Khai nhận di sản thừa kế ở đâu

Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Sau thời điểm mở thừa kế, để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế có hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản hoặc thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Để tìm hiểu chi tiết về thủ tục khai nhận di sản thừa kế, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn như sau:

Tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế

1 Tư vấn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết. Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Thủ tục khai nhận di sản thừa kế;

+ Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế;

+ Nơi có thẩm quyền tiến hành khai nhận di sản thừa kế;

+ Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm tại tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

2. Thủ tục khai nhận di sản thửa kế theo quy định pháp luật

I/ Các giấy tờ cần xuất trình:

- Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế.

- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

- Một bản Sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di sản thừa kế [đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền].

- Giấy tờ về di sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm, đăng ký xe, cổ phiếu, cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác [nếu có].

- Di chúc hợp pháp [nếu có].

- Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế [nếu có].

* Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có uỷ quyền hợp pháp cho người được uỷ quyền [Người được uỷ quyền phải có CMND, hộ khẩu].

II/ Trình tự công chứng:

- Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên. Nếu việc khai nhận di sản thừa kế có nội dung phức tạp hoặc liên quan tới khối tài sản lớn thì Công chứng viên thực hiện việc niêm yết thông báo thừa kế tại UBND phường trong thời hạn 30 ngày;

- Sau thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào [đã có xác nhận của UBND phường, xã] thì Công chứng viên lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế;

- Những người khai nhận di sản thừa kế đọc Văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên;

- Công chứng viên ký công chứng Văn bản;

- Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.

Video liên quan

Chủ Đề