Kim loại phản ứng với dung dịch NaOH

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Kim loại phản ứng được với dung dịch Naoh là:” cùng với kiến thức mở rộng chi tiết là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.

A. Cu

B. Fe

C. Ag

D. Al

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Al

Giải thích:

– Al có thể phản ứng với dung dịch NaOH:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

– Nhôm tan dần, sinh ra khí không màu – đây là phản ứng dùng để nhận biết Al.

Cùng Lời giải 365 tìm hiểu thêm kiến thức về NaOH nhé:

1. NaOH tác dụng được với những chất nào?

NaOH [natri hidroxit] thường được gọi là xút hoặc xút ăn da, có dạng tinh thể màu trắng, hút ẩm mạnh. Tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt tạo thành dung dịch kiềm [bazơ], không màu. Hợp chất này có thể tác dụng với các chất sau:

a] Tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước

– Phương trình phản ứng: NaOH + oxit axit => Muối và nước

– Natri hidroxit có thể tác dụng với một số oxit axit như NO2, SO2, CO2, CO tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia phản ứng mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa

Ví dụ:

2NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O

2NaOH + CO2→ Na2CO3+ H2O

3NaOH + P2O5→ Na3PO4↓ + 3H2O

b] Tác dụng với axit tạo ra muối và nước

– Là một bazơ mạnh nên tính chất đặc trưng của NaOH là tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ:

NaOH + HCl→ NaCl+ H2O

NaOH + HNO3→NaNO3 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 +3H2O

2NaOH + H2CO3 → Na2CO3+ 2H2O

– Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

– Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu[OH]2↓

NaOH + MgSO4 → Mg[OH]2 +Na2SO4 

2NaOH + MgCl2  →2NaCl+ Mg[OH]2

FeCl3 + 3NaOH →Fe[OH]3+ 3NaCl

Cu[NO3]2 + 2NaOH → Cu[OH]2 + 2NaNO3

2NaOH + FeSO4 → Na2SO4+ Fe[OH]2↓ nâu đỏ

c] Tác dụng với một số phi kim

– NaOH có thể tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, một số halogen tạo ra muối.

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑

C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑

4P trắng + 3NaOH + 3H2O → PH3↑ + 3NaH2PO2

– Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là kim loại lưỡng tính như: Nhôm [Al], kẽm [Zn], beri [Be], thiếc [Sn] , chì [Pb],..

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

NaOH + Al[OH]3→ NaAlO2 + 2H2O

d] Tác dụng với nước

Natri Hidroxit khi hòa tan trong dung môi như nước [H2O] sẽ tạo thành Bazo mạnh. Dung dịch này có tính ăn mòn rất cao, hơi nhờn và có khả năng làm bục vải. Độ hòa tan của hóa chất này trong nước là 111 g/100 ml [20 °C]. Chính vì điều này, nó được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

2. Làm sao để điều chế NaOH?

– Hiện nay trong công nghiệp xút ăn da được điều chế dựa theo phương pháp điện phân dung dịch muối natri bão hòa [NaCl]. Bằng cách điện phân dung dịch muối NaCl thành các các cực anot và catot tương ứng với các ion Cl– và Na+. Trong đó Na+ trong dung dịch tạo ra natri hydroxide và H+ trong buồng catot. Phương trình điện phân muối điều chế xút cụ thể như sau:

2Na+ + 2H2O + 2e− → H2↑ + 2NaOH

– Tiếp đó điện phân tiếp với màng ngăn để thu được dung dịch NaOH không lẫn khí H2 và Cl2.

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2↑ + Cl2↑ [giải phóng khí]

– Bạn có thể điều chế xút ăn da trong phòng thí nghiệm theo phương pháp điện phân như trên với hàm lượng nhỏ. Hoặc có thể sử dụng phản ứng trao đổi để điều chế. Bằng cách cho muối Na2CO3 [natri cacbonat] tác dụng với bazơ mạnh Ca[OH]2 để tạo muối kết tủa. Tiếp đó tách chiết kết tủa để thu về dung dịch xút..  Phương trình hóa học cụ thể được viết như sau:

Na2CO3 + Ca[OH]2 → NaOH + CaCO3 [kết tủa]

3. Ứng dụng của NaOH

– NaOH được sử dụng rất  phổ biến trong ngành công nghiệp hiện nay:

– NaOH được sử dụng làm hóa chaasrt để xử lý gỗ, tre, nứa… để làm các nguyên liệu sản xuất giấy.

– NaOH được sử dụng để phân hủy các chất béo có trong dẫu mỡ của động thực vật để sản xuất xà phòng.

– NaOH thường loại bỏ các acid béo trong khâu tinh chế dầu thực vật và động vật trước khi sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm.

– NaOH giúp điều chỉnh độ pH của môi trường trong công nghiệp hóa chất.

– NaOH giúp làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất nhôm.

– NaOH còn được sử dụng để trung hòa và khử cặn trong đường ống cấp nước

– Ngoài ra, NaOH còn được dùng trong chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác.

Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?


Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH ?

A. Al

Đáp án chính xác

B. Cu.

C. Fe

D. Ag

Xem lời giải

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Câu hỏi: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?

A.Cu

B.Fe

C.Ag

D.Al

Lời giải:

Đáp án đúng:D.Al

Giải thích:

- Al có thể phản ứng với dung dịch NaOH:

2Al + 2NaOH + 2H2O→ 2NaAlO2+ 3H2↑

- Nhôm tan dần, sinh ra khí không màu – đây là phản ứng dùng để nhận biết Al.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về Nhôm -Al nhé.

I. Định nghĩa

- Nhôm là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al. Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3, và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.

- Kí hiệu: Al

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1hay [Ne]3s223p1

- Số hiệu nguyên tử: 13

- Khối lượng nguyên tử: 27 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Ô: số 13

+ Nhóm: IIIA

+ Chu kì: 3

- Đồng vị: Thường chỉ gặp27Al

- Độ âm điện: 1,61

II. Tính chất vật lí & nhận biết

1. Tính chất vật lí:

– Là kim loại trắng bạc, mềm, dễ dát mỏng và kéo sợi.

– Là kim loại nhẹ [2,7g / cm3] nóng chảy ở nhiệt độ 660C

– Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt [kém hơn đồng, mạnh hơn sắt]

2. Nhận biết

- Cho Al phản ứng với dung dịch NaOH [hoặc KOH]. Hiện tượng quan sát được: Nhôm tan dần, sinh ra khí không màu.

2Al + 2NaOH + 2H2O→ 2NaAlO2+ 3H2↑

III. Tính chất hóa học

- Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, nên nó dễ bị oxi hóa thành ion Al3+. Ta có: Al→ Al3++3e

1. Tác dụng với phi kim

a] Tác dụng với oxi

– Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.

2Al + 3O2→Al2O3

* Lưu ý:

– Al chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt [vì tạo ra lớp màng oxit bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản ứng tiếp]:

– Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxit bao phủ trên bề mặt Al [bằng cách tạo hỗn hống Al – Hg hoặc dùng Al bột đun nóng].

b] Tác dụng với phi kim khác

2. Tác dụng với axit

+ Axit không có tính oxi hóa: dung dịch axit HCl, H2SO4loãng

2Al + 6HCl→ 2AlCl3+ 3H2↑

+ Axit có tính oxi hóa mạnh: dung dịch HNO3loãng, HNO3đặc, nóng và H2SO4đặc, nóng.

M + HNO3→ M[NO3]n+{NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3}+ H2O

Ví dụ:

Al + 6HNO3đặc, nóng→Al[NO3]3+ 3NO2+ 3H2O

Al + 4HNO3loãng→Al[NO3]3+ NO + 2H2O

–Nhôm tác dụng vớiH2SO4đặc, nóng

2Al + 6H2SO4→Al2[SO4]3+ 3SO2+ 6H2O

* Lưu ý:

– Al thụ động với H2SO4đặc nguội và HNO3đặc nguội→có thể dùng thùng Alđể chuyên chở axit HNO3đặc nguội và H2SO4đặc nguội.

3. Tác dụng với oxit kim loại [Phản ứng nhiệt nhôm]

Lưu ý: Nhôm chỉ khử oxit của các kim loại đứng sau nhôm

Khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm:

– Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm→H2thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100%

– Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềmkhông có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al.

– Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi [bảo toàn khối lượng].

4. Tác dụng với nước

- Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al [hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường]

2Al + 6H2O→ 2Al[OH]3↓ + 3H2↑

* Lưu ý:

– Al[OH]3là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.

5. Tác dụng với dung dịch kiềm

2Al + 2NaOH + 2H2O→ 2NaAlO2+ 3H2↑

6. Tác dụng với dung dịch muối

– Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

2Al + 3CuSO4→Al2[SO4]3+ 3Cu

– Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:

8Al + 3NaNO3+ 5NaOH + 2H2O→8NaAlO2+ 3NH3

– Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit [giống phản ứng với HNO3]:

Al + 4H++ NO3–→Al3++ NO + 2H2O

IV. Trạng thái tự nhiên

- Trong tự nhiên chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.

- Có trong: Đất sét [Al2O3.2SiO2.2H2O], mica [K2O.Al2O2.6H2O], boxit [Al2O3.2H2O], criolit [3.NaF.AlF3]...

V. Điều chế

- Nguyên liệu là quặng Boxit [Al2O3.2H2O].

- Điện phân nóng chảy oxit nhôm trong criolit.

VI. Ứng dụng

- Hợp kim nhôm, nhẹ và bền, được dùng để chế tạo các chi tiết của phương tiện vận tải [ô tô, máy bay, xe tải, toa xe tàu hỏa, tàu biển, v.v.]

- Nhôm và hợp kim của nhôm được dùng trong xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất.

- Nhôm được dùng làm dây dẫn điện thay cho đồng.

- Dùng làm dụng cụ nhà bếp.

- Bột nhôm trộn với bột sắt oxit [hỗn hợp tecmit] được dùng để hàn đường ray.

Video liên quan

Chủ Đề