Phong trào công nhân quốc tế là gì

Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai

Mục 1

1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX

- Sau thất bại của Công xã Pari, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vì:

+ Cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng.

+ Mác và Ăng - ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân.

+ Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân.

+ Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao

- Các phong trào tiêu biểu:

Thời gian

Địa điểm

Nội dung

1899

Anh

Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương.

1893

Pháp

Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893.

01/05/1886

Mỹ

40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình đòi ngày làm 8 giờ.

* Nhận xét về phong trào công nhân so với trước Công xã Pari: phát triển rộng, hoạt động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước.

Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1862

Mục 2

2. Quốc tế thứ hai 1889 - 1914.

a] Hoàn cảnh

- Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời [như 1875: Đảng xã hội dân chủ Đức; 1879 Đảng Công nhân Pháp; 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga].

- Đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay cho Quốc tế thứ nhất.

=> Ngày 14-7-1889 kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pari tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

b] Hoạt động từ 1889 - 1914

- 1889 - 1895: dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng cho phong trào của công nhân quốc tế.

- 1895 - 1914: Quốc tế bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn, các đảng của Quốc tế thứ hai, ủng hộ chính phủ tư sản gây chiến tranh.

- Khi chiến tranh thế gưới thứ nhất bùng nổ [1914], Quốc tế thứ hai phân hóa và tan rã.

ND chính

Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX: những phong trào tiêu biểu và Quốc tế thứ hai: hoàn cảnh, hoạt động.

Sơ đồ tư duy về phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX


Loigiaihay.com

  • Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905 - 1907

    Tóm tắt mục II. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905 - 1907

  • Lý thuyết phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

    Lý thuyết phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

  • Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 47 SGK Lịch sử 8

  • Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 48 SGK Lịch sử 8

  • Tìm hiểu và trình bày những nét chính về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 49 SGK Lịch sử 8

  • Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

    - Muốn chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng

  • Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

    Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

  • Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.

    Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.

  • Khởi nghĩa Yên Thế [1884 - 1913]

    Tóm tắt mục I. Khởi nghĩa Yên Thế [1884 - 1913]. Yên Thế nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang

Phong trào công nhân quốc tế chia làm mấy giai đoạn?

Phong trào công nhân Quốc Tế được chia thành 2 giai đoạn, diễn ra cuối thế kỉ XIX tại các nước Tây Âu bắt nguồn từ sau các cuộc CM tư sản Anh, Pháp, Hà Lan,…Cụ thể phong trào được chia thành hai giai đoạn với hai đường lối đấu tranh và hệ tư tưởng khác nhau.

Giai đoạn đầu từ năm 1889 – 1895

Trong giai đoạn này phong trào CNQT được lãnh đạo dưới sự chỉ đạo của Ăngghen [Friedrich Engels]. Cũng trong giai đoạn này Quốc tế thứ hai [Quốc tế Cộng Sản thứ 2] đóng góp vai trò quan trọng trong việc định hướng giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh.

Giai đoạn thứ hai diễn ra từ năm 1895 – 1914

Ăngghen mất năm 1895, Quốc tế thứ 2 tan rã. Đường lối đấu tranh của phong trào công nhân xa rời chủ trương của Ăngghen. Dần dần rơi vào con đường thỏa hiệp, đẩy quần chúng vào cuộc chiến tranh chấp quyền lợi và thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, do không có sự tích cực chống chiến tranh đế quốc. Tại Nga nhờ có sự lãnh đạo của Lê nin Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa dân chủ Nga còn duy trì theo con đường XHCN.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Các Đảng Lao động
  • 3 Lễ hội lao động
  • 4 Lao động và bình đẳng chủng tộc
  • 5 Phát triển các phong trào lao động trong các quốc gia
  • 6 Phát triển phong trào lao động quốc tế
  • 7 Tham khảo

Lịch sửSửa đổi

Ở châu Âu, phong trào lao động bắt đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp, khi việc làm nông nghiệp giảm xuống và việc làm chuyển sang các khu vực công nghiệp nhiều hơn. Ý tưởng đã gặp phải sự kháng cự tuyệt vời. Vào đầu thế kỷ 19, các nhóm như Tolpuddle Martyrs của Dorset đã bị trừng phạt và thành lập các công đoàn, điều này trái với quy luật của thời đại đó.

Công đoàn đã hoạt động từ đầu đến giữa thế kỷ 19 và các đảng lao động và công đoàn khác nhau đã được thành lập trên khắp các khu vực công nghiệp hóa trên thế giới. Hiệp hội Công nhân Hiệp hội Công nhân Quốc tế, nỗ lực đầu tiên trong điều phối quốc tế, được thành lập tại London vào năm 1864. Các vấn đề chính bao gồm quyền của người lao động tự tổ chức và quyền có một ngày làm việc 8 giờ. Năm 1871 công nhân ở Pháp nổi loạn và Công xã Paris được thành lập. Từ giữa thế kỷ XIX trở đi, phong trào lao động ngày càng toàn cầu hóa.

Phong trào đã đạt được sự thúc đẩy lớn trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từ truyền thống Giảng dạy xã hội Công giáo bắt đầu vào năm 1891 với việc xuất bản tài liệu nền tảng của Giáo hoàng Leo XIII, Rerum novarum, còn được gọi là "Về điều kiện của các tầng lớp lao động, "Trong đó ông chủ trương một loạt cải cách bao gồm các giới hạn về thời gian làm việc, tiền lương, xóa bỏ lao động trẻ em, quyền tổ chức lao động và nghĩa vụ của nhà nước trong việc điều chỉnh các điều kiện lao động.

Trên khắp thế giới, các hoạt động của những người lao động đã dẫn đến cải cách và quyền của người lao động, chẳng hạn như nghỉ cuối tuần hai ngày, lương tối thiểu, ngày nghỉ được trả lương, và thành tích của ngày làm việc tám giờ đối với nhiều người lao động. Đã có nhiều nhà hoạt động lao động quan trọng trong lịch sử hiện đại, những người đã gây ra những thay đổi mang tính cách mạng vào thời điểm đó và hiện được coi là cơ bản. Ví dụ, Mary Harris Jones, còn được gọi là "Mẹ Jones", và Hội đồng Phúc lợi Công giáo Quốc gia rất quan trọng trong chiến dịch chấm dứt lao động trẻ em ở Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20.

Trả lời câu hỏiin nghiêng

[trang 47 sgk Lịch Sử 8]:-Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?

Trả lời:

- Ở Anh, có cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc giới chủ phải tăng lương [1899].

- Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử [1893].

- Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.

- Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp [1879], nhóm giải phóng lao động Nga [1883].

[trang 48 sgk Lịch Sử 8]:-Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở các nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

+ Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

- Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:

Do sự xâm nhập của chủ nghĩa cơ hội, Quốc tế thứ hai đã từ bỏ lập trường vô sản, ủng hộ chính phủ tư sản, đẩy công nhân, nông dân các nước vào cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

[trang 49 sgk Lịch Sử 8]:-Tìm hiểu và trình bày những nét chính về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin.

Trả lời:

- V.I.Lê-nin [1870 - 1924] là tên bí danh hoạt động cách mạng của Vla-đi-mia I-lich U-li-a-nốp, sinh ngày 22-4-1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Ngay từ thời sinh viên, Lê-nin đã hoạt động cách mạng chống Nga hoàng.

- Năm 1893, ông đến thủ đô Pê-tec-bua và trở thành người lãnh đạo nhóm Mác xít ở đây [mầm mống đầu tiên của chính đảng vô sản].

- Sau khi bị bắt và bị đi đày ở Xi-bia, Lê-nin sống ở nước ngoài một thời gian, đến năm 1903 thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với Cương lĩnh cách mạng.

[trang 49 sgk Lịch Sử 8]:-Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?

Trả lời:

- Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để.

- Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chống chủ nghĩa cơ hội tuân theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác [đánh đổ chế độ tư sản, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, xây dựng xã hội cộng sản].

- Đảng dựa vào quần chúng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.

[trang 50 sgk Lịch Sử 8]:-Trình bày nguyên nhân và diễn biến của Cách mạng Nga 1905 – 1907.

Trả lời:

- Nguyên nhân:

Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật [1904-1905] làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Từ cuối 1904 phong trào phản chiến đã nổ ra khắp nơi. Khắp nước Nga vang lên khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.

- Diễn biến:

+ Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.

+ Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu cầu sách lên nhà vua [Nga hoàng] nhưng bị đàn áp đẫm máu.

+ Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào địa chủ phong kiến đã thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.

+ Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa.

+ Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.

Bài 1 [trang 50 sgk Lịch sử 8]:Nêu một số sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

- Ở Anh, có cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc giới chủ phải tăng lương [1899].

- Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử [1893].

- Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.

- Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp [1879], nhóm giải phóng lao động Nga [1883].

Bài 2 [trang 50 sgk Lịch sử 8]:Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905 – 1907.

Lời giải:

- Đối với nước Nga: cách mạng 1905-1907, đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng và báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra. Nó là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng năm 1917.

- Đối với thế giới: có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở các nước Tây Âu, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thời kì "châu Á thức tỉnh".

Bài tập Sách bài tập

Bài 1 trang 31 VBT Lịch Sử 8:Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.

Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX được phác họa như thế nào qua các thông tin dưới đây?

[ ] Mâu thuẫn giữ tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc.

[ ] phong trào công nhân đã chuyển dần sang đấu tranh tự phát.

[ ] phong trào công nhân đã chuyển dần sang đấu tranh tự giác.

Lời giải:

[X]Phong trào công nhân đã chuyển dần sang đấu tranh tự giác.

Bài 2 trang 31 VBT Lịch Sử 8:Em hãy điền tiếp sự kiện lịch sử nổi bật trong phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vào phần để trống dưới đây.

Lời giải:

- Ở Đức: năm 1875, Đảng xã hội dân chủ Đức ra đời.

- Ở Nga: năm 1883, Nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành.

- Ở Mĩ:

+ Ngày 1/5/1886, hơn 350 000 công nhân đình công.

+ ngày 1/5/1889, hơn 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình.

- Ở Pháp: Năm 1879, Đảng công nhân Pháp được thành lập.

- Ở Anh: năm 1889, công nhân khuân vác ở Luân Đôn bãi công.

Bài 3 trang 31 VBT Lịch Sử 8:Em hãy cho biết Quốc tế thứ hai được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

Lời giải:

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân ở các nước Âu-Mĩ tiếp tục phát triển → giới chủ lo sợ, tìm mọi cách đàn áp...

- Sự ra đời của hàng loạt các tổ chức công nhân ở các nước. Ví dụ như: Đảng xã hội dân chủ Đức [1875], Đảng công nhân Pháp [1879]...

→ Trong bối cảnh đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là: phải thành lập một tổ chức quốc tế mới để lãnh đạo phong trào công nhân thế giới.

Ngày 14/7/1889, gần 400 đại biểu của 22 nước họp hội nghị tại Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

Bài 4 trang 32 VBT Lịch Sử 8:Em hãy điền thêm thông tin vào chỗ chấm [....] trong các câu dưới đây sao cho đúng với nội dung bài học.

Lời giải:

a] Đại hội thành lập quốc tế thứ hai gồm 395 đại biểu, đại diện cho hầu hết các phong trào nhân dân châu Âu[có cả đại biểu Mỹ, Ác-hen-ti-na tham dự] được tiến hành vào ngày14/7/1889, kỷ niệm100 nămngày nhân dân Pháp Phá ngụcBa-xti.

b] Đại hội thông qua các nghị quyết quan trọng như sự cần thiết phải thành lậpchính đảngcủa giai cấp vô sản ở mỗi nước, đấu tranh giành chính quyền đòi ngày làm8 tiếng.

c] Nghị quyết quan trọng nhất của Đại hội là nghị quyết lấy ngàymùng 1 tháng 5hàng năm là ngàyđoàn kếtđể biểu dương lực lượng.

d] Hội thành lập Quốc tế thứ hai có ý nghĩato lớn. Nó khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác.

Bài 5 trang 32 VBT Lịch Sử 8:Quốc tế thứ hai trải qua mấy giai đoạn hoạt động? Đó là những giai đoạn nào?

Lời giải:

- Trải qua 2 giai đoạn hoạt động.

+ Giai đoạn 1 [từ năm 1889 – 1895]

+ Giai đoạn 2 [Từ năm 1895 – 1914]

Bài 6 trang 32 VBT Lịch Sử 8:Em hãy nêu ngắn gọn về nguyên nhân tan rã của quốc tế thứ hai.

Lời giải:

- Sự thiếu nhất trí về đường lối, tư tưởng [ví dụ: xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với tư sản...]; chia rẽ về tổ chức là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tan rã của quốc tế thứ hai [năm 1914].

Bài 7 trang 32 VBT Lịch Sử 8:Thành công của cách mạng Nga gắn liền với tên tuổi lãnh tụ Lê-nin. Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Lê-nin.

Lời giải:

- Lê-nin sinh ngày 22/4/1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ ở Simbirsk [nay là Ulianovsk]. Ngay từ sớm Lê-nin đã giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng.

- Năm 1893, Lê-nin đã tới Xanh Pê-téc-bua và trở thành người đứng đầu một nhóm Mácxít ở đây.

- 1895 Lê-nin đã thành lập tổ chức “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân” – đây chính là mầm mống của Đảng Mácxít cách mạng.

- sau khi bị bắt và bị đi đày ở Xi-bia, Lê-nin sống ở nước ngoài một thời gian, đến năm 1903, thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga. → Lê-nin và Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga dần trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào cách mạng Nga.

Bài 8 trang 33 VBT Lịch Sử 8:Trình bày ngắn gọn nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng Nga 1905 – 1907.

Lời giải:

- Về mâu thuẫn xã hội:

+ Nhân dân bất mãn, căm ghét chế độ phong kiến Nga sa hoàng.

+ Mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản; nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt.

- Kết quả của cuộc chiến tranh Nga – Nhật [1904 – 1905]:

+ Thất bại của Nga trong cuộc chiến trang Nga – Nhật [1904 – 1905] làm cho những mâu thuẫn trong xã hội Nga càng thêm sâu sắc.

- Tình hình chín muồi cho cách mạng:

+ Sự đàn áp dã man của chính quyền Nga hoàng đối với công nhân trong cuộc biểu tình ngày 9/1/1905 → làn sóng căm phẫn của nhân dân Nga lan ra khắp nơi.

Bài 9 trang 33 VBT Lịch Sử 8:Cột I của bảng dưới đây ghi thời gian. Em hãy điền tiếp các dữ kiện lịch sử về cách mạng Nga 1905 – 1907 vào cột II và cột III sao cho phù hợp.

Lời giải:

Thời gian IDữ kiện lịch sử IIKết quả III
Cuối năm 1904Nhiều cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra với các khẩu hiệu “Đả đảo chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”...Bị chính quyền Nga hoàng đàn áp
1905 – 1907Cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạoThất bại
Ngày 9/1/190514 vạn công nhân Pe-téc-bua cùng gia đình kéo đến trước cung điện Mùa Đông dâng yêu sách lên Nga hoàng.Bị chính quyền Nga hoàng đàn áp dã man.
Tháng 5/1905Các cuộc nổi dậy của nông dân ở nhiều vùng trong cả nước NgaDinh thự của các địa chủ phong kiến bị đánh phá, văn tự, khế ước vay nợ bị thiêu hủy.
Tháng 6/1905Thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩaThắng lợi của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kim đã kéo theo sự nổi dậy của nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác.
Tháng 12/1905Khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-vaThất bại

Bài 10 trang 34 VBT Lịch Sử 8:Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905 – 1907.

Lời giải:

- Ý nghĩa đối với nước Nga:

+ Thúc đẩy nhân dân đứng lên đấu tranh, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.

+ Là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917.

- Ý nghĩa đối với phong trào cách mạng thế giới:

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước Đế quốc.

+ Thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vào đầu thế kỉ XX.

Video liên quan

Chủ Đề