Kim jong un làm lãnh đạo năm bao nhiêu tuổi năm 2024

Các quan chức Triều Tiên công bố ông Kim Jong-un sinh ngày 8/1/1982 nhưng các quan chức tình báo Hàn Quốc không tin điều này. Cựu ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman, từng là khách mời riêng của Chủ tịch Triều Tiên năm 2013, lại nói rằng ngày sinh thực chất của ông là một năm sau đó, năm 1983.

Kim Jong-un là con trai thứ 3 của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il. Mẹ ông, Ko Yong Hee là một ca sĩ opera. Ông được tin là đã học ở nước ngoài khi còn nhỏ, có thể là ở Thụy Sĩ rồi mới về nước học tại Đại học Quân sự Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng.

Kim jong un làm lãnh đạo năm bao nhiêu tuổi năm 2024

Thông tin đời tư của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un là một điều bí ẩn. (Ảnh: Express)

Năm 2011, Ueli Struder - một giám đốc giáo dục của chính quyền địa phương (Thụy Sĩ) tiết lộ với hãng tin Reuters rằng một đứa bé Triều Tiên tên là Pak Un đã học tại trường Steinhoelzli ở Liebefeld.

"Học sinh Pak Un học tại trường khoảng 2-3 năm, và bỗng nhiên rời trường vào giữa năm học", ông kể lại.

Pak Un học lớp dành cho các học sinh không nói tiếng Đức nhưng sau đó được chuyển sang lớp khác. "Cậu ấy được miêu tả là hòa nhập tốt, chăm chỉ và nhiều khát vọng. Sở thích của cậu là bóng rổ".

"Pak Un là một người bạn tốt. Cậu ấy khá trầm. Cậu ấy là một học sinh ngoan", Joao Micaelo, một người học cùng trường Steinhoelzli, nhớ lại.

Steinhoelzli là ngôi trường công, chủ yếu dành cho con em các gia đình ngoại giao.

"Cậu ấy rất vui tính. Luôn cười. Tôi không thể tin mình từng chơi bóng rổ với cậu ấy ở đây và giờ cậu ấy có thể lãnh đạo Triều Tiên", một bạn học cùng lớp tên là Marco Imhof bình luận.

Video: Mất chứng mất ngủ và hoang tưởng, ông Kim Jong-un tăng hơn 40kg kể từ khi lên nắm quyền

Kim Jong-un chính thức trở thành lãnh đạo tối cao của Triều Tiên sau cái chết của người cha, Kim Jong Il, ngày 28/12/2011. Ngoài chức danh lãnh đạo tối cao, ông còn là Chủ tịch Đảng Lao động, Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương, tư lệnh tối cao của quân đội và nắm giữ nhiều chức vụ khác. Báo chí Triều Tiên thường gọi ông là Nguyên soái Kim Jong-un.

Sau khi lên nắm quyền, Kim Jong-un có bài phát biểu đầu tiên trước dân chúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Il Sung ngày 15/4/2012, ca ngợi sức mạnh quân sự của Triều Tiên.

Từ một người kế nhiệm trẻ tuổi, Kim Jong-un dần trở thành lãnh đạo giàu kinh nghiệm sau 10 năm nắm quyền với hàng loạt dấu ấn đậm nét.

Ngày 17/12/2011, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il qua đời ở tuổi 69 sau nhiều năm chống chọi với bệnh tim mạch. Vai trò của Kim Jong-un, người con trai 28 tuổi được kỳ vọng kế nhiệm ông, khi đó vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Một số nhà phân tích còn cho rằng quyền lực sẽ tạm thời được giao cho Jang Song-thaek, chú của Kim Jong-un, bởi con trai lãnh đạo Kim Jong-il còn quá trẻ và chưa có kinh nghiệm điều hành đất nước.

Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Triều Tiên ngay sau đó đã ca ngợi Kim Jong-un là "người kế thừa vĩ đại" tư tưởng cách mạng Chủ thể, đồng thời gọi ông là "lãnh đạo vĩ đại của đảng, quân đội và nhân dân".

Kim jong un làm lãnh đạo năm bao nhiêu tuổi năm 2024

Kim Jong-un trong đám tang cố lãnh đạo Kim Jong-il cuối năm 2011. Ảnh: KCNA.

Kim Jong-un được thông báo sẽ trở thành Tổng tư lệnh tối cao quân đội Triều Tiên ngày 24/12/2011, được bổ nhiệm vào vị trí này sau một tuần với quyết định của Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên. Ngày 26/12, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, thông báo Kim Jong-un bắt đầu giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Lãnh đạo tối cao của đất nước.

Khác với phần lớn nguyên thủ thế giới, Kim Jong-un mới gần 40 tuổi và không bị giới hạn về nhiệm kỳ, cho phép ông tiếp tục nắm quyền trong hàng chục năm tới nếu sức khỏe cho phép. Điều này mang lại nhiều lợi thế cho lãnh đạo Triều Tiên, khi ông tích lũy được hàng loạt kinh nghiệm quý giá hơn những người đồng cấp sẽ tiếp xúc trong tương lai.

10 năm lãnh đạo đầu tiên của Kim Jong-un chứng kiến Triều Tiên chuyển mình đáng kể, từ đất nước khép kín với thế giới trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và Kim Jong-un nhiều lần xuất hiện trên vũ đài ngoại giao với những lãnh đạo cường quốc hàng đầu thế giới.

Trong 6 năm đầu cầm quyền, Kim Jong-un không rời đất nước hoặc gặp gỡ nguyên thủ nước ngoài nào. Đây cũng là thời gian ông giám sát, thúc đẩy chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Dưới thời Kim Jong-un, Triều Tiên đã tiến hành 4 trong tổng số 6 vụ thử hạt nhân mà nước này từng thực hiện. Năm 2017, Triều Tiên thử thành công các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng vươn tới toàn bộ lãnh thổ Mỹ, bất chấp hàng loạt lệnh cấm vận nặng nề của Liên Hợp Quốc.

Sau các vụ thử tên lửa, Kim Jong-un đấu khẩu với tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump suốt nhiều tháng, gây lo ngại về nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên. Không lâu sau, lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố kho vũ khí hạt nhân đã hoàn thiện và ông bắt đầu tiến hành nỗ lực ngoại giao.

Kim jong un làm lãnh đạo năm bao nhiêu tuổi năm 2024

Kim Jong-un thị sát tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 hồi năm 2017. Ảnh: KCNA.

Với sự hỗ trợ của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Kim Jong-un trở thành lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên gặp mặt một tổng thống Mỹ đương nhiệm tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore năm 2018.

"Quá trình phát triển chương trình vũ khí Triều Tiên, mức độ đe dọa thực sự từ tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, cùng sự lãnh đạo của Trump, Moon và Kim đã tạo điều kiện cho cuộc gặp diễn ra", Soo Kim, nhà phân tích tại tổ chức RAND có trụ sở tại Mỹ, nói.

Chỉ với một cuộc gặp, lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên đã giành được cảm tình của Trump, người hơn ông 40 tuổi nhưng kém về kinh nghiệm chính trị. Trump tuyên bố xây dựng được "quan hệ đặc biệt" với người ông từng đấu khẩu dữ dội và đặt biệt danh là "Người tên lửa nhỏ bé".

Cũng trong năm 2018, Kim Jong-un đã đối thoại với Moon Jae-in ở khu rừng tại giới tuyến quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên, đồng thời nhiều lần gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

"Hiệu ứng thật bất ngờ. Kim Jong-un đã thay đổi hình ảnh thành người dẫn dắt đất nước có trách nhiệm, ủng hộ hòa bình, sẵn sàng cải cách và có thể chấp nhận phi hạt nhân hóa", Sung-yoon Lee, giáo sư ngành nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Tufts ở Mỹ, nhận xét.

Dù vậy, không khí hữu nghị này không duy trì được lâu. Hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Kim Jong-un và Trump hồi đầu năm 2019 kết thúc sớm hơn dự kiến vì bất đồng trong phi hạt nhân hóa và dỡ bỏ cấm vận Triều Tiên. Cuộc gặp thứ ba của lãnh đạo hai nước tại khu phi quân sự liên Triều cũng không phá vỡ được tình thế bế tắc này.

Giới phân tích cho rằng Kim Jong-un chưa bao giờ có ý định từ bỏ kho vũ khí hạt nhân, vốn được đầu tư nhiều nguồn lực trong suốt hàng chục năm và đánh đổi bằng nhiều lệnh cấm vận ngặt nghèo từ cộng đồng quốc tế. Triều Tiên vẫn có điểm tựa chắc chắn là Trung Quốc, khi quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh được xây dựng từ thời Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

"Hai bên không phải lúc nào cũng vừa ý nhau. Nhưng họ coi đối phương là đồng minh thân cận nhất về chiến lược, lý tưởng và lịch sử. Điều quan trọng nhất là hai nước đều có đối thủ chung là Mỹ", giáo sư Lee nhận xét.

Kim jong un làm lãnh đạo năm bao nhiêu tuổi năm 2024

Kim Jong-un tại lễ kỷ niệm 76 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên hồi tháng 10. Ảnh: KCNA.

Triều Tiên năm ngoái quyết định đóng biên giới với Trung Quốc để đề phòng nguy cơ Covid-19 xâm nhập. Biện pháp phong tỏa vẫn được duy trì đến nay và Bình Nhưỡng tuyên bố chưa ghi nhận ca nhiễm nCoV nào. Tuy nhiên, Kim Jong-un thừa nhận đất nước đang trải qua nhiều khó khăn và kêu gọi người dân chuẩn bị cho "tình huống tồi tệ chưa từng có".

"Triều Tiên gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng kho vũ khí hạt nhân cho phép họ gây ảnh hưởng đến hai siêu cường là Mỹ và Trung Quốc. Đó có thể coi là thành công của Bình Nhưỡng sau 10 năm Kim Jong-un nắm quyền", giáo sư Park Won-gon tại Đại học Ewha ở Hàn Quốc nhận định.

"Triều Tiên sẽ duy trì trạng thái đối đầu với Mỹ và liên tục khiến đối phương phải đau đầu bằng những thách thức cấp độ chiến thuật, nhưng vẫn bảo đảm không vượt qua ranh giới khiến quan hệ hai bên sụp đổ hoàn toàn", Kim Jon-ha, nhà nghiên cứu tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, nhận xét.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong

Kim Jong-un.

Chủ tịch đầu tiên của Triều Tiên là ai?

Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập theo Hiến pháp của Triều Tiên vào năm 1972 khi Kim Nhật Thành đã được bầu vào vị trí của Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên vào ngày 28 tháng 12 năm 1972. Kim Nhật Thành giữ chức Chủ tịch nước Triều Tiên cho đến khi ông qua đời vào năm 1994.

Kim Jong

Thường chỉ đưa con gái đi cùng nhưng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được cho là có 3 con và con đầu lòng là nam, theo tiết lộ của Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS).

Thủ tướng của Triều Tiên là ai?

Han Duck-sooHàn Quốc / Thủ tướngnull