Kt3 nghĩa là gì

KT3 được cấp cho công dân thường trú tại một tỉnh, thành phố đến sinh sống, học tập và làm việc ở một tỉnh, thành phố khác mà không đủ điều kiện đăng ký thường trú. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích về KT3 là gì?

KT3 là gì?

KT3 là một loại sổ tạm trú dài hạn được cấp cho một cá nhân, hộ gia đình ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bất kỳ mà nơi đó không phải nơi đăng ký thường trú của cá nhân, hộ gia đình đó.

KT3 được cấp khi cá nhân đến sinh sống tại địa phương khác thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định. Việc đăng ký tạm trú sẽ thuận tiện cho cơ quan chính quyền địa phương trong việc quản lý cư trú trên địa bàn cũng như công dân có thể dễ dàng thực hiện các thủ tục như:

– Thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sử dụng đối với bất động sản tại địa phương đang tạm trú;

– Có thể đăng ký mới, làm thủ tục chuyển nhượng xe máy, ô tô…;

– Làm các thủ tục về mua bán, cho thuê nhà ở, bất động sản tại nơi tạm trú;

– Hoàn thành thủ tục vay vốn tín chấp tại các công ty tài chính, ngân hàng;

– Thực hiện đăng ký kinh doanh tại địa chỉ tạm trú;

– Đăng ký lắp đặt, sử dụng internet, điện, nước…

– Có thể làm các thủ tục nhập học cho con, bảo hiểm… tại nơi tạm trú.

Như vậy, đăng ký tạm trú để được cấp sổ KT3 vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân khi đến một nơi ở mới. Và cá nhân, hộ gia đình phải đảm bảo các điều kiện sau đây để được cấp sổ KT3:

– Có giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân;

– Có hộ khẩu thường trú tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác;

– Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất tại địa chỉ nơi cần đăng ký tạm trú KT3, đối với những trường hợp nơi ở là địa chỉ nhà thuê, nhà mượn hoặc ở nhờ thì phải có sự đồng ý của chủ nhà bằng văn bản về việc đồng ý cho ở để có thể đăng ký cấp sổ KT3.

– Đã sinh sống tại địa chỉ cần đăng ký tạm trú ít nhất 30 ngày.

Như vậy, Luật Hoàng Phi đã trả lời cho câu hỏi KT3 là gì? Việc đăng ký tạm trú là quyền và nghĩa vụ của công dân, nếu công dân đến nơi ở mới thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú mà không thực hiện thì cơ quan quản lý địa phương có quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.

KT3 có thời hạn bao lâu?

Theo quy định hiện hành, sổ KT3 ghi nhận thời gian tạm trú trong vòng 24 tháng, hết thời hạn này mà công dân vẫn tiếp tục sinh sống tại địa chỉ đã đăng ký thì sẽ tiến hành làm thủ tục gia hạn tạm trú.

Làm KT3 mất bao nhiêu tiền?

Mức phí làm sổ KT3 được quy định tại Thông tư số 02/2014 / TT-BTC. Tùy từng trường hợp mà đối tượng ghi sổ KT3 có thể miễn phí hoặc có phí. Các trường hợp làm sổ có phí sẽ có giá cao nhất là 20.000đ/lần đăng ký. Và bạn cần đến phường nơi bạn đang cư trú để đăng ký.

Các trường hợp thu phí ghi sổ KT3

Mức thu phí KT3 tại các quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường thuộc thành phố thuộc tỉnh như sau:

– Đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không thực hiện cấp sổ tạm trú: tối đa 15.000 đồng / lần đăng ký;

– Cấp mới sổ tạm trú: tối đa 20.000 đồng / lần.

– Đổi sổ tạm trú do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà: không quá 10.000 đồng / lần;

– Chỉnh sửa, thay đổi thông tin trên sổ tạm trú: tối đa 8.000 đồng / lần. Các trường hợp cải chính do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xóa tên trong sổ tạm trú. không tính phí;

– Đối với các khu vực khác, mức thu áp dụng bằng 50% [năm mươi phần trăm] mức tối đa quy định tại khoản 1 Mục này.

Các trường hợp làm sổ KT3 miễn phí

Bạn sẽ được miễn toàn bộ lệ phí đăng ký, chỉnh lý, ghi sổ kế toán khi thuộc các đối tượng sau:

– Cha, mẹ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ,

– Con dưới 18 tuổi của liệt sĩ, thương bệnh binh

– Mẹ việt nam anh hùng

– Hộ gia đình xóa đói, giảm nghèo

– Công dân các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

Ngoài ra thì các trường hợp sửa sổ tạm trú do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xóa tên trong sổ tạm trú sẽ không bị thu phí.

Thủ tục đăng ký KT3 tại Hồ Chí Minh năm 2021

Sổ KT3 là kết quả của thủ tục đăng ký tạm trú, thủ tục này áp dụng trên phạm vi cả nước bao gồm cả thành phố Hồ Chí Minh. Và để đăng ký tạm trú sau đây, công dân cần phải chuẩn bị những tài liệu theo Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và bản khai nhân khẩu mẫu HK01, HK02;

– Giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp, trường hợp thuê sẽ cần có hợp đồng thuê nhà hoặc có văn bản đồng ý cho ở nhờ của chủ nhà;

– Xuất trình chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân, giấy tờ xác nhận nhân thân của công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.

Hồ sơ đăng ký tạm trú sẽ được nộp tại công an xã, phường, thị trấn nơi có địa chỉ cần đăng ký tạm trú và nếu đủ điều kiện công dân sẽ được cấp sổ KT3.

>>>> Tham khảo thêm: Thủ Tục Đăng Ký Tạm Trú Tạm Vắng Năm 2021 Cần Những Giấy Tờ Gì?

Mọi thắc mắc về KT3 là gì hoặc về thủ tục đăng ký tạm trú, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 19006557 để được giải đáp.

KT3 là kí hiệu viết tắt liên quan đến một loại giấy tờ về đăng ký tạm trú tại Việt Nam. So với các loại giấy tờ khác cùng liên quan thì KT3 đang là một loại giấy tờ mới được đưa vào sử dụng.

Vì vậy, hẳn là nhiều người chưa biết đến KT3 là gì đúng không, cũng như chưa biết điểm khác biệt của nó so với các loại giấy từ khác cùng giá trị. Và thủ tục đăng ký nó như thế nào. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của nhà hàng Sen Tây Hồ. Theo dõi bài viết dưới đây để biết nhé.

Chính xác KT3 là gì?

KT3 là viết tắt của một loại sổ tạm trú dài hạn của cá nhân ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nào đó, không phải nơi đăng ký thường trú của cá nhân này.

Sổ tạm trú KT3 được cấp cho cá nhân/ hộ gia đình để xác định nơi ở tạm thời của công dân đó, đồng thời giúp cơ quan chức năng kiểm soát tình trạng cư trú của một địa điểm dân cư.

Ví dụ: Bạn sinh ra ở Hà Nội và địa chỉ của bạn trong sổ hộ khẩu thường trú cũng ở Hà Nội. Nhưng vì nhu cầu của bản thân, bạn cần chuyển vào làm việc dài hạn ở thành phố Hồ Chí Minh thì trong trường hợp đó, bạn sẽ cần phải xin cấp sổ tạm trú KT3 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Khi bạn đã có đăng ký thường trú tại 1 tỉnh/thành phố [nơi đăng ký hộ khẩu] nhưng có đăng ký tạm trú dài hạn tại 1 tỉnh/thành phố khác [tức KT3] thì bạn hoàn toàn được hưởng những quyền và lợi ích như một công dân thường trú tại nơi đăng ký KT3.

Khi định nghĩa về tạm trú diện KT3, nhiều người lầm tưởng rằng sổ tạm trú KT3 có giá trị vô thời hạn. Thực tế, sổ KT3 chỉ có thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày được cấp. Sau thời gian đó, tùy vào nhu cầu mà bạn có thể xin gia hạn hoặc cấp lại sổ để tiếp tục cư trú hợp pháp tại địa phương.

Mục đích của sổ tạm trú KT3

Đăng ký tạm trú KT3 là nghĩa vụ của công dân khi sinh sống tại các địa phương khác nơi thường trú. Đồng thời, sở hữu sổ tạm trú KT3 cũng là điều kiện cần để bạn có thể thực hiện được các công việc như:

  • Hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng nhà ở tại địa phương đang tạm trú
  • Đăng ký mới/ sang tên phương tiện giao thông [xe máy, ô tô, v.v.]
  • Mua bán/ sang tên/ cho thuê nhà ở, bất động sản tại nơi đang tạm trú
  • Vay vốn tín chấp tại các ngân hàng/ công ty tài chính
  • Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại nơi đang tạm trú
  • Đăng ký sử dụng Internet, cáp, điện nước, v.v.
  • Hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhập học, bằng lái xe, bảo hiểm, v.v.

Điều kiện cần có để đăng ký tạm trú KT3

Để được cấp sổ tạm trú KT3, bạn phải đáp ứng được những yêu cầu như sau:

  • Có giấy tờ tùy thân [chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân]
  • Đã đăng ký thường trú tại 1 tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nhưng hiện nay sinh sống tại một địa phương khác
  • Sở hữu nhà ở hoặc đã mua đất đai tại tỉnh/thành phố cần đăng ký tạm trú KT3
  • Trường hợp thuê/mượn nhà hoặc ở nhờ nhà người khác, phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà để đăng ký tạm trú KT3
  • Đã sinh sống tại nơi cần đăng ký tạm trú KT3 ít nhất 30 ngày

Hồ sơ đăng ký tạm trú KT3

Một bộ hồ sơ đăng ký tạm trú diện KT3 cần có đủ những giấy tờ, văn bản sau. Vì số lượng giấy tờ khá ít nên bạn chủ động chuẩn bị kỹ để có thể tiết kiệm thời gian nộp hồ sơ, tránh điều chỉnh không cần thiết.

  • 01 tờ khai nhân khẩu [theo mẫu HK01]
  • 01 phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu [theo mẫu HK02]
  • Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân [xuất trình bản gốc và nộp 01 bản sao]

Giấy tờ chứng minh chỗ ở tại nơi đăng ký KT3 [giấy tờ mua bán nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/ sử dụng đất, v.v.]. Nếu người đăng ký đang thuê/ mượn nhà hoặc ở nhờ, trên phiếu báo thay đổi hộ khẩu/ nhân khẩu, chủ nhà phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho người đó đăng ký tạm trú, ghi ngày tháng năm và ký tên.

Thủ tục đăng ký tạm trú KT3

Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết nêu trên, bạn mang hồ sơ tới cơ quan công an phường, xã nơi tạm trú để nộp hồ sơ và yêu cầu cấp sổ KT3.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhận đầy đủ giấy tờ, Trưởng công an phường, xã sẽ có trách nhiệm cấp sổ tạm trú KT3 cho công dân theo quy định.

Nếu bạn đã được cấp sổ tạm trú nhưng sau đó không sinh sống, làm việc tại nơi đã đăng ký tạm trú từ 6 tháng trở lên thì sổ tạm trú KT3 của bạn sẽ mất giá trị và bạn sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú của cơ quan Công an địa phương.

Trong vòng 30 ngày trước khi sổ KT3 hết thời hạn, nếu bạn vẫn có ý định sinh sống tại địa phương đó, bạn phải tới cơ quan Công an đã cấp sổ cho mình để làm thủ tục gia hạn. Nếu sổ đã hết hạn hoặc bị mất có thể xin cấp lại, nếu sổ bị hư hỏng sẽ được đổi sổ mới.

Xin cấp hộ chiếu đối với trường hợp ngoại tỉnh, có sổ tạm trú KT-3

Đối với những công dân ở ngoại tỉnh, không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh, các bạn vẫn có thể xin cấp hộ chiếu tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố [Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả] nếu có sổ tạm trú KT3 tại các địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: 44 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa hoặc số 2 Phố Phùng Hưng, Quận Hà Đông
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3

Hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông dành cho đối tượng có sổ tạm trú KT3 như sau:

  • Tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông [theo mẫu X01]: có xác nhận của công an phường, xã nơi đang tạm trú và đóng dấu giáp lai của UBND phường, xã lên ảnh. Download miễn phí Tờ khai cấp hộ chiếu
  • 03 Ảnh hộ chiếu theo đúng yêu cầu: kích thước 4×6 cm, nền trắng, chụp chính diện, không đeo kính, đầu trần, không qua chỉnh sửa
  • Bản gốc chứng minh nhân dân còn hiệu lực, không rách nát, không ép dẻo, số hiển thị rõ ràng
  • Sổ đăng ký tạm trú KT3 [bản gốc và bản photo]

Lệ phí cấp hộ chiếu phổ thông áp dụng chung hiện nay là: 200.000 VNĐ. Thời hạn trả hộ chiếu là trong vòng 8 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Bạn có thể đến nhận lại hộ chiếu tại nơi nộp hồ sơ hoặc yêu cầu gửi về địa chỉ của mình theo đường bưu điện [lệ phí gửi bưu điện: từ 30.000 – 40.000 VNĐ, tùy địa điểm].

Lời kết

Việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân, vừa để đảm bảo quyền lợi của chính họ tại địa phương cư trú, vừa là cơ sở để chính quyền địa phương quản lý dân số, nguồn lao động, tình trạng an ninh, v.v. từ đó có kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.

Bạn nên tìm hiểu kỹ và thực hiện đúng các quy định về tạm trú KT3 để tránh những rắc rối trong cuộc sống hàng ngày cũng như tiết kiệm thời gian làm thủ tục hành chính liên quan nhé.

Video liên quan

Chủ Đề