Lời trích dẫn về tư duy đổi mới là gì

Posted on by Civillawinfor

 GS. PHAN ĐÌNH DIỆU – Đại học Quốc gia Hà Nội

I. Đổi mới tư duy – Một cách tiếp cận vấn đề

1. Vì sao cần đổi mới tư duy?

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, ta thường nói tới tầm quan trọng của “đổi mới tư duy, đặc biệt tư duy kinh tế”. Và quả thực, một số đổi mới bước đầu trong tư duy về kinh tế đã mang lại không ít những thay đổi cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Và nếu nhìn ở bình diện rộng hơn và cơ bản hơn, thì ta thấy trên khắp thế giới, yêu cầu có những tư duy đổi mới đã được đặt ra từ đầu thế kỷ 20, khởi đầu từ trong các nhận thức khoa học, rồi dần lan tỏa sang các lĩnh vực hoạt động thực tiễn của kinh tế, chính trị, xã hội, mỗi ngày một rõ ràng và sâu sắc hơn. Đặc biệt là vào những thập niên cuối của thế kỷ 20, khi cuộc sống kinh tế và xã hội trong nhiều quốc gia và trên toàn cầu có những biến động to lớn, dồn dập, thường vượt qua ngoài mọi dự đoán, thì những cách tư duy cũ có tính máy móc, quy giản theo những mô hình tất định sơ lược đã chứng tỏ là bất cập trong việc nhận thức, lý giải và hướng dẫn hành động trong một thế giới phức tạp, phong phú và đa dạng như thế giới hiện nay. Và vì vậy, để tiếp tục tồn tại và phát triển, con người phải có những cách nhìn mới, cách nghĩ mới, và từ đó có những cách hiểu mới, cách xử sự mới đối với môi trường thiên nhiên, và với môi trường kinh tế xã hội đang có nhiều biến chuyển mới.

Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là: vậy tư duy cũ là những cách tư duy nào mà ta bảo là không còn thích hợp và cần phải đổi mới; và tư duy mới là những cách tư duy nào mà ta cần được trang bị cho nhận thức của mình, vì sao chúng lại thích hợp hơn đối với yêu cầu hiểu biết và hành ộng của chúng ta trong môi trường thế giới hiện nay? Tôi e rằng khó mà có câu trả lời rành mạch và đầy đủ cho vấn đề cơ bản đó. Lịch sử phát triển tư duy là lịch sử của một quá trình tiến hoá, cái cũ không bao giờ bị phủ định hoàn toàn mà được gạn lọc để tiếp tục có tác dụng những vị trí thích hợp trong cái mới, và cái mới nhiều khi đã có mầm mống từ trong cái cũ và được tái tạo, phát huy sức mạnh mới trong những điều kiện mới. Nói đổi mới tư duy không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn một tư duy cũ nào đó và thay thế hoàn toàn bằng một tư duy mới đối lập nào đó.

Trong bài viết này, tác giả không có tham vọng đưa ra câu trả lời cho vấn đề cơ bản nêu trên, mà chỉ xin trình bày một số nhận thức của mình, qua việc tìm hiểu về những đặc điểm chủ yếu của lịch sử phát triển tư duy, về sự hình thành nhận thức khoa học, về sự phát triển của tư duy khoa học từ cách nhìn cơ giới đã có tác động phổ biến từ ba, bốn thế kỷ nay đến cách nhìn “hệ thống” mới được tái tạo và khoa học hoá để trở thành “khoa học hệ thống” trong nửa thế kỷ gần đây; và trên cơ sở đó hiểu được vì sao ngày nay, khoa học hệ thống hiện đại, và rộng hơn, tư duy hệ thống, đã nhanh chóng được chấp nhận như là một yếu tố chủ yếu của đổi mới tư duy trước yêu cầu nhận thức cái phong phú phức tạp của tự nhiên và của cuộc sống xã hội của thời đại. Hy vọng việc trình bày một số nhận thức bước đầu về khoa học hệ thống và tư duy hệ thống có thể mang lại chút đóng góp để cùng trao đổi ý kiến về vấn đề đổi mới tư duy, đang là vấn ề thật sự có ý nghĩa đối vi sự phát triển của đất nước ta hiện nay.

….

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

SOURCE: TẠP CHÍ THỜI ĐẠI MỚI – SỐ 6/2002 Trích dẫn từ: //www.tapchithoidai.org/TD6_PhanDinhDieu.pdf BÀI VIẾT ĐƯỢC ĐĂNG DƯỚI SỰ ĐỒNG Ý CỦA GIÁO SƯ TRẦN HỮU DŨNG – QUẢN TRỊ TRANG TAPCHITHOIDAI.ORG, ĐỀ NGHỊ CÁC BẠN CHỈ ĐỌC THAM KHẢO VÀ KHÔNG CHÉP LẠI BÀI VIẾT ĐỂ ĐĂNG Ở NƠI KHÁC VỚI BẤT KỲ MỤC ĐÍCH GÌ.

Related

Filed under: Nhà nước và nền KTTT, Trí thức và vai trò của trí thức, Xã hội, nhà nước và pháp luật Việt Nam |

1. Muốn chống giáo điều, trì trệ bảo thủ trong hành động, ta phải đổi mới tư duy. Đổi mới được tư duy thì việc dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm như một hệ quả, kết quả, động lực tất yếu bên trong. Tất nhiên cũng cần đến môi trường để thực hiện. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập đến. Bác nói:

- “Phải biết rằng tình hình khách quan thay đổi hàng giờ hàng phút, một chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ không theo kịp tình hình, ta sẽ bị bỏ rơi, bị các bạn tỉnh táo nhanh nhẹn hơn vượt đi trước... Không chịu tự phê bình, không chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được” [Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 1995, t.4, tr.26].

- “Xã hội bây giờ ngày một phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển. Nếu cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả” [Hồ Chí Minh:Toàn tập,Sđd, t.7, tr.35].

- “Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến... Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói ra, do uất ức mà hóa ra oán ghét, chán nản... Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo “đập đi, hò đứng”, không dám phụ trách. Như thế là một việc thất bại cho Đảng” [Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.5, tr.280-281].

- “Ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội’ [Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.8, tr.227].

- “Xã hội ngày càng tiến, công tác của ta cũng phải ngày càng tiến... Vì vậy, năng lực của ta, sáng kiến của ta, tiến bộ của ta cũng phải luôn luôn phát triển, tiến lên không ngừng. Không tiến, tức là thoái” [Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđ d, t.7, tr.259].

Một ví dụ rõ nhất của việc đổi mới tư duy chính là ở Đảng ta tại Đại hội VI, cách đây gần 30 năm. Ngay tại diễn văn khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên BCT đã nêu rõ: “Để làm chuyển biến tình hình, Đại hội lần thứ VI này phải đánh dấu sự đổi mới của Đảng ta về tư duy, phong cách, tổ chức và cán bộ. Đó là đòi hỏi bức thiết của đất nước. Đó cũng là đặc tính của cách mạng, nhất là cách mạng xã hội chủ nghĩa, là bản chất sâu xa của chủ nghĩa Mác-Lênin, là xu thế tất yếu của thời đại...”. Nhận rõ đổi mới tư duy là quy luật nhất định, tất yếu của cách mạng, của công cuộc đổi mới, Đảng ta khẳng định rằngchỉ có đổi mới tư duy thì mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy hết những nhân tố mới để phát huy, những sai lầm để sửa chữa. [Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI]. Kết quả chúng ta có được những bước tiến như ngày hôm nay.

2. Cơ sở để thực hiện đổi mới tư duy, đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn v.v. đó là chúng ta phải thực hành dân chủ và trang bị cho mình phong cách tư duy khoa học. Vậy ta phải học gì từ phong cách tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo: Nghĩa là không vay mượn nguyên xi cái gì của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy đến tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý.

- Tư duy định hướng trên cơ sở thực tiễn: Để cótư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, biết xuất phát từ thực tiễn lấy nhu cầu và đặc điểm của thực tiễn cùng xu thế phát triển của thời đại, làm định hướng cho tư duy và hành động; nghĩa là phải hết sức tránh chủ quan, sao chép sách vở một cách giáo điều, hết sức tránh lặp lại những giải pháp sẵn có, không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế.

- Tư duy rộng mở, không ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn văn hóa – tư tưởng của nhân loại. Tư duy độc lập, tự chủ không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, tự huyễn hoặc mình với vốn hiểu biết hạn hẹp và những suy nghĩ thiển cận, chủ quan. Độc lập, tự chủ trong tư duy phải được đặt trên nền tảng cách mạng, khoa học, hiện đại và nhân văn. Muốn thế, phải hướng tầm nhìn ra thế giới, chắt lọc lấy những gì là dân chủ, tiến bộ, cách mạng, phù hợp với dân tộc và đất nước mình.

- Lập luận trên cơ sở những chân lý phổ quát, “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đặc trưng nổi bật của phong cách tư duy này là Hồ Chí Minhluôn biết xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lý phổ biến, những “lẽ phải không ai chối cãi được”.

- Tư duyhài hòa, uyển chuyển, có lý có tình: lịch sử là một dòng chảy không ngừng, cách mạng là đột biến trong liên tục, cái mới sinh ra từ cái cũ, có khi lật ngược cái cũ, nhưng không vứt bỏ những yếu tố đúng đắn, hợp lý của cái cũ; chủ nghĩa xã hội không phủ định sạch trơn mà là sự kế thừa và phát huy tất cả những giá trị văn hóa-văn minh của nhân loại từ các đời trước để lại. Sự kết hợp hài hòa giữa dân với nước, giai cấpvới dân tộc, không thiên lệch,“ích nướcnhưng còn phảilợi dânnữa”. Xét về thực chất, đó cũng là một phong cách tư duy vừa có lý, vừa có tình. Một tư duy đúng đắn trước hết phải có lý, nghĩa là phải phù hợp với thực tế khách quan, nhưng nếu chỉ duy lý một cách máy móc, khô cứng, thì cũng khó có sức thuyết phục, nếu thiếu đi một sự thông cảm, chân thành, khoan dung. Vì vậy, “thấu lý” nhưng phải “đạt tình”, có điều không được duy tình, duy cảm một cách vô nguyên tắc.

- Tư duy năng động, biết tự điều chỉnh để tiến gần hơn với chân lý khách quan. Tư duy chính trị mềm dẻo, uyển chuyển của Hồ Chí Minh chính là biểu hiện của ý thức điều chỉnh, đổi mới đó. Nhận thức banđầu ch­ưa thật chính xác, thì không ngạiđiều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế, bởi thế giới vật chất không ngừng biếnđổi nên nhận thức của con ng­ười cũng phải biếnđổi theo. Trong khoa học xã hội nhận thức th­ường lạc hậu hơn thực tế, thấy chưa phù hợp thì điều chỉnh cho nhanh.

- Tư duy có tính dự báo: tổng hợp các phong cách tư duy trên, tư duy tất yếu có tính dự báo;

3. Để học, thấm nhuần phong cách tư duy Hồ Chí Minh ta phải nhìn nhận mấy hạn chế tư duy của người Việt. Trước hết là không có truyền thống tư duy lý luận. Mãi mới có chữ viết, ít chịu nghiên cứu sâu về kinh điển đến tận gốc. Kinh Phật rất uyên nguyên, Tứ thư, Ngũ kinh của Nho rất sâu sắc, ta chỉ thuộc vài công thức, mệnh đề có tính thực dụng, chứ không đi sâu vào lý thuyết; ngay cả với việc tiếp thu kinh điển Mác-Lênin sau này cũng vậy.

Tư duy tiểu nông vì thiếu duy lý nên không đi đến tận cùng của lý trí, thường rơi vào chung chung, đại khái, tính chính xác không cao [ví như là về thời gian] . Tư duy nông nghiệp làtư duy thời vụ, thiếu tầm nhìn xa, thường nước đến chân mới nhảy [tuy cũng giỏi ứng phó], trong làm ăn dễ tham bát bỏ mâm, thiên về ăn sổi [“chụp giật, đánh quả”], ít chú trọng xây dựng những mối quan hệ lâu dài, tôn trọng chữ tín.

-Tư duy nông nghiệp cũng là loạitư duy trực cảm, trực giác[trông trời, trông đất, trông mây], thiên về quan sát trực tiếp, chỉ mới thấy được cái bề ngoài, nên thường hời hợt, cả tin, không coi trọng thực nghiệm, tổng kết, rút ra bài học, khái quát thành lý luận.

-Tư duy của ta làtư duy cộng đồng, có xu hướng a dua theo số đông, có tính bày đàn, không coi trọng cá tính, bản sắc của cá nhân, không biết quý sự khác biệt [đó là chỗ khác rất cơ bản so với tư duy phương Tây, họ rất coi trọng cách nghĩ khác, làm khác so với họ].

Các nhược điểm này hiện vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều đến mỗi người Việt Nam và cản trở sự phát triển tư duy lý luận, tư duy khoa học ở nước ta.

Nhân dịp này xin trình bày qua đặc trưng của tư duy khoa học hiện đại để thấy phong cách tư duy Hồ Chí Minh mà chúng ta cần học tập bám sát đặc trưng của tư duy khoa học hiện đại như thế nào:

Tư duy khoa học hiện đại:[hay còn gọi là tư duy khoa họcphi cổ điển] xuất hiện với cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Tư duy khoa học hiện đạikhông chỉ là sự phủ định đơn thuần tư duy khoa học cổ điểnmà chủ yếu là đã vượt qua nó bằng những con đường mới, phương pháp mới, khác về nguyên tắc, giúp cho tiếp cận khách thể ở cấp bản chất, sâu sắc hơn;

Đặc điểm củaphong cách tư duy khoa học hiện đạilà:

*Thứ nhất, làtính chưa hoàn tất[hay còn gọi làtính bất định], tính không đóng kín của các quan điểm khoa học mới; là sự từ bỏ các định đềtuyệt đối, vĩnh cửu, cuối cùng; thay thế chúng bằng những nguyên lý, quan niệm, sơ đồ khoa học mới rộng rãi hơn, tổng quát hơn, nhưngkhông coi đó là cuối cùng và bất biến.

*Thứ hai, làtính phi tuyến,vì khoa học ngày nay đã tiến sâu vào một thế giới mới.Trong tự nhiên, là thế giới vi mô và siêu vi mô củacác hạt cơ bản; thế giới vĩ mô và siêu vĩ mô củacác thiên hà, siêu thiên hà, tiền thiên hà; Trong xã hội,kinh tế thị trường hội nhập, hợp tác và phát triển hiện nay cũng đầy rẫy những biến động phức tạp, rối ren, hỗn độn, đầy ngẫu nhiên, khó xác định, không theo một quy luật sẵn có nào buộc người takhông thể tư duy đơn giản được.

Thứ ba, làtính khác thường, tính nghịch lýcủa cách suy nghĩ mới, quan niệm mới, trái ngược với những quan điểm đã được thừa nhận [như cách đặt vấn đề, cách nhìn nhận, cách giải quyết,…một cách khác thường, mâu thuẫn với các quan niệm đã quen thuộc]. Tính khác thường, tính nghịch lý là biểu hiện một trình độ cao hơn về chất của tư duy khoa học, do khoa học hiện đại đã tiến vào tầng sâu của bản chất sự vật, trong đó bao hàm những “thực tế khách quan nghịch lý”. Do đương đầu với những nghịch lý này mà khoa học hiện đại đã có những bước phát triển nhảy vọt có tính cách mạng chưa từng có trước thế kỷ XX.

*Thứ tư, làtính thực nghiệm.Khoa học ngày nay loại trừ tất cả cái gì không được kiểm tra bằng thực nghiệm. Ngày nay, các phương pháp và hình thức thực nghiệm rất phong phú, với đủ các phương tiện hiện đại [ máy tính điện tử, máy quang học, máy gia tốc,…] tạo ra động lực mạnh mẽ hơn, cao hơn cho tiến bộ khoa học-kỹ thuật.

*Thứ năm, làtính toán học hóa, nghĩa là phương pháp nghiên cứu của toán học đang xâm nhập mạnh mẽ và sâu rộng vào các khoa học khác: như thiên văn học, cơ học, vật lý học, hóa học, sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học,…Các phương pháp toán học không chỉ tạo ra khả năng kiểm nghiệm các luận đề lý thuyết mà còn là phương tiện để xây dựng các lý thuyết khoa học,…

*Thứ sáu, làtính dự báo khoa học. với những tính chất nêu trên, với tốc độ đổi mới nhanh chóng,…đòi hỏi khoa học phảitự tư duy về bản thân nó. Nókhông tham vọng như một lời tiên tri, tuy nhiên thiếu dự báo sẽ không thể phán đoán được các khuynh hướng phát triển. Do chưa bao giờ lại khó dự đoán tương lai như hiện nay, nên cũng chưa bao giờ người ta lại cần đếnkhoa học dự báo tương laiđến như vậy.

*Thứ bảy, làtính chất tổng hợp. Đây là đặc trưng quan trọng nhất, bao trùm nhất của tư duy khoa học hiện đại, nó là sự tổng hợp củalogicvàthực nghiệm, của nghiên cứuđi sâuvà nghiên cứumở rộngcộng với nghiên cứubên trong của khoa học, của nghiên cứucơ bảnvà nghiên cứuứng dụng,…tư duy khoa học hiện đại có đượcphong cáchmềm dẻo, năng động, linh hoạt,loại bỏ được thói quencứng nhắc, sơ đồ hóa, vĩnh cửu, bất biến,v.v..của tư duy khoa học cổ điển; nó giúp cho tư duy khoa học hiện đại sẵn sàng chấp nhận đương đầu với mọi nghịch lý khác thường ngày càng nhiều..

Do vậy, tóm lại ngắn gọn, để tư duy luôn đổi mới chúng ta phải kiên trì học tập, không ngừng nâng cao vốn văn hóa, vốn lý luận, vốn tri thức khoa họcchuyên sâu thuộc lĩnh vực chuyên ngành của mình nói riêng và các kiến thức khoa học khác nói chung.

- Phải theo tấm gương Hồ Chí Minh:không coi một công thức, luận đề nào đã là chân lý cuối cùng, là vĩnh cửu, là bất khả xâm phạm.

- Có cái nhìn đúng đắn đối với ý kiến khác biệt, bởi cuộc sống vốn đa dạng, nhiều chiều, mỗi người có chỗ đứng riêng, có góc nhìn riêng, nên có ý kiến khác nhau, đó là chuyện bình thường, không nên có thái độ độc quyền chân lý.

- Chuyển từ tư duy đơn tuyến đến tư duy tư duy phức hợp, tức là phải tư duyđểkết nối cáimộtvới cáinhiều, cái thống nhấttrong cáiđa dạng. Ta thấy ở đây có sự gặp gỡ giữa phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển của Hồ Chí Minh với phong cách tư duy khoa học hiện đại.

- Thực hành dân chủ và quy trách nhiệm cá nhân./.

Tác giả: Hà Quang Trường; Tạp chí Tổ chức nhà nước

Video liên quan

Chủ Đề