Lý do tại sao sợ hiệu ứng tổ ong

Con người chúng ta có vô vàn những nỗi sợ, và trong đó có những nỗi sợ rất kỳ lạ, điển hình như hội chứng sợ lỗ - Trypophobia mà ít nhất 15% dân số thế giới (tương đương gần 1 tỉ người) đang mắc phải.

Hội chứng này có thể hiểu theo đúng nghĩa đen của nó - tức là nỗi sợ những bề mặt thủng lỗ chỗ. Những người mắc phải hội chứng này khi nhìn thấy những hình ảnh "có lỗ" như pho-mát, gương sen, hay thậm chí là dép tổ ong huyền thoại... thường cảm thấy không được bình thường, sợ hãi, buồn nôn, chóng mặt...

Lý do tại sao sợ hiệu ứng tổ ong

Hình ảnh đài sen rất bình thường cũng có thể khiến nhiều người sợ chết khiếp

Nhưng lý do tại sao con người lại sợ những bề mặt như vậy đã làm đau đầu khoa học trong thời gian dài. Đã có nhiều giả thuyết được đặt ra, mà nổi bật nhất là giả thiết về việc não bộ bị quá tải. Trong đó, nhiều chuyên gia cho rằng để xử lý các bề mặt có quá nhiều lỗ thủng, não bộ cần nhiều oxy hơn, dẫn đến phản ứng bằng các cảm giác như chóng mặt, buồn nôn để buộc người nhìn không nhìn nữa.

Tuy nhiên, lời giải này vấp phải nhiều ý kiến phản đối, vì chỉ có 15% dân số mắc phải. Hơn nữa, những bức hình "ảo ảnh thị giác" cũng đòi hỏi chúng ta cần nhiều oxy hơn cho não bộ, nhưng không gây ra hiệu ứng tương tự.

Nhưng cuối cùng thì các chuyên gia từ ĐH Kent (Anh) đã tìm ra lời giải, và nó đơn giản đến không ngờ. Nguyên do là vì quá trình tiến hóa đã giữ lại cho một phần trong chúng ta nỗi sợ về: bệnh tật và ký sinh trùng.

Cụ thể qua thời gian, quá trình tiến hóa đã dạy một số chúng ta phải né tránh các loại bệnh tật dễ lây lan và có phần... ghê rợn - điển hình là đậu mùa, sởi, rubella, sốt phát ban, hoặc nhiễm bọ ve... Khi ấy, cơ thể sẽ có phản ứng buồn nôn, chóng mặt, buộc phải né tránh.

Hội chứng này cũng giống như việc một số người cảm thấy sợ máu, sợ mùi hôi... vậy.

Lý do tại sao sợ hiệu ứng tổ ong

Để đưa được ra kết luận, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên 600 người - một nửa mắc hội chứng sợ lỗ. Tất cả đều được quan sát 16 bức hình thủng lỗ chỗ, trong đó 8 bức là về bệnh trên da người, còn lại là ảnh về vật dụng bình thường (đài sen, phomai...)

Kết quả, những hình ảnh về bệnh tật khiến cả 2 nhóm cảm thấy sợ hãi, trong khi ảnh về vật dụng bình thường thì chỉ nhóm sợ lỗ "rung động". 

Họ cảm thấy làn da ngứa ngáy, cơ thể nhộn nhạo, và điều này chứng tỏ rằng hội chứng sợ lỗ đã mô phỏng lại cảm giác khi nhìn thấy ký sinh trùng hoặc bệnh. 

Quá trình tiến hóa đôi lúc thật kỳ lạ, phải không?

Nguồn: Science Viral, IFL Science

Chứng sợ sự thay đổi (fear of change), hay ám sợ điều mới (metathesiophobia), là một chứng sợ hãi khiến mọi người né tránh việc thay đổi hoàn cảnh của mình do cực kỳ sợ hãi về những điều chưa biết đến. Nó đôi khi liên quan đến chứng sợ di chuyển (tropophobia).

Tại Sao Con Người Sợ Thay Đổi?

Lý do tại sao sợ hiệu ứng tổ ong

Con người có bản năng sợ sự thay đổi vì một số lý do. Tuy nhiên, nỗi sợ này có thể dữ dội hơn khi sự thay đổi nằm ngoài tầm kiểm soát của một người.

“Khi chúng ta lựa chọn tạo ra một sự thay đổi, chẳng hạn như chuyển đến một ngôi nhà mới hoặc chuyển công việc, chúng ta cảm thấy kiểm soát được kết quả nhiều hơn. Nếu sự thay đổi xảy ra do tác động bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, cho dù là sếp, đại dịch hay tai nạn, chúng ta cảm thấy mình không nắm quyền.” - Carla Marie Manly, Phd.

Trong các trường hợp ám sợ điều mới (metathesiophobia), sự mất quyền lực đó dẫn đến sự phản kháng mạnh mẽ và từ chối thay đổi, vì có sự không chắc chắn đi kèm với nỗi sợ hãi những điều chưa biết.

Trong lịch sử, nỗi sợ thay đổi có tính chất tiến hóa và có từ thời tổ tiên. Từ thời điểm cổ đại, não bộ của chúng ta được thiết kế để thích những thói quen và tính nhất quán. “Tổ tiên của chúng ta thích sự ổn định vì họ biết rằng những thay đổi thường mang lại sự thiếu an toàn.” Ví dụ, tổ tiên của chúng ta cần phải di chuyển xung quanh để tìm kiếm thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn để tồn tại. Khi những nguồn tài nguyên thiết yếu này cạn kiệt, tổ tiên ta có thể sợ hãi việc dẫn đến chết đói, mất nước hoặc mất cả tộc người.

Từ góc độ sức khỏe tâm thần, tất mọi thứ không khác gì trong thế giới ngày nay. Sức khỏe tinh thần của chúng ta có xu hướng tốt nhất khi ta có cấu trúc và thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Khi cảm thấy cuộc sống có thể đoán trước, chúng ta sẽ bớt căng thẳng và lo lắng hơn bởi vì chúng ta biết mình có thể chờ đợi điều gì. Khi cuộc sống không thể đoán trước được và chúng ta không chắc chắn về những gì có thể xảy ra, chúng ta cảm thấy căng thẳng và sợ hãi.

Dấu Hiệu Của Nỗi Sợ Sự Thay Đổi

Mặc dù việc sợ hãi trước những điều chưa biết là phổ biến ở hầu hết mọi người, nhưng chứng ám ảnh sợ lại là một vấn đề nghiêm trọng hơn và có thể làm gián đoạn cuộc sống của bạn.

Làm thế nào để nhận ra nếu bạn sợ sự thay đổi? Có nhiều đặc điểm của nỗi sợ sự thay đổi trong cuộc sống hàng ngày, một số dấu hiệu này bao gồm:

  • Bạn cảm thấy bế tắc hoặc không hạnh phúc trong một tình huống nhưng né tránh tạo ra sự thay đổi tích cực.

  • Bạn ở trong một mối quan hệ không hạnh phúc nhưng không muốn rời đi.

  • Bạn không phấn đấu cho một sự nghiệp lý tưởng dù bạn đang khốn khổ trong hiện tại.

  • Bạn lo lắng tột độ về những gì sẽ xảy ra trong tương lai của bạn.

  • Bạn không có khả năng chấp nhận những thay đổi trong cuộc sống nằm trong hoặc ngoài tầm kiểm soát của bạn.

  • Bạn từ chối bước ra khỏi những thói quen hàng ngày bởi vì bạn không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không tuân thủ nó.

  • Bạn từ chối lời mời đến các sự kiện, lễ kỷ niệm, buổi gặp gia đình hoặc bạn bè.

  • Bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc đau bụng khi nghĩ về sự thay đổi.

  • Bạn cảm thấy tim đập nhanh khi nghĩ về sự thay đổi.

  • Bạn thấy mình run rẩy hoặc đổ mồ hôi khi nghĩ đến một sự thay đổi trong đời.

Sợ thay đổi cũng có thể liên quan đến nỗi sợ sự thất bại, thành công, mất mát, thiếu tự tin hoặc làm sợ làm phật lòng người khác.

Khi Nỗi Sợ Có Tính Hủy Diệt

Lý do tại sao sợ hiệu ứng tổ ong

Về bản chất, có hai loại sợ hãi: nỗi sợ mang tính xây dựng và nỗi sợ mang tính hủy diệt. Nỗi sợ mang tính xây dựng (constructive fear) cảnh báo chúng ta về một mối đe dọa thực sự và giữ chúng ta an toàn trước nguy hiểm. Nỗi sợ hãi có tính hủy diệt (destructive fear) cảnh báo chúng ta về một mối đe dọa không tồn tại, không có nguy cơ thực sự nào nhưng tâm trí của chúng ta lại cho rằng là có. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nỗi sợ sự thay đổi, nó có thể trở nên nguy hiểm và có tính phá hoại.

Nếu bạn không quản lý được nỗi sợ có tính hủy diệt về những điều chưa biết, các biến chứng tiềm ẩn có thể bao gồm:

  • Trầm cảm

  • Lo âu

  • Sự tự cô lập

  • Xu hướng tránh né

  • Căng thẳng

  • Rối loạn sử dụng chất

  • Duy trì việc trong môi trường không lành mạnh

  • Duy trì việc ở trong các mối quan hệ độc hại

  • Ý tưởng tự sát

Đối Mặt Với Nỗi Sợ Sự Thay Đổi

Nếu nỗi sợ sự thay đổi của bạn chưa quá nghiêm trọng, có nhiều cách để ứng phó mà bạn có thể thực hành hàng ngày như sau: 

Ghi Nhật Ký

Viết nhật ký (journal) có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nỗi sợ hãi của mình để thay đổi chúng. Khi chúng ta viết nhật ký một cách tự do và không phán xét, chúng ta sẽ giúp tâm trí thoải mái hơn và có thể hiểu được điều gì đang kìm hãm chúng ta.

Suy Ngẫm

Chúng ta càng hướng về bên trong để tự phản tỉnh bản thân (self-reflect), chúng ta càng hiểu và đánh giá bản thân mình là ai và cần gì. Khi chúng ta dành thời gian để tự suy ngẫm mỗi ngày, ta có thể trở nên hòa hợp với những gì ta thực sự muốn và cần trong cuộc sống, điều này có thể giúp chúng ta đón nhận sự thay đổi dễ dàng hơn một chút.

Tạo Bảng Tầm Nhìn (Vision Board)

Biên tập các ảnh, mẩu tạp chí hoặc ảnh tác phẩm nghệ thuật từ internet để tạo ra một bảng chứa đầy những thứ mà bạn muốn thành hiện thực.

Việc tạo ra các bảng tầm nhìn cho phép sự sáng tạo của chúng ta có cơ hội hình dung ra một tương lai khác. Quá trình tưởng tượng những khả năng mới về một cuộc sống ở phía bên kia của sự thay đổi có thể thúc đẩy và hỗ trợ chúng ta trong việc đưa những mục tiêu đó thành hiện thực.

Nói Chuyện Với Bạn Bè Và Gia Đình

Trao đổi về nỗi sợ hãi của bạn với một người bạn hoặc thành viên gia đình đáng tin cậy. Biết đâu họ có thể chia sẻ nỗi sợ hãi tương tự và đưa ra lời khuyên về cách đối phó từ kinh nghiệm cá nhân họ. Mặt khác, chia sẻ nỗi sợ hãi của bạn có thể giúp giảm bớt sự xấu hổ, căng thẳng hoặc lo lắng và khiến bạn bớt cảm thấy cô đơn.

Đặt Mục Tiêu Vi Mô Và Vĩ Mô

Khi bạn hiểu nguyên nhân nỗi sợ sự thay đổi của mình, bạn có thể đặt ra các mục tiêu có-thể-đạt-được như một nỗ lực để thực hiện các bước hướng tới sự thay đổi tích cực.

Nỗi sợ hãi có xu hướng giảm bớt khi chúng ta mang một thái độ tích cực – rằng ta có thể làm được, thực hiện từng bước một và tiến tới mục tiêu một cách chậm rãi, thức tỉnh và tận tâm.

Cố Gắng Không Né Tránh

Việc tránh những thay đổi cần thiết có thể dẫn đến tích tụ căng thẳng và các tình huống hoặc hoàn cảnh gây hại. Thông thường, nỗi sợ hãi về điều chưa biết có thể gây ra lo âu nếu không được giải quyết.

Thay vì nhìn sự thay đổi theo hướng tiêu cực, bạn có thể điều chỉnh lại và coi sự thay đổi như một cánh cửa đến với thế giới mới của những khả năng mới xuất hiện.

Trị Liệu

Lý do tại sao sợ hiệu ứng tổ ong

Nỗi sợ mãnh liệt về sự thay đổi có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn gây cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, bao gồm cả cách bạn giao tiếp, tương tác, làm việc và duy trì các mối quan hệ.

Tuy nhiên, bạn có thể vượt qua nỗi sợ hãi này bằng trị liệu thích hợp, chẳng hạn như liệu pháp hoặc các chiến lược thư giãn. Thuốc cũng có thể có lợi trong những thời điểm khi các biện pháp tổng thể không giúp cải thiện.

Khi nào bạn cần tìm sự trợ giúp? Nếu bạn cảm thấy bế tắc, chán nản hoặc lo lắng trong một thời gian dài, điều quan trọng là phải liên hệ để tìm sự trợ giúp của chuyên gia. Các chuyên gia được đào tạo có thể giúp bạn bằng cách tìm hiểu những suy nghĩ kém thích nghi một cách khách quan và hỗ trợ bạn thay đổi cuộc sống một cách lành mạnh.

Nguồn: I Fear Change: How to Cope With the Unknown, Morgan Mandriota, Verywell Mind