khái niệm \" đường phố \" được hiểu thế nào là đúng ?

Mục lục bài viết

  • Khái niệm đường phố
  • Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố
  • Thực trạng sử dụng và quản lý đường phố hiện nay ở nước ta

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, các xu hướng về thời trang, văn hóa, ẩm thực được du nhập ngày càng nhiều. Ta thường hay bắt gặp những thuật ngữ như thời trang đường phố, ẩm thực đường phốĐặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì những cụm từ gắn với thuật ngữ đường phố trở nên rất phổ biến. Tuy khái niệm đường phố quen thuộc và được sử dụng rất nhiều, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó.

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Đường phố là gì?

Khái niệm đường phố

Theo Khoản 9 Điều 3 Luật an toàn giao thông đường bộ quy định: Đường phốlà đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.

Theo như quy định trên ta có thể hiểu khái niệm đường phố như sau:

Đường phố là đường đô thi.

Đường đô thị là dải đất nằm giữa hai đường đỏ xây dựng [gọi là chỉ giới xây dựng] trong đô thị để cho người và xe cộ đi lại. Trên đó ngoài phần đường cho xe chạy có thể trồng cây xanh, bố trí các công trình phục vụ công cộng như đèn chiếu sáng, đường dây, đường ông trên và dưới mặt đất. Nói chung đường nằm trong đô thị [thành phố, thị xã, thị trấn] đều được gọi là đường đô thị.

Đường đô thị có vai trò như sau: Đường đô thị có vai trò vận chuyển hành hóa, hành khách trong đô thị; Tạo hành lang , bố trí dải cây xanh góp phần cải tạo vi khí hậu đô thị; hỗ trợ đắc lực cho các công trình hạ tầng kỹ thuật như câó thoát nước nước, năng lượng; góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, mỹ quan đô thị; Là một phần cấu trúc đô thị; Là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

Đường phố bao gồm lòng đường và hè phố

+ Lòng đường là phần đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, hay nói cách khác lòng đường là phần đường dành cho các phương tiện được quy định di chuyển.

+ Khái niệm hè phố được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Mục II Phần 1 Thông tư 04/2008/TT-BXD được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 16/2009/TT-BXD như sau: Hè [hay vỉa hè, hè phố]: là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.

Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố

Đường phố là gì? Việc sử dụng đường phố như thế nào cũng được pháp luật quy định cụ thể. Điều 36 Luật an toàn giao thông đường bộ quy định về việc sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố như sau:

1.Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.

2 Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện nhu theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Theo đó, Khoản 1 điều 35 quy định như sau:

Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây:

a] Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật;

b] Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

c] Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.

Các hành vi không được thực hiện trên đường phố như sau:

Họp chợ, mua, bán hàng hóa

Tụ tập đông người trái phép

Thả rông súc vật

Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác

Đặt biển quảng cáo trên đất

Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác gây ảnh hưởng tầm nhìn và sự tập trung của người tham gia giao thông;

Các hành vi che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông

Sử dụng các hành vi khác cản trở giao thông.

Đổ rác hoặc phế thải xuống đường, không đúng nơi quy định

Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường phố

Thực trạng sử dụng và quản lý đường phố hiện nay ở nước ta

Hiện nay, việc sử dụng vỉa hè, lòng đường vào việc kinh doanh đã trở thành thói quen, trở thành nguồn thu nhập chính của rất nhiều hộ gia đình, cá nhân. Thực tế thì hành vi này rất phổ biến ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh khi lượng dân cư cùng với lượng du khách tập trung đông đúc. Vì vậy, hoạt động kinh doanh trên vỉa hè lòng đường rất nhộn nhịp. Hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, ô nhiễm môi trường, tác động không nhỏ đến mỹ quan đô thị

Hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc xử lý hành vi sử dụng trái phép lòng đường vỉa hè, tạo sự thông thoáng cho các phương tiện giao thông gặp rất nhiều khó khăn cả về công tác cưỡng chế thi hành cũng như sự đồng tình của dư luận. Thực tế, vì nước ta đang là nước đang phát triển, thu nhập cũng như nhu cầu tìm kiếm việc làm của người dân rất cao mà việc kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè đem lại công ăn việc làm cho nhiều người nên khi cơ quan quản lý cấm hành vi này gây nên sự chống đối của họ. Dù đã có nhiều quy định về mức xử phạt đối với hành vi này, tuy nên công tác quản lý cũng đang gặp rất nhiều thách thức.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Đường phố là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Đường phố Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

Chủ Đề