Làm thế nào để trở thành người quản trị hiện đại và thành công

Nhà quản trị là những người điều khiển công việc của người khác. Họ là người tổ chức và thực hiện hoạt động quản trị, ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc phân bố nguồn lực con người, tài chính. Vậy một nhà quản trị giỏi cần có những yếu tố nào?

Mô hình cấp bậc của nhà quản trị

Quản trị viên cấp cao

Là các nhà quản trị nằm ở đỉnh quyền lực, là cấp bậc cao nhất chịu trách nhiệm cuối cùng trước kết quả của tổ chức. Họ là người hoạch định, tổ chức và lãnh đạo nhân viên, tạo ra các mục tiêu, chiến lược, phương hướng cho tổ chức của mình. Vị trí của quản trị viên cấp cao gồm có: chủ tịch HĐQT, ủy viên HĐQT, tổng giám đốc…

Quản trị viên cấp trung

Là người nhận lệnh từ các quản trị viên cấp cao và đứng ra chỉ huy các quản trị viên cấp cơ sở. Công việc của các quản trị ở tầng lớp này là nhận chiến lược, kế hoạch từ cấp trên, sau đó triển khai thành các mục tiêu cụ thể cho cấp dưới thi hành. Họ là người phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý nhất để tổ chức vừa tiết kiệm nguồn lực, vừa đạt hiệu quả cao. Vị trí này bao gồm: quản đốc, trưởng phòng, trưởng khoa…

Quản trị viên cấp cơ sở

Là những nhà quản trị có vị trí thấp nhất về quyền lực, người làm việc trực tiếp với hàng hóa, dịch vụ của công ty. Họ là người trực tiếp hướng dẫn, đôn thúc các nhân viên trong tổ chức để hoàn thành mục tiêu chung. Vị trí này là những chức vụ như tổ trưởng, trưởng bộ phận…

Vai trò của nhà quản trị 

Vai trò của nhà quản trị bao gồm:

Vai trò với con người: nhà quản trị là đại diện của một tổ chức, là người đối thoại, giao dịch với các tổ chức khác. Họ là người lãnh đạo cũng như là người kết nối các cá nhân trong tổ chức.

Vai trò thông tin: tiếp nhận, thu thập thông tin liên quan đến tổ chức là vai trò của một nhà quản trị.

Vai trò quyết định: nhà quản trị cần tìm ra phương pháp cải thiện giúp tổ chức tiến bộ và làm việc hiệu quả. Làm sao để tổ chức của mình có lợi nhất là điều một nhà quản trị cần làm.

Những yếu tố để trở thành một nhà quản trị xuất sắc

Muốn đạt được mục tiêu đề ra, nhà quản trị nên liệt kê danh sách các công việc cần làm. Từ đó mới có thể dễ dàng xác định phương hướng, chính sách ưu tiên cho công việc của tổ chức. Bên cạnh đó, nhà quản trị cần phải có tính quyết đoán trong mọi việc mà họ làm. Quyết đoán giúp họ không bỏ lỡ cơ hội mà còn giúp tiến độ công việc trở nên nhanh chóng hơn.

Để thực hiện tốt vai trò quản trị thì các quản trị viên cần trau dồi cho mình 3 kỹ năng dưới đây:

Kỹ năng nhân sự

Đây là sự tương tác, khả năng làm việc với các nhân viên ở trong tổ chức của mình. Thông qua quá trình làm việc của nhân viên, nhà quản trị mới có thể đạt được mục tiêu cho tổ chức. Kỹ năng nhân sự bao gồm: khả năng động viên, thúc đẩy nhân viên làm việc; khả năng điều phối, sắp xếp, lãnh đạo nhân viên; khả năng giải quyết mâu thuẫn; tạo điều kiện thuận lợi, phương tiện làm việc tối ưu cho nhân viên…

Kỹ năng nhận thức

Là khả năng dựa trên sự hiểu biết của nhà quản trị để nhìn nhận tổ chức ở góc độ tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận. Kỹ năng này gồm có: khả năng tư duy chiến lược, có tầm nhìn dài hạn và tổng thể; xử lý thông tin rõ ràng, minh bạch; hoạch định kế hoạch chi tiết; nắm rõ hoàn cảnh, giảm thiểu rủi ro…

Kỹ năng chuyên môn – kỹ thuật

Đây là kỹ năng đòi hỏi về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhà quản trị. Kỹ năng này bao gồm: trình độ hiểu biết thành thạo về các phương pháp, kỹ thuật, thiết bị; khả năng chuyên môn; khả năng phân tích, sử dụng kỹ thuật để giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, quản lý thời gian cũng là một kỹ năng quan trọng. Một nhà quản lý phải xử lý rất nhiều công việc trong một ngày. Bạn không thể nào trở thành một nhà quản trị giỏi nếu như không biết cách quản lý thời gian. Việc sắp xếp thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn tiến hành công việc một cách nhanh chóng và tối ưu. 

Một nhà quản trị giỏi hãy biến những trở ngại thành cơ hội, đừng xem mọi vấn để đều là mối đe dọa của tổ chức. Thay vào đó, nhà quản trị cần nhìn thấy mặt tích cực, cơ hội và tiềm năng từ các sự kiện xảy ra, sau đó tìm cách giải quyết nó thay vì than thở. Có như vậy bạn mới tìm ra hướng phát triển cho tổ chức của mình. Một điều quan trọng  nữa, chính là, nhà quản trị không nên chỉ giỏi việc cá nhân, hãy học cách tương tác, cùng làm việc với mọi người trong tổ chức. Vì người ta thường bảo: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, còn muốn đi xa thì đi cùng đồng đội”.

Hy vọng với những chia sẻ trên của HrOnline sẽ giúp ích cho những nhà quản trị ưu tú trong tương lai, trở thành những thủ lĩnh đứng đầu xuất sắc toàn diện, góp phần đưa tổ chức ngày một phát triển.

Để trở thành một nhà quản trị chuyên nghiệp thì trước tiên bạn phải hiểu khái niệm nhà quản trị là gì và những kỹ năng cần thiết nào khiến bạn trở thành một nhà quản trị đúng nghĩa? Tất cả sẽ được giải thích qua bài viết ngay sau đây.

Nhà quản trị là gì? 

Nhà quản trị là người đứng ra tổ chức và chỉ đạo các công việc của người khác. Họ chịu trách nhiệm trong vấn đề lên kế hoạch, điều khiển và giám sát nhân sự, tài chính trong công ty. Nói chính xác hơn, mục tiêu mà nhà quản trị thực hiện được được thông qua người khác và giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đó. Dựa theo mức độ quy mô của từng doanh nghiệp mà vị trí của các nhà quản trị cũng rất đa dạng như trưởng phòng, quản đốc hay tổng giám đốc điều hành …

Nhà quản trị cần có những kỹ năng gì?

Có tầm nhìn xa sâu rộng và dám trở nên khác biệt

Vai trò của nhà quản trị là luôn luôn phải có khả năng nhìn xa trông rộng, phải luôn suy nghĩ đến những thứ mà người khác chưa nghĩ tới. Họ luôn biết rằng đâu là việc cần hoàn thành và cái gì phải làm được bây giờ.

Nếu một nhà quản trị không có những ý tưởng mới, không tiếp tục dự đoán những cạnh trong của mình, không có ý tưởng táo bạo thì chắc chắn không bao giờ trở thành một nhà quản trị giỏi được mà mãi mãi chỉ là một người quản lý tầm thấp mà thôi. Chính vì vậy nhà quản trị phải biết nhìn xa trông rộng, luôn luôn tìm kiếm những cơ hội mới và đầy tiềm năng.

Nhà quản trị phải có chiến lược

Không những có khả năng nhìn xa trông rộng mà nhà quản trị còn phải có sự quả quyết. Bạn phải đưa ra những quyết định mà thường người ta sẽ run sợ không dám tiếp cận. Đôi khi một nhà quản trị phải có chút nhẫn tâm thì mới có thể mang lại lợi ích cho cả tập thể lớn và từng cá nhân nhỏ được.

► Xem thêm: Các khái niệm quản trị giúp bạn hiểu thêm về từng vị trí công việc trong ngành nghề này

Có đầu óc kinh doanh

Cách xây dựng nên một nhà lãnh đạo chính là khả năng kinh doanh giỏi. Chính vì vậy quy tắc biết điều gì sẽ tốt cho doanh nghiệp của mình hoàn toàn là quan trọng. Bởi vì chỉ khi luôn nghĩ đến việc mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp thì họ mới không bị sai sót và luôn đưa ra được quyết định đúng. Không một nhà quản trị nào có thể thành công và tài giỏi nếu không đặt ra câu hỏi: Điều gì tốt và không tốt cho doanh nghiệp của mình?.

Đứng ra chịu trách nhiệm trong các quyết định của bản thân

Việc xem xét lại những quyết định trước đó vô cùng quan trọng. Quy tắc này giúp cho các nhà quản trị có thể biết được thế mạnh cũng như cũng điểm yếu của họ. Để từ đó họ có thể đẩy mạnh ưu điểm của mình hơn và kèm theo đó là cần hoàn thiện và bổ sung những điều còn thiếu sót.

Biết phát triển các kế hoạch

Một nhà quản trị giỏi luôn luôn biết đặt những câu hỏi: Doanh nghiệp cần tôi đóng góp những gì? Bao lâu thì tôi sẽ làm được điều đó? Sau đó rồi thì anh ta sẽ vạch ra những bước kế hoạch hành động từ sự ưu tiên

Hay là kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn như nào? Các nhà quản trị giỏi chính là người lúc nào cũng tiến hành các bước theo trình tự đúng quy định như là nhận diện sự việc, vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề. Phân loại từng vấn để thành ý nhỏ và sau cùng là đưa ra các giải pháp để giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy nhớ là một nhà quản lý giỏi thì không được bỏ qua các bước nào cả nhé.

Tập trung vào cơ hội, sẵn sàng chấp nhận thất bại

Là một nhà quản trị giỏi thì họ luôn coi sự thay đổi đó chính là cơ hội cần nắm bắt hơn là mối đe dọa nguy hiểm. Vì họ luôn biết trở ngại không bao giờ vượt quá cơ hội cả. Công việc của nhà quản trị giỏi là phải biết tận dụng những cơ hội lớn một cách triệt để chứ không phải là e ngại rồi sợ hãi rằng chắc chắn sẽ không làm được. Có một câu rất hay đó là: Nếu không phá được, thì đừng đóng cho nó chặt thêm. Điều đó có nghĩa là nếu bạn không thể phá vỡ thì gì đó ngay bây giờ thì sau này sẽ có thể, cứ ưu tiên giải quyết nó thì sẽ tránh được nhiều rắc rối sau này mà thôi.

Nhà quản lý phải biết chấp nhận thất bại

Sẵn sàng chấp nhận sự thất bại đây chính là một đức tính mà nhà quản trị muốn giỏi cần phải có. Một nhà quản trị không bao giờ muốn sự thất bại, luôn làm mọi thứ, mọi việc để sự thất bại không xảy ra. Thế nhưng khi thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận, nhưng chấp nhận ở đây là họ biết sự thất bại sẽ khiến họ tiến xa hơn.

Điều hành cuộc họp một cách suôn sẻ, hiệu quả

Chức năng của nhà quản trị giỏi chính là không để mọi chuyện dây dưa, không có hướng giải quyết kịp thời và cụ thể. Mà nhà quản trị tài ba chính là người điều hành cuộc họp một cách hiệu quả nhất bằng việc đó là sẽ chấm dứt, đưa ra hướng giải quyết tốt nhất trong cuộc họp đó và những cuộc họp sau sẽ bàn về những vấn đề hoàn toàn mới. Như vậy thì mới điều hành tốt cũng như hiệu quả công việc cao hơn.

Tôn trọng vị thế của cả tập thế chưa không phải mình cá nhân

Muốn trở thành một nhà quản trị giỏi thì việc quan trọng nhất đó chính là chia sẻ hoặc trao quyền cho người khác. Đơn giản là bạn hãy thử nghĩ xem nếu như bạn độc chiếm quyền lợi, chỉ quan tâm đến bản thân mình thì liệu có được đồng nghiệp yêu mến, hay là hiệu quả công việc có cao. Muốn phát triển thì các nhà quản trị phải nghĩ đến quyền lợi cho cả tập thể, luôn đầu tư vào đội ngũ nhân viên giống như đang đầu tư vào chính bản thân mình. Có như vậy thì mới có thể cùng nhau phát triển được.

Nhà quản trị phải biết tạo động lực cho nhân viên

Chính vì vậy người quản trị giỏi chính là người luôn biết cách tạo động lực cho cả mình và nhân nhân viên. Trên hết là người quản trị giỏi luôn biết sử dụng người giỏi hơn mình để làm việc, xem họ chính là cánh tay đắc lực giúp việc cho mình. Một điều quan trọng nữa chính là bản cũng cần phải cải thiện lại bản thân mình, đừng quá chú tâm đến nhân viên mà bỏ quên bản thân. Dù cho bạn có là nhà quản lý thì chắc chắn bạn cũng có những mặt thế mạnh và hạn chế.

Vậy nên hãy tìm những mặt còn yếu kém của mình để cải thiện như việc đọc sách hay tham gia các khóa học cũng rất bổ ích vừa nâng cao kỹ năng lại trở thành một nhà quản trị tài giỏi hơn nữa.

Trên đây là 8 kĩ năng mà Tìm Việc Quản Trị muốn chia sẻ với những ai đang quan tâm và muốn trở thành một nhà quản trị cũng như hiểu rõ hơn khái niệm nhà quản trị là gì? Chúc các bạn thành công nhé!

Video liên quan

Chủ Đề