Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Mục lục bài viết

  • Chi thường xuyên là gì ?
  • Đặc điểm của chi thường xuyên
  • Quy định về chi thường xuyên
  • Các khoản chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập
  • Phân biệt chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

Khi nghiên cứu về ngân sách nhà nước, Chi thường xuyên là một trong những cụm từ được Luật ngân sách nhà nước quy định khác rõ rệt. Nhưng để tìm hiểu được những đặc điểm của chi thường xuyên phải thông qua nhiều khía cạnh khác nhau.

Bài viết Chi thường xuyên là gì? của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề trên tới Quí vị.

Chi thường xuyên là gì ?

Chi thường xuyênlà nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị  xã hội, hỗ trợ hoạt độngcủacác tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế  xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Có thể nói những khoản chi này là liên tục và mục đích quan trọng nhất là nhằm bảo đảm sự vận hành của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước cũng như những tổ chức khác có rất nhiều lao động và đây là cơ quan có số lượng lao động lớn nhất và rộng rãi nhất trên cả nước.Chính vì vậy những khoản chi thường xuyên cơ bản nhất như trả lương cũng là một con số lớn và có chu kỳ liên tục.

Đặc điểm của chi thường xuyên

Chi thường xuyên mang những đặc điểm nổi trội sau đây:

Thứ nhất: Chi thường xuyên là những khoản chi mang tính ổn định cao

Như ở phần trước cũng đã nêu những khoản chi được tính vào chi thường xuyên. Ta nhận thấy được rằng những khoản chi đó là cần thiết để duy trì một máy nhà nước và thực hiện các chức năng của nhà nước.

Chính vì vậy những khoản chi này là lặp lại nhiều lần, mang tính ổn định rất cao. Bởi vì phải thực hiện hoạt động này thì bộ máy nhà nước mới có thể tiếp tục và thực hiện các chức năng sẵn có.

Thứ hai: Những khoản chi thường xuyên có hiệu lực tác động trong một thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội

Đây là đặc điểm mà xét trên có cấu của chi ngân sách nhà nước trong từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát.

Thứ ba: Chi thường xuyên có phạm vi và mức độ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của nhà nước trong việc cung ứng hàng hoá công cộng.

Với mục đích của các khoản chi này là duy trì bộ máy nhà nước được hoạt động và thực hiện các chức năng của bộ máy nhà nước, chính vì vậy các khoản chi thường xuyên sẽ có sự gắn bó chặt chẽ với tổ chức và kế hoạch hoạt động của bộ máy nhà nước.

Phần tiếp theo của bài viết Chi thường xuyên là gì ? sẽ cung cấp một số quy định của pháp luật hiện hành về chi thường xuyên.

Quy định về chi thường xuyên

Về nguyên tắc của chi thường xuyên

Chi thường xuyên phải bảo đảm được đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã đượccấpcóthẩm quyềncho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí.

Vì đây là khoản chi liên tục, định kỳ lặp đi lặp lại nhiều lần cho nên pháp luật quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng biên chế và kinh phí.

Về dư nợ nay của ngân sách địa phương

+ Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phâncấp;

+ Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phâncấp.

Đây là một trong những quy định nhằm giới hạn được những khoản chi thường xuyên. Nhằm hạn chế sự tham nhũng trong bộ máy nhà nước bởi. Dự toán ngân sách nhà nước sẽ quy định cấp nào được số lượng ngân sách trung ương phân bổ và tỷ lệ chi thường xuyên của cấp hành chính đó.

Các khoản chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập

Các hoạt động chi thường xuyên của đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên được quy định như sau:

Chi tiền lương:

Đơn vị chi trả tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với ĐVSNCL.

Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, ngân sách Nhà nước không cấp bổ sung.

Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý

+ Đối với nội dung chi đã có định mức: căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được tự quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn định mức và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ;

+ Đối với nội dung chi chưa có định mức: căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi phù hợp với quy chế chi tiêu nội bộ và tự chịu trách nhiệm về quyết định này.

Trích khấu hao tài sản cố định

Phân biệt chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

Tiêu chí

Chi thường xuyên

Chi đầu tư phát triển

Nội dung chi

Các hoạt động sự nghiệp [kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác

Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, ĐCS và các TCCTXH;

Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

Các chương trình quốc gia;

Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;

Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;

Hỗ trợ cho các TCXH nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế  xã hội không có khả năng thu hồi vốn;

Đầu tư và hỗ trợ cho các DN, các TCKT, các tổ chức tài chính của Nhà nước;

Góp vốn cổ phần, liên doanh vào các DN thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước;

Chi bổ sung dự trữ nhà nước;

Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

Tính chất của khoản chi

Là khoản chi mang tính chất thường xuyên ổn định, mang tính chất tiêu dùng, phạm vi tác động ngắn hơn. Là khoản chi không ổn định, là các khoản chi lớn, mang tính chất tích lũy phát triển, phạm vi tác động lớn.

Hình thức chi

Cấp phát không hoàn lại, chủ yếu chi theo dự toán. Có khoản cấp phát hoàn lại tạm ứng. Chi theo dự toán kinh phí hoặc cấp phát theo lệnh chi tiền.

Nguồn vốn chi

Chỉ chi từ

  • Thu ngân sách từ thuế
  • Phí lệ phíthu trong cân đối ngân sách

Bao gồm:

  • Nguồn thu ngân sách từ thuế
  • Phí lệ phí thu trong cân đối ngân sách
  • Nguồn vốn vay của nhà nước

Dự toán chi

Gồm dự toán chi hằng năm được thực hiện tương đối đều trong các tháng, quý của năm.

Bao gồm tổng dự toán và dự toán bố trí hằng năm, chi thường vào thời điểm cụ thể nên có kế hoạch chi để bảo đảm nguồn Mức độ ưu tiênMức độ thường xuyên Có thể bị gián đoạn

Từ những phân tích trên Công ty chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Chi thường xuyên là gì ? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

Chủ Đề