Kich cam nhà văn hóa thanh niên thời 1980 năm 2024

Nghệ thuật kịch câm là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn độc đáo của thế giới. Không cần dùng lời nói, chỉ dùng động tác cơ thể, nét mặt, nghệ sĩ kịch câm diễn tả những cảm xúc, những câu chuyện nhằm chuyển thông điệp đến khán giả…

Kịch câm đến Việt Nam từ những năm 1970-1980 và đã sản sinh ra thế hệ nghệ sĩ đầu tiên biểu diễn kịch câm như: NSƯT Phúc Dzỹ, Đặng Dũng, Thọ Hòa, Tiến Kế, Bích Ngọc… Đã có rất nhiều tác phẩm kịch câm ra đời và tạo nên hiện tượng với công chúng thời kỳ đó. Nhưng sau khi lên đến đỉnh cao, kịch câm dần dần thoái trào. Các nghệ sĩ chuyển nghề hoặc chỉ diễn những tiểu phẩm kịch câm lồng ghép trong các chương trình tạp kỹ cho thiếu nhi. Công chúng yêu kịch câm đã dần quen với nếp nghĩ, kịch câm chỉ dành cho trẻ em với những trò diễn lặp đi lặp lại, không khác là mấy khi mới xuất hiện tại Việt Nam. Hoặc khán giả chỉ trầm trồ khen ngợi, háo hức thưởng thức mỗi khi có nghệ sĩ kịch câm nước ngoài đến Việt Nam biểu diễn.

Với niềm đam mê nghệ thuật kịch câm, nghệ sĩ trẻ Hoàng Tùng đã có một quá trình âm thầm tìm tòi, luyện tập, học hỏi từ các bậc tiền bối trong và ngoài nước. Anh chia sẻ: “Tôi bị chạm tự ái khi khán giả trầm trồ khen ngợi những nghệ sĩ nước ngoài mà quay lưng với kịch câm Việt. Nhưng nói cho cùng thì các nghệ sĩ kịch câm trong nước cũng chưa có tác phẩm đủ hấp dẫn để thu hút công chúng”. Từ trăn trở đó, chương trình độc diễn Kịch câm trở lại là tâm huyết của Hoàng Tùng với mong muốn đánh dấu sự trở lại của kịch câm hiện đại tại Việt Nam.

Tác phẩm độc diễn Kịch câm trở lại là sự kết hợp của những kỹ thuật kịch câm cổ điển và kỹ thuật hình thể hiện đại, nhằm kể các câu chuyện của cuộc sống đương đại dưới góc nhìn của Hoàng Tùng. Mỗi tác phẩm mang một chủ đề, triết lý, suy ngẫm riêng với những cảm xúc cung bậc khác nhau khi thì hài hước, có lúc sâu lắng xúc động mang lại cho khán giả những cảm xúc không thể nào quên. Khán giả tại Hà Nội đã náo nức đến xem chương trình. Chương trình gồm 8 tiểu phẩm, phần mở đầu và kết thúc như: Tự sướng, Cánh chim, Trong bệnh viện, Cái gương, Hai thế giới, Mặt nạ… Đặc biệt là hai tiểu phẩm mang đầy tính giáo dục Tự tử (Cuộc sống đôi lúc có những bế tắc, nhưng đó không phải là lý do để chúng ta tìm đến cái chết, bởi chết cũng không phải là việc dễ dàng) và Nhật ký của một bà mẹ (Tác phẩm dành riêng cho những ông bố, bà mẹ và cả những đứa con mang đầy tính giáo dục, xen lẫn tiếng cười lẫn nước mắt. Tình mẫu tử thiêng liêng nhưng cũng thật gần gũi, thắm đượm trong câu chuyện này

Bài, ảnh: PHÚC NGUYỄN

Sau những buổi biểu diễn rất thành công tại Hà Nội, chương trình Kịch câm trở lại sẽ đến với công chúng yêu nghệ thuật TP.HCM với buổi biểu diễn vào lúc 20 giờ ngày 26-3-2015 tại Nhà hát Thế giới Trẻ với hy vọng sẽ tiếp tục trở thành một sự kiện của sân khấu Việt Nam.

“Sống mãi tuổi 17” khai thác bối cảnh đất nước ta trong giai đoạn lầm than dưới ách đô hộ của thực dân Pháp gần 100 năm trước, lột tả sự thống khổ của người dân lao động thuộc địa một cổ hai tròng, cơ cực bi thương. Chuyện kịch kể về Lý Tự Trọng – người thanh niên trẻ tuổi sớm được giác ngộ cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng; đồng thời được giao nhiệm vụ đặc biệt: vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản trong nước.

Kich cam nhà văn hóa thanh niên thời 1980 năm 2024
Vở kịch khai thác bối cảnh đất nước dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

Lý Tự Trọng với tư chất thông minh đã sáng tạo, gan dạ, nhiều lần vượt qua sự truy lùng, vây bắt của kẻ thù và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngay cả khi bị địch bắt, trong nhà tù thực dân đế quốc, kẻ thù sử dụng mọi hình thức tra tấn tàn khốc nhưng anh vẫn kiên cường giữ vững ý chí, lý tưởng, không một lời khai báo...

Cuộc đời và sự hy sinh anh dũng của Lý Tự Trọng đã để lại cho lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam nhiều bài học quý báu về lòng yêu nước nồng nàn, yêu đồng bào và tinh thần tự tôn dân tộc; bài học về tấm gương ham học hỏi, ham hiểu biết để đóng góp được nhiều hơn cho đất nước và dân tộc.

Về vở diễn đặc biệt này, NSƯT Sĩ Tiến, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, năm 1979, một năm sau khi Nhà hát Tuổi trẻ được thành lập, đạo diễn – NSND Phạm Thị Thành (nguyên giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ) đã tìm đến gặp Lưu Quang Vũ và đề nghị ông viết một vở kịch dành cho thế hệ trẻ nhằm cổ vũ và tôn vinh lối sống đẹp, tinh thần cống hiến, dấn thân của thanh niên trong thời đại mới. Chỉ chưa đầy 20 ngày sau, “Sống mãi tuổi 17” đã ra đời với nhân vật chính được xây dựng từ hình tượng người anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng, dựa trên câu chuyện “Cậu nhỏ” của cán bộ lão thành Vũ Duy Kỳ. Vở diễn được đưa lên dàn dựng trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ cuối năm 1979 và ngay sau đó xuất sắc giành được Huy chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1980.

Kich cam nhà văn hóa thanh niên thời 1980 năm 2024
Cảnh trong vở "Sống mãi tuổi 17".

Trong nhiều năm, khán giả đến với Nhà hát Tuổi trẻ đã được thưởng thức các tác phẩm mang màu sắc đương đại, phản ánh đời sống xã hội qua những “Mùa kịch Lưu Quang Vũ” được tổ chức hàng năm như: Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Ai là thủ phạm? Tin ở hoa hồng, Ông không phải là bố tôi…nhưng với “Sống mãi tuổi 17”, khán giả sẽ đến với kịch Lưu Quang Vũ trong một vở diễn lấy bối cảnh từ thời kỳ đất nước chưa giành được độc lập, là tác phẩm đầu tay của ông từng được dàn dựng tại Nhà hát Tuổi trẻ hơn 40 năm trước. Cho đến hôm nay, những thông điệp và ý nghĩa của vở diễn vẫn còn nguyên giá trị đối với công chúng và thời đại.

“Là nhà hát dành cho thanh thiếu nhi, chúng tôi hi vọng vở diễn sẽ có sức lan tỏa tích cực đến với đông đảo thế hệ trẻ. Tôi tin rằng, rất nhiều bạn trẻ trong chúng ta vẫn còn trăn trở trong hành trình nhận diện mục đích và lý tưởng sống đúng đắn cho riêng mình. Vở diễn được dàn dựng với mục đích truyền cảm hứng, lý tưởng và ý chí quyết tâm, không lùi bước trước khó khăn, sẵn sàng gánh vác sứ mệnh và trọng trách của thế hệ thanh niên Việt Nam trước Tổ quốc hôm nay và mai sau”, NSƯT Sĩ Tiến chia sẻ.

Kich cam nhà văn hóa thanh niên thời 1980 năm 2024
Cảnh trong vở "Sống mãi tuổi 17".

Với sự hỗ trợ của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, “Sống mãi tuổi 17” sẽ đến với các bạn học sinh, sinh viên, Đoàn viên thanh niên cả nước qua các chuyến lưu diễn trong năm 2023. Vở diễn được chọn để biểu diễn phục vụ cho các đồng chí lãnh đạo cùng 980 đại biểu chính thức tham dự Đại Hội đại biểu của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII vào 20h tối 13 và 14/12 tại Nhà hát Tuổi trẻ.

Ê kip sản xuất lần này có đạo diễn - NSƯT Sĩ Tiến, nhạc sĩ - NSƯT Nguyễn Thành Nam, họa sĩ - Đặng Minh Tuấn, biên đạo - NSƯT Cao Ngọc Ánh… và sự tham gia diễn xuất của Quang Trọng, Thanh Tuấn, Lệ Quyên, Thùy Trang, Thanh Bình, Huy Hoàng, NSƯT Đức Khuê, Du Ka, Đức Mạnh, Tùng Anh, Nguyệt Hằng, Anh Thơ, Thanh Sơn…