Lhq đã có sự giúp đỡ như thế nào đối với Việt Nam

Liên hợp quốc luôn đồng hành cùng Việt Nam

14/09/2017 09:35

Baoquocte.vn. Từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Liên hợp quốc [LHQ]. Trong suốt hơn 40 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, LHQ đã luôn đồng hành cùng Việt Nam trên các chặng đường phát triển.

Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, Đại sứ Nguyễn Phương Nga đã nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng vấn TG&VN.

Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, Đại sứ Nguyễn Phương Nga.

Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức là thành viên của LHQ. Đại sứ nhận xét gì về sự trợ giúp và hợp tác của LHQ đối với công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam?

Trong suốt hơn 40 năm qua, LHQ đã luôn đồng hành cùng Việt Nam trên các chặng đường phát triển.

LHQ đã hỗ trợ Việt Nam vào những giai đoạn rất khó khăn, khi chiến tranh vừa chấm dứt, Việt Nam bị bao vây, cấm vận. Ngay sau khi Việt Nam tham gia LHQ, Đại hội đồng LHQ khóa 32 [1977] đã thông qua Nghị quyết kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh.

Sự hỗ trợ quý báu của các tổ chức LHQ, đặc biệt là Chương trình Phát triển LHQ [UNDP], Chương trình Lương thực thế giới [WFP], Quỹ Nhi đồng LHQ [UNICEF], Quỹ Dân số LHQ [UNFPA], Cao Ủy LHQ về Người tị nạn [UNHCR], Tổ chức Y tế thế giới [WHO]… đã góp phần giúp Việt Nam giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.

Trong những năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và LHQ không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. LHQ tiếp tục dành sự trợ giúp quan trọng cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam thông qua các hoạt động tư vấn chính sách, trợ giúp kỹ thuật, các chương trình, dự án hỗn hợp song phương, đa phương. LHQ là cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận và huy động được nguồn vốn quan trọng từ các nước tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế.

Hỗ trợ phát triển của LHQ có ý nghĩa hết sức to lớn, đã góp phần đắc lực giúp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực thiết yếu về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chế, pháp luật, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình, y tế, phòng chống HIV/AIDS, thực hiện bình đẳng giới.

Với việc Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, hợp tác giữa Việt Nam và LHQ chuyển trọng tâm từ hỗ trợ kỹ thuật sang tư vấn chính sách thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tập trung vào các lĩnh vực như xoá đói giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thể chế, bình đẳng giới...

Việt Nam đã phát huy vai trò như thế nào tại diễn đàn đa phương quan trọng này và có những đóng góp nổi bật gì trên ba trụ cột là hoà bình và an ninh quốc tế, phát triển và quyền con người?

LHQ có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. Cách đây hơn 70 năm, từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư bày tỏ sẵn sàng hợp tác với LHQ.

Kể từ khi gia nhập LHQ, Việt Nam đã tham gia ngày càng sâu, đảm nhận những cương vị quan trọng trong hệ thống LHQ và tích cực hoạt động trên cả ba trụ cột của LHQ.

Trong lĩnh vực hoà bình, an ninh, chúng ta nỗ lực bảo vệ, đề cao sự cần thiết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đặc biệt là bình đẳng chủ quyền, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực… Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực, chủ động trong lĩnh vực giải trừ quân bị và chống phổ biến, nhất là giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác. Từ tháng 6/2014, Việt Nam đã bắt đầu cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và hiện đang tích cực hoàn tất công tác chuẩn bị để có thể sớm triển khai đóng góp thêm một Bệnh viện dã chiến cấp II.

Trên cương vị Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các nỗ lực ngăn ngừa khủng hoảng, gìn giữ hoà bình, có những đề xuất quan trọng về bảo vệ phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy quyền con người trong xung đột và xây dựng hoà bình, hậu xung đột, cải tổ phương pháp làm việc của HĐBA... Hiện nay, chúng ta đang triển khai vận động ứng cử vào HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021.

Trong lĩnh vực phát triển, Việt Nam là ví dụ điển hình về hợp tác thành công giữa LHQ với quốc gia thành viên. Với sự hợp tác hiệu quả của LHQ, Việt Nam đã thực hiện thành công hầu hết các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ [MDGs]. Đồng thời chúng ta tích cực thúc đẩy hợp tác Nam - Nam thông qua việc chủ động xây dựng mô hình và tham gia vào các dự án hợp tác ba bên. Chúng ta cũng đã cùng LHQ thực hiện thí điểm thành công Sáng kiến Thống nhất hành động [DaO], xây dựng Ngôi nhà Xanh chung LHQ tại Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường gắn kết hệ thống của các tổ chức LHQ tại Việt Nam.

Chúng ta cũng tích cực tham gia các tiến trình đàm phán nhằm phát triển luật pháp quốc tế, xây dựng các khuôn khổ mở rộng hợp tác, củng cố môi trường hoà bình, ổn định, chú trọng bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển.

Trong lĩnh vực quyền con người, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ quốc gia, thể hiện qua việc bảo vệ thành công hai Báo cáo kiểm điểm định kỳ [UPR]. Được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền [nhiệm kỳ 2014-2016], chúng ta đã tham gia tích cực vào các nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên thế giới, đã đề xuất và được thông qua Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em, đưa ra và tham gia nhiều sáng kiến như bảo vệ quyền lao động của người khuyết tật, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển, tăng cường giáo dục, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái.

Theo Đại sứ, Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì trong hoạt động tại LHQ trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới hiện nay?

Tình hình thế giới hiện nay đặt ra những vấn đề rất mới đối với hoạt động của Việt Nam tại LHQ.

Thuận lợi lớn là xu hướng chính hiện vẫn là hoà bình và hợp tác. Việc các nước thành viên LHQ thông qua và bắt tay vào triển khai thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và hàng loạt thoả thuận quan trọng khác thể hiện mong muốn và quyết tâm của cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó với các thách thức chung, hướng tới hoà bình, phát triển bền vững.

Cùng với thành tựu về mọi mặt của đất nước, với đường lối đối ngoại nhất quán là hoà bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thế giới. Bạn bè quốc tế tin tưởng và coi trọng tiếng nói của Việt Nam. Do đó, chúng ta có những thuận lợi nhất định để tăng cường quan hệ với các tổ chức trong hệ thống LHQ, mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước và tổ chức quốc tế.

Một yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng là Việt Nam là một thành viên của ASEAN - liên kết khu vực được coi là thành công và đang phát huy tiếng nói chung tích cực tại các diễn đàn LHQ.

Bên cạnh đó, cũng có không ít khó khăn. Tình hình thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng, khó lường. Chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế đứng trước nhiều thách thức. Chủ nghĩa dân tộc, cực đoan bạo lực, xu hướng bảo hộ gia tăng. Tập hợp lực lượng tại LHQ biến động linh hoạt, lợi ích đan xen phức tạp. Thách thức lớn đặt ra cho chúng ta là phải nhận định, đánh giá tình hình, xác định chủ trương, xử lý, giải quyết từng vấn đề kịp thời, đúng đắn, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, tăng cường quan hệ với các đối tác, đồng thời đóng góp vào hoà bình và phát triển trên thế giới.

Trong bối cảnh nguồn lực tài chính quốc tế ngày càng khan hiếm, hợp tác phát triển giữa Việt Nam với LHQ và các nước tài trợ đang chuyển sang quan hệ đối tác, Việt Nam không còn là đối tượng ưu tiên được nhận hỗ trợ phát triển. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải đổi mới tư duy, phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, kết hợp giữa huy động nguồn lực trong nước với sáng tạo, linh hoạt, năng động trong việc tìm kiếm và huy động các nguồn lực mới, hình thức hợp tác mới hiệu quả, cùng có lợi.

Một thách thức lớn khác là việc triển khai Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi không chỉ nguồn lực mà cả biện pháp thực hiện, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa trong nước với bên ngoài, hội nhập quốc tế thực sự sâu rộng. Thời gian đến 2030 còn rất ít, chúng ta cần nhanh chóng, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia, thực hiện Chương trình nghị sự 2030 để không bị bỏ lại phía sau.

Là người đại diện cho Việt Nam tại LHQ, Đại sứ có suy nghĩ và kỳ vọng như thế nào về vai trò của Việt Nam tại LHQ trong tương lai?

Chúng ta đang triển khai thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XII tích cực tham gia vào các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và LHQ. Vai trò của Việt Nam tại LHQ cũng như tại các diễn đàn đa phương khác phụ thuộc chính vào hành động của chúng ta, vào việc chúng ta biến cam kết thành hiện thực.

Để nâng cao hiệu quả hợp tác với LHQ, chúng ta cần tích cực thực hiện Chương trình hợp tác giai đoạn 2017-2021 giữa Việt Nam và LHQ. Thành công của Chương trình này sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu của Việt Nam về phát triển đất nước, nâng cao uy tín, vai trò của cả Việt nam và LHQ. Chúng ta cần chuẩn bị tốt để bảo vệ thành công Báo cáo kiểm điểm tự nguyện của quốc gia về việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vào tháng 7/2018.

Là thành viên tích cực, có trách nhiệm của LHQ, chúng ta cần tiếp tục chủ động tham gia tích cực vào các công việc chung của LHQ, trong đó có triển khai các cam kết về tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống LHQ.

Thời gian tới, chúng ta sẽ tập trung nỗ lực để thực hiện thành công mục tiêu ứng cử vào HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

[thực hiện]

40 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và LHQ đã không ngừng phát triển tốt đẹp, uy tín của Việt Nam trong LHQ cũng ngày càng được nâng cao.

Ngày 20/9/2017, đánh dấu tròn 40 năm hình thành và phát triển của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc [LHQ].

Trong 40 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và LHQ đã không ngừng phát triển tốt đẹp, vai trò và uy tín của Việt Nam trong tổ chức thế giới này cũng ngày được nâng cao. Những đóng góp của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu chung của LHQ được đánh giá cao.

Đại sứ Nguyễn Quý Bính [bên phải] bắt đầu nhiệm kỳ tại LHQ tháng 11/1997

Nhân dịp này, phóng viên VOV có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Quý Bính, nguyên Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva giai đoạn 1997 – 2003, người đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển chung trong lĩnh vực ngoại giao đa phương của Việt Nam tại LHQ.

PV: Là người đã từng có nhiều năm tham gia các hoạt động ngoại giao của Việt Nam tại LHQ, ông có thể cho biết LHQ có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của Việt Nam trong 40 năm qua?

Đại sứ Nguyễn Quý Bính: LHQ có vai trò rất đặc biệt đối với Việt Nam. Đây là tổ chức quốc tế đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi Việt Nam gia nhập chính thức, LHQ đã có hỗ trợ về nhân đạo và tài chính rất lớn, đặc biệt là việc khắc phục hậu quả chiến tranh, vấn đề về nghèo đói, y tế, thực phẩm, nhất là với trẻ em và nhi đồng.

Các chương trình và tổ chức quốc tế của LHQ như Chương trình phát triển LHQ [UNDP], Quỹ Nhi đồng LHQ [UNICEF], Tổ chức Nông lương LHQ [FAO] đóng góp rất cần thiết và quan trọng.

LHQ là cầu nối để Việt Nam tiếp cận các viện trợ nhân đạo của các nước khác. Chương trình phát triển LHQ và Ngân hàng thế giới đã hỗ trợ Việt Nam thông qua Hội nghị các nước tài trợ, giúp Việt Nam gắn kết với các nước tài trợ, từ đó huy động viên các nguồn vốn tối đa cho Việt Nam. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, có những năm đạt 7-8%.

PV: Từ một quốc gia nhận viện trợ của LHQ, nay Việt Nam đã trở thành một thành viên có trách nhiệm và có những đóng góp tích cực cho LHQ. Ông đánh giá như thế nào về sự thay đổi này của Việt Nam?

Đại sứ Nguyễn Quý Bính: Việt Nam đóng góp rất tích cực cho LHQ. Việt Nam tham gia vào hợp tác NAM – NAM [hợp tác giữa các nước ở nam bán cầu], lấy kinh nghiệm của mình để giúp đỡ một số nước châu Phi trong nông nghiệp và y tế.

Với kinh nghiệm của mình, Việt Nam đã trở thành thành viên tham gia tích cực hơn vào các tổ chức của LHQ [Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền, các tổ chức chuyên môn của LHQ…] và hoạt động cả về chính trị và kinh tế, xã hội. Việt Nam cũng tham gia nhiều các công ước quốc tế của LHQ trong đó có Công ước về nhân quyền.

Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 8 nước thực hiện sáng kiến Một LHQ với 6 trụ cột. Với vai trò đó, quan hệ Việt Nam và LHQ được xây dựng trên nền tảng vững chắc, ngày càng đi lên.

Đại sứ Nguyễn Quý Bính [ghế chủ tịch] tại LHQ tháng 12/2000.

PV: Từ những đóng góp này, ông nghĩ như thế nào về vị thế và vai trò của Việt Nam tại LHQ?

Đại sứ Nguyễn Quý Bính: Vai trò của Việt Nam trong hợp tác với LHQ đã được nhiều nước thừa nhận. Trước đây, viện trợ của họ cho Việt Nam có hiệu quả, đúng đối tượng. Đặc biệt trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo, các chương trình về xã hội, y tế, các chương trình hỗ trợ học sinh nghèo trong giáo dục.

Những kinh nghiệm và nguồn vốn của các nước tài trợ và LHQ được sử dụng đúng mục đích giúp cho vai trò của Việt Nam được nâng lên một bước.

Gần đây, uy tín của Việt Nam tiếp tục được nâng lên, Việt Nam đóng góp trở lại cho LHQ, tham gia tích cực vào các cơ chế của LHQ, tham gia các lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ và Việt Nam trở thành một thành viên có trách nhiệm.

Các nước đánh giá, Việt Nam hiện nay là 1 trong những nước có vai trò tích cực, tăng uy tín của Việt Nam trong LHQ. Tôi có thể khẳng định tương đối lạc quan và đúng đắn là vị thế của Việt Nam ngày càng tăng lên.

PV: Cảm ơn ông!.

Phạm Huỳnh Điệp/VOV-Trung tâm Tin

Em hãy nêu lên những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết

Đề bài

Em hãy nêu lên những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa trên hướng dẫn của giáo viên kết hợp tìm hiểu sách, báo, internet để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc [9-1977], quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển.

- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO [Tổ chức nông - lương thực], UNICEF [Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc]…

- Hiện nay, có nhiều cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam như:

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

UNDP

Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục

UNESCO

Ngân hàng thế giới

WB

Quỹ tiền tệ Quốc tế

IMF

Tổ chức y tế thế giới

WHO

Loigiaihay.com

  • Hãy nêu những biểu hiện của tình trạng “chiến tranh lạnh’' và hậu quả của nó

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 46 SGK Lịch sử 9

  • Hãy nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay

    Giải bài tập Bài 1 trang 47 SGK Lịch sử 9

  • Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?

    Giải bài tập Bài 2 trang 47 SGK Lịch sử 9

  • Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 46 SGK Lịch sử 9

  • Hội nghị I-an-ta đã có những quyết định nào và hệ quả của các quyết định đó?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 45 SGK Lịch sử 9

Chủ Đề