấy nó trong Google Apps. Bởi vì mọi thứ bạn lên lịch trên điện thoại hoặc các ứng dụng khác được liên kết với tài khoản Google của bạn đều xuất hiện trên Google Calendar, vì lý do đó, đây là một trong những lịch đơn giản nhất để sử dụng. Nó có thể được tìm thấy trên hệ điều hành iOS và Android.

Ngoài ra, Google Calendar cung cấp cho bạn một bản tóm tắt rõ ràng và đơn giản về tất cả các ngày và nhiệm vụ quan trọng đã được lên kế hoạch. Một cuộc hẹn, mục tiêu hoặc kế hoạch mới có thể được tạo đơn giản bằng cách chỉ cần nhấp vào một ngày nhất định và đặt tiêu đề nội dung cuộc hẹn, ấn Lưu. Như vậy là bạn đã tạo một lịch hẹn thành công, ngoài ra bạn có thể chia sẻ lịch đó cho đồng nghiệp trong công ty cũng như là đối tác hẹn gặp.

Ứng dụng này cũng tự động hiển thị các ngày lễ quan trọng trong khu vực của bạn. Nó cũng hiển thị thiệp sinh nhật trong cả năm và truy xuất ngày sinh từ các kết nối Google.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Sau đây GCSVN sẽ giới thiệu một số tính năng chính của Google Calendar, cụ thể:

  • Tạo và chỉnh sửa sự kiện đơn giản: bạn có thể lên lịch các sự kiện của mình vào một thời điểm nhất định trong ngày hoặc bạn có thể sử dụng tùy chọn "cả ngày" nếu bạn không chắc chắn khi nào sự kiện sẽ bắt đầu hoặc kết thúc.
  • Thêm màu: Để phân biệt sự kiện này với sự kiện khác, bạn có thể áp dụng các màu khác nhau cho sự kiện đó. Nếu không biết chi tiết cụ thể, thật đơn giản để hình dung lịch trình của bạn và chỉ định một số sự kiện nhất định, chẳng hạn như lần khám răng của bạn có màu xanh lam hoặc bữa tối sau giờ làm việc của bạn có màu vàng.
  • Thông báo: Bạn có thể định cấu hình Google Calendar của mình để nhận thông báo về các sự kiện. Không những vậy, ứng dụng này cũng có chức năng đếm ngược 5 phút hoặc 24 giờ cho đến ngày đến hạn của chúng.
  • Lời mời: Bạn có thể thêm những người dùng Google Calendar khác vào lịch của mình để giúp bạn nhớ những người mà bạn đã lên lịch hoạt động cùng mỗi tuần.
  • Lịch gia đình (Family Calendar): Tính năng này cho phép bạn dễ dàng thiết lập hoặc xem tất cả các hoạt động đã lên lịch với gia đình mình bằng cách đồng bộ hóa lịch, tính năng này rất hữu ích nếu bạn có kế hoạch với các thành viên gia đình cũng sử dụng Google Calendar.

Các lịch khác: Google Calendar cho phép bạn kết nối và đồng bộ hóa nó với các ứng dụng khác của Google Workspace như Google Docs, Gmail, Google Meet.

2. Outlook Calendar

Nếu bạn sử dụng Outlook làm dịch vụ email chính của mình và bạn là người dùng Outlook, bạn có thể sẽ quen với việc sử dụng Outlook Calendar. Vì phần lớn các doanh nghiệp và cá nhân bắt đầu sử dụng Outlook ngay khi Microsoft phát hành nó nên phần mềm này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Khi nói đến đây, các bạn chắc cũng đã biết Outlook Calendar là một trong những ứng dụng thuộc hệ điều hành Microsoft và cũng được tích hợp trong các ứng dụng của Microsoft 365.

Bạn có thể tìm thấy Lịch Outlook dưới dạng tiện ích trên trang web Outlook của mình và cách sử dụng nó cũng khá đơn giản. Bạn có thể quản lý thời gian, dự án, kế hoạch và email của mình bằng nhiều cài đặt khác nhau.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Sau đây là một số tính năng chính của Outlook Calendar:

  • Tạo cuộc hẹn và sự kiện: chọn khoảng thời gian, nhập thông tin sự kiện và cho phép đồng bộ hóa với các lịch khác.
  • Tổ chức cuộc họp: Outlook Calendar cho phép bạn đặt cuộc họp vào một thời điểm nhất định và bao gồm những người tham gia khác mà bạn mời cũng sẽ tham dự cuộc họp cùng với bạn.
  • Tạo lịch nhóm: nhanh chóng thiết lập các cuộc họp phù hợp với mọi người bằng cách tạo lịch kết hợp các lịch trình và nhiệm vụ khác nhau của một nhóm cá nhân cụ thể trong một lịch hẹn.
  • Chế độ xem lịch song song: Tính năng này cho phép bạn xem tất cả các lịch bạn đã tạo cùng một lúc. Việc này sẽ giúp bạn có nhìn tổng quan tất cả các nhiệm vụ và sự chuẩn bị mà bạn đã hoàn thành trước đó.
  • Chia sẻ lịch: Outlook cho phép bạn chia sẻ lịch của mình với bất kỳ người nhận email nào nhưng bạn có thể quyết định những thông tin nào sẽ được chia sẻ.

Hướng dẫn cách đồng bộ từ Outlook Calendar sang Google Calendar trên web

Chỉ cần có liên kết Outlook để đồng bộ hóa hai lịch vì các ứng dụng này có cùng định dạng trên tất cả các nền tảng. Sau đây GCS sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách đồng bộ từ Outlook Calendar sang Google Calendar. Các hành động bạn nên thực hiện như sau:

Bước 1: Điều hướng đến Cài đặt (Settings) → Sau đó chọn Xem tất cả cài đặt Outlook (View All Outlook Settings).

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bước 2: Ấn chọn Lịch (Calendar) → chọn Lịch được chia sẻ (Shared Calendars)

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bước 3: Đi đến phần Xuất bản lịch (Publish Calendar).

Bước 4: Chọn Calendar (Lịch), sau đó chọn “Can view all details” → Ấn chọn “Publish”

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bước 5: Sau đó Outlook sẽ tổng hợp các định dạng HTML và ICS → Chọn sao chép đường link ICS.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bước 6: Điều hướng đến website Google Calendar

Bước 7: Nhấp vào Other calendars (lịch khác). Tiếp theo chọn From URL.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bước 8: Dán đường link ICS mà đã copy từ Outlook Calendar → nhấn chọn Add calendar (Thêm lịch)

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bạn sẽ phải đợi trước khi các mục Outlook Calendar hiển thị trên Google Calendar.

Để sửa đổi tên, thay đổi múi giờ và điều chỉnh cài đặt thông báo, hãy nhấp vào menu ba chấm bên cạnh Outlook Calendar để truy cập Cài đặt (Settings). Để tránh nhầm lẫn, bạn nên đổi tên lịch nếu bạn muốn thêm nhiều lịch Outlook vào Google. Vậy là chúng ta đã hoàn thành quá trình đồng bộ từ Outlook Calendar sang Google Calendar.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Hướng dẫn cách đồng bộ từ Outlook Calendar sang Google Calendar trên Mac

Outlook Calendar đã có ứng dụng trên Windows và MacOS. Ứng dụng h có thể được sử dụng để đồng bộ hóa Google Calendar với nó. Hướng dẫn bên dưới dành cho người dùng Mac gồm các bước đơn giản như sau.

Bước 1: Outlook có thể được tải xuống từ Mac App Store. Mở Outlook và đăng nhập bằng thông tin đăng nhập từ tài khoản Microsoft của bạn.

Bước 2: Ở trên cùng của giao diện Outlook, mở Cài đặt (Settings)

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bước 3: Chọn mục Tài khoản (Accounts)

Bước 4: Nhấn vào dấu “+” và chọn Thêm tài khoản (Add an account)

Bước 5: Đăng nhập tài khoản Google của bạn

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Bước 6: Chuyển đến phần Thẻ lịch (Calendar tab) và mở rộng menu Gmail

Bước 7: Trong phần này, bạn có thể kiểm tra lịch cá nhân cũng như của mọi người. Chọn vào thanh lịch chi tiết mà bạn muốn xem.

Quy trình đồng bộ từ Outlook Calendar sang Google Calendar trên máy Mac đã hoàn tất!

So sánh Google Calendar và Outlook Calendar

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng Google Calendar và Outlook Calendar có một số điểm khác biệt khiến những ứng dụng này trở thành tiện ích xem và tạo lịch tốt nhất hiện có. Sau đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết so sánh điểm giống và khác của Google Calendar và Outlook Calendar nhé.

1. Giống nhau

  • Google Calendar và Outlook Calendar đều miễn phí sử dụng.
  • Mục đích chính của cả hai đều là lên kế hoạch cho các sự kiện, quản lý thời gian và đưa ra lời nhắc.
  • Bạn có thể truy cập từng lịch bằng một phần mềm riêng biệt (chẳng hạn như Gmail hoặc Outlook).
  • Đều có ứng dụng riêng dành cho thiết bị di động.
  • Cả hai đều có thể hoạt động ngoại tuyến và trực tuyến.
  • Cả hai đều cung cấp tùy chọn cho một số lịch.

2. Khác nhau

Bên cạnh những điểm giống nhau, Google Calendar và Outlook Calendar có những điểm khác biệt sau:

Các yếu tố Google Calendar Outlook Calendar Address book (Sổ địa chỉ) ✔ ✘ Online Booking (Đặt lịch trực tuyến) ✔ ✘ Những mẫu lịch có sẵn ✘ ✔ Quản lý nhiệm vụ ✔ ✘ Quản lý những tính năng khả dụng ✔ ✘ Chuyển quyền tạo lịch sự kiện, hoạt động ✔ ✘ (Trong trường hợp này, bạn phải xóa lịch cũ và người sở hữu mới sẽ lên lịch.)

Lợi ích khi đồng bộ Outlook Calendar sang Google Calendar

Hiện nay, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã dần chuyển sang sử dụng Google Calendar vì khả năng tích hợp cũng như giao diện dễ sử dụng hơn so với Outlook Calendar.

Nhờ khả năng tích hợp chặt chẽ của Google Calendar với các ứng dụng Google Workspace khác nên việc tổ chức các cuộc họp và sự kiện với đồng nghiệp trở nên thật dễ dàng. Ví dụ: thanh bên Google Calendar trong Gmail cho phép bạn xem các hoạt động đã lên lịch của mình và thêm các sự kiện mới ngay từ Gmail.

Không những vậy, khi sử dụng Google Calendar, người dùng có thể tạo nhắc nhở các cuộc họp dễ dàng hơn và cũng thuận tiện hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo nhiệm vụ và thêm lịch đã có sẵn trong Google Calendar vào trình soạn thảo văn bản Google Docs. Hơn thế nữa, ứng dụng này cũng tích hợp với Google Meet để bạn và đồng nghiệp có thể tham gia ngay khi có thông báo từ Calendar.

Lời kết

Mong rằng qua bài viết trên đây, người dùng đã có thể biết cách đồng bộ từ Outlook Calendar sang Google Calendar để có được trải nghiệm tốt hơn và thuận tiện hơn với các ứng dụng trong Google Workspace. Nếu có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần sự tư vấn về các dịch vụ Google Workspace thì hãy nhắn tin ở phần Livechat bên dưới website để được hỗ trợ tư vấn một cách tốt nhất.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Cách phòng chống virus máy tính và bảo vệ dữ liệu bằng Drive

Cửa sổ bật lên, email spam và những quảng cáo với những nội dung lạ mà chúng ta gặp phải khi lướt một trình duyệt hoặc lúc xem phim sẽ dễ khiến cho máy tính hay điện thoại đều dễ bị nhiễm virus. Các loại virus khi đã ở trong máy đều có thể di chuyển nhanh chóng qua hệ thống mạng để lây nhiễm sang các tệp tin hoặc bất cứ gì ở trong máy, từ đó gây ra những hệ quả nghiêm trọng. Bạn có nguy cơ bị xâm phạm mọi dữ liệu riêng tư và nhạy cảm mà bạn lưu giữ và gửi qua mạng của mình. Vậy cách phòng chống virus máy tính hiện nay là gì? Cùng GCSVN tìm hiểu trong bài viết này.

Virus máy tính là gì?

Virus máy tính là gì?

Virus máy tính là một loại phần mềm độc hại tự kết hợp với một chương trình khác (chẳng hạn như tài liệu) và khi đã xâm nhập được vào máy của người dùng, nó có khả năng nhân lên và lan truyền. Ví dụ: bạn có thể vô tình mở một tệp đính kèm nguy hiểm từ email bạn nhận được, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã cho phép virus máy tính lây nhiễm vào máy của bạn. Virus rất nguy hiểm vì chúng có thể “nhớ” được các thao tác gõ phím, làm hỏng dữ liệu và làm chậm hiệu suất hệ thống.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Thay vì liên tục tạo ra các đợt lan truyền mới, tội phạm mạng tập trung nỗ lực vào các mối đe dọa ngày càng phức tạp và sinh lợi. Khi ai đó đề cập đến việc có virus trên máy tính của họ, họ thường ám chỉ một số loại phần mềm độc hại, có thể bao gồm sâu máy tính, vi-rút, ngựa Trojan, phần mềm tống tiền và các chương trình nguy hiểm khác. Phần mềm độc hại và vi rút luôn thay đổi và kẻ trộm thường chọn những phần mềm mang lại cho chúng nhiều lợi nhuận nhất tại bất kỳ thời điểm nào.

Phân biệt virus máy tính và phần mềm độc hại

Chúng ta thường nghe thấy các cụm từ virus và phần mềm độc hại được sử dụng thay thế cho nhau trong các bài nói hoặc bài viết hàng ngày. Hầu hết các ứng dụng hay chương trình nguy hiểm mà chúng ta gặp ngày nay không chỉ là virus. Trên thực tế, chưa đến 10% tổng số phần mềm độc hại mà chúng ta gặp phải được tạo thành từ virus máy tính thuần túy.

Virus máy tính là gì?

Virus máy tính là một trong những loại phần mềm độc hại cụ thể có thể được xác định bởi cách thức hoạt động là nó phải lây nhiễm các tệp và chương trình khác, điều này được thực hiện bằng khả năng sao chép, nhân bản, sau đó sẽ lây lan toàn bộ những phần mềm có trong máy, từ đó các tập tin trong máy sẽ đột ngột biến mất hoặc không thể mở được.

Cụ thể hơn, virus có thể lây lan qua ổ USB, internet và mạng công ty. Điều này làm cho việc loại bỏ virus máy tính trở nên rất khó khăn. Tại doanh nghiệp, chúng tôi đã gặp tình huống khi thiết bị USB bên ngoài của khách hàng bị nhiễm virus suốt thời gian qua. Họ trở về nhà với một chiếc PC đã được loại bỏ virus nhưng vấn đề virus vẫn tái diễn ngay sau đó.

Phần mềm độc hại là gì?

Mặt khác, phần mềm độc hại là phần mềm được thiết kế để cản trở hoặc ngăn chặn hoạt động, thu thập dữ liệu hoặc giành quyền truy cập vào tài nguyên hệ thống. Phần mềm độc hại bao gồm tất cả các dạng phần mềm được tạo ra có hại, bao gồm Trojan, Worms, Ransomware, Spyware và virus máy tính, cùng nhiều phần mềm khác. Đây là lý do tại sao rất nhiều chương trình diệt virus không thể tìm ra và loại bỏ mọi sự lây nhiễm.

Vì vậy, việc bảo vệ máy tính khỏi những virus độc hại không chỉ cần ngày một ngày hai. Vì sẽ có những loại phần mềm độc hại khác nhau có thể sẽ xuất hiện trong máy tính của bạn mà người dùng khó có thể biết được. Nhận biết được tất cả các loại phải cần đến những người am hiểu kỹ thuật công nghệ máy tính, nhưng ngăn chặn nó thì bạn - một người dùng sử dụng máy tính thông thường cũng sẽ làm được. Hãy cùng xem phần cách phòng chống virus máy tính dưới đây để có thể áp dụng ngay và luôn trong công việc hàng ngày.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Những cách phòng chống virus máy tính hiệu quả nhất

Sau khi hiểu về virus máy tính, người dùng doanh nghiệp chắc chắn cũng sẽ biết cần phải có các phương pháp về an ninh mạng giúp ngăn chặn virus máy tính xâm nhập vào thiết bị và cũng có thể đảm bảo rằng bạn được bảo mật đầy đủ trước các dạng phần mềm độc hại khác. Dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia, GCS Vietnam đã tổng hợp 10 cách phòng chống virus máy tính để các bạn có thể áp dụng vào thiết lập hệ thống hiệu quả hơn.

Sao lưu và bảo vệ dữ liệu máy tính bằng Drive

Một số trường hợp virus máy tính nhất định khó tránh khỏi và không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi máy tính. Lúc đó, có thể bạn sẽ bị mất tất cả toàn bộ dữ liệu từ máy chủ. Trong các trường hợp khác, hệ điều hành sẽ bị tổn hại trong quá trình dọn dẹp virus. Bạn nên cài đặt lại hệ điều hành trong những trường hợp này.

Nếu bạn có kế hoạch dự phòng thì đây không phải là vấn đề quá lớn. Dữ liệu đã xóa không thể phục hồi được nếu không có bản sao lưu. Quy trình diệt virus sẽ hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn nếu bạn có bản sao lưu dữ liệu của mình. Chúng tôi khuyên bạn nên sao lưu tất cả dữ liệu của mình bằng Drive để phòng chống việc đánh cắp dữ liệu trên máy tính. Cách làm này cũng được coi là cách phòng chống virus đánh cắp dữ liệu trên Drive máy tính hiệu quả.

Khi doanh nghiệp sử dụng Google Workspace các phiên bản Business hay Enterprise, người dùng có thể sử dụng Google Drive - một trong những ứng dụng sử dụng bộ nhớ lưu trữ điện toán đám mây phổ biến hàng đầu hiện nay với dung lượng lớn. Nhờ tính năng tự động lưu trữ, truy cập được bất cứ lúc nào chỉ cần bạn có tài khoản Gmail cũng như tính năng bảo mật cấp độ doanh nghiệp, các cá nhân có thể sao lưu những tập tin tài liệu quan trọng trong đó.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Google Drive là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của Google Workspace nhằm nâng cao tính năng bảo vệ dữ liệu mật bằng việc lưu trữ trên Share Drive mà người dùng chung không thể xóa được. Nhìn chung, nguy cơ thông tin của bạn bị xâm phạm trên Google Drive là rất thấp. Tất cả các tệp được tải lên Share Drive đều được lưu trữ trong trung tâm dữ liệu được mã hóa, an toàn. Bất kỳ loại tệp nào bạn tải lên Google Drive đều được lưu giữ an toàn trong các trung tâm dữ liệu hàng đầu của Cloud Stogage Archive. Cả dữ liệu đang chuyển tiếp và dữ liệu ở trạng thái nghỉ đều được mã hóa.

Về mặt kỹ thuật, Google Drive sử dụng khóa AES 128 bit cho dữ liệu ở trạng thái lưu trữ và mã hóa SSL/TLS 256 bit cho các tệp đang truyền. Điều này có nghĩa rằng khi bạn tải lên hoặc tải xuống các tệp và tài liệu, Google Drive sẽ tăng mức độ mã hóa và bảo mật. Đối với các tệp đã lưu, mã hóa 128 bit vẫn rất đáng tin cậy.

Ngoài việc sử dụng Mã hóa phía người dùng, Google Drive còn sử dụng Mã hóa phía máy chủ. Như đã nói ở trong bài trước đây, mã hóa phía máy chủ có nghĩa là chủ sở hữu máy chủ kiểm soát tất cả các khóa được giải mã. Đồng thời, Google cung cấp các tùy chọn khóa mã hóa do khách hàng quản lý và cung cấp dưới dạng các lớp bảo mật bổ sung phía máy chủ.

Sử dụng mật khẩu bảo mật cao cho tất cả các ứng dụng, phần mềm

Một mật khẩu phức tạp kết hợp nhiều ký tự, chữ số và ký hiệu sẽ được xem là mật khẩu có mức độ bảo mật cao. Mọi người thường dễ quên các mật khẩu cho các ứng dụng khác nhau, vì vậy mà sẽ để 1 mật khẩu chung cho tất cả. Hãy cố gắng hạn chế sử dụng cùng một mật khẩu cho các tài khoản của bạn.

Theo chuyên gia bảo mật mật khẩu SplashData.com, hai mật khẩu được sử dụng nhiều nhất là mật khẩu 123456 và 12345678. Doanh nghiệp khuyên không nên đăng nhập vào nhiều trang web bằng cùng một tên người dùng và mật khẩu kiểu như thế.

Sử dụng ít nhất tám ký tự khi thiết lập mật khẩu và để giúp ghi nhớ chúng, hãy cân nhắc sử dụng các câu ngắn gọn như "Peach-blooming?" cách nhau bởi dấu gạch dưới hoặc dấu cách. Viết hoa một trong số các ký tự trong đó. Ngoài ra không nên đặt mật khẩu có chưa tên, ngày tháng năm sinh hay thậm chí cung hoàng đạo của người dùng trong đó.

Đây cũng là một trong số những cách phòng chống virus máy tính hiệu quả. Tất cả ứng dụng trong Google Workspace đều được đăng nhập bằng địa chỉ Email, trong đó có Drive - nơi chứa những dữ liệu quan trọng. Vì vậy việc sử dụng mật khẩu có bảo mật cao sẽ giúp ngăn chặn virus máy tính xâm nhập vào Drive.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Để tạo và theo dõi mật khẩu của bạn, hãy sử dụng dịch vụ miễn phí như LastPass hoặc 1Password. Người dùng có thể tạo nhiều mật khẩu riêng cho từng tài khoản, từ đó ứng dụng sẽ quản lý mật khẩu đó. Khi đăng nhập, người dùng chỉ cần mở ứng dụng và sao chép mật khẩu đã tạo trước đó.

Cập nhật bản mới nhất của phần mềm máy tính

Hệ điều hành máy tính thường xuyên được cập nhật các tính năng mới và các bản vá bảo mật nhằm thu hẹp các lỗ hổng bảo mật trước khi tin tặc lợi dụng. Mặc dù các bản cập nhật có thể gây rắc rối nhưng chúng ít gây khó chịu hơn đáng kể so với việc lây nhiễm vi-rút vào máy tính của bạn.

Người dùng không chỉ nên cài đặt các bản cập nhật Adobe và Java mà còn nên thiết lập các bản cập nhật tự động trên PC của mình. Khi cập nhật máy tính, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng kết nối an toàn ở nhà hoặc công ty, chứ không phải ở một quán cà phê hoặc nơi công cộng nào đó.

Các nhà sản xuất phần mềm lớn như Microsoft và Oracle cũng áp dụng cách phòng chống virus máy tính bằng cách thường xuyên cập nhật phần mềm của họ để sửa các lỗi có thể bị tin tặc khai thác. Oracle đã phát hành bản cập nhật cho phần mềm Java của mình để sửa lỗ hổng bảo mật mà tin tặc có thể đã sử dụng để lây nhiễm phần mềm độc hại vào máy tính.

Sử dụng phần mềm chống virus

Phần mềm chống virus là một trong cách phòng chống virus máy tính căn bản để người dùng có thể ngăn chặn những loại virus độc hại. Bạn nên cài đặt một phần mềm chống virus hiệu quả trên máy tính của mình, ngoài ra cũng nên có thêm các biện pháp phòng ngừa khác.

Bạn không cần thiết phải có quá nhiều phần mềm chống virus, vì các phần mềm độc hại và virus máy tính được tạo ra và tìm thấy mỗi ngày, mỗi loại virus đều có mã lập trình khác nhau. Hiệu quả của chương trình chống vi-rút của bạn phụ thuộc vào mức độ hiện tại của nó đối với các trường hợp lây nhiễm máy tính có thể gây ra những tác hại cho bạn.

Vì lý do này, hãy đảm bảo chương trình chống virus của bạn cập nhật tự động và vào thời điểm hợp lý - không phải 3 giờ sáng vì không có khả năng máy tính của bạn sẽ được bật trong thời gian đó và không phải lúc 2 giờ chiều khi bạn chắc chắn có mặt ở nhiều nơi, đặc biệt là trong các cuộc họp. Bằng cách này, các bản cập nhật phần mềm chống virus sẽ không gặp gián đoạn và bạn sẽ chắc chắn rằng mình được bảo vệ khỏi các loại virus tinh vi nhất hiện có.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Sử dụng tiện ích chặn các cửa sổ tự động bật lên

Một số trình duyệt web có tính năng chặn các cửa sổ tự động bật lên và cho phép bạn bật chế độ bảo mật để duyệt các thẻ đó. Đây là một trong những cách phòng chống virus máy tính phổ biến. Các chuyên gia khuyên rằng không nên nhấn vào những cửa sổ bật lên, vì có thể sẽ chứa những virus độc hại trong các thẻ đó.

Phần mềm độc hại vẫn có thể lây nhiễm vào máy tính, ngay cả với những người dùng cẩn thận nhất. Nếu máy tính của bạn không phản hồi, thường xuyên gặp sự cố hoặc liên tục hiển thị thông báo lỗi thì có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm virus.

Các dấu hiệu mà bạn có thể thấy lúc virus xâm nhập có thể bao gồm trang chủ thay đổi, pin máy tính xách tay cạn kiệt nhanh hơn bình thường, các thanh công cụ bổ sung mà bạn không cài đặt hoặc máy không tắt hoặc tiếp tục đủ nhanh.

Hiện nay, có hơn một nghìn tỷ trang web có sẵn trên internet. Chúng ta dành nhiều thời gian để trò chuyện, mua hàng, nghiên cứu và tìm hiểu trên mạng. Và tất cả những việc đó đều đòi hỏi phải truy cập một số trang web. Tội phạm mạng đã khám phá ra nhiều cách để lách các tiêu chuẩn này và dường như nhìn bề ngoài, chúng ta khó có thể phát hiện ra, vì đó vẫn giống như là một trang web chính hãng, mặc dù thực tế là một số tiêu chuẩn đã được thiết lập trên Google để đảm bảo rằng bạn ít nhất đã được cảnh báo khi truy cập một trang web không an toàn và có khả năng gây hại.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Đôi khi thật khó để biết liệu một trang web có chứa thông tin nguy hiểm hay không.Vì vậy, chúng ta phải quan sát thật kỹ những chi tiết trong đường link đó. Hãy cẩn thận ghi lại URL của trang web và xác minh thông qua các kênh chính thức xem nội dung trên trang web có chính xác và được xác thực hay không. Mặc dù khá rõ ràng là biểu tượng khóa bên cạnh URL là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có thể đang truy cập một trang web có khả năng gây hại.

Ngoài ra, người dùng doanh nghiệp có thể sử dụng Gmail của Google Workspace có tính năng bảo mật 2 lớp, ngăn chặn những thư rác, quảng cáo, spam, được duyệt những email gửi đến có thông tin lạ. Đây cũng là một trong số những cách phòng chống virus máy tính xâm nhập vào dữ liệu email quan trọng của công ty cũng như các phần mềm ứng dụng khác.

Tránh kết nối với mạng wifi miễn khí không có bảo mật an toàn

Wi-Fi được nhiều PC sử dụng để kết nối với các tập tin, máy in và Internet. Người dùng nên cẩn thận với các wifi mở và xác nhận rằng mạng đó yêu cầu mật khẩu mạnh.

Sử dụng bảo mật WPA hoặc WPA2, PME không còn đủ an toàn nữa. Những hacker có kinh nghiệm có thể xử lý nó trong vài phút. Ngoài ra, bạn nên giữ tên mạng Wi-Fi (SSID) ở chế độ riêng tư. Bằng cách nhập SSID và mật khẩu theo cách thủ công trên thiết bị của bạn, bạn có thể kết nối với mạng. Nếu bạn thường cho phép khách truy cập vào mạng của mình, hãy cung cấp cho họ SSID và mật khẩu dự phòng.

Đừng sử dụng Wi-Fi mở, miễn phí (không có mật khẩu hoặc mã hóa) trong quán cà phê, thư viện, sân bay, v.v. Nếu bạn có thể kết nối dễ dàng thì hacker có thể sẽ truy cập dễ dàng đến mức nào?

Nghiên cứu kỹ bảo mật của máy tính

Doanh nghiệp cần triển khai những bài nghiên cứu nhận thức kỹ bảo mật máy tính cho những người dùng trong công ty.. Việc được đào tạo phù hợp có thể hỗ trợ nhân viên biết cách bảo vệ mạng máy tính cũng như các tập tin tài liệu quan trọng, tránh bị virus xâm nhập. Hãy nỗ lực tự học về các nguyên tắc cơ bản về bảo mật máy tính; điều này sẽ giúp bạn bảo vệ mạng của mình một cách sáng suốt hơn. Ngoài ra, việc nghiên cứu kỹ bảo mật máy tính sẽ có lợi cho doanh nghiệp cũng như cá nhân về lâu dài, tránh phải xử lý những tình huống phức tạp và không thể khôi phục dữ liệu quan trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến công việc kinh doanh cũng như là lợi nhuận đạt được.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Sử dụng tường lửa

Tường lửa mạng là một thiết bị quan trọng tạo thành xung quanh máy tính của bạn và ngăn chặn truy cập bất hợp pháp. Các bạn nên sử dụng các tính năng tường lửa tích hợp của hệ điều hành trong khi định cấu hình hoặc thiết lập máy tính. Có thể điều chỉnh cài đặt tường lửa theo sở thích của bạn.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Quét những tệp đính kèm Email

Email là một trong những phương thức virus xâm nhập nhanh nhất và chính phương pháp này đã khiến virus máy tính trở thành vấn đề phổ biến trong những ngày đầu của Internet. Họ không hề hay biết, một số người đã gửi những email có chứa virus cho bạn bè, đối tác của họ. Khi tài khoản đó bị xâm phạm, tin tặc sẽ sử dụng nó để truyền tài liệu có hại cho mọi người trong danh sách địa chỉ email.

Phương pháp đáng tin cậy nhất để đảm bảo an toàn cho bạn khi mở tệp đính kèm email hoặc nhấp vào liên kết là sử dụng phần mềm chống virus để quét. Cần có biện pháp bảo vệ chống virus cho các email do nhà cung cấp dịch vụ thư hoặc dịch vụ email bạn sử dụng cung cấp. Ví dụ: các tệp đính kèm trong Gmail sẽ tự động được kiểm tra phần mềm độc hại. Nếu có virus, email sẽ bị từ chối và bạn sẽ được thông báo.

Nguyên nhân bị virus máy tính

Hiểu rõ nguồn gốc của virus máy tính và cách ngăn chặn chúng là cách tiếp cận tốt nhất để xác định, ngăn chặn và ngăn chặn chúng.Sau đây là một số nguyên nhân điển hình khiến virus máy tính phát sinh:

  • Các tệp Email đính kèm từ người lạ hoặc quảng cáo, spam tập tin lạ
  • Kết nối các thiết bị lưu trữ bên ngoài hoặc di động không được bảo vệ (như thẻ nhớ, ổ cứng ngoài và ổ flash)
  • Truy cập các trang web nguy hiểm, không được bảo mật cao, trang web lậu.
  • Bấm chọn vào quảng cáo đáng ngờ
  • Tải xuống các chương trình trái phép và có hại

Tác hại của virus máy tính trong thực tế

Có thể bạn đang thắc mắc những tác hại nguy hiểm đến mức độ nào mà virus máy tính có thể gây ra. Việc nhận thức được các tác hại này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng triển khai những khóa học nghiên cứu bảo mật máy tính và chỉ ra cách ngăn chặn chúng cho nhân viên của mình. Ngoài ra, những cá nhân cũng sẽ ý thức hơn và chủ động bảo vệ dữ liệu máy tính của mình.

Tất cả đều phụ thuộc vào động cơ của hacker, có thể từ khủng bố đến mong muốn phô trương tài năng của một người. Các tác hại mà virus máy tính có thể gây ra bao gồm:

  • Các chương trình có thể bị xóa, thao tác nhấn phím có thể bị thao túng,
  • Dữ liệu nhạy cảm có thể bị truy cập và publish lên Social Media.
  • Mạng máy tính có thể bị virus làm quá tải lưu lượng truy cập, khiến mọi hoạt động trực tuyến đều không thể thực hiện được.
  • Mất dữ liệu gây thiệt hại lớn về mặt tài chính của các tập đoàn lớn cũng như đông đảo người dùng.

Ví dụ: virus ILOVEYOU đã gây thiệt hại lên tới 15 tỷ USD khi xâm nhập vào máy tính của 50 triệu người trên toàn cầu bằng chương trình đánh cắp mật khẩu được tích hợp vào Internet Explorer. Ngoài ra, còn có virus Sobig.F đã làm gián đoạn lưu lượng máy tính ở Washington, DC, dẫn đến thiệt hại 37 tỷ USD.

Tuy nhiên, có phải tất cả virus máy tính đều xấu? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng có một số những loại virus chống lại được cả virus, hay người ta thường nói là “lấy độc trị độc”.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Một ví dụ về điều này là virus Cruncher, nó nén mọi tệp mà nó lây nhiễm để giải phóng dung lượng ổ cứng. Linux là một loại virus khác có tác dụng gấp đôi như một bản vá chống virus. Thật không may, chỉ một phần nhỏ trong số các loại virus có thể được phân loại là virus "tốt".

Lời kết

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã hiểu virus máy tính là gì và cách phòng chống virus máy tính hiện nay như thế nào. Mong rằng các chủ doanh nghiệp cũng như các người dùng cá nhân cũng đã nhận thức được mối nguy hại mà virus máy tính gây ra để biết cách ngăn chặn. Sử dụng dịch vụ Google Workspace cũng là một trong số những phương pháp phòng chống virus máy tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí hiện nay khi tích hợp nhiều ứng dụng có bảo mật an toàn. Đừng ngần ngại và hãy nhắn tin qua Livechat trên Website để được giải đáp thông tin về dịch vụ cũng như sản phẩm Google Workspace phù hợp với doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Google Looker là gì? Tính năng, lợi ích của Google Looker 2024

Trong nhiều trường hợp, những nhân viên Marketing thường sẽ mất nhiều thời gian để làm báo cáo số liệu phân tích và hiệu suất của khách hàng vì không biết bắt đầu từ đâu - một phần do quá tải thông tin và dữ liệu phức tạp. Trong bài viết này, GCS Vietnam sẽ giúp các chủ doanh nghiệp tìm hiểu Google Looker là gì? đi kèm gồm những tính năng nào,... từ đó giải quyết mọi vấn đề đang gặp phải bên trên. Khám phá ngay.

Giới thiệu Google Looker

1. Looker là gì?

Looker là một nền tảng dựa trên đám mây dành cho hoạt động phân tích dữ liệu và trí tuệ kinh doanh (BI), giúp các công ty truy cập, kiểm tra và trích xuất thông tin chuyên sâu có giá trị từ dữ liệu. Looker cung cấp nền tảng tập trung để khám phá, báo cáo và cộng tác dữ liệu bằng cách thiết lập kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho các công ty thuộc mọi quy mô và lĩnh vực nhờ chức năng mạnh mẽ và bố cục thân thiện với người dùng. Thực tế là dịch vụ này đã được Google mua lại vào năm 2019 và hiện là một thành phần của Google Cloud Platform.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

2. Google Looker là gì?

Trong hội nghị người dùng công nghệ chuyển đổi số Cloud Next 2022, Google tiết lộ rằng họ đã hợp nhất tất cả các sản phẩm kinh doanh thông minh (Business Intelligence - BI) của mình dưới thương hiệu Looker. Tất cả các chương trình phân tích dữ liệu Google Cloud hiện đang chạy sẽ có Looker. Các ứng dụng này sẽ được gọi là Looker và là một phần của Looker Suite. Ví dụ: Looker Studio đã thay thế Data Studio.

Giám đốc cấp cao về quản lý sản phẩm kinh doanh thông minh của Google, Kate Wright, đã tuyên bố trong thông báo rằng "Looker là cái tên bạn sẽ nghe chúng tôi sử dụng khi nói về tất cả các sản phẩm thông minh kinh doanh trên Google Cloud. Chúng tôi đã tập hợp Looker, Data Studio và các công nghệ cốt lõi của Google như trí tuệ nhân tạo AI và Machine Learning."

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Việc tích hợp Looker đã cải thiện đáng kể khả năng phân tích và thông tin kinh doanh của Google. Điều quan trọng là tính năng lập mô hình dữ liệu của Looker cho phép các nhà phát triển chỉ định tài nguyên dữ liệu và phân tích để đảm bảo các diễn giải nhất quán. Google đặt mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng khả năng tốt hơn so với bảng thông tin truyền thống bằng cách hợp nhất tất cả các giải pháp phân tích của mình dưới một mái nhà.

Cuối cùng, mục tiêu của sự hợp nhất công nghệ của Looker Google là cho phép các doanh nghiệp tích hợp nhiều dữ liệu hơn vào ứng dụng và quy trình làm việc của họ, giúp đưa ra quyết định sáng suốt hơn về công việc hàng ngày của mình.

Google Looker sử dụng ngôn ngữ lập mô hình có tên LookML để minh họa khả năng truy vấn dữ liệu. Hơn nữa, ngôn ngữ này hoạt động với cơ sở dữ liệu giao dịch như MySQL và kho dữ liệu như BigQuery, Snowflake, Redshift và Oracle. Điều này giúp mọi người trong tổ chức của bạn truy cập dữ liệu cũng như tạo báo cáo và trang tổng quan dễ dàng hơn.

3. Ngôn ngữ LookML là gì?

LookerML là ngôn ngữ được Looker sử dụng để mô tả các thứ nguyên, tổng hợp, tính toán và mối quan hệ dữ liệu cho cơ sở dữ liệu SQL. Ngôn ngữ này tạo một mô hình mà Looker sử dụng để xây dựng các truy vấn SQL nhằm trích xuất dữ liệu chính xác cần thiết cho hoạt động phân tích kinh doanh của bạn.

Ngoài ra Looker ML bao gồm một số dự án giúp Looker chọn các truy vấn SQL thích hợp. Dự án LookML là tập hợp các tệp mô hình, dạng xem và bảng thông tin được kiểm soát cùng nhau bởi kho lưu trữ Git. Mô hình này chứa các tệp cung cấp thông tin về các bảng sẽ sử dụng và cách kết hợp chúng với nhau. Khung nhìn chứa thông tin về cách tính toán các tham số nhất định trong mỗi bảng. Các tệp bảng thông tin thêm sự hấp dẫn trực quan để thể hiện dữ liệu một cách dễ dàng.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

4. Các sản phẩm của Google Looker

Để đáp ứng các quy mô và mục đích sử dụng khác nhau của doanh nghiệp, Google Looker đã phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ. Dưới đây là những gói dịch vụ mà Google Looker cung cấp cho các doanh nghiệp để có thể thoải mái, lựa chọn:

Các gói sản phẩm của Google Looker Cụ thể về gói sản phẩm Looker Embedded - Hỗ trợ phát triển hiệu quả hơn các ứng dụng phân tích nhúng bằng cách nhấn mạnh các tính năng quan trọng và nâng cao trải nghiệm người dùng. - Giữ quyền kiểm soát dữ liệu và giao diện người dùng của công ty đồng thời tiết kiệm chi phí, nhân lực trong việc phát triển ứng dụng. Looker Modeler - Hợp nhất các số liệu trên nhiều nhóm và ứng dụng. - Triển khai, cập nhật và phân tích các cập nhật số liệu - Thúc đẩy hợp tác thông qua đo lường chung và kết nối với ứng dụng kinh doanh thông minh yêu thích của người dùng. Looker BI - Cho phép người dùng truy cập, phân tích và hành động dựa trên các phiên bản dữ liệu mới nhất để cung cấp cho khách hàng thông tin đầy đủ, theo thời gian thực. - Cung cấp trải nghiệm dữ liệu quy mô lớn từ đám mây của doanh nghiệp. Looker (Google Cloud Core) Google Cloud Looker cho phép tích hợp suôn sẻ với các sản phẩm của Google Cloud như BigQuery, quản lý danh tính và quyền truy cập của người dùng bằng cách giúp cấu hình các phiên bản Looker thông qua Google Cloud Console dễ dàng hơn. Looker Studio Trực quan hóa dữ liệu từ hàng trăm nguồn trong các biểu đồ, bảng và báo cáo có thể tùy chỉnh hoàn toàn, đồng thời chia sẻ thông tin chi tiết về doanh nghiệp với mọi người. Looker Studio Pro - Cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào chức năng doanh nghiệp nâng cao, hỗ trợ kỹ thuật và bao gồm tất cả các tính năng của Looker Studio. - Dễ dàng quản lý quyền truy cập vào báo cáo và nguồn dữ liệu trên quy mô lớn, bao gồm cả việc kết nối dữ liệu nhóm và dự án Google Cloud.

Các tính năng độc đáo của Google Looker

1. Khám phá dữ liệu trực quan

Người dùng có thể kiểm tra dữ liệu một cách trực quan và tương tác nhờ giao diện người dùng của Looker. mọi người có thể dễ dàng thực hiện các nghiên cứu phức tạp với tính năng kéo và thả, cho phép những người không rành về kỹ thuật có được thông tin chi tiết mà không phụ thuộc nhiều vào nhân viên kỹ thuật Công nghệ thông tin.

2. Mô hình hóa và chuyển đổi dữ liệu

Các tổ chức có thể chỉ định các liên kết và tính toán dữ liệu của mình nhờ lớp mô hình hóa đặc biệt của Looker. Nhờ tính linh hoạt này, khách hàng có thể thiết kế các số liệu và thứ nguyên duy nhất đảm bảo tính chính xác, nhất quán của dữ liệu trên toàn nền tảng. Một trong những lợi thế chính của Looker đối với việc ra quyết định dựa trên dữ liệu là khả năng chuyển đổi dữ liệu phi cấu trúc thành thông tin chính xác, chi tiết.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

3. Lợi ích thực tế của việc tích hợp Looker với Google Cloud Platform

Việc tích hợp Looker với Google Cloud Platform mang lại một số lợi ích đáng chú ý, chẳng hạn như quản trị và bảo mật nâng cao, khả năng mở rộng, khả năng tích hợp dữ liệu, dịch vụ AI và machine learning (máy học), môi trường cộng tác, tích hợp hệ sinh thái và độ tin cậy của cơ sở hạ tầng. Những lợi ích này mang lại cho doanh nghiệp khả năng khai thác tối đa giá trị từ dữ liệu và thực hiện việc ra quyết định dựa trên dữ liệu trong hoạt động hàng ngày.

4. Môi trường cộng tác

Trải nghiệm dữ liệu được chia sẻ của Looker cho phép các nhóm làm việc cùng nhau hiệu quả hơn. Trang tổng quan, báo cáo và hình ảnh trực quan tương tác mà người dùng có thể xây dựng và chia sẻ cho phép chia sẻ kiến thức và khám phá dữ liệu đa chức năng. Cài đặt hợp tác này cải thiện tính minh bạch và cho phép nhiều bên liên quan phối hợp các sáng kiến ​​của họ dựa trên những hiểu biết sâu sắc về dữ liệu.

5. Phân tích nhúng

Looker Studio cho phép doanh nghiệp đưa các phân tích chi tiết hướng thẳng vào sản phẩm hoặc cổng giao tiếp với khách hàng bằng cách tích hợp với quy trình làm việc và ứng dụng theo cách dễ sử dụng. Khách hàng và đối tác có thể nhận được thông tin chi tiết theo thời gian thực từ chức năng này, điều này cũng giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. Khả năng phân tích nhúng của Looker cho phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dựa trên dữ liệu hoặc dễ dàng chia sẻ dữ liệu với các bên liên quan bên ngoài. Xem thêm tại website Looker.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

6. Quản trị và bảo mật dữ liệu

Với các tính năng như kiểm soát truy cập tập trung, quyền dữ liệu và khả năng kiểm tra, Looker tập trung nhiều vào quản trị dữ liệu. Những yếu tố này đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu nhạy cảm và tuân thủ các yêu cầu pháp lý. Looker giúp các tổ chức xử lý dữ liệu nhạy cảm yên tâm hơn bằng cách triển khai các quy trình quản trị dữ liệu nghiêm ngặt.

Một số Lợi ích và hạn chế của Google Looker cho Doanh nghiệp

1. Lợi ích của Google Looker đem đến cho doanh nghiệp

  • Lập báo cáo được cá nhân hóa

Khả năng tạo báo cáo là một trong những lợi ích của Google Looker. Bạn có thể chọn những thành phần nào được bao gồm trong dịch vụ đó và hoàn toàn tùy chỉnh chúng để đáp ứng nhu cầu của bạn.

Ngoài ra, bạn sẽ có quyền kiểm soát dữ liệu trông như thế nào. Ví dụ: bạn có thể tạo biểu đồ. Bạn sẽ có thể nhanh chóng xem các mô hình trong toàn bộ tổ chức của mình và theo dõi tiến trình hướng tới mục tiêu của mình bằng cách xem bạn đã đi được bao xa trên quỹ đạo hiện tại. So với bảng tính, biểu đồ hoặc đồ thị trực quan này thường dễ hiểu hơn.

Ngoài ra, bạn có thể nhanh chóng sửa đổi giao diện của báo cáo để phù hợp với sở thích của mình. Điều này có thể hữu ích cho các doanh nghiệp phục vụ nhiều khách hàng khác nhau.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

  • Tiết kiệm thời gian

Việc biên soạn báo cáo bằng tay có thể tốn nhiều công sức cũng như thời gian của người dùng. Thường ngày bạn phải tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn và bảng tính. Tuy nhiên, với Google Looker, tất cả những gì bạn phải làm là nhập các nguồn mong muốn vào các ô cần điền vì tất cả thông tin đều được kết nối với nhau và tổng hợp lại trong Looker. Bạn sẽ có thể tạo một báo cáo có thể đọc được chỉ trong vài phút với tính năng này. Hơn thế nữa, trong khi tạo báo cáo, bạn có thể sử dụng một số chủ đề được tạo sẵn.

Bạn cũng có thể định cấu hình báo cáo tự động. Điều này sẽ cho phép bạn giám sát hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian thực mà không yêu cầu bạn phải thực hiện thêm bất kỳ thao tác nào.

  • Miễn phí sử dụng đối với gói Looker Studio

Google đang cung cấp miễn phí dịch vụ dành cho các doanh nghiệp mong muốn trải nghiệm Looker Studio, bao gồm những tính năng cơ bản của Looker. Điều này bao gồm các mẫu báo cáo cùng rất nhiều tài liệu hỗ trợ có sẵn. Ví dụ: bạn có thể tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về cách sử dụng phần mềm này thông qua các hướng dẫn miễn phí. Đây là một trong những điều tuyệt vời khi có Google Looker cho startup hoặc các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, một số tính năng - chẳng hạn như trình kết nối cộng đồng - có thể phải trả thêm phí. Bạn có thể mua gói Pro nếu muốn có thêm các tính năng bổ sung. Dù vậy, một lần nữa, các doanh nghiệp vừa và lớn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ điều này.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

  • Dễ dàng chia sẻ thông tin chi tiết của bạn

Sau khi tạo báo cáo, bạn sẽ dễ dàng chia sẻ chúng với các thành viên trong nhóm để thu thập ý kiến đóng góp của họ nhờ các tính năng cộng tác được tích hợp trong ứng dụng. Ví dụ: bạn sẽ có thể quyết định những thông tin nào mỗi thành viên trong nhóm của bạn sẽ có thể nhìn thấy. Bạn cũng có thể xác định xem họ có thể chỉnh sửa báo cáo hay chỉ xem. Ngoài ra, người dùng có thể xuất báo cáo để đính kèm vào email. Có nhiều định dạng mà bạn có thể xuất sang, bao gồm các: Google Sheets, PDF, bảng tính Excel, Google Slides.

  • Tạo điều kiện cho việc phân tích dữ liệu của bạn

Bạn có quyền truy cập vào nhiều bộ lọc mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra dữ liệu của mình và trích xuất thông tin sâu sắc hơn. Ví dụ: bạn được cho phép thay đổi phạm vi ngày mà bạn đang sử dụng. Hơn nữa, việc theo dõi dựa trên tài khoản hoặc chiến dịch cũng thuận tiện hơn. Kết quả là bạn sẽ có thể tạo ra dữ liệu chi tiết và chính xác hơn.

Để giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về dữ liệu, ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng khác nhau. Một ví dụ mà chúng ta có thể thấy là khả năng thực hiện các thủ tục thống kê.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

2. Hạn chế của Google Looker

  • Cần phải học thêm để sử dụng thành thạo Google Looker

Giao diện thân thiện với người dùng của Google Looker giúp người dùng không có kỹ thuật có thể truy cập khám phá dữ liệu, nhưng thường cần phải nắm vững SQL và lập mô hình dữ liệu để sử dụng đúng các tính năng nâng cao của nó. Các tổ chức không có nhóm dữ liệu chuyên biệt hoặc ít người am hiểu công nghệ hơn có thể gặp khó khăn trong quá trình học tập này.

  • Chi phí của các gói nâng cấp khá cao đối với các công ty quy mô nhỏ

Looker là một công cụ kinh doanh thông minh với giá khá cao và gói định giá dựa trên báo giá được cá nhân hóa có thể khiến dịch vụ này khi nâng cấp lên không phù hợp với các công ty khởi nghiệp hoặc công ty nhỏ có ngân sách eo hẹp. Trước khi quyết định sử dụng nền tảng, các tổ chức phải đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu của mình và cân nhắc các lựa chọn về giá công cụ BI.

  • Độ phức tạp trong tùy chỉnh nâng cao

Tùy chỉnh nâng cao trong Google Looker thường yêu cầu kiến thức chuyên môn về LookML, ngôn ngữ lập mô hình độc quyền của Looker. Điều này có thể hạn chế khả năng của người dùng không có kỹ năng lập trình trong việc tạo các mô hình dữ liệu hoặc phép tính phức tạp. Sự phức tạp của LookML có thể gây choáng ngợp đối với người dùng mới làm quen và có thể cần được đào tạo thêm hoặc hỗ trợ từ bên ngoài.

Hướng dẫn lập trình google script a-z

Chi phí dịch vụ Google Looker

Hiện nay, các gói chi phí dịch vụ của Google Looker chưa được công khai trên nền tảng Google Cloud. Tuy nhiên, đối với giá Looker Studio, doanh nghiệp sẽ không phải trả phí để trải nghiệm dịch vụ. Đối với gói nâng cấp Looker Studio Pro, người dùng sẽ phải trả 9$/ dự án/ tháng.

Ngoài ra, GCS Technology Company Limited Vietnam - Đối tác ủy quyền cấp cao của Google Cloud tại Việt Nam, cung cấp các gói sản phẩm Google Looker với mức giá hấp dẫn kèm theo những lợi ích dành cho khách hàng khi đăng ký. Các bạn sẽ được xuất hóa đơn điện tử rõ ràng cũng như nhận được sự hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến các sản phẩm của Google.

Lời kết

Như vậy, qua bài viết chúng ta có thể thấy Google Looker là một giải pháp thông minh giúp cho doanh nghiệp quản lý cũng như phân tích số liệu báo cáo phức tạp. Các tổ chức có thể sử dụng trải nghiệm thử Looker Studio với các tính năng cơ bản. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi thắc mắc của khách hàng về các giải pháp Google Workspace, Looker. Để liên hệ có thể sử dụng cách nhắn tin trực tiếp thông tin và vấn đề cần tư vấn qua LiveChat sẽ được đội ngũ CSKH tại GCS Vietnam.