Thế nào là giãn cách xã hội

Tại Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, thuật ngữ giãn cách xã hội lần đầu tiên xuất hiện với tên gọi “cách ly toàn xã hội”.

Theo đó, việc giãn cách xã hội được thực hiện với nguyên tắc:

- Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định;

- Mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác;

- Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp;

- Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là gì? Hướng dẫn giãn cách theo Chỉ thị này [Ảnh minh họa]
 

Hướng dẫn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Để cụ thể hóa và thống nhất cách thực hiện, ngày 03/4/2020, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 2601/VPCP-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1- Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng.

Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:

+ Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

+ Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

+ Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 dưới đây.

Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

2- Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu [như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…]; cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp [như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...], chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:

- Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;

- Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;

- Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;

- Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động [nếu có] đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.

3- Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất.

4- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tóm lại, có thể tổng kết, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là việc thực hiện các biện pháp:

- Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh;

- Mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy…

- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng;

- Phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định;

- Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Thế nào là giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16?

>> Infographic: Cách ly toàn xã hội - người dân cần lưu ý 5 "không"

          Giãn cách xã hội có nghĩa là thực hiện các thay đổi trong thói quen hàng ngày của bạn để giảm thiểu tiếp xúc gần với những người khác. Giãn cách xã hội hay cách ly xã hội còn gọi là cách ly địa lý, có nghĩa là giữ khoảng cách an toàn giữa người/nhóm người không cùng gia đình. Khoảng cách an toàn trong giãn cách xã hội là khoảng 02 mét. Tránh xa những nơi tụ tập đông người và những cuộc họp mặt. Tránh tiếp xúc với những người chịu nguy cơ cao hơn với dịch bệnh [người lớn tuổi, người có sức khỏe kém, người nguy cơ mắc COVID-19, người mắc COVID-19…].          Thực hiện Giãn cách xã hội như thế nào?          Bạn ở nhà càng nhiều càng tốt, bao gồm cho các bữa ăn và nhu cầu giải trí. Chào hỏi bằng cách vẫy tay thay vì bắt tay, ôm hoặc hôn. Mua sắm vào những giờ thấp điểm [ví dụ: đêm khuya hoặc sáng sớm]. Tổ chức các cuộc họp và các buổi vui chơi cho con bạn qua mạng. Sử dụng công nghệ để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình. Tập thể dục ở nhà. Làm việc tại nhà. Sử dụng dịch vụ giao đồ ăn hoặc mua sắm trực tuyến.          Vì sao phải giãn cách xã hội ?          COVID-19 lây nhiễm chủ yếu qua việc tiếp xúc gần [trong khoảng 2m] với thời gian dài. Sự phơi nhiễm xảy ra khi các giọt bắn từ mũi, miệng của người mắc bệnh khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện bắn ra và bay vào không khí. Người tiếp xúc gần có thể hít các giọt nhỏ đó vào phổi.          Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng cũng góp phần trong việc lây lan COVID-19, vì có thể phát tán virus trước khi họ có biểu hiện bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là giãn cách với người khác ít nhất 02m khi có thể, ngay cả khi bạn hoặc người khác không có bất kỳ triệu chứng nào. Khoảng cách xã hội đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng do COVID-19 như người già, người có bệnh mạn tính.          Virus SARS-COV-2 có thể sống nhiều giờ hoặc nhiều ngày trên các bề mặt, tùy thuộc vào một số yếu tố như ánh sáng mặt trời, độ ẩm và loại bề mặt. Một người có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nếu như hít vào không khí khi ở gần người bị nhiễm bệnh đang thở ra những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rus; hoặc để những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rus rơi vào mắt, mũi hoặc miệng thông qua sự bắn tóe và tia xịt như ho hoặc hắt hơi; hoặc chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay có vi-rus trên đó. Giãn cách xã hội giúp hạn chế cơ hội tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm và những người nhiễm bệnh trong cộng đồng.

          Đại dịch COVID-19 đòi hỏi mỗi người phải luôn chủ động, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ, của Bộ Y tế chỉ đạo, trong đó có việc thực hiện Giãn cách xã hội để giúp làm chậm sự lây lan của dịch COVID-19 nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng./.

Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã dành hầu hết thời gian, tâm sức để lo cho công tác chống dịch, đau đáu mục tiêu: Dập dịch thành công vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân là quan trọng nhất, là trên hết và trước hết.

Mô hình chốt tự quản " Bảo vệ vùng xanh". Ảnh minh họa

Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát từ ngày 27/4/2021, biến thể virus Delta lây lan rất nhanh và mạnh, tại nhiều tỉnh, thành phố lớn có mật độ dân cư cao, là đầu mối giao thông huyết mạch của cả nước, nhiều khu công nghiệp trọng điểm.

Với tốc độ lây lan rất nhanh của biến thể Delta, dịch bệnh không lây theo chuỗi từ người này sang người kia mà theo lây theo chùm ca bệnh, F0 tăng theo cấp số nhân,… Để ứng phó với tình huống này thì giãn cách xã hội là giải pháp quyết định để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng. Chỉ có thực hiện triệt để giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình mới chặt đứt được chuỗi lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 với biến thể Delta.

Lực lượng chống dịch sẽ có khoảng thời gian quý báu, khẩn trương thực hiện xét nghiệm tầm soát diện rộng để nhanh nhất có bức tranh toàn cảnh về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, có giải pháp ứng phó trọng tâm, trọng điểm, kịp thời.

Trong rất nhiều cuộc họp về chống dịch với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ luôn nhấn mạnh, phòng chống dịch thì quan trọng nhất là chống lây nhiễm giữa người với người, kiểm soát được con người thì cắt được lây nhiễm. Bởi nếu dịch lây lan trên diện rộng, hệ thống y tế sẽ quá tải, nhiều người bị nặng, nhiều người tử vong và có thể đe dọa đến sự ổn định, phát triển của đất nước.

Vì vậy, không chỉ trong các phát biểu mà những văn bản truyền đạt ý kiến, Công điện của Thủ tướng, Nghị quyết của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch, giải pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg luôn được coi là rất quan trọng.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu “ai ở đâu ở đó” như một lời hiệu triệu, kêu gọi toàn thể người dân tham gia thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội. Trong cuộc chiến chống lại “giặc COVID-19”, dù là chiến lược nào, cách đánh nào thì vai trò, vị trí của người dân cũng vô cùng quan trọng. Nếu không có sự ủng hộ, hưởng ứng, tuân thủ của người dân, chúng ta khó có thể kiểm soát dịch bệnh. Tham gia phòng, chống dịch vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của mỗi người dân. Đây còn là trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với tương lai của đất nước.

Thực hiện giãn cách xã hội chỉ có hiệu quả nếu làm thực chất, nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt, chặt chẽ ngay từ đầu, xuyên suốt trong tất cả các cấp trên nguyên tắc “ai ở đâu ở đó”; dứt khoát không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn đang có dịch làm lây lan sang các địa bàn, địa phương khác; “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác mà không khai báo…

Thực tế, tại nhiều tỉnh đã thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg “sớm một bước, cao hơn một mức”, thì tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát như 6 tỉnh Nam Sông Hậu [Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng], Bến Tre, Trà Vinh, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu… Điển hình, tại TP. Hà Nội với rất nhiều biện pháp quyết liệt để thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg kết hợp xét nghiệm, truy vết thần tốc đã phát huy hiệu quả rõ rệt khi khoanh vùng, cô lập ngay các ổ dịch phức tạp xuất hiện trong hệ thống phân phối hàng hóa, tại cộng đồng.

Nhiều địa phương khác như Khánh Hòa, Phú Yên, TP. Đà Nẵng đã tranh thủ thời gian “vàng”, tập trung cao độ chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương nhất việc xét nghiệm, bóc tách hết F0, phân loại điều trị ngay, bóc tách nguồn lây, bao vây ổ dịch. Từ đó xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các “vùng xanh”; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”, “vùng cam” thành “vùng vàng” và khoanh chặt, thu hẹp “vùng đỏ”.

Ngay tại các tỉnh có dịch bệnh còn phức tạp như Bình Dương, Đồng Nai, Long An thì thực hiện giãn cách xã hội cũng là khoảng thời gian để thiết lập và củng cố vững chắc các “chiến khu xanh” làm “căn cứ” để từng bước xanh hóa “vùng vàng”, “vùng cam”, cô lập, thu hẹp “vùng đỏ”… Còn ở TPHCM, trong thời gian giãn cách xã hội, những cơ chế đặc biệt, đặc thù đã được áp dụng để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch từ chiến lược xét nghiệm, cách ly đến điều chỉnh lại hệ thống điều trị, phác đồ điều trị, hỗ trợ an sinh cho người dân…

Phát huy những kết quả đạt được trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, ngày 17/8, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1081/CĐ- yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động quyết định việc tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị số 16 trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố. Tiếp tục tranh thủ thời gian, tập trung cao độ chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương nhất việc xét nghiệm, bóc tách hết F0.

Đây cũng là yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính phủ khóa XV, ngày 12/8: Chúng ta đã hy sinh để thực hiện giãn cách, phong tỏa thì dứt khoát phải kiểm soát được tình hình; đi theo mục tiêu, thời hạn cụ thể thì phải có giải pháp, tổ chức thực hiện thực sự nghiêm túc. Phong tỏa, giãn cách mà không thực hiện được mục tiêu, để kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các mục tiêu khác, khiến người dân bức xúc.

Nguồn: [Chinhphu.vn]

Admin

Video liên quan

Chủ Đề