Lấp Dàn ý nhân vật Chí Phèo ngắn gọn

Hướng dẫn lập dàn ý “Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. Nam Cao là một nhà văn nổi tiếng, ông sinh ra trong một gia đình nông dân, chính vì thế mà những hiểu biết, sự cảm nhận của ông về cuộc sống, về nổi khổ của những người nông dân cùng cực. các tác phẩm của ông được biết đến và thường quan tâm đến cuộc sống của người nông dân, hình tượng người nông dân, phê phán những điều xấu xa của chế độ xã hội cũ. Những điều ấy là những đặc điểm nổi bật trong tuyển tập truyện của ông. Nam Cao rất nổi tiếng với những tác phẩm truyện, những tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến là Lão Hạc, Chí Phèo,Một bữa no,Nửa đêm,Mua danh,Một đám cưới.... tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Lão Hạc. Tác phẩm Lão Hạc nói về sự tha hóa của số phận của một con người, sự thay đôi của con người về tính tình và tình cảm qua sự thay đổi về xã hội. nổi bật nhất trong truyện là hình tượng Chí Phèo, một nhân vật điển hình cho con người và số phận người nông dân, chúng ta cùng đi tìm hiểu về nhân vật này.

Chủ đề “Cảm nhận về hình tượng nhân vật chí phèo” được nhắc đến rất nhiều trong chương trình ngữ văn lớp 11. Một trong những chuẩn bị tốt nhất là lập dàn ý cho bài văn với đề “Cảm nhận về hình tượng nhân vật chí phèo”. Để các em có một chuẩn bị tốt thì Bài viết dưới đây Vforum sẽ Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn.

DÀN Ý I. Mở bài: giới thiệu về hình tượng nhân vật Chí PhèoVí dụ:

Nam Cao rất nổi tiếng với những tác phẩm truyện, những tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến là Lão Hạc, Chí Phèo,Một bữa no,Nửa đêm,Mua danh,Một đám cưới.... tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Lão Hạc. Tác phẩm Lão Hạc nói về sự tha hóa của số phận của một con người, sự thay đôi của con người về tính tình và tình cảm qua sự thay đổi về xã hội. nổi bật nhất trong truyện là hình tượng Chí Phèo, một nhân vật điển hình cho con người và số phận người nông dân, chúng ta cùng đi tìm hiểu về nhân vật này.

II. Thân bài: cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo
1. Nhân hình và nhân tính của Chí Phèo bị tước đoạt

a. Nhân hình của Chí Phèo:
  • Chí Phèo mồ côi, bị bỏ rơi bên lò gạch, Phèo là một người rất chịu thương chịu khó, với sức trai trẻ Phèo rất siêng năng và làm rất nhiều việc, nhưng vì một lí do vẩn vơ mà Phèo bị Bá Kiến hại cho vào tù
  • Chí phefp tự mình rạch mặt, đập đầu, tự hủy hoại nhân hình của mình
b. Nhân tính của Chí Phèo:
  • Sau khi ra tù, Chí Phèo không kiểm soát được nhân tish của mình
  • Nhân tính của Chí Phèo bị tha hóa, khiến mọi người khiếp sợ
2. Đức tính được thức tỉnh:
  • Tình cảm của Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo
  • Chí Phèo cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và muốn trở lại làm người
3. Mong muốn được trở lại làm người của Chí Phèo:
  • Chí phèo muốn trở lại làm người nhưng không được
  • Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Chí Phèo
Ví dụ: Chí Phèo là hiện thân của một tầng lớp trong xã hội, đồng thời Chí Phèo là một trong những hình tượng tác giả khắc họa để thể hiện dược sự xấu xa của xã hội. Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nhận về hình tượng nhân vật chí phèo” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Xem thêm: Dàn ý Phân tích tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

  • Chủ đề chí phèo dan y lop 11
  • Ở bài viết này Cunghocvui gửi đến bạn dàn ý phân tích quá trình tha hóa của chí phèo ngắn gọn mà vẫn đầy đủ ý nhất. Cùng đi vào lập dàn ý ngay thôi!

    Lấp Dàn ý nhân vật Chí Phèo ngắn gọn

    1. Mở bài

    - Tác phẩm, tác giả

    - Nhân vật Chí Phèo và quá trình tha hóa của Chí Phèo

    2. Thân bài

    a) Khái quát

    - Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1941, đầu tiên có tên là "Cái lò gạch cũ" sau được nhà xuất bản đổi thành "Đôi lứa xứng đôi", rồi sau đó tác giả mới quyết định lấy tên "Chí Phèo".

    - Tài năng của Nam Cao: "không nói cái người ta đã nói, tả cái người ta đã tả"

    - Quá trình tha hóa: lương thiên => lưu manh => quỷ dữ

    b) Phân tích

    - Từ lương thiện trở thành lưu manh

    +) Chí không cha không mẹ, lớn lên trong sự đùm bọc và cưu mang của những người dân thiện lành ở làng Vũ Đại.

    +) Trở thành thanh niên "khỏe mạnh", có tự trọng, biết khinh những cái đáng khinh và có ước mơ bình dị đến lạ thường.

    +) 20 tuổi Chí đi làm canh điền cho nhà Lí Kiến. Vì thói lẳng lơ của bà Ba và cơn ghen vô cớ của Bá Kiến mà Chí phải đi tù oan.

    +) Ra tù, Chí biến dạng về nhân hình, thoa hóa về nhân tính:

    • Nhân hình: trông như thằng sắng cá, đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm, mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. cái ngực đầy nét chạm trổ rồng => Diện mạo của một tên lưu manh, quái nhân.
    • Nhân tính: uống rượu với ăn thịt chó từ trưa đến xế chiều, say khướt, đến nhà Bá Khiến ăn vạ mà chửi, ăn vạ để có tiền uống rượu.

    - Quá trình lưu mạnh thành quỷ dữ

    +) Xách dao đến nhà Bá Kiến trả thù, ý thức được người gây khổ đau cho cuộc sống của mình nhưng lại dễ dàng để Bá Kiến biến thành công cụ, tay sai.

    +) Trở thành công cụ mù quá trong tay kẻ thù ban đầu của mình, Chí đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến.

    +) Hình dạng: cái mặt không phải là mặt người, biết bao vết sẹo không thự tự dọc ngang

    +) Nhân tính: triền miên trong cơn say, trở thành một tay sai phá phách, đâm chém, mưu hại, phá nát cơ nghiệp, đập nát cảnh yên vui và hạnh phúc

    +) Chí đã bán linh hồn cho quỷ dữ => mối ghê sợ của làng Vũ Đại

    +) Bán rẻ danh dự để lấy dăm ba hào bạc để uống rượu

    => Qua con mặt của Nam Cao "cái đói" trở thành câu chuyện về "nhân cách", diễn tả thấm thía miếng ăn lắm khi là miếng nhục, nếu không thể vượt qua được liều thuốc thử đó sẽ rơi xuống vực sâu của tha hóa.

    c) Đánh giá

    - Thấy được quá trình tha hóa của chí phèo đã kinh động dữ dội xóm làng.

    - Nguyên nhân của sự tha hóa là xã hội thực dân cùng thế lực phong kiến chèn ép, áp bức người dân nghèo khổ, sinh ra là người lương thiện nhưng không được sống là người lương thiện

    - Nghệ thuật kể chuyện:

    +) Ngòi bút lách sâu vào những ngõ ngách tối tăm của tâm hồn => biểu hiện trạng thái nửa tỉnh nửa say của Chí

    +) Kết hợp độc thoại với độc thoại nội tâm

    +) Ngôn ngữ: nửa trực tiếp

    +) Xây dựng nhân vật trong hoàn cảnh điển hình => nhân vật điển hình

    - Lời bình của bản thân

    Tham khảo bài văn phân tích quá trình tha hóa của chí phèo chi tiết tại đây

    3) Kết bài

    - Tác giả, tác phẩm

    - Nêu suy nghĩ của bản thân về quá trình tha hóa của chí phèo.

    Trên đây là dàn ý phân tích quá trình tha hóa ngắn gọn mà Cunghocvui gửi đến bạn, sau bài dàn ý ngắn gọn này mong rằng sẽ có thể thực hành phân tích quá trình bị tha hóa của chí phèo. Chúc các bạn học tập tốt <3<>

    Lấp Dàn ý nhân vật Chí Phèo ngắn gọn

    I. Lập Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Chí Phí – Nam Cao

    1. Mở bài

    – Giới thiệu về tác giả Nam Cao và khái quát đặc điểm sáng tác của ông: Nam Cao là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với ngòi bút hiện thực xuất sắc cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã có những trang viết thật cảm động và thấm thía về cuộc sống của người nông dân bị tha hóa trong xã hội cũ.

    – Giới thiệu về truyện ngắn Chí Phèo: Là một trong số những tác phẩm xuất sắc của Nam Cao khi viết về người nông dân. Tác phẩm đã thể hiện sâu sắc số phận khốn cùng bi thảm của người nông dân trong xã hội cũng và tấm lòng thương cảm của nhà văn đối với họ

    – Giới thiệu khái quát về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên.

    2. Thân bài

    a. Sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo qua tiếng chửi

    – Sử dụng nhiều kiểu câu, câu văn trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo

    – Tiếng chửi của một người say nhưng đọc kĩ ta sẽ thấy sự hợp lí của nó khi thay đổi đối tượng chửi theo một trật tự rất phù hợp: chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn.

    – Qua tiếng chửi ấy, người đọc đã phần nào đó hình dung về nhân vật – một kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi, một kẻ sống bị mọi người xa lánh, không ai coi hắn là con người, không ai quan tâm đến hắn.

    b. Chí Phèo – một người nông dân lương thiện

    – Chí sinh ra “không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích”, Chí được một người đi thả ống lươn nhặt về  và lớn lên trong tình yêu thương của xóm làng

    – Lớn lên Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến và cũng từng có những ước ao, khao khát bình dị

    => Người nông dân hiền lành lương thiện, một người lao động nghèo khổ, đáng thương, kiếm sống bằng sức lao động chính đáng của mình.

    – Chí cũng luôn ý thức được nhân phẩm và có lòng tự trọng của mình: Chí bóp chân cho bà Ba mà trong lòng cảm thấy “thấy nhục chứ yêu thương gì, run run sợ hãi, uất ức chịu đựng”

    c. Chí Phèo sau khi ra tù: sự thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính

    – Sự thay đổi nhân hình: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.

    – Sự thay đổi nhân tính:

         + “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục mà chửi”.

         + Chí trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, đâm thuê, chém mướn

    => Chí là nạn nhân của nhà tù thực dân, chính nhà tù thực dân đã đẩy Chí đến bên ngoài rìa của xã hội loài người, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.

    d. Sự thay đổi của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

    – Chí cảm nhận thấy những âm thanh bình dị của cuộc sống đời thường:“Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài có mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…”

    – Chí có những sự thay đổi về tâm lí “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc (…) Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. bừng lên cái ước ao, khao khát có một gia đình nhỏ, bình dị và khao khát được làm người:

         + “ao ước có một gia đình nhỏ. Chồng cuốc mướn, vợ cày thuê dệt vải,…”

         + “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn thèm làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.

    e. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

    – Sự từ chối, cự tuyệt của Thị Nở đã khiến Chí hiểu ra tất cả “hắn nghĩ ngợi một tí rồi như hắn hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người”.

    – Nỗi đau trong Chí như quặn thắt lại, Chí “ôm mặt khóc rưng rức” Chí lại tìm đến rượu như một sự giải tỏa nhưng càng uống lại càng tỉnh.

    – Chí tìm đến nhà Bá Kiến đòi quyền lương thiện và nhận ra đó là điều không thể, Chí cầm dao giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Chí chết đi bên ngưỡng cửa được làm người lương thiện.

    3. Kết bài

    – Khái quát về nhân vật Chí Phèo: Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa trong xã hội trước cách mạng tháng Tám năm 1945

    – Qua nhân vật giúp chúng ta thấy;

         + Nam Cao muốn phê phán xã hội thực dân đã đẩy người nông dân vào con đường tha hóa và qua đó ông cũng thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc của mình với những người nông dân trong xã hội cũ.

         + Tài phân tích tâm lí bậc thầy của Nam Cao.

    II. Bài Văn Mẫu Phân Tích Chí Phèo Trong Tác Phẩm Chí Phèo

    Lấp Dàn ý nhân vật Chí Phèo ngắn gọn

    1. Mở bài

         Nam Cao là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với ngòi bút hiện thực xuất sắc cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã có những trang viết thật cảm động và thấm thía về cuộc sống của người nông dân nghèo khổ bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Và có thể nói truyện ngắn Chí Phèo là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của ông khi viết về đề tài người nông dân. Đọc Chí Phèo người đọc sẽ cảm nhận được số phận khốn cùng bi thảm của người nông dân trong xã hội cũng và tấm lòng thương cảm của nhà văn đối với họ. Đặc biệt, những điều đó được nhà văn gửi gắm trọn vẹn qua hình tượng nhân vật Chí Phèo.

    2. Thân bài

         Trước hết, Nam Cao đã để cho Chí Phèo xuất hiện trong tác phẩm thật tự nhiên, và cũng thật bất ngờ qua tiếng chửi của nhân vật ở đầu tác phẩm. “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. (…) Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…” Với một đoạn văn dài với việc sử dụng đa dạng các kiểu câu và đặc biệt là lời trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo, dường như nhà văn Nam Cao đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh một Chí Phèo đang trong cơn say với những tiếng chửi đã trở thành qua đối quen thuộc với những người dân làng Vũ Đại. Tiếng chửi ấy, thoạt nghe có vẻ vu vơ, có vẻ là lời của kẻ say song càng đọc kĩ ta mới thấy được cái trật tự hợp lí của nó, một tiếng chửi đầy tỉnh táo: chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, “chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”, “chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn”. Và để rồi, qua tiếng chửi ấy, người đọc đã phần nào đó hình dung về nhân vật – một kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi, một kẻ sống bị mọi người xa lánh, không ai coi hắn là con người, không ai quan tâm đến hắn.

    3. Kết bài

         Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Chí Phèo trong cơn say với tiếng chửi quen thuộc, nhưng trước khi ở tù, Chí Phèo là một người nông dân lương thiện. Tuổi thơ không may mắn như những người khác, Chí sinh ra “không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích”, Chí được một người đi thả ống lươn nhặt về “trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không” và lớn lên trong tình yêu thương của xóm làng. Lớn lên, Chí đi là canh điền cho nhà Bá Kiến, hiền lành và lương thiện, hắn từng “ao ước có một gia đình nhỏ. Chồng cuốc mướn, vợ cày thuê dệt vải,…”. Và như vậy, qua những chi tiết nêu trên giúp chúng ta nhận ra rằng Chí vốn là người nông dân hiền lành lương thiện, một người lao động nghèo khổ, đáng thương, kiếm sống bằng sức lao động chính đáng của mình. Thêm vào đó, Chí cũng luôn ý thức được nhân phẩm và có lòng tự trọng của mình. Điều đó thể hiện rõ nét qua chi tiết Chí bóp chân cho bà Ba mà trong lòng cảm thấy “thấy nhục chứ yêu thương gì, run run sợ hãi, uất ức chịu đựng”. Đấy là cái dáng vẻ đáng thương, tội nghiệp, nhẫn nhịn của thân phận tôi đòi.

         Thế nhưng, chính chính quyền thực dân mà Bá Kiến là đại diện tiêu biểu đã đẩy Chí vào nhà tù. Để rồi, sau khi ra tù, Chí đã hoàn toàn thay đổi, hắn như biến thành một con người hoàn toàn khác, “khác cả thể xác lẫn tâm hồn”. Trước hết đó là sự thay đổi về mặt ngoại hình. “Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đa! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.” Không những thay đổi về ngoại hình mà nhân tính của Chí cũng đã hoàn toàn thay đổi. Không còn là anh chàng canh điền lương thiện ngày nào, giờ đây Chí đã trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại. “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục mà chửi”. Rồi cũng kể từ khi ở tù về, Chí trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, Chí cứ đắm mình trong những cơn say, đâm thuê, chém mướn. Và để rồi, giờ đây Chí như bước ra khỏi rìa của xã hội loài người, không ai quan tâm tới Chí mà họ khiếp sợ hắn đã là đắng khác. Và như vậy, xét đến cùng, Chí Phèo chính là nạn nhân của chế độ thực dân, của nhà tù thực dân.

         Những tưởng Chí sẽ mãi đắm chìm trong cơn say, trong cái nghề “rạch mặt ăn vạ” nhưng không, cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã khiến Chí hoàn toàn thay đổi, đã đánh thực trong Chí sự lương thiện mà bấy lâu nay vốn dĩ đã bị che lấp đi. Dưới con mắt của dân làng Vũ Đại, Thị Nở là một người dưới đáy của xã hội, vừa xấu, vừa nghèo lại còn dở hơi, nhưng với cuộc đời của Chí, Thị xuất hiện như đem đến một nguồn ánh sáng mới. Dường như, bát cháo hành Thị nấu và tình yêu của Thị đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ con quỷ dữ trở lại làm người. Tỉnh dậy sau đêm gặp thị, lần đầu tiên trong cuộc đời mình, Chí cảm nhận thấy những âm thanh bình dị của cuộc sống đời thường “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài có mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…” Rồi cũng nhờ gặp Thị, trong Chí mới có những sự thay đổi về tâm lí “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc (…) Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Có lẽ, chưa ai nghĩ một người như Chí lại có những phút giây suy nghĩ, lo lắng và sợ cô độc. Phải chăng bởi Chí đã thay đổi, bởi phần người trong Chí đã sống dậy. Và đặc biệt, trong Chí bừng lên cái ước ao, khao khát có một gia đình nhỏ, bình dị, êm ấm và hạnh phúc như bao người khác “ao ước có một gia đình nhỏ. Chồng cuốc mướn, vợ cày thuê dệt vả,…” rồi Chí khát khao được làm người lương thiện, được sống là con người theo đúng nghĩa của nó “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn thèm làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Như vậy, việc gặp gỡ Thị Nở đã tạo nên một bước ngoặt trong cuộc đời của Chí. Chính Thị và tình yêu của Thị đã đánh thức trong Chí sự lương thiện, khát khao làm người lương thiện và quyền được làm người.

         Song, giây phút Chí khao khát được trở lại làm người lương thiện đó cũng là lúc hắn nhận ra hắn không thể làm người lương thiện được nữa và hắn rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Sự từ chối, cự tuyệt của Thị Nở đã khiến Chí hiểu ra tất cả “hắn nghĩ ngợi một tí rồi như hắn hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người”. Nỗi đau trong Chí như quặn thắt lại, Chí “ôm mặt khóc rưng rức” Chí lại tìm đến rượu như một sự giải tỏa nhưng càng uống lại càng tỉnh. Thế rồi, Chí cầm dao định đến nhà Thị Nở những rồi hắn lại tìm đến nhà Bá Kiến – kẻ đã đẩy hắn tha hóa, lưu manh hóa và trở thành con quỷ dữ. Chí tìm đến nhà Bá Kiến không phải để đòi tiền như những lần trước mà hắn đến đề đói lương thiện. Nhưng cũng chính trong giây phút ấy, hơn ai hết, Chí hiểu mình không thể quay lại làm người được nữa “Ai cho tao lương thiện Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể làm người lương thiện được nữa.” Và cuối cùng, Chí rút dao đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Chí Phèo đã chết bên ngưỡng cửa trở thành người lương thiện, chết đi trong bi kịch muốn được làm người nhưng không thể.

    3. Kết bài

         Tóm lại, nhân vật Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa trong xã hội trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao muốn phê phán xã hội thực dân đã đẩy người nông dân vào con đường tha hóa và qua đó ông cũng thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc của mình với những người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời, qua việc miêu tả những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật đã cho chúng ta thấy tài phân tích tâm lí bậc thầy của Nam Cao.

    ___ HẾT ___

    Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Phân tích nhân vật Chí Phèo” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Hi vọng bài viết ẽ cung cấp cho các em thêm nhiều thông tin khi tìm hiểu bài học, tuy nhiên các em không nên sao chép vào bài viết của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích, các em hãy like và share nhé!


    Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

    .

    Lấp Dàn ý nhân vật Chí Phèo ngắn gọn