Hút bóng là gì

Bóng cười là gì? Tại sao mới chỉ du nhập vào Việt Nam không lâu nhưng bóng cười đã và đang trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích, thậm chí coi nó như một thú vui không thể thiếu mỗi khi đi hộp đêm? Là một dạng chất kích thích, bóng cười đem lại tác hại khôn lường thế nào cho người sử dụng?

Bóng cười là gì? Bóng cười [tên tiếng Anh là funky balloon] được hiểu là là một hình thức chứa của khí Dinitơ monoxit [N2O]. Đây là một loại chất không màu, không mùi, gây ức chế thần kinh, khiến cho phản ứng của cơ thể trở nên chậm chạp. Sau khi hít khí này, người sử dụng sẽ có cảm giác hưng phấn nhẹ, cười khúc khích, váng đầu, chóng mặt và gặp ảo giác trong một khoảng thời gian ngắn. Trong y học, N2O có chức năng như thuốc an thần liều nhẹ, giúp bệnh nhân giảm lo lắng và thư giãn trước khi tiến hành các cuộc tiểu phẫu. Ngoài ra, nó cũng được các nha sĩ sử dụng để giảm đau hay gây tê cho bệnh nhân. Cách thực hiện gây tê bằng xông khí cười như sau: bệnh nhân được bác sĩ cho hít cùng lúc cả khí oxy và khí cười hoặc khí oxy được tiếp khoảng 5 – 10 phút sau khi tắt khí cười.

Lúc này, khí oxy sẽ giúp loại bỏ các khí còn lại trong cơ thể, giữ cho cơ thể tỉnh táo. Khí N2O sẽ gây tê nhẹ mà không cần phải tiêm thuốc qua da – điều khiến cho nhiều bệnh nhân cảm thấy sợ hãi. Việc thực hiện gây tê bằng cách xông khí cười được đánh giá là một phương pháp an toàn, không để lại hậu quả hay tác động tiêu cực tới các cơ quan nội tạng quan trọng như não, tim, thận, gan, phổi…

Sau khi hiểu được bóng cười là gì, câu hỏi tiếp theo được đặt ra đó là: Bóng cười hay khí gây cười có gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến người sử dụng không? Ảnh hưởng của bóng cười được phân định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Số lượng đã sử dụng
  • Sức khỏe của người dùng
  • Mức độ dung nạp của cơ thể
  • Các chất khác được trộn lẫn trong khi sử dụng

Từ đó, tác hại của bóng cười sẽ được chia theo dài hạn hay ngắn hạn.

Đa phần mọi người sẽ không cảm thấy tác dụng phụ nào quá rõ rệt, nếu có, các triệu chứng này xuất hiện gần như ngay lập tức hoặc sau vài phút do người sử dụng đã hít một lượng lớn hay hít quá nhanh khí gây cười:

  • Rùng mình
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Một số trường hợp sẽ gặp ảo giác, biến dạng giọng nói hay thậm chí là đột tử do không được cung cấp đủ khí oxy để hô hấp

Khí cười gây ảnh hưởng lâu dài lên mỗi người với mỗi cơ địa khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với loại khí này lâu dài sẽ gây ra các biến chứng đối với cơ thể, có thể kể đến:

  • Mất trí nhớ
  • Rối loạn tâm thần
  • Ngứa ran hoặc tê ở tay, các chi do thiếu vitamin B-12
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu sử dụng khí gây cười không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh cho thai nhi
  • Cảm giác trầm buồn và lệ thuộc tâm lý [nghiện]

Khí N2O trong bóng cười có nhiệt độ rất lạnh [-40 độ C], nên việc hít trực tiếp khí này sẽ gây tê cóng cho mũi, môi và dây thanh quản. Ngoài ra, do tính chất hóa học và có áp suất cao, khí N2O thậm chí có thể gây tổn thương và phá vỡ nhu mô phổi.
Theo như định nghĩa trả lời cho câu hỏi bóng cười là gì, khí N2O nguyên chất có trong bóng cười không màu, không vị, nhưng tại một số tụ điểm giải trí, khí cười trong bóng họ cung cấp đôi khi sẽ có vị ngọt nhẹ, chứng tỏ đây không còn là khí N2O nguyên chất mà đã được pha lẫn tạp chất để tạo vị. Vì vậy, khí khi hít trực tiếp từ các vật chứa không phù hợp hay khí đã pha tạp chất cũng rất nguy hiểm vì có thể đã nhiễm vi khuẩn. Người sử dụng cũng có thể tự làm hại mình nếu họ sử dụng các bình gas bị lỗi và phát nổ. Khi pha chế khí bằng tay không cũng có thể gây bỏng lạnh. Sử dụng bóng cười ở những nơi không an toàn như ở trên tầng cao không được che chắn, khi đang lái xe, vận hành máy móc,… sẽ khiến người sử dụng gặp phải những hậu quả khôn lường. Cảm giác hưng phấn, lâng lâng, mất kiểm soát hay gặp ảo giác dù chỉ trong thời gian ngắn do bóng cười mang lại chính là nguyên nhân dẫn đến những sơ suất “chết người”. Sự kết hợp của bóng cười và đồ uống có cồn cũng cần phải được hạn chế hết mức có thể vì cả hai chất này đều gây ức chế thần kinh. Khi dùng chung với nhau, chúng sẽ làm tăng các nguy cơ về sức khỏe và tai nạn không mong muốn cho người sử dụng.

Từ định nghĩa, có thể dễ dàng thấy được rằng, khí cười trong lĩnh vực y khoa là một loại chất an toàn nếu được sử dụng với đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng phù hợp với thể trạng mỗi người cũng như thủ thuật y tế mà bệnh nhân thực hiện.
Tuy nhiên, việc lạm dụng khí cười trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt với mục đích giải trí nhằm kéo dài cảm giác phấn khích sẽ gây ra những phản ứng phụ không mong muốn đối với sức khỏe và thậm chí có thể gây tử vong. Hiểu rõ khí cười là gì, bóng cười là gì và tác hại khi lạm dụng nó là điều vô cùng cần thiết khi trào lưu không lành mạnh này đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ Việt Nam.

Bệnh nhân nam, 26 tuổi sống tại Tây Hồ, Yên Phụ sau khi hút 10 quả bóng cười/tuần kéo dài trong 1 năm đã xuất hiện tê tứ chi và yếu 2 chân, dù đã được điều trị tích cực nhưng cũng khó tránh được biến chứng về thần kinh. Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám và điều trị.

Chân tay tê bì do hút bóng cười

Đó là trường hợp của anh N.T.A, trong vòng 1 năm liên tục hút bóng cười và gần đây, anh A., cảm thấy chân tay tê bì, đặc biệt là hai chân yếu đi nên đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám.

Trực tiếp thăm khám, BSCKI Nguyễn Đình Tuấn - Chuyên Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tư vấn, đồng thời chỉ định anh A., làm các xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết như: Tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa máu, thăm dò điện sinh lý thần kinh - cơ…

BS.CKI Nguyễn Đình Tuấn tư vấn bệnh nhân hút bóng cười.

Kết quả thăm khám, anh A., được chẩn đoán viêm đa dây thần kinh mạn tính trên nền bệnh nhân có tiền sử hút bóng cười.

Bóng cười là gì?

Bác sĩ Tuấn cho biết, Dinitơ monoxid [N2O] được gọi là khí cười, bóng cười vì sau khi hít phải, gây ra ảo giác, kích thích hưng phấn cười. Hiện nay tại các nhà hàng, quán bar, quán cà phê, thậm chí một số quán vỉa hè cũng cung cấp bóng cười thu hút rất nhiều thanh thiếu niên. Giới trẻ coi bóng cười như một thú vui an toàn và đang lạm dụng.

Bóng cười nguy hiểm thế nào?

Cũng theo BS Tuấn, trước kia, khí N2O được ứng dụng trong Y tế có tác dụng giảm đau, giải lo âu, tuy nhiên khi sử dụng quá liều sẽ gây tác hại đến hệ thần kinh và tim mạch. Hút khí này vào trong cơ thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên và gây ảnh hưởng chu trình chuyển hóa vitamin B12.

Những quả bóng cười được giới trẻ sử dụng tràn lan.

Nếu lạm dụng N2O có thể dẫn tới rối loạn thần kinh như co giật, mất kiểm soát, trầm cảm, rối loạn cảm giác, liệt vận động, rối loạn giấc ngủ, tổn thương thần kinh trung ương,… Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp thì người dùng cũng sẽ bị giảm nhận thức, tầm nhìn và thính giác.

Với những người bị bệnh về tim mạch, hen suyễn và các bệnh liên quan tới đường hô hấp nếu sử dụng và tiếp xúc với khí N2O có thể bị nguy hiểm tới tính mạng.

Đáng sợ là khí N2O cũng có thể gây ảo giác, có dấu hiệu tượng tự như ma túy tổng hợp và cũng gây nghiện.

Phòng tránh nguy hiểm từ bóng cười

Qua trường hợp của bệnh nhân A.,, BS Tuấn khuyến cáo người dân, đặc biệt là giới trẻ không nên sử dụng bóng cười vì những tác hại của nó. Đồng thời, nên có lối sống lành mạnh bằng việc tập thể dục thể thao, ăn uống và sinh hoạt điều độ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Khí N2O được đựng trong bình kín và bơm vào bóng cười trước khi bán cho các bạn trẻ.

MEDLATEC - Địa chỉ uy tín khám các bệnh lý thần kinh

Cùng với phục vụ thăm khám và điều trị các chuyên khoa, Chuyên khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng có đầy đủ các điều kiện để phục vụ nhanh chóng, chất lượng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân về các bệnh lý thần kinh.

Công tác khám bệnh được thực hành bởi các bác sĩ, chuyên khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm vì khách hàng như:

- GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương - Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ cao cấp, nguyên chủ nhiệm bộ môn Thần kinh, Học viện Quân Y 103, Ủy viên Ban chấp hành Hội Thần kinh học, Chủ tịch Hội chống đau Hà Nội;

- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh giàu kinh nghiệm như: BSCKI Vũ Hải Yến, BSCKI Nguyễn Đình Tuấn, ThS.BS Nguyễn Thị Huyền Thu, BS Bùi Thị Thanh,….

- Được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ thăm khám thần kinh gồm: Điện não đồ; lưu huyết não; Máy điện cơ; siêu âm doppler mạch máu ngoài sọ; chụp cắt lớp sọ não, chụp MRI,…

Với phương châm “Dịch vụ tốt, Công nghệ cao”, đến khám tại Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC người bệnh sẽ luôn được quan tâm chăm sóc và chia sẻ tận tình bởi các bác sĩ chuyên khoa cũng như đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp trong thời gian tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật, và ngày Lễ, Tết.

Bóng cười là gì? Bóng cười đang là trào lưu được giới trẻ nhiều nước trên thế giới yêu thích, trong đó có Việt Nam. Việc thiếu hiểu biết bóng cười là gì khiến nhiều bạn trẻ xa đà vào chất kích thích này. Để hiểu hơn về chất kích thích này bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Đang xem: Hút bóng cười là gì

Bóng cười được du nhập vào Việt Nam từ năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm gần đây nó mới thực sự phát triển bùng nổ. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những bạn trẻ đang phê pha hút bóng tại những quán bar, quán cà phê. Ở Việt Nam, bóng cười được bán với giá thành khá rẻ. Tùy theo kích thước bóng mà nó có giá từ vài chục cho đến vài trăm ngàn. Chính vì sự dễ mua, dễ sử dụng, có tính gây nghiện này mà lượng người sử dụng ngày càng nhiều hơn.

Loại chất kích thích này đang được giới trẻ sử dụng như một trò để giải trí, xả stress. Sau khi sử dụng bóng cười, người chơi sẽ có những trận cười sặc sụa, khó kiểm soát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thì đây là một loại chất kích thích gây hại trực tiếp đến hệ thần kinh, tim mạch, huyết áp mà bạn nên tránh xa. Cùng tìm hiểu bóng cười là gì cùng những thông tin cần biết để hiểu hơn về chất kích thích này.

1. Bóng cười là gì?

Hút Bóng Cười Là Gì - Bóng Cười [ Khí Cười ] Là Gì 5

Bóng cười được rất nhiều bạn trẻ sử dụng tại những quán bar, cà phê

Bóng cười còn có tên gọi khác là Funkyball. Bóng cười đơn giản là loại bóng được bơm thêm khí Dinitơ Oxit – N2O. Đây là một chất hóa học không màu, không vị, không mùi. Khi hít phải loại khí này sẽ khiến cơ thể có cảm giác hưng phấn, vui vẻ có thể cười nói luyên thuyên, mất kiểm soát, gây ảo giác khiến không gian xung quanh màu sắc, rực rỡ hơn, âm thanh sống động với những giai điệu du dương hơn.

Đây là loại khí có tác dụng rất nhanh và sâu. Ban đầu khí Dinitơ Oxit – N2O được áp dụng trong y khoa để thực hiện các phẫu thuật giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo lắng, giảm đau và thư giãn hơn. Nếu được sử dụng đúng mục đích, loại khí này sẽ giúp được rất nhiều bệnh nhân cần phẫu thuật. Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, N2O còn được sử dụng làm chất tạo bọt. Ngoài ra, đây là tác nhân oxi hóa mạnh nên N2O còn được sử dụng làm tác nhân oxi hóa trong động cơ tên lửa.

Tuy nhiên, một số người đã lạm dụng tính chất này của khí Dinitơ Oxit – N2O sử dụng trong bóng cười. Việc thường xuyên sử dụng bóng cười gây tác hại khôn lương đến sức khỏe. Ngoài ra, Dinitơ Oxit – N2O cũng là một chất có khả năng gây nghiện, kích thích, gây ảo giác. Người sử dụng Dinitơ Oxit – N2O sẽ có xu hướng phụ thuộc, muốn tăng liều loại khí này. Khi không sử dụng có cảm giác thèm tương tự như thèm thuốc lá, heroin.

2. Vì sao bóng cười lại có sức hút đến vậy?

Hút Bóng Cười Là Gì - Bóng Cười [ Khí Cười ] Là Gì 6

Không hiểu rõ bóng cười là gì khiến những bạn trẻ vẫn vô tư dùng bóng

Nhiều bạn trẻ xem bóng cười như một trò giải trí mà nếu chưa từng sử dụng qua thì sẽ bị cho là quê mùa, lạc hậu. Vô hình chung, bóng cười ngày càng trở nên phổ biến với những người có đời sống về đêm. Trong những năm trở lại đây, nhiều chủ của vũ trường, quán bar hay quán karaoke vì muốn thu hút thêm nhiều thanh thiếu niên đến quán nên đã dùng nhiều chiêu trò để lôi kéo, một trong số các cách thức đó chính là tổ chức cho khách dùng bóng cười. Khi hít bóng cười đồng nghĩa với việc bạn đã hít một lượng khí N2O [Dinitơ monoxit hay Nitrous oxide] vào cơ th, nó sẽ kích thích và tác động mạnh lên vài điểm trong hệ thần kinh tạo cho người chơi bóng xuất hiện cảm giác lâng lâng, phát ra tiếng cười sảng khoái kéo dài một khoảng thời gian từ khoảng chục giây đến một phút.

Tuy nói chơi bóng cười là một biểu hiện của sự “sành điệu”, “thời thượng” nên nhiều bạn trẻ thích sử dụng nhưng tác dụng tức thời của nó cũng là một nguyên nhân khiến hình thức giải trí này có sức hút nhiều đến vậy. Khi sử dụng bóng cười, các bạn trẻ sẽ có cảm giác đê mê, sảng khoái, nghe nhạc sẽ cảm thấy rõ hơn, phấn khích hơn, cười nghiêng ngả không thể dừng và không thể kiểm soát, ngay sau đó họ sẽ chìm đắm hoàn toàn trong ảo giác về những thứ xung quanh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự lan tỏa của khí nitrous oxide vào cơ thể gây nên sự phấn khích về tinh thần và tạo ảo giác gây cười cho người chơi.

Tuy bóng cười giúp tinh thần vui vẻ trong thời gian ngắn nhưng nó lại gây ra nhiều rối loạn nếu bạn thường xuyên sử dụng. Chúng bao gồm cảm giác châm chích ở đầu các chi và làm người chơi đi lại loạng choạng, không vững vàng, trí nhớ và giấc ngủ bị rối loạn, nhịp tim không ổn định, huyết áp giảm và xuất hiện tình trạng thiếu máu não.

3. Tác hại của bóng cười đối với sức khỏe

Nếu có mục đích sử dụng bóng cười như một biện pháp giải trí làm tăng thêm sự vui vẻ thì không sao. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ mới lớn có tần suất hút bóng cười quá thường xuyên và dày đặc dẫn đến sức khỏe bị giảm sút mạnh. Sử dụng bóng cười sẽ gây kích thích cơ thể hưng phấn, vui vẻ, có khả năng gây ra ảo giác, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, rùng mình. Đây là những tác động của bóng cười khi mới sử dụng. Về lâu về dài khi dùng bóng cười sẽ có tác hại khôn lường đến sức khỏe. 

Bên cạnh những tác hại trên, việc sử dụng bóng cười trong thời gian dài còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Xem thêm: Đạo Phật Giáo Là Gì ? Hiểu Đúng Về Đạo Phật Để Tu Tập Đúng Chánh Pháp

3.1. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Hút Bóng Cười Là Gì - Bóng Cười [ Khí Cười ] Là Gì 7

Tác hại của bóng cười đối với hệ thần kinh

Nếu chỉ sử dụng Dinitơ Oxit – N2O ở nồng độ thấp sẽ kích thích trung tâm gây cười trong não bộ. Khi hít Dinitơ Oxit – N2O vào cơ thể, khí này sẽ tan vào máu, tác động đến thần kinh khiến người dùng có cảm giác châm chích ở đầu các ngón tay chân, đi lại loạng choạng và gây cười.

Tê bì chân tay nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mất khả năng vận động là dấu hiệu thường gặp ở người thường xuyên sử dụng bóng cười. Đã có những trường hợp tê bì chân tay, mất khả năng vận động. Không nắm rõ thông tin bóng cười là gì khiến nhiều người vẫn vô tư sử dụng nó. Trường hợp của chị N.T.A sau thời gian dài hít mỗi ngày 30 trái bóng cười đã mất khả năng đi lại. Khi nhập viện chị N.T.A đang trong tình trạng tê bì chân tay, không kiểm soát được khả năng vận động. Sau khi, tiến hành các xét nghiệm y khoa chị N.T.A được chẩn đoán viêm đa dây thần kinh mạn, tổn thương tủy sống. Đây là một trường hợp điển hình của ngộ độc khí Dinitơ Oxit – N2O dẫn đến tổn thương dây thần kinh.

Trên thế giới cũng đã ghi nhận những trường hợp tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng khi sử dụng bóng cười. Điển hình như trường hợp của nữ diễn viên người Mỹ Demi Moore. Cô nhập viện trong tình trạng co giật, run rẩy. Ở Trung Quốc cũng đã ghi nhận trường hợp của một cô gái 17 tuổi bị liệt toàn thân không thể đi lại, dây thần kinh tủy sống gần như không thể phục hồi.Tại trường Đại học Illinois cũng đã có trường hợp tử vong của Benjamin Collen 19 tuổi do ngạt bóng cười vào cuối năm 2012.

3.2. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Theo khuyến cáo của các bác sĩ không nên sử dụng bóng cười, đặc biệt là những người mắc bệnh về tim mạch. Khí Dinitơ Oxit – N2O khi đi vào cơ thể sẽ chiếm chỗ của khí oxy, hít nhiều bóng cười lượng oxy trong máu theo đó ngày càng thấp đi. Thay vào đó hàm lượng khí Dinitơ Oxit – N2O sẽ tăng lên. Điều này gây phấn kích cực độ, kéo theo những trận cười không dứt. Nếu xảy ra liên tục sẽ khiến người hít bị thiếu khí oxy. Do vậy, máu từ tim sẽ không tuần hoàn đến khắp cơ thể. Từ đó, dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch và tử vong.

Ngoài ra, Dinitơ Oxit – N2O còn là một khí cực lạnh có thể bốc cháy. Một cú sốc lạnh có thể khiến nhịp tim chậm lại gây nguy cơ đột quỵ, tử vong cao. Với tính chất nguy hiểm nên bóng cười không được sử dụng với người bị bệnh tim. Ngay cả với người khỏe mạnh thường xuyên sử dụng bóng cười cũng có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

3.3. Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai

Hút Bóng Cười Là Gì - Bóng Cười [ Khí Cười ] Là Gì 8

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được sử dụng bóng cười

Thường xuyên sử dụng bóng cười gây ra hiện tượng thiếu máu, giảm bạch cầu. Ngoài ra, khí N2O cũng là nguyên nhân gây ức chế vitamin B12 và axit folic trong cơ thể do tính chất oxi hóa của nó.

Đối tượng phụ nữ, trẻ em là đối tượng tuyệt đối không nên sử dụng bóng cười. Bởi khi tiếp xúc gần với khí N2O có khả năng gây ảnh hưởng rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thụ thai. Với phụ nữ mang thai dùng bóng cười có nguy cơ nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, co giật, tử vong. Với thai nhi, thiếu oxy có thể khiến não bộ phát triển không bình thường, dị tật, chết lưu. Ở giai đoạn cuối thai kỳ khi sử dụng bóng cười có khả năng sinh non, nhẹ cân, kém phát triển thể chất trí tuệ.

Với những tác hại về sức khỏe khôn lường, hiện nay một số nước đã cấm sử dụng N2O cho mục đích giải trí như tại Anh. Việc sử dụng chất kích thích này tại Anh cho mục đích giải trí có thể bị phạt mức án lên đến 1.000 bảng Anh.

Xem thêm: Steel Maker Hoa Sen Group’S Profit Soars 4, Hoa Sen Group

Khi hiểu được bóng cười là gì, các tác hại của nó đến sức khỏe nhiều người đã nghĩ đến cách cai nghiện bóng cười. Tuy nhiên, đây là một chất có khả năng gây nghiện. Điều tra về ma túy toàn cầu [2013 – 2014] cho thấy N2O xếp hàng thứ 14 trong các loại thuốc gây nghiện được sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu – nó đứng trước cả Ketamine. Do vậy, muốn cai nghiện bóng cười thanh công bạn cần có sự kiên trì và cố gắng rất nhiều.

Video liên quan

Chủ Đề