Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Tết Trung Thu, theo Âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa Thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là mùa của thành hôn.

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi”, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.

Ý nghĩa tết Trung Thu

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Nếu tính lịch dương thì Tết Trung thu trải qua từng năm sẽ rơi vào những ngày khác nhau, không năm nào giống năm nào cả. Nếu bạn muốn tìm hiểu ngày Tết Trung thu 2023 sẽ rơi vào ngày nào nếu tính theo dương lịch cũng như cách chuẩn bị mâm cỗ Trung thu chuẩn nhất thì hãy tham khảo bài viết này của Nguyễn Kim nhé.

Xem thêm: Trang Trí Trung Thu: Gợi Ý Một Số Ý Tưởng Đẹp, Độc Đáo 2023

Tết trung thu 2023 vào ngày bao nhiêu theo lịch dương?

Như mọi người đã biết, ngày Tết Trung thu hằng năm theo lịch vạn niên sẽ là vào ngày 15/8. Như vậy, Tết Trung Thu 2023 ngày Âm lịch là 15/8/2023. Còn Tết Trung Thu 2023 theo Dương lịch là ngày 29/9/2023. Vậy là sẽ còn 34 ngày nữa sẽ tới Tết Trung Thu (tính từ ngày 25/8/2023).

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Trung Thu ngày mấy? (nguồn: Internet)

Trung thu có nguồn gốc từ đâu? Tên gọi khác của trung thu là gì?

Nguồn gốc của Tết Trung thu

Theo truyện xưa, Tết Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, cụ thể là từ đời nhà Đường. Tương truyền thuyết kể rằng, vào đêm rằm tháng 8, nhà vua gặp vị tiên giáng thế trong hình hài một ông lão tóc bạc phơ. Vị tiên tạo ra chiếc cầu vồng làm chiếc cầu kết nối giữa mặt đất và cung trăng, để đưa vua Duệ Tôn đến dạo chơi. Khi về trần thế, vì luyến tiếc cảnh đẹp chốn tiên cảnh, vua đặt ra Tết Trung thu.

Tết Trung thu du nhập vào Việt Nam từ đời nhà Lý, được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hoạt động đua thuyền, múa rối nước, rước đèn. Trải qua nghìn năm lịch sử, Tết Trung thu vẫn là một cái Tết đẹp vào mùa thu trong văn hóa người Việt.

Các tên gọi khác của Tết Trung thu

Tết Trông Trăng

Gọi là Tết Trông Trăng vì rằm tháng 8 là thời điểm trăng tròn và sáng nhất. Theo phong tục mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ trung thu với các loại bánh trung thu, đèn trung thu, và trái cây trang trí thành các hình thù đẹp mắt. Sau đó, cả nhà sẽ quây quần bên nhau để vừa ngắm trăng vừa tâm tình, phá cỗ, ngân nga câu hát rước đèn. Người ta gọi là Tết Trông trăng để phát hoạt bức ảnh ngắm trăng và quây quần thật ấm cúng của gia đình Việt Nam.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Tết trông trăng (Nguồn: Internet)

Tết Thiếu Nhi

Cũng vào dịp Tết Trung thu, các bạn nhỏ sẽ được người lớn tặng nhiều bánh kẹo,đồ chơi. Các em nhỏ là các nhân vật chính của các hoạt động trong ngày Tết Trung thu như rước đèn, múa lân, múa rồng,… Chính vì thế nhân gian hay gọi Tết Trung thu là Tết thiếu nhi.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Các bạn nhỏ vui chơi dưới ánh trăng (Nguồn: Internet)

Tết Đoàn Viên

Như một nét đẹp trong văn hóa gia đình Việt từ trước đến nay, cứ vào Tết Trung thu là cả nhà sẽ cùng nhau sum họp bên nhau để chia sẻ những câu chuyện của cuộc sống dưới ánh sáng ấm áp của ánh trăng. Cả nhà cũng trao tay nhau những chiếc bánh Trung thu ngon lành khi phá cỗ. Ngoài ra, ông bà và cha mẹ có thể cùng các con tham gia các hoạt động của ngày Tết Trung thu như rước đèn, làm bánh trung thu,… để tình cảm gia đình gắn kết hơn nữa. Vì vậy, Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên.

.jpg)

Trung thu là Tết đoàn viên (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 9 Cách Sên Nhân Bánh Trung Thu Dẻo Mềm "Bất Bại"

Tết Trung thu ở Việt Nam

Các hoạt động chơi Tết Trung thu

Rước đèn

Lễ hội rước đèn truyền thống đã có mặt từ hàng trăm năm nay, tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi hết mình vào ngày Tết Trung thu truyền thống. Mọi người sẽ thường chuẩn bị những chiếc đèn ông sao thật lớn cho lễ rước đèn. Khi mặt trăng sáng và tròn nhất, mọi người sẽ cùng nhau xếp thành một hàng dài, vừa đi diễu hành vừa hát vang ca khúc “Chiếc đèn ông sao”. Hoạt động rước đèn sẽ diễn ra suốt buổi tối và đoàn người tham gia lễ hội sẽ đi hết các con phố.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Không khí huyên náo của lễ rước đèn (Nguồn: Internet)

Bày cỗ

Mọi người sẽ chuẩn bị một mâm cỗ để cúng giữa tháng. Mâm cỗ truyền thống sẽ có một con chó làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh mâm cỗ là bánh trung thu, trái cây, hương đèn,... Đến khi trăng lên đỉnh đầu chính là giây phút phá cổ, mọi người sẽ cùng như thưởng thức hương vị ngày Tết Trung Thu.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Mâm cỗ Trung thu truyền thống (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Cách Làm Bánh Trung Thu Thập Cẩm Bằng Lò Vi Sóng

Làm đồ chơi cho Trung Thu

Các đồ chơi cho trẻ em vào dịp Trung Thu thường là mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao, đầu sư tử, tò he, chong chóng. Thông thường cả nhà sẽ ngồi lại với nhau để chuẩn bị đồ chơi cho đêm Trung Thu. Dưới ánh trăng sáng, mọi người sẽ cùng nhau rước đèn, hoặc vào vai các nhân vật truyền thuyết để cùng nhau ca múa dưới ánh trăng ấm áp.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Các món đồ chơi thường thấy trong Tết trung thu (Nguồn: Internet)

Hát trống quân

Hoạt động này tương đối phổ biến ở miền Bắc. Nam nữ sẽ hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào sợi dây gai hoặc dây thép căng trên thùng rỗng tạo ra tiếng “thình thùng thình” nghe rất vui tai. Cuộc đối đáp thường rất vui và nhiều khi rất cuốn hút bởi những câu đố hiểm hóc.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Hội hát trống quân (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 2 Cách làm bánh trung thu Đài Loan Ngàn Lớp Chính Gốc

Trung thu Việt Nam được tổ chức ở đâu

Với sự phát triển mạnh của ngành dịch vụ ở Việt Nam, ngoài buổi tiệc Trung Thu đoàn viên được tổ chức ấm cúng ở nhà, các trung tâm mua sắm cũng có tổ chức chương trình trung thu như một buổi hội ngộ của nhiều gia đình vào ngày Tết. Ở các quán ăn, quán cafe cũng được trang trí mang không khí ấm cúng của Trung thu đến thực khách.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Trung thu Việt Nam (Nguồn: Internet)

Như vậy, Tết Trung thu được tổ chức ở mọi nơi ở Việt Nam. Đi đâu cũng thấy Tết bạn nhé.

Tết Trung thu có ý nghĩa gì?

Khi nhắc đến ý nghĩa của Tết Trung thu nhiều người cho rằng ý nghĩa Tết Trung thu có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, một số người khác cho rằng, ý nghĩa Tết này đã có từ rất xa xưa theo phong tục Việt Nam, bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước..

Vào dịp lễ Trung thu, các trẻ con sẽ được nghe về sự tích chú cuội cây đa của Việt Nam. Cùng với đó, các con sẽ nô nức vui đùa, tham gia nhiều hoạt động trăng rằm, vui chơi như rước đèn, múa lân, nhận quà bánh,.....Tuy nhiên, dịp Tết Trung thu còn là dịp để gia đình có thể quây quần bên nhau, trao yêu thương, cùng nhau có những phút giây hạnh phúc. Bởi vậy, trong dân gian mới truyền tai nhau về câu “Trung Thu là Tết Đoàn Viên”. Nếu như có đi học, đi làm xa quê thì chúng ta hãy dành chút thời gian để về thăm gia đình, thăm ba mẹ vào dịp lễ Tết Trung thu 2023 này nhé.

Theo phong tục xưa thì vào Tết Trung thu mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ để cúng thần linh, cầu bình an và để không khí đêm trung thu thêm náo nhiệt. Vậy làm sao để có thể chuẩn bị mâm cỗ Trung thu đúng chuẩn? Hãy xem tiếp phần hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ tiếp theo nhé.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Tết Trung thu còn là dịp để gia đình có thể quây quần bên nhau, trao yêu thương (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Cách Làm Vỏ Bánh Trung Thu Nướng Từ Đầu Bếp

Cách chuẩn bị mâm cỗ Tết Trung thu 2023 đúng chuẩn Việt Nam

Ý nghĩa của mâm cỗ Tết Trung thu Việt Nam truyền thống

Mâm cỗ Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa riêng biệt tùy thuộc vào từng vùng miền và phong tục. Nhưng nhìn chung, mâm cỗ Tết Trung thu có một ý nghĩa chung là cầu bình an, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, mong mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. sự thành kính và lòng hiếu thảo đối với tổ tiên cha ông. Dù là gia đình có điều kiện hay không thì vào ngày Tết Trung thu 2023 cũng nên có hoa quả, bánh trung thu,... để thể hiện chữ hiếu.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Mâm cỗ Tết Trung thu có một ý nghĩa chung là cầu bình an mong mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống (Nguồn: Internet)

Cách chuẩn bị mâm cỗ Trung thu

Hiện nay, những người trẻ nhưng chúng ta không phải ai biết cách chuẩn bị mâm cỗ để thể hiện đúng tinh thần của ngày lễ truyền thống này. Cách chuẩn bị mâm cỗ Trung thu 2023 của người Việt rất đơn giản gồm các món sau:

Bánh Trung thu

Đây là một trong những loại bánh không thể nào thiếu khi nhắc đến Tết Trung thu. Bánh trung thu có mùi vị rất đặc trưng và thường có 2 loại bánh phổ biến là bánh nướng và bánh dẻo. Với sự sáng tạo của người làm bánh thì bánh có thể là hình vuông, hình tròn, hình cá chép, ngôi sao,... Tạo hình của bánh trung thu rất đa dạng nhưng hương vị thì vẫn mang nét riêng, mà ai ăn vào cũng sẽ nhận ra. Dù bánh trung thu có rất nhiều kiểu dáng nhưng những họa tiết trên bánh trung thu luôn có những dòng chữ thể hiện tài lộc, hạnh phúc ấm no,...

Hiện nay bánh trung thu cũng có rất nhiều loại nhân khác nhau, có cả bánh Trung thu chay nên khi mua chúng ta có thể lựa chọn tùy thích theo từng gia đình, sở thích riêng của mỗi người.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu
Bánh Trung thu là món không thể thiếu trong mỗi bữa tiệc Trung Thu (Nguồn: Internet)

Mâm hoa quả

Mâm hoa quả cho ngày Trung thu cũng đều là những loại hoa quả đặc trưng, dễ tìm tương tự như những dịp lễ quan trọng trong năm. Sẽ gồm các loại cơ bản sau đây:

  • Bưởi: Đây là một loại quà hầu như sẽ luôn xuất hiện trên các mâm cỗ trong các dịp lễ tết của người Việt. Bưởi mang ý nghĩa thể hiện sự bình yên, may mắn, sung túc...cho gia đình.
  • Hồng giòn:Loại quả này này cũng một ý nghĩa ấm no như quả bưởi. Đồng thời, loại quả này có màu sắc tươi sáng, cùng hình dáng dễ thương mạng lại cho mâm cỗ sự sinh động.
  • Chuối: Chuối là loại trái cây phổ biến của người Việt. Khi chọn chuối để bày mâm cỗ thì hãy chọn những nải chuối vàng, quả đều, suôn và bóng,...Điều này sẽ mang ý nghĩa biểu trưng mang đến sự sung túc, phước lành cho gia chủ.
  • Quả na (mãng cầu): Theo xa xưa thì quả na biểu trưng cho ý nghĩa mang đến sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống, hạnh phúc ấm êm.
  • Thanh long: Đây là một loại quả có vẻ ngoài rất độc đáo, có ngoài hình với các tai như rồng bay phượng múa cùng vỏ màu đỏ tươi thể hiện may mắn, tài lộc.
  • Chưng hoa trung thu: Những loại hoa nên chưng trong dịp Tết Trung Thu gồm: hoa trạng nguyên, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa sống đời. Những loại hoa này mang theo ý nghĩa chúc một năm thật nhiều may mắn, gia đình sung túc, đầm ấm và hạnh phúc.

Nhìn chung các loại quả được chưng trên mâm cỗ của Tết Trung thu 2023 hầu như đều mang ý nghĩa của sự ấm no, hạnh phúc gia đình.

Hương đèn

Chuẩn bị mâm cỗ Tết Trung thu 2023 ngoài bánh trung thu và mân hoa quả thì hương đèn vẫn là điều không thể thiếu. Việc chuẩn bị hương đèn trong những nghi lễ cúng kiếng, thờ cúng,...là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt. Mùi hương khói sẽ giúp cho không khi thêm linh thiêng, ấm cúng cũng như thể hiện sự thành kính, trang trọng.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Mùi hương khói sẽ giúp cho không khi thêm linh thiêng, ấm cúng, thể hiện sự thành kính, trang trọng (Nguồn: Internet)

Các loại đèn trung thu

Đây là một trong những món đồ không thể thiếu khi chuẩn bị mâm cỗ trung thu. Lồng đèn không chỉ là biểu tượng của Tết Trung thu mà còn giúp cho mâm cỗ thêm trọn vẹn ý nghĩa. Hiện nay có rất nhiều loại lồng đèn trung thu được bày bán vào dịp lễ này, tuy nhiên bạn hãy chọn loại lồng đèn truyền thống nhé vì sẽ thể hiện được sự tôn trọng, đậm nét văn hóa hơn.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Đèn Trung Thu có rất nhiều loại (Nguồn: Internet)

Các món ăn ngon gia đình yêu thích

Vào ngày lễ Trung Thu này, bạn không cần suy nghĩ cầu kỳ chuẩn bị món ăn sang trọng thế nào. Bạn chỉ cần chuẩn bị món ngon mà các thành viên gia đình yêu thích chắc hẳn sẽ ghi trọn điểm 10 trong lòng mọi người.

Đó có thể là các món gà luộc, heo quay, thịt nướng. Hay là món Tokbokki cho bọn trẻ. Và một chút tráng miệng sau bữa ăn là bánh flan, chè khoai dẻo, trà sữa Matcha. Chuẩn bị đầy đủ món chính và cuối tiệc là món tráng miệng sẽ tròn vị cho mâm cỗ Tết Trung Thu.

Khi nào trẻ em được đón tết trung thu

Gà quay (Nguồn: Internet)

Tư vấn thiết bị giúp gia đình hưởng trọn niềm vui Trung Thu ấm áp hạnh phúc

Thiết bị nhà bếp

Ngày Tết Trung Thu sẽ không thể thiếu mâm cỗ với đa dạng món ăn đặc sắc. Bạn hãy tân trang cho nhà bếp các thiết bị lò nướng có chức năng nướng kép đối lưu. Thiết bị sẽ giúp các món bánh nướng, đặc biệt là món Bánh Trung Thu chín đều, không bị chai. Ngoài ra những thiết bị khác như: nồi chiên không dầu, nồi áp suất, lẩu điện,... sẽ giúp bạn tăng tốc chế biến món ăn và mang đến đa dạng món ăn Trung Thu thơm ngon.

Song song đó, các thiết bị máy xay sinh tố, máy ép trái cây còn giúp bạn chuẩn bị các món thức uống thơm ngon bảo vệ sức khỏe gia đình.

Karaoke rước đèn Trung Thu tại nhà với dàn loa cực chất

Chắc hẳn một số gia đình, ngoài việc tổ chức mâm cỗ Trung Thu quây quần bên nhau còn tổ chức một “đêm nhạc karaoke” kết nối các thành viên. Để đêm nhạc Trung Thu tại gia thật hoành tráng thì các thiết bị Tivi, Dàn Karaoke là trợ thủ đắc lực nâng tầm giọng hát ca sĩ nhà ta. Đừng ngại ngần mà đầu tư dàn Karaoke thật hay để gắn kết tình thân dịp Trung Thu này bạn nhé.

Những câu hỏi về dịp Tết Trung Thu 2023

Tết Trung Thu 2023 là ngày mấy?

Chào bạn, Tết Trung Thu 2023 là ngày 29/9/2023 (Dương Lịch) và ngày 15/08/2023 (âm lịch - Rằm tháng 8). Chúc bạn và gia đình có ngày Lễ Trung Thu thật đầm ấm và hạnh phúc.

Mình nên tổ chức Tết Trung Thu, mâm cỗ tại nhà như thế nào?

Chào bạn, Một mâm cỗ Trung Thu cơ bản sẽ gồm có: Bánh Trung Thu, Mâm hoa quả, Lồng đèn Trung Thu và vài món ăn ngon các thành viên gia đình yêu thích. Bên cạnh đó, bạn có thể khuấy động không khí bằng cách ôn lại chuyện xưa hoặc tổ chức karaoke tại nhà. Chúc bạn và gia đình có ngày Lễ Trung Thu thật vui và ấm áp.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được Tết Trung Thu 2023 rơi vào ngày nào để bạn chuẩn bị mâm cỗ thật đầy đủ và sung túc. Hãy gạt đi các âu lo bộ bề cuộc sống và cảm nhận trọn vẹn không khí ấm cúng, bình yên bên gia đình trong dịp Tết Trung Thu. Chúc bạn và gia đình có dịp lễ Trung Thu thật vui vẻ, đầm ấm và hạnh phúc.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng thiết bị gia dụng, Tivi, loa karaoke hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất: